Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Trước Đây Về Những Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Ngân Hàng Thương Mại


2.3.2. Yếu tố vĩ mô


Các yếu tố vĩ mô bên ngoài phản ánh môi trường kinh tế và môi trường chính trị- pháp luật của quốc gia nơi các ngân hàng đặt trụ sở, đó là những nhân tố khách quan và nằm ngoài khả năng kiểm soát của các nhà quản trị ngân hàng. Diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội, thách thức khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của ngân hàng. Bên cạnh đó, yếu tố chính trị cũng rất phức tạp, tuỳ theo điều kiện cụ thể yếu tố này sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế trong phạm vi quốc gia hay quốc tế. Tuy nhiên, ngân hàng có thể dự đoán trước sự thay đổi của nền kinh tế, từ đó đưa ra những mục tiêu, chính sách phù hợp để tận dụng cơ hội phát triển và hạn chế những tác động không mong muốn do các yếu tố bên ngoài mang lại.

2.3.2.1. Lạm phát


Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi các yêu cầu của quy luật kinh tế hàng hoá không được tôn trọng nhất là quy luật lưu thông tiền tệ. Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra và nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường : "Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian" và được đặc trưng bởi chỉ số lạm phát. Sự ảnh hưởng của lạm phát lên TSSL của ngân hàng được xem xét ở khía cạnh sự tác động đến các nguồn lực hiện có và các nguồn lực dự trữ của ngân hàng. Perry (1992) đã chỉ ra rằng lạm phát tác động đến TSSL của ngân hàng tùy thuộc vào mức lạm phát kỳ vọng. Theo đó, nếu trong trường hợp lạm phát đã được dự báo trước một cách tương đối chính xác, ngân hàng đã tính toán và thêm vào phần lạm phát trong lãi suất của ngân hàng, đảm bảo thu nhập lớn hơn chi phí thì lạm phát sẽ tác động tích cực đến TSSL của ngân hàng. Lập luận trên đã được ủng hộ bởi nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992), Gul, Irshad và Zaman (2011), Sufian (2011). Ngược lại, trong trường hợp lạm phát không được dự đoán, lãi suất cho vay được điều chỉnh chậm hơn tốc độ tăng của chi phí vốn và chi phí hoạt động làm doanh thu có thể tăng chậm hơn so với chi phí và lạm phát tác động tiêu cực đến TSSL của ngân hàng. Trong hầu hết các bài nghiên cứu, tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát hàng năm ở các quốc gia, là tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tất cả các hàng hóa và dịch vụ.


2.3.2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP


Tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện thông qua sự tăng trưởng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Một số nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Huizinga (1999), Gul, Irshad và Zaman (2011) đã chỉ ra rằng sự phát triển kinh tế mạnh mẽ ở 1 quốc gia sẽ giúp gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng ở chính quốc gia đó. Nguyên nhân là do khi kinh tế phát triển kéo theo sự hoạt động sôi nổi của thị trường, sự gia tăng trong cung, cầu của khách hàng về nhu cầu vay vốn, các kênh đầu tư đa dạng hơn trong đó có gửi tiền tiết kiệm – một trong những kênh huy động vốn chủ yếu của ngân hàng và cuối cùng là các dịch vụ sẽ được nâng cao giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận. Không những thế, kinh tế phát triển tốt sẽ là môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo công ăn việc làm cho cá nhân từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng. Ngược lại, tình hình kinh tế không tốt có thể làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc của doanh nghiệp, giảm chất lượng các khoản mục cho vay, tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng tồn tại luồng quan điểm trái chiều theo nghiên cứu của Ayadi và Boujelbene (2011) đưa ra kết quả tương quan âm giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.

2.3.2.3. Sự phát triển của thị trường chứng khoán


Sự phát triển của thị trường chứng khoán thường được đo lường bằng tỷ lệ vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Bikker và Hu (2002) đã tìm ra mối tương quan âm giữa sự phát triển của thị trường chứng khoán và TSSL của ngân hàng. Điều đó có nghĩa rằng 2 yếu tố trên hoạt động như là 2 nhân tố thay thế thay vì bổ sung lẫn nhau vì một công ty có thể tìm kiếm nguồn tài chính từ sự tài trợ là nợ ngân hàng hay tài trợ vốn từ thị trường chứng khoán. Trong khi đó, Naceur & Goaied (2008) nghiên cứu các yếu tố bên ngoài tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng Tunisian từ năm 1980-2000 đã chỉ ra rằng sự phát triển của thị trường chứng khoán lại có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Bởi vì khi thị trường chứng khoán phát triển, sự niêm yết thông tin rộng rãi sẽ giúp các ngân hàng


giảm đi rủi ro bất cân xứng thông tin khi tìm hiểu về các doanh nghiệp góp phần làm giảm rủi ro tín dụng, từ đó làm gia tăng TSSL của ngân hàng.

