BNN khó phát hiện hơn TNLĐ bởi BNN làm sức khoẻ của người lao động suy giảm từ từ, ít để lại các vết thương thực tế (như cụt tay, chân, mù mắt…). Đa phần BNN được phát hiện khi các đơn vị tiến hành kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người lao động. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng tiến hành việc kiểm tra này, đặc biệt là các cơ sở sản xuất nhỏ.
Tình hình BNN được thể hiện chi tiết qua bảng sau:
Bảng 2.5: Tình hình bệnh nghề nghiệp
Đơn vị tính: người
Tên BNN | Số khám | Chẩn đoán | Giám định | Trợ cấp | Cộng tích lũy hết 2011 | ||||
1 | Bụi phổi silic | 8.062 | 964 | 403 | 45 | 20.274 | |||
2 | Bụi phổi Amiăng | 577 | 0 | 0 | 0 | 3 | |||
3 | Bụi phổi bông | 1.675 | 4 | 4 | 0 | 278 | |||
4 | Viêm nghiệp | phế | quản | nghề | 3.411 | 33 | 1 | 1 | 103 |
5 | Hen phế quản mạn tính | 516 | 0 | 0 | 0 | 0 | |||
6 | Nhiễm độc chì và các hợp chất | 1.327 | 72 | 0 | 0 | 321 | |||
7 | Nhiễm độc benzene | 4.311 | 0 | 0 | 0 | 2 | |||
8 | Nhiễm độc thuỷ ngân | 0 | 0 | 0 | 0 | 14 | |||
9 | Nhiễm độc Mangan | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | |||
10 | Nhiễm độc TNT | 0 | 0 | 0 | 0 | 391 | |||
11 | Nhiễm độc Asen | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | |||
12 | Nhiễm độc Nicotine | 0 | 0 | 0 | 0 | 259 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Về Các Hạn Chế Trong Pháp Luật Về Chế Độ Tai Nạn Lao Động, Bệnh Nghề Nghiệp
- Thực Trạng Việc Thực Hiện Chế Độ Tai Nạn Lao Động, Bệnh Nghề Nghiệp
- Một Số Nghề Nghiệp Có Tỷ Lệ Xảy Ra Tnlđ Chết Người Cao
- Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chế Độ Tai Nạn Lao Động, Bệnh Nghề Nghiệp Ở Việt Nam
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam - 11
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Nhiễm độc hóa chất trừ sâu | 857 | 56 | 0 | 0 | 297 | |
14 | Nhiễm độc CO | 50 | 0 | 0 | 0 | 0 |
15 | Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ | 151 | 12 | 3 | 3 | 12 |
16 | Điếc nghề nghiệp do tiếng ồn | 32.200 | 1.750 | 286 | 161 | 4.363 |
17 | Rung chuyển nghề nghiệp | 65 | 0 | 0 | 0 | 20 |
18 | Giảm áp nghề nghiệp | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
19 | Sạm da nghề nghiệp | 2.242 | 272 | 0 | 0 | 629 |
20 | Nốt dầu | 34 | 0 | 0 | 0 | 0 |
21 | Viêm da móng | 1.001 | 23 | 7 | 0 | 0 |
22 | Loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc | 2.385 | 150 | 0 | 0 | 0 |
23 | Lao nghề nghiệp | 21 | 6 | 6 | 5 | 58 |
24 | Viêm gan virut nghề nghiệp | 1.125 | 103 | 103 | 103 | 216 |
25 | Bệnh leptospira nghề nghiệp | 588 | 112 | 0 | 0 | 6 |
Tổng cộng | 60.598 | 3.557 | 813 | 318 | 27.246 |
13
Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế
(Số liệu thống kê trên không bao gồm 03 BNN mới được đưa vào danh mục BNN được bảo hiểm theo Thông tư số 42/2011/TT-BYT ngày 30/11/2011).
Trên thực tế, số người bị mắc BNN cao hơn nhiều so với con số thống kê ở bảng số liệu trên. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, tỷ lệ khám BNN trong công nhân tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ hiện cũng mới chỉ đạt khoảng 8 -15%. Như vậy sẽ có rất nhiều người bị BNN mà không được xác định và không được hưởng quyền lợi.
2.2.4. Đánh giá về các khiếm khuyết trong việc thực thi chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a. Cơ chế quản lý tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thiếu hiệu quả Việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện ATVSLĐ chưa được quan tâm,
chú trọng đúng mức; đội ngũ cán bộ làm công tác BHLĐ còn ít, một số còn
thiếu tinh thần, trách nhiệm và hạn chế về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình giải quyết vụ TNLĐ, BNN còn đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm cho nhau.
Việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ thực hiện không tốt, nhiều cơ sở, địa phương, ngành còn coi nhẹ việc khai báo, thống kê, bỏ qua nhiều vụ TNLĐ không được điều tra, thậm chí còn cố tình che giấu.
Thành phần đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở chưa đảm bảo tính khách quan, không có sự tham gia của đại diện cơ quan nhà nước. Do còn một số bất cập nên việc tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về chế độ TNLĐ trong thời gian tới là cần thiết, nhằm góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc, hoàn chỉnh, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
b. Công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn vệ sinh lao động chưa được thực hiện tốt
Thứ nhất, một số văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ TNLĐ, BNN còn chậm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động như: hướng dẫn cách
tính mức hưởng đối với trường hợp giám định lại, giám định tổng hợp mà trước khi thực hiện Luật BHXH đã có mức hưởng cũ; hướng dẫn giám định tổng hợp và cách tính hưởng chế độ đối với trường hợp bị TNLĐ nhiều lần, bị nhiều BNN, vừa bị TNLĐ vừa bị BNN; hướng dẫn về chế độ trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt.
Thứ hai, mặc dù đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành như đầu tư trang thiết bị BHLĐ, mở các khóa đào tạo về ATVSLĐ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ, nhưng tình hình TNLĐ, BNN hiện nay vẫn gia tăng, hàng năm số người bị TNLĐ, BNN vẫn còn ở mức cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong quá trình lao động sản xuất có thể xảy ra những rủi ro bất thường ngoài ý muốn của con người. TNLĐ, BNN là loại rủi ro đặc trưng vì nó thường gây ra thiệt hại lớn về sức khoẻ và tài sản của người lao động. Chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN là một trong các chế độ thuộc hệ thống BHXH được Nhà nước ta bảo đảm thực hiện, đó là một chế độ không thể thiếu và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động và cả người sử dụng lao động. Nó mang lại sự ổn định về mặt tài chính cho người lao động và gia đình họ khi người lao động không may gặp phải những biến cố bất ngờ, gây TNLĐ, BNN, từ đó góp phần làm bình ổn xã hội, tạo động lực cho sự phát triển của xã hội.
Tình hình TNLĐ và BNN hiện nay ngày càng nghiêm trọng đang trở thành mối lo ngại của người lao động, ngưởi sử dụng lao động và toàn xã hội. Hệ thống pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN đang ngày càng được hoàn thiện, để điều chỉnh kịp thời các quan hệ lao động phát sinh trong điều kiện mới. Về cơ bản các quy định về chế độ TNLĐ, BNN đối với người lao động ở nước ta đã đáp ứng được các yêu cầu của đời sống xã hội và điều kiện lao động. Tuy nhiên, một số quy định của pháp luật vẫn còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò điều chỉnh của pháp luật, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của việc thực thi như hạn chế về đối tượng hưởng chế độ TNLĐ, BNN và mức trợ cấp TNLĐ, BNN, quy định tỷ lệ hưởng trợ cấp của hai chế độ TNLĐ và BNN như nhau là chưa phù hợp; cách xác định TNLĐ theo như quy định hiện nay là chưa rõ ràng; chế độ TNLĐ, BNN chưa tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các đơn vị sử dụng lao động; cơ chế giải quyết, xử phạt vi phạm liên quan đến TNLĐ, BNN chưa thích đáng. Nguyên nhân là do công tác xây dựng pháp luật về TNLĐ, BNN vẫn chưa theo kịp sự phát triển của xã hội, việc tiếp thu
kinh nghiệm của pháp luật quốc tế và của các nước chưa được thực hiện hiệu quả do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, xã hội và dân cư mà quan trọng nhất là trình độ kinh tế - xã hội của nước ta vẫn chưa theo kịp với các nước trên thế giới.
