Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Tại Vietcombank Long An Qua Các Năm


Hoạt động thanh toán quốc tế:

Năm 2009 tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh quy USD là 66.117 triệu USD. Năm 2010 tăng 91.984 triệu USD bằng 139% so với 2009.

Năm 2011 là 86.7 triệu USD. Đến 2012 đạt 111.3 triệu USD tăng 128.3% so với năm 2011. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là thanh toán theo phương thức L/C, nhờ thu, kế đến mới là thanh toán theo phương thức T/T. Hoạt động thanh toán nhập khẩu nhìn chung chiếm tỷ trọng cao hơn so với thanh toán xuất khẩu.

Hình 2.3 Tình hình xuất nhập khẩu tại Vietcombank Long An qua các năm

(Đơn vị: triệu USD)


Doanh thu XNK

111.3

120

100

80

60

40

91.984

86.7

66.117

20

0

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp ngân hàng Vietcombank chi nhánh Long an, 2013)

Hoạt động về thẻ:

Năm 2010 chi nhánh phát hành được 5.325 thẻ ghi nợ nội địa, bằng 115% so với năm 2009 (năm 2009 là 4.630 thẻ). Thẻ ghi nợ quốc tế là 212 thẻ (2009 là 97 thẻ), thẻ tín dụng đạt được 291 thẻ (năm 2009 là 200 thẻ). Doanh số sử dụng thẻ tín dụng 2010 là một bước nhảy vược bậc với con số là 15 tỷ đồng ( năm


2009 là 3.245 triệu đồng), thẻ ghi nợ quốc tế là 24.7 tỷ đồng (năm 2009 là 50.780 triệu đồng)

Năm 2012 chi nhánh phát hành được 7.015 thẻ ghi nợ nội địa, tăng 22.5% so với năm 2011 (năm 2011 là 5.725 thẻ). Thẻ ghi nợ quốc tế là 255 thẻ (2009 là 160 thẻ), thẻ tín dụng đạt được 747 thẻ (năm 2011 là 380 thẻ).

2.2 GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1 Lịch sử phát triển dịch vụ

Tháng 11/2001, Vietcombank bắt đầu triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho khách hàng với chức năng: xem số dư và các giao dịch tài khoản, xem sao kê và giao dịch của thẻ tín dụng.

Tháng 12/2004, Ban lãnh đạo ngân hàng giao cho Phòng Quản lý đề án công nghệ tổ chức lại việc cung ứng dịch vụ và đảm nhiệm việc phát triển kênh dịch vụ này.

Tháng 01/2005, Vietcombank tạm ngưng việc đăng ký dịch vụ qua mạng Internet để giải quyết số khách hàng còn tồn (khoảng 20.000 khách hàng); tiếp tục xây dựng các văn bản pháp lý điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ và hoàn thiện chương trình cung ứng dịch vụ.

Ngày 24/05/2006, dịch vụ VCB - iB@nking chính thức được mở cửa lại, cho phép khách hàng đăng ký dịch vụ tại các điểm giao dịch của Vietcombank.

Kể từ ngày 15/05/2009 ngoài dịch vụ truy vấn thông tin khách hàng còn có thẻ thực hiện thanh toán đối với dịch vụ internet banking.

Ngày 10/3/2010, Vietcombank đã chính thức bắt đầu cung cấp dịch vụ tài chính qua kênh ngân hàng trực tuyến “cho thuê” có tên VCB-iB@nking. Đây


là ngân hàng đầu tiên triển khai hình thức dịch vụ này tại Việt Nam. Dịch vụ cho phép khách hàng là cá nhân của các đơn vị có hợp tác với Vietcombank (công ty tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông…) được chuyển tiền cho các đơn vị này để thanh toán tiền lãi, gốc vay, tiền đầu tư chứng khoán, đóng phí bảo hiểm, phí sử dụng dịch vụ hoặc các nội dung thanh toán khác. Mọi giao dịch thanh toán được thực hiện bằng tiền đồng Việt Nam. Dịch vụ này các khách hàng cá nhân đã đăng ký sử dụng dịch vụ VCB- iB@nking của Vietcombank và là khách hàng của các đơn vị có hợp tác triển khai Dịch vụ tài chính với Vietcombank có thể thực hiện các giao dịch tài chính với nhau thông qua máy tính có kết nối Internet.

2.2.2 Hệ thống bảo mật của ngân hàng TMCP Ngoại Thương

* Bảo mật bằng hệ thống tạo mã điện tử theo công nghệ RSA:

Hệ thống tạo mã xác thực điện tử RSA bao gồm các phần mềm giao diện và thiết bị tạo mã điện tử nhằm tăng cường các công cụ bảo mật an toàn khi truy cập vào hệ thống công nghệ thông tin và dịch vụ do Vietcombank cung cấp. Cụ thể, hệ thống RSA là một giải pháp bảo mật truy cập sử dụng 2 yếu tố: mật khẩu (PIN do người sử dụng tự tạo) và dãy một số ngẫu nhiên (gồm 6 chữ số - do thiết bị tạo mã điện tử tạo, hiển thị và thay đổi theo chu kỳ (60s) sử dụng đồng thời tại thời điểm người sử dụng truy cập vào hệ thống. Tổ hợp PIN này và dãy số này tạo ra một dãy số trở thành mật khẩu luôn động (gọi là passcode). Người sử dụng phải nhập tổ hợp passcode này thay vì nhập mật khẩu cố định như trước đây.