2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về những yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại

Các nghiên cứu về tỷ suất sinh lợi của NHTM thường phân tích hệ thống ngân hàng ở nhiều quốc gia hoặc ở một quốc gia. Trong đề tài, tác giả sẽ tổng hợp 1 số nghiên cứu gần đây như sau:

Usman Dawood (2014) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi (ROA) của 23 ngân hàng thương mại tại Pakistan trong giai đoạn 2009 – 2012. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu thông thường Pooled OLS với các biến độc lập là chi phí hoạt động, tính thanh khoản, quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản và quy mô ngân hàng. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng quy mô vốn chủ sở hữu có tác động tích cực trong khi chi phí hoạt động và tính thanh khoản có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Mặt khác, bài nghiên cứu chỉ xét đến sự tác động của các yếu tố nội tại bên trong mà không tính đến ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô bên ngoài, thêm vào đó thời gian nghiên cứu là khá ngắn nên có thể không đánh giá rõ được xu hướng diễn biến của vấn đề nghiên cứu, đây cũng là nhược điểm mà đề tài cần khắc phục.

Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013) nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại tại Malaysia trong giai đoạn 2003-2009 với 9 ngân hàng nội địa trong nước và 11 ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Malaysia. Bài nghiên cứu thực hiện hồi quy trên dữ liệu thời gian (time - series) với các biến phụ thuộc tác động đó là quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động, tính thanh khoản, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng GDP và chỉ số giá tiêu dùng CPI. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động tác động ngược chiều trong khi quy mô vốn chủ sở hữu và tính thanh khoản tác động cùng chiều đến khả năng sinh lợi (ROA) của ngân hàng. Bên cạnh đó, khả năng sinh lợi (ROE) bị tác động ngược chiều bởi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động và


tác động cùng chiều bởi quy mô ngân hàng. Với sự đa dạng về các loại hình ngân hàng kết hợp với thời gian nghiên cứu hợp lý, đề tài đã tạo nên cơ sở dữ liệu vững chắc nhằm đánh giá, đo lường được sự tác động của các yếu tố đến tỷ suất sinh lợi.

Munther Al Nimer & các cộng sự (2013) đã tìm thấy tác động ngược chiều có ý nghĩa thống kê của tỷ lệ thanh khoản lên khả năng sinh lợi (ROA) tại 15 ngân hàng của Jordan niêm yết trên thị trường chứng khoán Amman (ASE – Amman Stock Exchange) trong giai đoạn từ năm 2005-2011.

Syafri (2012) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi (ROA) của các ngân hàng thương mại ở Indonesia trong giai đoạn 2002-2011 với mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Biến phụ thuộc được tác giả sử dụng nghiên cứu trong mô hình gồm các yếu tố tác động bên trong là quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay, quy mô vốn chủ sở hữu, dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động và các yếu tố tác động bên ngoài là tỷ lệ GDP hàng năm, tỷ lệ lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khả năng sinh lợi (ROA) bị tác động cùng chiều bởi dư nợ cho vay, quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng. Ngoài ra, tác giả cũng tìm thấy tác động ngược chiều của quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động và tỷ lệ lạm phát đến khả năng sinh lợi (ROA) của ngân hàng. Ưu điểm rõ nét nhất được thể hiện của đề tài là xét đến sự tác động không chỉ của yếu tố nội tại bên trong mà còn cả yếu tố vĩ mô bên ngoài với thời gian nghiên cứu đủ dài để nhìn nhận được xu hướng của vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó đề tài chưa xét đến các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi khác và đó cũng là nhược điểm cần được khắc phục.

