Bản Chất Công Việc: Được Đo Lường Bằng Năm Biến Quan Sát, Ký Hiệu Từ Bc1– Bc5


DK1: Nơi làm việc của Anh/Chị được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ DK2:Việc bố trí thời gian làm việc hiện tại của ngân hàng là phù hợp DK3:Anh/Chị cảm thấy thoải mái khi làm việc tại đây

DK4:Anh/Chị không phải làm thêm giờ quá nhiều

3.2.5 Bản chất công việc: Được đo lường bằng năm biến quan sát, ký hiệu từ BC1– BC5

BC1: Công việc của Anh/Chị giúp Anh/Chị sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau của bản thân

BC2:Công việc Anh/chị đang đảm nhận Anh/Chị hiểu rất rõ BC3:Công việc của Anh/Chị đóng vai trò quan trọng trong ngân hàng

BC4:Anh/Chị được quyền quyết định trong công việc Anh/Chị phụ trách BC5: Công việc phù hợp với năng lực của Anh/Chị

3.2.6 Phúc lợi ngân hàng: Được đo lường bằng bốn biến quan sát, ký hiệu từ PL1- PL4

PL1: Ngân hàng thực hiện đầy đủ việc mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nhân viên

PL2: Các khoản trợ cấp (thăm hỏi ốm, hiếu hỉ, tang lễ, về hưu…) của ngân hàng đều thực hiện tốt

PL3: Hàng năm ngân hàng đều tổ chức nghỉ dưỡng, du lịch

PL4: Các hỗ trợ khác của ngân hàng đều thực hiện tốt (ưu đãi lãi suất cho vay, mua cổ phiếu ngân hàng,…)

3.2.7 Lãnh đạo: Được đo lường bằng năm biến quan sát, ký hiệu từ LD1-LD5 LD1: Cấp trên luôn đối xử công bằng với Anh/Chị

LD2: Cấp trên ghi nhận đóng góp của Anh/Chị kịp thời, đầy đủ LD3: Năng lực của cấp trên làm Anh/chị nể phục

LD4: Cấp trên là người quan tâm, lắng nghe quan điểm, suy nghĩ của nhân viên LD5: Anh/chị giao tiếp với cấp trên rất thuận lợi, thoải mái

3.2.8 Đánh giá thực hiện công việc: Được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ DG1-DG4


DG1: Các tiêu chí đánh giá nhân viên của ngân hàng rất rõ ràng

DG2: Việc đánh giá nhân viên được thực hiện khách quan, khoa học, công bằng DG3: Kết quả đánh giá công việc đầy đủ, chính xác

DG4: Kết quả đánh giá công việc được sử dụng để nâng lương, thưởng, đề bạt

3.2.9 Sự thỏa mãn chung đối với công việc: Được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ TM1-TM4

TM1: Tôi hài lòng khi làm việc tại đây

TM2: Sẽ ở lại làm việc tại ngân hàng mặc dù nơi khác đề nghị lương cao hơn TM3: Anh/Chị cảm thấy rất hài lòng với vị trí công việc hiện tại đang đảm nhận TM4: Anh chị sẽ gắn kết lâu dài với ngân hàng

3.3 Mô hình hồi quy‌


Mô hình hồi quy bội được sử dụng để đo lường mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với công việc: với nhiều yếu tố khác nhau tác động đến sự thỏa mãn, trong nghiên cứu này sử dụng (1) các yếu tố về đặc điểm cá nhân của nhân viên để cho thấy mức độ thỏa mãn đối với công việc có khác nhau hay không giữa những nhóm đặc trưng khác nhau; (2) 9 yếu tố đo lường mức độ thỏa mãn đều được sử dụng, trong đó biến: TM là biến phụ thuộc và các biến còn lại là biến độc lập.

Mô hình hồi quy bội có dạng:

TM = β0+ β1LT+ β2TT+ β3 DN + β4 DK + β5BC + β6PL + β7LD + β8DG + ε (3.1)

Mô hình (3.1) sẽ được điều chỉnh theo sự điều chỉnh các thang đo


3.4 Chọn mẫu‌


Việc chọn mẫu đến nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau. Có nhà nghiên cứu cho rằng, mẫu tối thiểu nên từ 100-150 ( Hair &ctg.1998). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 200 (Hoelter 1983). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng mẫu tối thiểu là năm mẫu cho một tham số cần ước lượng (Bollen 1989; Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2005). Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Với đề tài này, có 40 biến quan sát (40 tham số), do đó mẫu tối thiểu phải nghiên cứu là:40 x5 = 200, để thu