Cùng với việc chỉ ra các hạn chế của luật pháp đã nêu ở trên, việc thực thi nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về TNLĐ, BNN là điều kiện quan trọng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu TNLĐ, BNN. Qua phân tích ở trên có thể thấy, việc thực thi các quy định này trên thực tế vẫn còn thiếu nghiêm túc, đặc biệt là việc tuân thủ các quy định về ATVSLĐ- yếu tố tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình TNLĐ, BNN xảy ra. Nguyên nhân là do nhận thức, ý thức của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ cũng như việc buông lỏng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, dẫn đến cơ chế quản lý TNLĐ, BNN còn thiếu hiệu quả, công tác tuyên truyền pháp luật về ATVSLĐ chưa được thực hiện tốt. Chính vì những kẽ hở trong quy định của pháp luật và sự yếu kém trong việc thực hiện chế độ TNLĐ, BNN trên thực tế mà số vụ TNLĐ và BNN xảy ra ngày càng nhiều, con số bị thương nặng và tử vong vẫn ở mức cao.
Chính vì vậy, việc phân tích các quy định hiện hành của pháp luật về TNLĐ, BNN và việc thực thi các quy định đó trên thực tế có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm khắc phục những vấn đề còn yếu, thiếu trong quy định pháp luật, chỉ ra những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của việc thực thi chế độ TNLĐ, BNN, nâng cao ý thức của người lao động, người sử dụng lao động, các cơ quan hữu quan và toàn xã hội về vai trò của công tác an toàn vệ sinh lao động và bảo hộ lao động, từ đó tiến tới giảm thiểu TNLĐ, BNN, góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Như đã phân tích ở chương II, chế độ TNLĐ, BNN hiện hành ở Việt Nam đang ngày càng được hoàn thiện và phát huy vai trò là cơ sở pháp lý để giải quyết quyền lợi của người lao động bị TNLĐ, BNN. Tuy nhiên qua thực tiễn thực hiện, chế độ TNLĐ, BNN đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, gây khó khăn và bất cập đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Chính vì vậy, cần khắc phục những vấn đề còn yếu, thiếu trong quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả việc thực thi trên thực tế.
3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Chế độ TNLĐ, BNN hiện nay được quy định trong Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội. Quá trình thực hiện chế độ TNLĐ cho thấy mọi trường hợp bị TNLĐ của người lao động tham gia BHXH bắt buộc gắn với quá trình lao động (kể cả trường hợp bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và quãng đường hợp lý) đều được quỹ BHXH chi trả. Nội dung chi trả các khoản trợ cấp nhằm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập từ quỹ BHXH khá đầy đủ thông qua chi trả trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng. Ngoài ra, bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trong một số trường hợp cũng được hưởng trợ cấp người phục vụ; bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ; người hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng mà nghỉ việc thì được hưởng bảo hiểm y tế và người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bị chết do TNLĐ, người nghỉ nghỉ việc đang hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng với mức suy giảm khả năng
lao động 61% trở lên khi chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất từ quỹ BHXH. Mức trợ cấp TNLĐ, BNN một lần, hàng tháng từ quỹ BHXH theo quy định hiện nay đảm bảo tính hợp lý, công bằng, đảm bảo được nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng BHXH do vừa tính theo số năm đóng BHXH và tiền lương, tiền công đóng BHXH; vừa tính theo tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động trên cơ sở mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
Quy định khi người lao động bị TNLĐ được giám định hoặc được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật đã được điều trị ổn định hoặc thương tật tái phát và được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi vừa bị TNLĐ vừa bị BNN, bị TNLĐ nhiều lần, bị nhiều BNN đã được thực hiện không còn vướng mắc như trước đây.
Quy định người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác BHLĐ, phòng ngừa TNLĐ được khen thưởng từ quỹ BHXH, bước đầu khuyến khích để các đơn vị quan tâm hơn đến công tác an toàn BHLĐ. Việc hình thành quỹ TNLĐ, BNN là quỹ thành phần của quỹ BHXH và được được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch trên cơ sở tính toán cân đối lâu dài đảm bảo nguồn kinh phí chi trả trợ cấp TNLĐ, BNN, không ảnh hưởng đến người sử dụng lao động và người lao động.
Quy định cụ thể về hồ sơ, trách nhiệm, thời hạn giải quyết hưởng chế độ TNLĐ đơn giản, thuận lợi, dễ dàng, bảo đảm kịp thời, đầy đủ quyền lợi cho người lao động, áp dụng chương trình công nghệ thông tin thống nhất trong cả nước để xét duyệt các chế độ bảo hiểm xã hội trong đó có chế độ TNLĐ, BNN.
Việc quy định quỹ BHXH chi trả trợ cấp TNLĐ, BNN cho người bị TNLĐ, BNN từ sau khi điều trị ổn định, còn trong thời gian điều trị TNLĐ, BNN thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động nhằm tăng cường trách