Sử dụng thiết bị tạo mã điện tử khi truy nhập đảm bảo tính bảo mật cao sử dụng đồng thời hai yếu tố trong quá trình xác thực tránh được việc dò tìm mật khẩu truy cập hoặc vô hiệu hóa truy cập trái phép trong trường hợp passcode bị nghe lén.


*Bảo mật bằng hệ thống chứng chỉ điện tử

Vietcombank đã mua chứng chỉ bảo mật từ VeriSign, nhà cung cấp dịch vụ bảo mật web hàng đầu thế giới. Hiện tại thông tin trên trang web của Vietcombank đã được mã hóa với công nghệ Secure Sockets Layer (SSL). Với chứng chỉ bảo mật 128 bit SSL Certificate (Chứng chỉ chấp nhận SSL), độ bảo mật website của Vietcombank cùng với dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB - iB@nking đã được VeriSign đảm bảo và chứng nhận. Với dịch vụ Secure Site Seal khách hàng có thể nhấn vào biểu tượng của VeriSign trên trang web của Vietcombank để kiểm tra độ bảo mật và tin cậy của trang web. Cơ chế bảo mật SSL này thực hiện thông qua việc mã hóa các thông tin nhạy cảm trong quá trình giao dịch. Và mỗi SSL Certificate chứa các thông tin tin cậy cho phép truy cập thông qua định dạng từ nhà cung cấp. Chính công nghệ này đang được sử dụng khá rộng rãi trên Internet hiện nay. SSL Certificate chứa một khóa dùng chung (public key) và một khóa riêng (private key). Khóa dùng chung được sử dụng để mã hóa thông tin và khóa riêng được dùng để giải mã thông tin đã được mã hóa. Khi trình duyệt web vào một tên miền được bảo vệ, nhờ có SSL, các thông tin sẽ được mã hóa và kết nối an toàn từ trình duyệt máy client với máy chủ

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhận thức xã hội, mức độ phổ cập Internet ngày càng gia tăng nhanh chóng.

2.2.3 Các t nh năng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của ngân hàng TMCP Ngoại Thương

* Dịch vụ truy vấn:

Tra cứu thông tin tài khoản tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm; các loại giấy tờ có giá: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu; tài khoản tiền vay, thông tin về biểu phí, lãi suất, tỷ giá…


* Dịch vụ thanh toán

• Thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ cho các nhà cung cấp (danh sách các nhà cung cấp có thể thay đổi theo từng thời kỳ).

• Thanh toán chuyển khoản trong cùng hệ thống Vietcombank và khác hệ thống Vietcombank.

• Chuyển tiền cho các đơn vị có hợp tác với Vietcombank (công ty tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông…)

• Thanh toán thẻ tín dụng.

* Gửi tiền tiết kiệm online:

• Với dịch vụ này khách hàng có thể trích tiền từ tài khoản của mình để gửi tiền tiết kiệm online với các kỳ hạn 1,3,6 tháng.

* Đăng ký sử dụng các dịch vụ khác của Vietcombank: như chuyển tiền từ thiện, ví điện tử…

2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG-CHI NHÁNH LONG AN

Bảng 2.3 Thống kê giao dịch chuyển tiền thông qua dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Vietcombank-chi nhánh Long An qua các năm

Năm

Số lượng giao dịch

Số tiền VND

2009

336

1,535,619,668

2010

2,901

37,302,350,811

2011

10,085

48,102,350,811

2012

19,868

141,299,627,742

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Long An - 6

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Vietcombank chi nhánh Long an, 2013)

Đối với dịch vụ Internet Banking, qua thống kê cho thấy khách hàng ngày càng


quan tâm và sử dụng nhiều hơn với số lượng giao dịch tăng rất nhanh qua các năm. Tính đến cuối năm 2009 thi số lượng giao dịch là 336 với số tiền đạt được là 1,535,619,668 VND. Trong năm này phần lớn giao dịch chuyển khoản là giao dịch trong hệ thống. n tượng nhất là năm 2010 từ con số 336 giao dịch với số tiền ở mức khiêm tốn là 1,535,619,668 VND của năm 2009, năm 2010 số lượng giao dịch đã tăng lên gấp 8 lần, số tiền giao dịch nhảy vọt vượt bậc tăng lên gấp 24 lần so với năm trước. Từ năm 2010 đến 2012 số lượng giao dịch song song với số tiền giao dịch vẫn tiếp tục gia tăng qua các năm.

