4.4.1 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
R2 hiệu chỉnh = 0,675 có nghĩa là 8 biến độc lập giải thích được 67,5% sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên Vietcombank khu vực Hồ Chí Minh
Bảng 4. 10: Bảng ANOVA - sự phù hợp của mô hình
Tổng bình phương | df | Trung bình bình phương | F | Sig. | ||
1 | Hồi quy | 152,459 | 8 | 19,057 | 58,646 | 0,000a |
Phần dư | 69,541 | 214 | 0,325 | |||
Tổng | 222,000 | 222 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lương – Thưởng: Được Đo Lường Bằng Năm Biến Quan Sát, Ký Hiệu Từ Lt1- Lt5
- Bản Chất Công Việc: Được Đo Lường Bằng Năm Biến Quan Sát, Ký Hiệu Từ Bc1– Bc5
- Phân Tích Efa Các Thành Phần Của Thang Đo Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Thỏa Mãn
- Bảng Kiểm Định Phương Sai Đồng Nhất Theo Biến Tuổi
- Giải Pháp Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Trong Công Việc Của Nhân Viên
- Giải Pháp Để Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Về Chế Độ Phúc Lợi Của Ngân Hàng
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
a. Độc lập: (hằng số), BC, DK, L_T, LD, PL, DN, DG, TT
b. Phụ thuộc: TM
Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Ý tưởng của kiểm định này về mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Trong bảng phân tích ANOVA, ta thấy giá trị sig. rất nhỏ (sig. = 0,000), nên mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Bảng 4. 11: Kết quả hồi quy
Hệ số chưa chuẩn hóa | Hệ số chuẩn hóa | t | Sig. | Thống kê đa cộng tuyến | |||
B | Sai số chuẩn | Beta | Tolerance | VIF | |||
-2.075E-16 | .038 | .000 | 1.000 | ||||
TT | .268 | .038 | .268 | 7.009 | .000 | 1.000 | 1.000 |
DG | .376 | .038 | .376 | 9.839 | .000 | 1.000 | 1.000 |
DN | .308 | .038 | .308 | 8.046 | .000 | 1.000 | 1.000 |
PL | .324 | .038 | .324 | 8.478 | .000 | 1.000 | 1.000 |
LD | .285 | .038 | .285 | 7.442 | .000 | 1.000 | 1.000 |
LT | .369 | .038 | .369 | 9.653 | .000 | 1.000 | 1.000 |
DK | .141 | .038 | .141 | 3.695 | .000 | 1.000 | 1.000 |
BC | .189 | .038 | .189 | 4.942 | .000 | 1.000 | 1.000 |
a. Biến phụ thuộc: TM
Trong kết quả 4.11, nếu sig. < 0,1 tương đương với độ tin cậy 90% và |t| > 2 thì nhân tố đó được chấp nhận, có nghĩa là nó có sự tác động đến xu hướng thỏa mãn. Kết quả hồi quy cho thấy tất cả 8 nhân tố thỏa mãn điều kiện. Các hệ số hồi quy đều có dấu dương thể hiện các yếu tố trong mô hình hồi quy có ảnh hưởng tỷ lệ thuận lên sự thỏa mãn của nhân viên.
4.4.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Dựa vào giá trị VIF <10 (bảng 4.11) nên các biến độc lập không xảy ra vấn đề đa cộng tuyến.
4.4.3 Kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.
Giả định cần kiểm tra là giả định liên hệ tuyến tính. Phương pháp được sử dụng là biểu đồ phân tán Scatterplot với giá trị phần dư chuẩn hóa (Standarized residual) trên trục tung và giá trị dự đoán chuẩn hóa (Standarized predicted value) trên trục hoành. Nhìn vào độ thị hình 4.1, ta thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên trong 1 vùng quanh đường đi qua tung độ 0 mà không tạo thành một hình dạng nào. Điều đó có nghĩa là giả thuyết về quan hệ tuyến tính không bị vi phạm.
Hình 4. 1: Đồ thị phân tán Scatterplot
4.4.4. Kiểm định phương sai của sai số không đổi
Để thực hiện kiểm định này, chúng ta sẽ dùng kiểm định tương quan hạng Spearman của giá trị tuyệt đối phần dư và các biến độc lập.
Kết quả kiểm định cho thấy giá trị Sig. của tất cả các biến đều lớn hơn 0,05 cho nên chúng ta không thể bác bỏ giả thuyết H0: hệ số tương quan của tổng thể bằng
0. Như vậy, giả thuyết phương sai của sai số thay đổi bị bác bỏ, tức là giả định
phương sai của sai số không đổi không bị vi phạm.