được số mẫu này, tác giả thực hiện phát ra 240 bản câu hỏi cho 12 chi nhánh tại TP.HCM, mỗi chi nhánh 20 bản câu hỏi. Việc phát bản câu hỏi cho các chi nhánh được lấy ngẫu nhiên để khảo sát theo nguyên tắc: phát bản câu hỏi cho nhân viên đại diện của tất cả các phòng trong mỗi chi nhánh. Số bản câu hỏi thu về và không bị lỗi khi phỏng vấn là: 223. Bản câu hỏi được mã hóa và nhập vào chương trình phần mềm SPSS 20 để xử lý.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu thực hiện qua hai bước nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên có liên quan. Nghiên cứu định tính đưa ra 40 biến quan sát để đo lường cho 9 nhóm khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bản câu hỏi. Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày cách thức thực hiện nghiên cứu định lượng như: xây dựng bản câu hỏi, lấy mẫu, thu thập dữ liệu và các yêu cầu cho phân tích dữ liệu.


Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU‌


4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu và làm sạch dữ liệu‌


Tác giả thực hiện phỏng vấn thông qua hình thức phát bản câu hỏi, tổng số bản câu hỏi được phát ra là 240 bản, thu về là 230 bản (tỷ lệ hồi đáp 95,83%). Trong số 230 bản thu về có 7 bảng không hợp lệ do bị thiếu nhiều thông tin và khách hàng đánh 2 chọn lựa cho 1 câu hỏi. Kết quả là cuối cùng còn 223 bản hợp lệ làm dữ liệu để nghiên cứu. Tiến hành làm sạch dữ liệu thông qua chạy phân bổ tần số để kiểm tra các biến nhập sai, có giá trị gây nhiễu, không nằm trong các giá trị lựa chọn. Kiểm tra tần suất các giá trị missing và đảm bảo các giá trị missing phải nhỏ hơn 10% tổng số mẫu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

+ Về giới tính:


Bảng 4. 1: Bảng phân bố mẫu theo giới tính




Tần số

Phần trăm

Tỷ lệ hợp lệ

Phần trăm tích lũy

Nam

80

35,9

35,9

35,9

Nữ

143

64,1

64,1

100,0

Tổng

223

100,0

100,0

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên Ngân hàng TMCP Ngoại Thương khu vực Tp. Hồ Chí Minh - 6

(Nguồn: xử lý của tác giả )


Kết quả cho thấy tỷ lệ nhân viên nam là 35,9% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nữ 64,1%. Tỷ lệ này cũng tương đối sát với thực tế, vì ngành ngân hàng đòi hỏi tính kiên nhẫn, tỷ mỷ hơn, đồng thời nhân viên ngân hàng với lực lượng giao dịch viên, kế toán, hành chính… tương đối đông nên tỷ lệ nữ trong ngân hàng luôn cao hơn tỷ lệ nam.


+ Về tuổi:


Bảng 4. 2:Bảng phân bố mẫu theo độ tuổi



Tần số

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ hợp lệ (%)

18-25 tuổi

34

15,2

15,2

26-35 tuổi

166

74,4

74,4

36-55 tuổi

23

10,3

10,3

Tổng

223

100,0

100,0

(Nguồn: xử lý của tác giả )


Kết quả cho thấy đại đa số đối tượng khảo sát là lực lượng lao động trẻ, độ tuổi từ 18-35 tuổi chiếm tỷ lệ 89,7%. Độ tuổi dưới 25 tương đối thấp do lực lượng lao động làm việc trong ngân hàng chủ yếu có thời gian thâm niên làm việc tương đối cao. Đồng thời, tiêu chuẩn của đối tượng nhân sự khi được tuyển hầu hết phải tốt nghiệp đại học, do đó độ tuổi nhân sự tập trung ở độ tuổi 26-35 phù hợp với kết cấu thực tế của ngân hàng.

+ Về trình độ:


Bảng 4. 3: Bảng phân bố mẫu theo trình độ



Tần số

Tỷ lệ

(%)

Tỷ lệ hợp

lệ (%)

Phổ thông

4

1,8

1,8

Trung cấp- cao

đẳng

15

6,7

6,7

Đại học - sau đại

học

204

91,5

91,5

Tổng

223

100,0

100,0

(Nguồn: xử lý của tác giả)


Theo bảng phân bố kết quả đưa ra, tỷ lệ nhân viên tốt nghiệp phổ thông là 1,8%, tỷ lệ tốt nghiệp trung cấp - cao đẳng là 6,7%, tỷ lệ nhân viên tốt nghiệp đại học- sau


đại học là 91,5%. Tỷ lệ này phù hợp với tình hình thực tế tại ngân hàng. Vì yêu cầu đối với hầu hết các vị trí tại ngân hàng đều được yêu cầu nhân viên tốt nghiệp đại học, bộ phận ngân quỹ từ cao đẳng, tạp vụ thì tốt nghiệp từ phổ thông trở lên.

+ Về tình trạng hôn nhân


Bảng 4. 4: Bảng phân bố mẫu theo tình trạng hôn nhân



Tần số

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ hợp lệ (%)

Đã kết hôn

147

65,9

65,9

Chưa kết hôn

76

34,1

34,1

Tổng

223

100,0

100,0

(Nguồn: xử lý của tác giả |)


Theo số liệu chạy ra, tỷ lệ đã kết hôn trong ngân hàng chiếm 65,9%, tỷ lệ chưa kết hôn chiếm 34,1%. Qua số liệu cho thấy, tỷ lệ nhân viên đã kết hôn cao hơn ty lệ nhân viên chưa kết hôn.

+Về thu nhập


Bảng 4. 5: Bảng phân bố mẫu theo thu nhập



Tần số

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ hợp lệ

(%)

=<12 triệu đồng

121

54,3

54,3

12-16 triệu dồng

66

29,6

29,6

16-20 triệu đồng

23

10,3

10,3

>20 triệu đồng

13

5,8

5,8

Tổng

223

100,0

100,0

(Nguồn: xử lý của tác giả)


Theo khảo sát, thu nhập của hầu hết nhân viên tại Vietcombank nằm dưới 16 triệu đồng. Tỷ lệ lương dưới 12 triệu đồng chiếm tỷ lệ 54,3%; tỷ lệ lương từ 16-20 chiếm 29,6%; tỷ lệ tiền lương trên 20 triệu đồng chỉ có 5,8%. Điều này cũng tương đối


chính xác khi nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, lĩnh vực ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, do đó tiền lương ngân hàng đang có xu hướng giảm. Đồng thời, đối tượng nhân viên làm việc trong ngân hàng tương đối trẻ, nên thu nhập chưa cao do kinh nghiệm còn ít.

4.2 Kiểm định thang đo


Kiểm định thang đo để đánh giá các giả thuyết ban đầu thông qua hai bước là kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item-total correlation); và kiểm định giá trị của thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA.


4.2.1 Kiểm định thang đo bằng cronbach’s alpha‌


Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại (internal consistency) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha (α) và hệ số tương quan biến tổng (Item total correlation). Tiêu chuẩn đánh giá thang đo theo Nunnally&Burnstein (1994) và Hoàng Trọng, 2005; Nguyễn Đình Thọ, 2011, p.350, p.353, p.404 như sau:

(1) Mức ý nghĩa của hệ số Cronbach’s Alpha:


0,6 ≤ α ≤ 0,95: chấp nhận được và α từ 0,7 đến 0,9 là tốt.


Nếu α > 0,95: có hiện tượng trùng lắp trong các mục hỏi nên không chấp nhận được.

(2) Hệ số tương quan biến - tổng phải lớn hơn 0,3. Đây là hệ số tương quan của 1 biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao, sự tương quan của biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và bị loại khỏi thang đo. Tuy nhiên, khi loại biến sẽ bị mất thông tin nên cần chú ý đến nội dung của thang đo trước khi loại biến.


Bảng 4. 6. Tổng hợp việc kiểm định thang đo bằng Cronbach’s alpha


Số thứ tự

Biến quan sát

Tương quan biến tổng

Giá trị alpha nếu loại biến

(1)Thang đo “lương-thưởng”, giá trị alpha=0,818

1

LT1

0,710

0,752

2

LT2

0,598

0,785

3

LT3

0,680

0,764

4

LT4

0,496

0,814

5

LT5

0,584

0,793

(2)Thang đo “cơ hội đào tạo thăng tiến”, giá trị alpha: 0,914

6

TT1

0,742

0,904

7

TT2

0,828

0,884

8

TT3

0,798

0,890

9

TT4

0,770

0,897

10

TT5

0,771

0,896

(3)Thang đo “đồng nghiệp”, giá trị alpha: 0,869

11

ĐN1

0,698

0,842

12

ĐN2

0,749

0,821

13

ĐN3

0,761

0,816

14

ĐN4

0,676

0,850

(4)Thang đo “điều kiện làm việc”, giá trị alpha: 0,775

15

ĐK1

0,469

0,777

16

ĐK2

0,724

0,646

17

ĐK3

0,600

0,711

18

ĐK4

0,544

0,743

(5)Thang đo “bản chất công việc”, giá trị alpha: 0,758


19

BC1

0,501

0,724

20

BC2

0,549

0,712

21

BC3

0,626

0,678

22

BC4

0,371

0,772

23

BC5

0,617

0,679

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí