Biến quan sát | Tương quan biến tổng | Giá trị alpha nếu loại biến | |
(6)Thang đo “phúc lợi ngân hàng”, Giá trị alpha: 0,815 | |||
24 | PL1 | 0,705 | 0,733 |
25 | PL2 | 0,733 | 0,726 |
26 | PL3 | 0,667 | 0,752 |
27 | PL4 | 0,469 | 0,853 |
(7)Thang đo “lãnh đạo” ,giá trị alpha: 0,874 | |||
28 | LĐ1 | 0,647 | 0,860 |
29 | LĐ2 | 0,710 | 0,845 |
30 | LĐ3 | 0,716 | 0,843 |
31 | LĐ4 | 0,721 | 0,843 |
32 | LĐ5 | 0,716 | 0,843 |
(8)Thang đo “đánh giá thực hiện công việc”, giá trị alpha: 0,884 | |||
33 | ĐG1 | 0,765 | 0,845 |
34 | ĐG2 | 0,779 | 0,840 |
35 | ĐG3 | 0,760 | 0,847 |
36 | ĐG4 | 0,694 | 0,873 |
(9)Thang đo “thỏa mãn chung” ,giá trị alpha: 0,888 | |||
37 | TM1 | 0,741 | 0,862 |
38 | TM2 | 0,719 | 0,877 |
39 | TM3 | 0,794 | 0,840 |
40 | TM4 | 0,791 | 0,844 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Các Nhân Tố Nghiên Cứu Từ Các Đề Tài
- Lương – Thưởng: Được Đo Lường Bằng Năm Biến Quan Sát, Ký Hiệu Từ Lt1- Lt5
- Bản Chất Công Việc: Được Đo Lường Bằng Năm Biến Quan Sát, Ký Hiệu Từ Bc1– Bc5
- Kiểm Định Mối Quan Hệ Tuyến Tính Giữa Biến Phụ Thuộc Và Biến Độc Lập.
- Bảng Kiểm Định Phương Sai Đồng Nhất Theo Biến Tuổi
- Giải Pháp Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Trong Công Việc Của Nhân Viên
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
(Nguồn: xử lý của tác giả từ việc chạy SPSS)
+ Thang đo (1) “lương- thưởng”: Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,818>0,6 đồng thời hệ số tương quan biến tổng của 5 biến trong thang đo đều lớn hơn 0,3. Các biến này dùng để giải thích trong thang đo là phù hợp.
+ Thang đo (2) “cơ hội đào tạo- thăng tiến”: Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,914>0,6, đồng thời tương quan biến tổng của 5 biến trong thang đo đều lớn hơn 0,3 do đó các biến nay phù hợp để giải thích trong thang đo.
+ Thang đo (3) “đồng nghiệp”: Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,869>0,6 và giá trị tương quan biến tổng của 4 biến trong thang đo đều > 0,3, đủ điều kiện để không bị loại.
+ Thang đo (4) “điều kiện làm việc”: Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,775>0,6 và giá trị tương quan biến tổng của 4 biến trong thang đo đều >0,3 nên phù hợp để giải thích trong mô hình.
+ Thang đo (5) “ bản chất công việc”: Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,758>0,6; giá trị tương quan biến tổng của biến BC4= 0,371, gần với 0,3. Tuy nhiên, tác giả vẫn thực hiện giữ lại biến này.
+ Thang đo (6) “ phúc lợi ngân hàng”: Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,815>0,6; giá trị tương quan biến tổng của các biến đều >0,3 nên phù hợp.
+ Thang đo (7) “lãnh đạo”:Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,874>0,6; giá trị tương quan biến tổng của các biến đều >0,3 nên phù hợp.
+ Thang đo (8) “đánh giá thực hiện công việc”: Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,884>0,6; giá trị tương quan biến tổng của các biến đều >0,3 nên phù hợp.
+ Thang đo (9) “ thỏa mãn chung”: Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,888>0,6; giá trị tương quan biến tổng của các biến đều >0,3 nên phù hợp.
Như vậy, qua kiểm định thang đo bằng phương pháp cronbach alpha và so sánh hệ số tương quan biến tổng của từng biến quan sát. Kết quả không loại biến nào trong các thang đo. Tất cả 40 biến được sử dụng trong các thang đo đều thỏa mãn yêu cầu và tiếp tục được sử dụng để kiểm định EFA ở bước tiếp theo.
4.2.2 Kiểm định nhân tố khám phá EFA
4.2.2.1 Khái quát chung
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis -EFA) là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý
nghĩa hơn nhưng chúng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair&ctg,1998). Hay nói đơn giản hơn, là phương pháp nhằm tìm ra mối quan hệ tiềm ẩn giữa các biến quan sát và biến tiềm ẩn, làm nền tảng cho một tập hợp các phép đo để rút gọn hay giảm bớt biến quan sát. Phân tích phải thỏa mãn 5 điều kiện như sau:
(1) Hệ số KMO: là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, EFA thích hợp khi: 0.5 ≤ KMO ≤ 1; Kiểm định Bartlet xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát, nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, p.262).