Bảng 4. 12: Bảng kiểm định hệ số tương quan hạng Spearman
ABSE | Luong thuong | Thang tien | Dong nghiep | Ban chat | Phuc loi | Lanh dao | Dieu kien | Danh gia | ||
ABSE | Correlation Coefficient | 1.000 | -.016 | .013 | .020 | .036 | -.067 | .105 | .023 | .079 |
Sig. (2-tailed) | . | .815 | .852 | .772 | .589 | .321 | .118 | .735 | .240 | |
N | 223 | 223 | 223 | 223 | 223 | 223 | 223 | 223 | 223 |
4.4.5 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư
Giả định về phân phối chuẩn và phần dư. Sử dụng các biều đồ tần số (Histogram, P-P plot) của phần dư (đã được chuẩn hóa) để kiểm định giả định này.
Hình 4. 2: Đồ thị tần số Histogram
Hình 4. 3: Đồ thị tần số P-P plot
Kết quả từ biểu đồ Histogam của phân dư từ hình 4.3 cho ta thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean = 0, độ lệch chuẩn Std.Dev = 0,982 gần bằng 1). Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Kết quả từ biểu đồ tần số P-P Plot từ hình 4.3 cho thấy các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng, nên ta có thể kết luận là giả định về phân phối chuẩn không bị vi phạm.
4.4.6 Kiểm định tính độc lập của phần dư
Giả định về tính độc lập của sai số (không có tương quan giữa phân dư). Ta dùng đại lương thống kê Durbin-Watson (d) để kiểm định. Theo kết quả của bảng hồi quy lần 2 cho thấy giá trị d=1,789 thuộc khoảng 1,5 – 2,5. Có nghĩa là d rơi vào miền chấp nhận giả thuyết không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau. Do đó, giả định không có mối tương quan giữa các phần dư trong mô hình hồi quy đa biến không bị vi phạm.
4.4.7 Tác động của các nhân tố lên sự thỏa mãn
Bảng 4. 13. Đánh giá tác động
Hệ số chuẩn hóa | Tác động (%) | |
Cơ hội thăng tiến | 0,27 | 11,86 |
Đánh giá công việc | 0,38 | 16,65 |
Quan hệ đồng nghiệp | 0,31 | 13,61 |
Phúc lợi | 0,32 | 14,34 |
Lãnh đạo | 0,28 | 12,59 |
Lương thưởng | 0,37 | 16,33 |
Điều kiện làm việc | 0,14 | 6,25 |
Bản chất công việc | 0,19 | 8,36 |
Trong các yếu tố tác động đến mức độ thỏa mãn trong việc việc thì nhân tố “đánh giá công việc” và lương thưởng có tác động mạnh nhất (chiếm trên 16%). Yếu tố “phúc lợi” tác động khoảng 14,34% sự thay đổi mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng. Kế đến là các yếu tố “quan hệ đồng nghiệp”, “lãnh đạo” và “cơ hội thăng tiến” tác động đến sự thay đổi mức độ thỏa mãn công việc trong ngân hàng của nhân viên từ 11,86% đến 13,61%. “Bản chất công việc” và “điều
kiện làm việc” là 2 yếu tố có tác động thấp đến sự thay đổi mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng (từ 6,25% đến 8,36%).
4.5 Kiểm định các giả thuyết trong mô hình:
Bảng 4. 14: Tổng hợp kết quả các giả thuyết được kiểm định
Giả thuyết | Sau khi kiểm định | |
H1 | Nhân viên càng thỏa mãn về chế độ Lương, thưởng của ngân hàng thì càng thỏa mãn trong công việc | Chấp nhận |
H2 | Nhân viên càng thỏa mãn về cơ hội đào tạo và thăng tiến càng cao thì càng thỏa mãn trong công việc | Chấp nhận |
H3 | Nhân viên càng thỏa mãn về đồng nghiệp thì càng thỏa mãn trong công việc | Chấp nhận |
H4 | Nhân viên càng thỏa mãn về điều kiện làm việc tại ngân hàng thì càng thỏa mãn trong công việc | Chấp nhận |
H5 | Nhân viên càng thỏa mãn về bản chất công việc thì càng thỏa mãn trong công việc | Chấp nhận |
H6 | Nhân viên càng thỏa mãn về chế độ phúc lợi ngân hàng thì càng thỏa mãn trong công việc | Chấp nhận |
H7 | Nhân viên thỏa mãn với lãnh đạo càng cao thì càng thỏa mãn với công việc | Chấp nhận |
H8 | Nhân viên đánh giá thực hiện công việc càng cao thì càng thỏa mãn với công việc | Chấp nhận |
Mô hình nghiên cứu ban đầu có 8 giả thuyết cần kiểm định là: H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8. Cả 8 giả thuyết này đưa ra mối quan hệ thuận chiều giữa các nhân tố với “Sự thỏa mãn chung”. Kết quả sau khi chạy phân tích nhân tố vẫn còn 8 nhân tố được chấp nhận, tuy nhiên có một số biến đã bị loại khỏi nhân tố ban đầu do không đảm bảo được các điều kiện. Lúc này giả thuyết được điều chỉnh lại còn 8 giả thuyết cần kiểm định mới là: H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8. Sau khi kiểm định hồi quy đa biến, dựa vào giá trị Sig trong bảng “hệ số”, với độ tin cậy 90% thì còn lại 8 biến tương ứng với tám giả thuyết đạt yêu cầu với giá trị dương.