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác động của các yếu tố đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (ROA, ROE)

STT

Các nghiên cứu

SIZE

LOAN

CAP

LLR

COSR

LIQ

INF

1

Usman Dawood (2014)



+


-

-


2

Ong Tze San & Teh

+


+

-

-

+


3

Munther Al Nimer &






-


4

Syafri (2012)

-

+

+

+

-


-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam - 4

2.5. Đóng góp mới của đề tài


Thứ nhất, đề tài góp phần vào việc hoàn thiện mô hình nhằm xác định các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam mà vốn có rất ít nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này. Ngoài ra đây cũng là nghiên cứu kiểm định lại những kết quả nghiên cứu trước đây cũng như mở ra những hướng đi mới cho các nghiên cứu sau này mà đề tài còn hạn chế.

Thứ hai, đối với biến rủi ro tín dụng, tác giả đo lường bằng cách sử dụng tỷ lệ giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng năm t chia cho tổng dư nợ cho vay năm (t-1). Đây là cách đo lường khác với các nghiên cứu trước (các nghiên cứu trước đo lường bằng cách lấy tỷ lệ giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng năm t chia cho tổng dư nợ cho vay năm t). Sở dĩ tác giả đo lường theo cách này vì khách hàng vay thông thường không phát sinh rủi ro tín dụng ngay trong năm vay vốn nên việc trích lập dự phòng là trích lập cho các năm trước. Vì vậy, nếu xác định rủi ro tín dụng bằng cách so sánh giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng với tổng dư nợ cho vay trong cùng một năm là không hợp lý. Cách đo lường này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Foos và các tác giả (2010), đây là một nghiên cứu chuyên sâu về rủi ro tín dụng. Nếu giả thiết trên có ý nghĩa, nó sẽ giúp rất nhiều cho các nhà quản trị ngân hàng cũng như các nhà đầu tư trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của mình trong tương lai.

Cuối cùng, trong các nghiên cứu trước đây, khi mô hình bị vi phạm các giả thiết hồi quy lúc tiến hành thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai sai số thay đổi thì phương pháp khắc phục của đề tài vẫn còn hạn chế làm cho mô hình hồi quy không đảm bảo được tính vững và hiệu quả. Do đó để khắc phục hiện tượng trên cũng như đảm bảo tính vững cho mô hình, tác giả thực hiện phương pháp khác đó là phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi – FGLS với mong muốn mô hình được hoàn thiện và có ý nghĩa.

2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất


Thứ nhất, trên nền tảng các nghiên cứu trên thế giới, đúc kết từ những ưu và nhược điểm của các lược khảo nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành kiểm định thực nghiệm các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam dựa trên


những biến tác động có ý nghĩa trên nhằm thấy được những yếu tố tác động tích cực và tiêu cực để tiếp tục phát huy hay hạn chế.

Thứ hai, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là kiểm định thực nghiệm những biến có ý nghĩa ở một số quốc gia trên thế giới tại thị trường Việt Nam, đề tài áp dụng mô hình nghiên cứu dưới đây cho trường hợp các ngân hàng TMCP với các yếu tố tác động nội tại và yếu tố tác động vĩ mô bên ngoài chỉ xét đến yếu tố lạm phát:

Yit = β0 + β1SIZEit + β2LOANit + β3CAPit + β4LLRit + β5COSRit + β6LIQit + β7INFt it

Trong đó:

- Yit là tỷ suất sinh lợi của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bởi hai tỷ số là ROAit và ROEit

- SIZEit là quy mô của ngân hàng i tại thời điểm t

- LOANit là dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng i tại thời điểm t

- CAPit là quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại thời điểm t

- LLRit là dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t.

- COSRit là chi phí hoạt động của ngân hàng i tại thời điểm t

- LIQit là khả năng thanh khoản của ngân hàng i tại thời điểm t

- INFt là tỷ lệ lạm phát tại thời điểm t.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Chương 2 đã tổng quan cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại đồng thời lược khảo những kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các ngân hàng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, các yếu tố tác động nội tại bao gồm quy mô tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, dư nợ cho vay, rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động và tính thanh khoản. Yếu tố tác động vĩ mô bên ngoài mà nghiên cứu xét đến là tỷ lệ lạm phát. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng có sự khác nhau thậm chí là mâu thuẫn xuất phát từ dữ liệu nghiên cứu và mang tính đặc thù riêng của từng vùng, từng quốc gia trong một giai đoạn nhất định. Điều này dẫn đến nghiên cứu của tác giả về thực trạng tại các ngân hàng TMCP Việt Nam trong chương kế tiếp để có được các nhìn tổng quan cũng như thấy được sự khác biệt về nền kinh tế ở mỗi quốc gia.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP TẠI VIỆT NAM