(2) Hệ số tải nhân tố (hay trọng số nhân tố) (Factor Loading) > 0.5 để tạo giá trị hội tụ (Hair và Ctg 1998, 111). Hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải nhân tố > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; hệ số tải nhân tố> 0.4 được xem là quan trọng; và ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0.55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố > 0.75. Với mẫu khảo sát thu được trong nghiên cứu này là 223, tác giả chấp nhận hệ số tải nhân tố từ 0,4 trở lên. Với các biến không đạt tiêu chí này thì bị loại vì không phải là biến quan trọng trong mô hình.
(3) Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%. (Hair và Ctg, 1998 và Gerbing & Anderson, 1988)
(4) Hệ số Eigenvalue >1 (Gerbing và Anderson, 1998). Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số eigenvalue - đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.
(5) Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải ≥ 0,3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi , 2003).
4.3.2.2 Phân tích EFA các thành phần của thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới sự thỏa mãn
Từ kết quả phân tích Cronbach’s Alpha, tác giả thực hiện bước tiếp theo là phân tích EFA cho các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn với bước đầu là 36 biến quan sát thuộc 8 nhân tố. Thực hiện theo phương pháp loại bỏ từng biến theo các tiêu chí đã đề ra, kết quả:
- Chạy EFA lần 1, các biến giải thích của 8 nhóm nhân tố vẫn còn 8 nhân tố. Dựa vào các tiêu chí khi phân tích EFA, với 8 nhân tố này, theo điều kiện (3): tổng phương sai trích ( giá trị commulative) =68,782%>50%. Tác giả thực hiện loại biến BC1- đo lường trong 1 nhóm nhân tố và có Factor loading nhỏ nhất và <0,5. Chạy EFA lần 2, phương sai trích =69,622%; loại biến DK1- đo lường cùng 1 lúc cho 2 nhóm nhân tố . Chạy EFA lần 3, phương sai trích =70,489%; loại biến LT4- đo lường cùng 1 lúc cho 3 nhóm nhân tố . Chạy EFA lần 4, phương sai trích
=71,203%; loại biến BC2- đo lường cùng 1 lúc cho 3 nhóm nhân tố . Chạy EFA lần 5, phương sai trích =71,659%; loại biến LT2- đo lường trong 2 nhóm nhân tố - chạy EFA lần 6, phương sai trích =72,087%, Biến DK3, đo lường cùng một lúc 2 nhân tố, chưa tạo được giá trị phân biệt, tuy nhiên, biến này được giữ lại để đo lường cho nhân tố “Điều kiện làm việc”.
Dựa trên tình hình thực tế tại ngân hàng, việc loại bỏ 5 biến là BC1, DK1, LT4, BC2, LT2 được xem xét và lý giải như sau: Vì đối tượng phỏng vấn là nhân viên nên đối tượng nhân viên cho rằng, công việc của họ chủ yếu là công việc thực hiện lặp lại theo quy trình, không yêu cầu nhiều tính sáng tạo do đó, công việc không thực sự sử dụng nhiều kỹ năng (BC1, BC2). Về cơ sở vật chất (DK1), đối với nhân viên, không có sự khác biệt nhiều giữa các ngân hàng. Thực tế, việc trang bị máy móc, công cụ dụng cụ làm việc giữa các ngân hàng không có sự chênh lệch nhiều. Chế độ lương, thưởng được đánh giá theo khả năng và kết quả đánh giá công việc nên phù hợp với khả năng của từng người (LT2, LT4).
Như vậy kết quả sau khi các biến bị loại, EFA trích được 8 yếu tố tại eigenvalue là 1,007 và phương sai trích đạt được là 72,08%. Như vậy, sau khi loại các biến không đạt yêu cầu, thang đo sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên còn 31 biến.
Tóm tại, sau khi thực hiện EFA, loại bỏ các biến không đạt yêu cầu, còn lại 31/36 biến ( của 8 thang đo) được chấp nhận.
Bảng 4. 7: Bảng ma trận xoay
Nhân tố | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | |
TT2 | 0,808 | |||||||
TT3 | 0,781 | |||||||
TT1 | 0,748 | |||||||
TT4 | 0,747 | |||||||
TT5 | 0,710 | |||||||
DG1 | 0,806 | |||||||
DG2 | 0,797 | |||||||
DG3 | 0,778 | |||||||
DG4 | 0,753 | |||||||
DN2 | 0,807 | |||||||
DN3 | 0,782 | |||||||
DN1 | 0,735 | |||||||
DN4 | 0,725 | |||||||
PL2 | 0,826 | |||||||
PL1 | 0,793 | |||||||
PL3 | 0,781 | |||||||
PL4 | 0,529 | |||||||
LD5 | 0,764 | |||||||
LD4 | 0,728 | |||||||
LD3 | 0,701 | |||||||
LD2 | 0,324 | 0,580 |
0,319 | 0,324 | 0,527 | ||||||
LT1 | 0,798 | |||||||
LT5 | 0,746 | |||||||
LT3 | 0,686 | |||||||
DK4 | 0,834 | |||||||
DK2 | 0,776 | |||||||
DK3 | 0,480 | |||||||
BC4 | 0,762 | |||||||
BC3 | 0,690 | |||||||
BC5 | 0,584 | |||||||
Giá trị trích | 11,99256 | 2,541086 | 1,596347 | 1,484671 | 1,31833 | 1,260413 | 1,14647 | 1,006951 |
Phương sai trích | 38,68568 | 46,88273 | 52,03223 | 56,82149 | 61,07417 | 65,14002 | 68,83831 | 72,08654 |
Phương pháp xoay: Xoay Varimax vuông góc với chuẩn hóa của Kaiser. |
Bảng 4. 8: Bảng kiểm định KMO và Barlett
0,912 | ||
Kiểm định sự thích hợp của Bartlett's | Approx. Chi-Square | 4263.222 |
df | 465 | |
Sig. | 0,000 |
(Nguồn: xử lý của tác giả)
Đồng thời xem xét giái trị KMO = 0,912>0,5 nên EFA phù hợp với dữ liệu, và giá trị Sig =0,000 cho thấy phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu.
4.3 Điều chỉnh mô hình và giả thiết nghiên cứu
Như vậy, sau khi đánh giá sơ bộ thang đo về sự thỏa mãn công việc của nhân viên có 35 biến quan sát đo lường cho 8 thành phần được sẽ sử dụng trong mô hình nghiên cứu ( thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha, EFA. Số biến và thành phần được điều chỉnh cụ thể trong bảng phía dưới:
Bảng 4. 9: Các khái niệm (nhân tố) nghiên cứu
1.Thỏa mãn chung(TM ) | 2. Cơ hội thăn g tiến (TT) | 3.Đánh giá công việc(DG ) | 4. Đồng nghiệ p (DN) | 5.Phú c lợi (PL) | 6.Lãn h đạo (LD) | 7.Lươn g thưởng (LT) | 8.Điề u kiện làm việc (DK) | 9.Bả n chất công việc (BC) | |
1 | TM1 | TT1 | DG1 | DN1 | PL1 | LD1 | LT1 | DK2 | BC3 |
2 | TM2 | TT2 | DG2 | DN2 | PL2 | LD2 | LT3 | DK3 | BC4 |
3 | TM3 | TT3 | DG3 | DN3 | PL3 | LD3 | LT5 | DK4 | BC5 |
4 | TM4 | TT4 | DG4 | DN4 | PL4 | LD4 | |||
5 | TT5 | LD5 |
So với mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu mô hình nghiên cứu cũng bao gồm 8 thành phần; tuy nhiên 8 thành phần này được đo lường lại bằng việc điều chỉnh thang đo sau khi đã loại đi một số biến không có ý nghĩa và đo lường cùng một lúc nhiều thành phần. Mô hình nghiên cứu của đề tài bao gồm 8 thành phần (8 nhóm nhân tố) và nhóm biến Thỏa mãn chung với 35 biến quan sát (đã được đề cập ở trên). Mô hình nghiên cứu không thay đổi nên các giả thuyết vẫn giữ nguyên.
Mô hình điều chỉnh như sau:
H2(+)
H3(+)
H4(+)
H5(+)
H6(+)
H7(+)
H8(+)
Lương thưởng
Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Đồng nghiệp
Sự thỏa mãn trong công việc
Điều kiện làm việc
Bản chất công việc
Phúc lợi ngân hàng
Lãnh đạo
Đánh giá thực hiện công việc
H1(+)
4.4 Kết quả hồi quy
Mô hình được xây dựng dựa trên kết quả phân tích EFA, với biến phụ thuộc là mức độ thỏa mãn (TM), được đo lường bằng 4 biến quan sát; biến độc lập của mô hình được đo lường bằng các giá trị nhân tố sau khi thực hiện phân tích nhân tố tạo ra
Như vậy mô hình đo lường mức độ thỏa mãn cũng bao gồm 8 nhân như giả thiết ban đầu nhưng số biến trong mỗi nhân tố đã có sự điều chỉnh theo như trình bày tại phần kết quả EFA, có dạng sau:
TM = β0+ β1LT+ β2TT+ β3 DN + β4 DK + β5BC + β6PL + β7LD + β8DG + ε