4.6 Kiểm định sự khác biệt của các nhóm nhân viên theo các đặc điểm cá nhân
Các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên Ngân hàng sẽ được kiểm định sự khác biệt giữa các thuộc tính đến mức độ thỏa mãn.
4.6.1 Giới tính:
Kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ thỏa mãn của người lao động với mức ý nghĩa 10% được thể hiện qua bảng (phụ lục 6). Như vậy, mức độ thỏa mãn của nhân viên trong Ngân hàng không có sự khác biệt theo giới tính.Tức là trong giữa nhân viên Nam và nhân viên Nữ, mức độ thỏa mãn công việc chỉ xét trên các khía cạnh khác.
4.6.2 Tình trạng hôn nhân
Kết quả kiểm định với mức ý nghĩa 10% cho thấy tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng đến sự đánh giá mức độ thỏa mãn của nhân viên ở các khía cạnh: thỏa mãn công việc, bản chất công việc và đánh giá công việc (phụ lục 7). Những người đã kết hôn có mức độ thỏa mãn cao hơn những người chưa kết hôn ở cả ba khía cạnh này (bảng 4.13). Như vậy, người đã kết hôn thường mong muốn có cuộc sống ổn định hơn nên cho thấy những người đã kết hôn thường chấp nhận với công việc hiện tại hơn những người chưa kết hôn.
Bảng 4. 15: Bảng thống kê mô tả mức độ thỏa mãn theo tình trạng hôn nhân
N | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Sai số trung bình | ||
Thỏa mãn chung | Đã kết hôn | 147 | 3,7704 | 0,63806 | 0,05263 |
Chưa kết hôn | 76 | 3,6151 | 0,66763 | 0,07658 | |
Lương- thưởng | Đã kết hôn | 147 | 3,6825 | 0,62827 | 0,05182 |
Chưa kết hôn | 76 | 3,6228 | 0,65170 | 0,07476 | |
Thăng tiến | Đã kết hôn | 147 | 3,5551 | 0,69274 | 0,05714 |
Chưa kết hôn | 76 | 3,4158 | 0,83890 | 0,09623 | |
Đồng nghiệp | Đã kết hôn | 147 | 3,7789 | 0,63739 | 0,05257 |
Chưa kết hôn | 76 | 3,8322 | 0,62635 | 0,07185 | |
Bản chất công việc | Đã kết hôn | 147 | 3,6599 | 0,56465 | 0,04657 |
Chưa kết hôn | 76 | 3,4430 | 0,59476 | 0,06822 | |
Phúc lợi | Đã kết hôn | 147 | 4,0782 | 0,63354 | 0,05225 |
Chưa kết hôn | 76 | 4,1546 | 0,53536 | 0,06141 | |
Lãnh đạo | Đã kết hôn | 147 | 3,6735 | 0,57055 | 0,04706 |
Chưa kết hôn | 76 | 3,6184 | 0,62838 | 0,07208 | |
Điều kiện | Đã kết hôn | 147 | 3,7959 | 0,57265 | 0,04723 |
Chưa kết hôn | 76 | 3,7730 | 0,59467 | 0,06821 | |
Đánh giá công việc | Đã kết hôn | 147 | 3,4626 | 0,64926 | 0,05355 |
Chưa kết hôn | 76 | 3,2961 | 0,71147 | 0,08161 |
(Nguồn: xử lý của tác giả )
4.6.3 Tuổi
Kiểm định phương sai đồng nhất (Test of Homogeneity of Variances): có nghĩa là kiểm xem có sự khác biệt về phương sai của các nhóm. Theo kết quả, chọn mức ý nghĩa là 10%. Ta thấy Sig trong Bảng kiểm định phương sai đồng nhất của 4 biến “Thỏa mãn chung”, “lãnh đạo”, điều kiện” và “đánh giá công việc” đều nhỏ