3.1. Sơ lược về các ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu


Bảng 3.1: Tóm tắt một số thông tin về các ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu



STT


Tên ngân hàng


Tên viết tắt

Ngày đi vào hoạt động


Tổng tài sản tính đến 31/12/2015 (tỷ VNĐ)

Vốn điều lệ tính đến 31/12/2015 (tỷ VNĐ)


1


NH TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam


BIDV


26/04/1957


847,011


34,187


2


NH TMCP Công Thương Việt Nam


Vietinbank


26/03/1988


777,350


37,234


3


NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam


VCB


1/4/1963


674,395


26,650


4


NH TMCP Sài Gòn Thương Tín


Sacombank


21/12/1991


292,542


18,852


5


NH TMCP Quân Đội


MB Bank


4/11/1994


221,042


16,000


6


NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội


SHB


13/11/1993


204,704


9,486


7


NH TMCP Á Châu


ACB


4/6/1993


201,457


9,377


8


NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam


Techcombank


27/09/1993


191,994


8,878


9


NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng


VP Bank


12/8/1993


179,518


8,056


10


NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam


Eximbank


24/05/1989


124,850


12,355


11


NH TMCP Phát Triển TPHCM


HD Bank


4/1/1990


106,486


8,100


12


NH TMCP Hàng Hải Việt Nam

Maritime Bank


12/7/1991


104,311


11,750


13


NH TMCP Đông Nam Á


Sea Bank


1994


84,757


5,446


14


NH TMCP Quốc Tế


VIB


18/09/1996


84,309


4,845


15


NH TMCP An Bình


AB Bank


13/05/1993


64,375


4,800


16


NH TMCP Phương Đông


OCB


10/6/1996


49,447


4,000


17


NH TMCP Quốc Dân


NCB


18/09/1995


48,231


3,010


18


NH TMCP Việt Á


VietA Bank


4/7/2003


41,878


3,500


19


NH TMCP Nam Á


Nam A Bank


21/10/1992


35,470


3,021


20


NH TMCP Kiên Long

Kien Long Bank


27/10/1995


25,322


3,000


21


NH TMCP Xăng Dầu Petrolimex


PG Bank


13/11/1993


24,681


3,000


22


NH TMCP Sài Gòn Công Thương


SaiGonBank


16/10/1987


17,749


3,080

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại với tư cách là trung tâm tiền tệ đảm bảo sự phát triển hài hoà cho tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh và mỗi sự chuyển biến của nó đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến các thành phần kinh tế khác. Vì vậy sự hoạt động có hiệu quả của ngân hàng thương mại có tầm quan trọng đặc biệt đối với hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung. Đó cũng là một trong những lý do tác giả thực hiện nghiên cứu về TSSL nhưng do hạn chế về việc công bố dữ liệu rộng rãi của tất cả các ngân hàng thương mại trên toàn hệ thống và để đảm bảo tính cân bằng cho dữ liệu nên tác giả sẽ nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của 22 ngân hàng TMCP tại Việt Nam làm đại diện cho mẫu nghiên cứu của đề tài.

3.2. Thực trạng các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam

3.2.1. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu


Bảng 3.2: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trung bình của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng tài sản trung bình (tỷ đồng)

54,189

74,288

107,355

129,617

134,870

149,187

171,517

200,085

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (%)

25,69

37,09

44,51

20,74

4,05

10,62

14,97

16,66

Tổng VCSH trung bình (tỷ đồng)

4,607

5,919

8,044

9,533

11,148

12,852

13,246

14,534

Tốc độ tăng trưởng VCSH (%)

30,54

28,48

35,90

18,51

16,94

15,29

3,07

9,72

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam)


Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản có xu hướng tăng từ năm 2008-2010, giảm mạnh sau năm 2010 và có xu hướng tăng trở lại từ năm 2013 đến nay, trong khi đó tình hình VCSH của các ngân hàng TMCP có rất nhiều biến động. Năm 2008 được coi là năm đầy sóng gió đối với ngành ngân hàng cũng như hoạt động của các ngân hàng TMCP. Cụ thể, ngày 31/12/2008 là hạn chót để các NHTM nâng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, do đó các ngân hàng chưa thực hiện theo lộ trình này nhiều khả năng sẽ bị thâu tóm, sáp nhập. Ngoài ra, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cộng với thị trường chứng khoán sụt giảm khiến các ngân hàng không thể tăng vốn bằng cách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022