Như vậy ta có thể thấy qua các năm số lượng giao dịch qua ngân hàng trực tuyến không ngừng gia tăng gia cho cho thấy sự ủng hộ của khách hàng đối với dịch vụ là rất cao, bởi sự an toàn và thuận tiện của dịch vụ, khách hàng có thể thực hiện chuyển tiền bất kỳ lúc nào và ở bất cứ ở đâu. Điều này cũng minh chứng là tốc độ cho tiềm năng của sự phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong tương lai.

Song song với số lượng giao dịch chuyển tiền không ngừng gia tăng thì số lượng tài khoản mới sử dụng internet banking cũng gia tăng theo đó:

Bảng 2.4 Số lượng người đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Vietcombank Long An qua các năm

Năm

Số người sử dụng

2009

272

2010

492

2011

765

2012

1100

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Vietcombank- chi nhánh Long an, 2013)


Từ bảng số liệu có thể thấy số lượng người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến đều tăng qua mỗi năm. Năm 2009 có 272 người sử dụng mới dịch vụ này đến năm 2010 con số này tăng lên gần gấp 2 là 492 người đăng ký sử dụng mới. Năm 2011 và 2012 số lượng đăng ký mới tăng lên với con số ấn tượng lần lượt là 765 và 1100. Như vậy, trong những năm đầu lúc mới triển khai loại hình này, số lượng người biết đến và có nhu cầu sử dụng dịch vụ rất thấp, một phần là do kinh tế Long An lúc bấy giờ vẫn chưa phát triển, tỷ lệ người có máy vi tính kết nối internet tại nhà còn rất thấp, vì vậy mà họ chưa có điều kiện sử dụng dịch vụ này. Đến những năm gần đây, khi mà internet đã phát triển rộng rãi, cũng như những nhu cầu cao hơn về hệ thống giao dịch đối với ngân hàng thì số lượng người tiếp cận với dịch vụ này đã có xu hướng tăng.

Sự gia tăng số lượng giao dịch lẫn số lượng người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến đã chứng minh cho sự kinh tế và hiệu quả của dịch vụ này. Tại Vietcombank trung bình giao dịch trên internet giảm được ít nhất 3 lần chi phí giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Bên cạnh đó dịch vụ này làm giảm bớt một loạt các thủ tục hành chính rườm rà và phức tạp khi phải giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Xét từ gốc độ khách hàng, sẽ làm giảm tải thời gian chờ đợi, giảm chi phí cơ hội của họ; xét từ gốc độ ngân hàng sẽ làm giảm bớt các chi phí giấy tờ liên quan lẫn chi phí để thuê các nhân viên giao dịch tại quầy nếu loại hình dịch vụ ngân hàng trực tuyến này phát triển.

Tuy nhiên, song song với những thành tựu đã đạt được dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Vietcombank vẫn còn tồn động những hạn chế:

+ Nếu so với một số các ngân hàng trong nước như Ngân hàng Á Châu, Techcombank.... thì dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Vietcombank chưa thật sự đa dạng. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại các ngân hàng này rất đa dạng về tính


năng như: giao dịch về chứng khoán, sản phẩm tiết kiệm linh hoạt.... Gần đây nhất ngân hàng Á Châu còn thiết kế dịch vụ online “Giao dịch chứng từ, xác thực điện tử”. Theo đó, các khách hàng đã ký hợp đồng giao dịch tín dụng, thanh toán quốc tế, dịch vụ tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ với ACB, khi thực hiện các giao dịch phát sinh thì không cần phải đến quầy giao dịch mà chỉ cần gửi email các chứng từ đã được xác thực bằng chữ ký điện tử cho ngân hàng. Do đó, khách hàng có thể tiết kiệm tối đa thời gian, nhân lực, chi phí, đồng thời có thể an tâm về tính chính xác và bảo mật tuyệt đối của chứng từ giao dịch. Ngoài ra các ngân hàng như HSBC, ANZ....có dịch vụ ngân hàng trực tuyến phát triển vượt bậc, sản phẩm của ngân hàng không chỉ dừng lại ở giao dịch chuyển tiền đơn thuần mà còn mở rộng ở mức độ cho vay, thanh toán theo lô, yêu cầu mở L/C....đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Như vậy nếu so với những ngân hàng này thì dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Vietcombank còn rất khiêm tốn chủ yếu tập trung vào các mảng thanh toán, chuyển tiền đi.

+ Xét về tính năng gửi tiết kiệm online thì trong 2 năm triển khai tính năng này số tiền cũng như số lượng giao dịch chiếm một tỷ lệ nhỏ so với giao dịch chuyển tiền. Phần lớn số tiền gửi vẫn mang tính chất nhỏ lẽ. Từ đó đã chứng minh khách hàng vẫn còn khá e dè khi gửi tiết kiệm online do sợ rủi ro và họ thường cảm thấy an tâm hơn khi cầm sổ tiết kiệm trong tay. Bên cạnh đó sản phẩm gửi tiết kiệm online vẫn còn hạn chế trong các kỳ hạn: 1,3,6 tháng nên vẫn chưa thật sự linh hoạt đa dạng.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 26/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí