Nhận Xét Về Môi Trường Làm Việc Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Hai Bà Trưng

Thương mại. Với tổng tài sản ban đầu chỉ có 1.000 tỷ đồng, sau 20 năm hoạt động tổng tài sản của VietinBank đã gia tăng gấp 200 lần, đạt 194.000 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng, mỗi năm bình quân trên 25%, đến nay đã đạt số dư 160.000 tỷ đồng. Kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối phát triển nhanh, vượt bậc, chiếm khoảng 8% đến 10% thị phần toàn ngành, tăng quy mô vốn chủ sở hữu của VietinBank từ 110 tỷ đồng ban đầu, đến nay đã đạt hơn 10.000 tỷ đồng, các chỉ số an toàn vốn (trên 11%), hệ số sinh lời (trên 15%) đều ở mức tiên tiến so với toàn ngành ngân hàng.

Mạng lưới kinh doanh của Ngân hàng Công thương đến nay đã trải khắp 56 tỉnh thành của đất nước với 1 hội sở chính, 3 sở giao dịch, 141 chi nhánh, 700 phòng giao dịch, 3 đơn vị sự nghiệp trong đó có Trường Đào tạo và Phát triển Nguồn nhân lực (Trường đầu tiên trong hệ thống các Ngân hàng thương mại - thành lập tháng 10/2008). Bên cạnh đó, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế cũng không ngừng được mở rộng. Đến nay, VietinBank đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng ở 90 quốc gia trên toàn thế giới và là thành viên chính thức của Tổ chức Thanh toán liên ngân hàng toàn cầu, Tổ chức Thanh toán quốc tế về thẻ, và là một trong những ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý, kinh doanh và xử lý tài trợ thương mại tập trung dựa trên nền tảng kinh doanh hiệu quả. Từ năm 2005, VietinBank đã khởi động hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Sau hơn 2 năm áp dụng, vào tháng 7/2008, VietinBank đã được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 cho hệ thống quản lý chất lượng. Đây là một trong những mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành vững chắc của VietinBank trên bước đường đổi mới.

2.2.1. Các hoạt động xã hội


Một trong những nhân tố mang lại sự thành công của VietinBank là

sớm thực hiện triết lý kinh doanh hiện đại: nâng cao trách nhiệm xã hội với cộng đồng. Ngay từ năm 1998, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đã vinh dự được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất về công tác từ thiện - xã hội. Hàng loạt các chương trình xã hội như “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, “Chung tay chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ”, “phụng dưỡng bà mẹ Việt nam anh hùng”, “Nghĩa tình Côn Đảo”… đã được duy trì hàng năm với số tiền lên đến trên 100 tỷ đồng. Cụ thể, đến nay VietinBank đã nhận phụng dưỡng 265 bà mẹ Việt Nam anh hùng, tặng 829 nhà tình thương trên cả nước; tu bổ 34 nghĩa trang liệt sỹ ở Quảng Bình, Quảng Trị, xây dựng Đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ ở Huế, Đại Hồng Chung Thành cổ Quảng Trị (7,6 tấn) và Gác chuông Nghĩa trang Hàng Dương (9 tấn); hỗ trợ xây dựng 68 trường học, bệnh viện, tài trợ 47 ca phẫu thuật tim, phẫu thuật nụ cười, trao tặng hàng ngàn xe lăn cho trẻ khuyết tật và hàng ngàn suất học bổng cho trẻ em tại các địa phương; tài trợ hệ thống nước sạch cho các tỉnh Nghệ An, Thái Nguyên và Thái Bình. Bên cạnh đó, hàng năm Ngân hàng đều thường xuyên quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiên tai, các quỹ từ thiện. Chương trình “Nghĩa tình Côn Đảo” được tổ chức với nhiều nội dung mang đậm tinh thần “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; chương trình “Hướng về quê hương đồng khởi” tài trợ xây cầu Cồn Lợi ở một căn cứ cách mạng và hỗ trợ cho những bệnh nhân nghèo của Bến Tre. Riêng năm 2008, VietinBank dành hơn 50 tỷ đồng cho công tác đền ơn đáp nghĩa và từ thiện xã hội.

Rõ ràng, “trách nhiệm xã hội” đã trở thành triết lý kinh doanh cơ bản của VietinBank trong nhiều năm qua. Đây là một trong những nhân tố quan trọng làm nên sự thành công của thương hiệu Vietinbank với những giải thưởng giá trị như “Sao vàng đất Việt” ,“Ngân hàng có hoạt động suất sắc trong thị trường quốc tế”, “Cúp vàng ISO 2007”, “Ngôi sao kinh doanh”;

“Ngôi sao quốc tế về chất lượng – ISAQ” và hàng loạt các danh hiệu, huân chương cao quý của Đảng và Nhà nước. “Trách nhiệm xã hội” đã và sẽ tiếp tục là một trong những triết lý kinh doanh cơ bản hình thành hệ giá trị của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

3. Nhận xét về môi trường làm việc tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng

3.1. Ban lãnh đạo


Để hiểu rõ về Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng cần xem xét đến phần rất quan trọng đó là phong cách làm việc của Ban lãnh đạo vì đó là đại diện cho cung cách làm việc của toàn Chi nhánh. Sau đây là kết quả khảo sát phong cách làm việc của Ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng theo đánh giá của các cán bộ nhân viên trong Chi nhánh.

Bảng 2.6: Đánh giá của nhân viên về phong cách làm việc của Ban lãnh đạo NHCT Hai Bà Trưng

Phong cách làm việc của Ban lãnh đạo

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Rất thoải mái, luôn lắng nghe và hướng dẫn chỉ bảo cấp dưới nhiệt tình

33

82.5

Là những người có kinh nghiệm và năng lực làm việc

36

90

Độc đoán, hay chỉ trích nhân viên về những việc làm sai

0

0

Không tạo được niềm tin và sự khâm phục của nhân viên

5

12.5

Ý kiến khác

0

0

Tổng

40

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng công thương Việt Nam nghiên cứu điển hình chi nhánh ngân hàng công thương Hai Bà Trưng - 8

(9)


9 (Nguồn: Điều tra thực tế tại NHCT Hai Bà Trưng)


Qua bảng 2.6 ta thấy rằng phần lớn các nhân viên đánh giá rất cao về phong cách làm việc của Ban lãnh đạo. Có tới 90% nhân viên được điều tra tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng cho rằng Ban lãnh đạo là những người có nhiều kinh nghiệm và rất có năng lực làm việc. Và có 82.5% nhân viên cho rằng phong cách làm việc của ban lãnh đạo hết sức thoải mái, luôn lắng nghe và hướng dẫn chỉ bảo cấp dưới hết sức nhiệt tình. Tuy nhiên theo đánh giá của một số nhân viên (12.5% số người được điều tra) thì có một số lãnh đạo vẫn chưa tạo được niềm tin và sự khâm phục ở nhân viên. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách của ngân hàng, nhiều nhân viên cũng rất ngại đóng góp ý kiến của mình vì họ thấy rằng ý kiến là do Ban lãnh đạo đưa ra nên cũng không cần góp ý, đôi khi ý kiến của cấp dưới không được Ban lãnh đạo lắng nghe. Trên thực tế, mỗi quyết sách kinh doanh, chiến lược khách hàng được đưa ra chưa chắc đã có hiệu quả ngay. Tuy nhiên trong doanh nghiệp thì người lãnh đạo phải luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng cho các vấn đề quan trọng. Việc tham khảo ý kiến của các phòng chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện thường xuyên qua các buổi họp giao ban, họp Hội đồng, góp ý các dự thảo về quy định, quyết định. Chính vì vậy có một số ý kiến của cán bộ nhân viên có thể không đúng với đường lối của người lãnh đạo nên có phiếu điều tra cho rằng lãnh đạo không tạo được niềm tin và sự khâm phục của một số nhân viên.

Vào cuối kỳ kinh doanh thì việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của người lãnh đạo sẽ đem lại kết quả kinh doanh khả quan, đảm bảo đủ lương, đủ thưởng cho người lao động. Kết quả kinh doanh còn phản ánh được sự cố gắng của tập thể, phản ánh kinh nghiệm, tài năng, phẩm chất của người lãnh đạo tại đơn vị. Nó sẽ tạo ra một giá trị văn hoá mới – văn hoá doanh nghiệp – là tấm gương phản chiếu tài năng, triết lý kinh doanh của người lãnh đạo ngân hàng.

3.2. Môi trường làm việc


Ở bất kỳ một doanh nghiệp nào, người lãnh đạo đều cần phải có nhận thức rõ ràng về vai trò của mỗi cá nhân trong tổ chức của mình. Bản thân từng nhân viên là một mắt xích quan trọng trong bộ máy của ngân hàng, cùng góp phần để toàn bộ hệ thống có thể hoạt động hiệu quả. Vì vậy cảm nhận của mỗi thành viên trong ngân hàng cũng cần được quan tâm và chia sẻ. Từ chỗ nắm bắt được những suy nghĩ và nhận xét của cán bộ công nhân viên, lãnh đạo sẽ có thể đưa ra được phương án phát huy những mặt tích cực, đồng thời điều chỉnh những vấn đề còn tồn tại.

Bảng 2.7: Cảm nhận của nhân viên Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng trong quá trình làm việc


Cảm nhận của nhân viên

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Rất thoải mái vì luôn nhận được sự tin tưởng, ủng hộ và giúp đỡ của mọi người

34

85

Không thoải mái lắm vì đôi khi có sự soi xét của cấp trên và đồng nghiệp

6

15

Rất căng thẳng và gò bó vì chịu áp lực và giám sát chặt của cấp trên

0

0

Ý kiến khác

0

0

Tổng

40

100

(10)

Qua bảng số liệu 2.7 ta có thể thấy phần lớn cán bộ nhân viên Chi

nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng đều rất thoải mái trong quá trình làm việc tại đây bởi vì hầu hết mọi người luôn nhận được sự tin tưởng, ủng hộ và giúp đỡ của các đồng nghiệp trong ngân hàng. Xã hội ngày càng phát triển thì cái mà con người mong muốn hơn cả không phải là những giá trị vật chất mà đó là môi trường làm việc hay những giá trị tinh thần mà các doanh nghiệp có thể mang lại cho từng thành viên của mình. Giờ đây tiền lương cao cũng chỉ là một phần chứ không phải là lý do quan trọng nhất để níu giữ nhân tài cho doanh nghiệp. Có 85% cán bộ nhân viên có cảm giác thoải mái trong quá trình làm việc song cũng có một số cán bộ nhân viên vẫn cảm thấy không thực sự thoải mái trong công việc vì đôi khi có sự soi xét của cấp trên và đồng nghiệp. Và cũng có thể sẽ có những cảm nhận khác nhau tuỳ từng thời điểm vì trong ngân hàng có rất nhiều người với nhiều tính cách và phong thái làm việc khác nhau nên không thể tránh khỏi những cảm giác khác nhau của mọi người.

Có được một môi trường làm việc lành mạnh, ổn định, có văn hoá khiến cho mỗi người lao động có được sự ổn định về tâm lý, tạo niềm tin, cơ sở cho quá trình xây dựng và phát triển của Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng. Xây dựng được niềm tin, thái độ tích cực của các thành viên trong Chi nhánh là nhờ những giá trị văn hoá tốt đẹp mà Ban lãnh đạo cũng như toàn bộ đội ngũ nhân viên không ngừng học hỏi, tự trau dồi, làm mới mình. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn góp phần tạo nên hình ảnh một Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng luôn giành được sự tin tưởng và nhớ đến của đông đảo khách hàng.



10 (Nguồn: Điều tra thực tế tại NHCT Hai Bà Trưng)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH‌

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG


I. Sự cần thiết phải xây dựng và phát huy văn hoá doanh nghiệp


Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, những sự giao thoa về văn hoá, sự ràng buộc, gắn bó ngày càng cao hơn bao giờ hết giữa các quốc gia, dân tộc, thì các doanh nghiệp, từ những tập đoàn hùng mạnh đến những công ty nhỏ bé đều phải đứng trước các thách thức xây dựng văn hoá riêng phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của công ty đó. Lý do vì văn hoá là một phần không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp và văn hoá doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững. Điều đó lý giải tại sao các tập đoàn lớn thành công trên thế giới và cả ở Việt Nam đều phải tạo dựng được nét đặc trưng văn hoá riêng biệt, độc đáo nhưng cũng rất toàn cầu.

1. Về khía cạnh xã hội


Trong xu thế mở cửa hội nhập, bên cạnh những thuận lợi như tiếp cận nhanh với tri thức của nhân loại, vốn, khoa học công nghệ, sẽ có cả những khó khăn, trong đó xuất hiện những nguy cơ mới, đó là sự “xâm lăng” về văn hoá. Sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia, tập đoàn tài chính lớn, các công ty lớn từ nhiều nước sẽ mang theo những tập quán, phong tục, phong cách quản lý mới riêng của từng nước vào nước ta là điều chắc chắn. Nghị quyết Đại hội X đã khẳng định: “chúng ta tiếp tục xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Doanh nghiệp là nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người – yếu

tố cấu thành nên tất cả các yếu tố khác từ vi mô đến vĩ mô, do đó, để giữ gìn nền văn hoá nước nhà, kế thừa tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một bản sắc văn hoá kinh doanh Việt Nam, xây dựng văn hoá doanh nghiệp là điểm tựa đầu tiên, là nhiệm vụ trung tâm, có ý nghĩa chiến lược trong tiến trình hội nhập.

Hơn nữa, xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp của nước ta hiện nay có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cấp hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Về khía cạnh doanh nghiệp


Những thành công của doanh nghiệp có bền vững hay không là nhờ vào nền văn hoá doanh nghiệp rất đặc trưng của mình. Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức mạnh của văn hoá doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt đó được thể hiện ra ở những tài sản vô hình như: sự trung thành của nhân viên, bầu không khí của doanh nghiệp như một gia đình nhỏ, tệ quan liêu bị đẩy lùi và không còn đất để tồn tại, xoá bỏ sự lề mề trong quá trình thảo luận và ra quyết định quản lý, sự tin tưởng của nhân viên vào các quyết định và chính sách của doanh nghiệp, tinh thần đồng đội trong mọi công việc của doanh nghiệp. Nền văn hoá của doanh nghiệp đã mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng. Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể bổ sung thông qua tuyển dụng, thiếu thị trường có thể từng bước mở rộng thêm, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước và đi mua tất cả mọi thứ hiện hữu nhưng lại không thể bắt chước hay đi mua được sự cống hiến, lòng tận tuỵ và trung thành của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ là có bao

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí