cung cấp và chú trọng truyền thông là phương thức hiệu quả. Điều này cũng đặc biệt quan trọng khi là ngân hàng đi sau trong lĩnh vực này.
3.5. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Mặc dù đem lại những đóng góp hữu ích, tuy nhiên còn tồn tại nhiều hạn chế:
Thứ nhất, luận văn chỉ mới dừng lại phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng và dựa vào các kết quả nghiên cứu trước để dẫn chứng và làm căn cứ biện luận cho tác động của ý định sử dụng lên hành vi sử dụng của khách hàng chứ chưa dựa trên dữ liệu khảo sát để chạy mô hình và phân tích cụ thể mối quan hệ này.
Thứ hai, luận văn sử dụng mô hình UTAUT là mô hình nghiên cứu dựa trên khía cạnh chấp nhận công nghệ mới, mặc dù bổ sung thêm nhân tố niềm tin vào mô hình tuy nhiên luận văn chưa đề cập và nghiên cứu sâu về đặc điểm, tính năng sản phẩm, dịch vụ trong khi những điều này có thể hữu ích trong việc tập trung vào một số đặc điểm, tính năng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khách hàng hoặc phát triển các tính năng mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh so với đối thủ. Nó cũng không nghiên cứu về đặc điểm tâm lý khách hàng, một trong những điều rất hữu ích cho chiến lược xúc tiến và quảng cáo nhằm thu hút khách hàng.
Thứ ba, đối tượng nghiên cứu chỉ bao gồm những khách hàng hiện hữu của ngân hàng Kiên Long mà chưa bao quát hết các đối tượng khác như các khách hàng của ngân hàng khác đã từng sử dụng thẻ KLB hoặc biết đến và hiểu rõ về thẻ KLB nhưng không có nhu cầu sử dụng hoặc không lựa chọn sử dụng.
Dựa trên các hạn chế được nêu ở phần trước, các nghiên cứu tiếp theo cần bổ sung các nhân tố khác ngoài khía cạnh chấp nhận về mặt công nghệ chẳng hạn như tập trung vào phí (giá cả), thương hiệu, tâm lý khách hàng, chi phí chuyển đổi… Hơn nữa, nghiên cứu cần mở rộng đối tượng nghiên cứu và kích thước mẫu phù hợp nhằm phân tích ảnh hưởng của ý định hành vi đến hành vi sử dụng từ kết quả khảo sát.
Kết luận chương 3
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Chấp Nhận Sử Dụng Thẻ Klb Dựa Trên Đánh Giá Từ Phía Khách Hàng
- Hoàn Thiện Hệ Thống Thẻ, Dịch Vụ Cung Cấp Hiện Tại (Đến 31/12/2014)
- Về Đa Dạng Chương Trình Khuyến Khích, Ưu Đãi Sử Dụng Thẻ
- Cấu Trúc Mô Hình Và Định Nghĩa Các Thành Phần Và Vai Trò Các Yếu Tố Chi Phối Trong Mô Hình Utaut
- Phiếu Phỏng Vấn Và Kết Quả Phỏng Vấn Khách Hàng
- Thống Kê Mô Tả Về Đặc Trưng Của Các Cá Nhân Được Khảo Sát
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
Chương 3 đã giới thiệu một số định hướng phát triển dịch vụ thẻ trong thời gian tới nhằm khuyến khích Khách hàng chấp nhận sử dụng thẻ của ngân hàng TMCP Kiên Long, đây là cơ sở để định hướng một số giải pháp phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng và đặc điểm của Khách hàng.
Chương này cũng sắp xếp và đưa ra các nhóm giải pháp theo mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động dựa trên đánh giá của khách hàng từ mô hình nghiên cứu. Cơ sở đưa ra các giải pháp này dựa vào thực trạng dịch vụ cung cấp của ngân hàng TMCP Kiên Long trong thời gian qua và kết quả khảo sát khách hàng. Bên cạnh các nhân tố được đề cập trong mô hình, luận văn cũng trình bày một số kiến nghị với các cơ quan chức năng dựa trên một số nhân tố khách quan khác có ảnh hưởng, từ đó rút ra một số hạn chế của bài nghiên cứu và đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN
Với 3 chương được trình bày, luận văn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng thẻ của ngân hàng TMCP Kiên Long đã khái quát và hoàn thành các vấn đề sau:
Một là, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về thẻ ngân hàng, các lý thuyết tổng quan nghiên cứu sự chấp nhận sử dụng, từ đó đánh giá các lý thuyết để lựa chọn mô hình nghiên cứu thích hợp. Ở phần này, tác giả cũng thực hiện tổng hợp, tóm tắt các nghiên cứu liên quan để xây dựng và điều chỉnh mô hình cho phù hợp, làm cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng thẻ của ngân hàng TMCP Kiên Long dựa trên đánh giá thống kê từ ngân hàng và kết quả khảo sát từ khách hàng theo mô hình nghiên cứu đề xuất. Từ đó xác định rõ những tồn tại trong hoạt động thẻ nói chung và trong việc khuyến khích khách hàng chấp nhận sử dụng thẻ của ngân hàng, giúp ngân hàng xác định được các nhân tố ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng nhân tố để có những chiến lược phát triển đúng đắn.
Ba là, trên cơ sở lý luận tổng quan cho vấn đề nghiên cứu, kết quả phân tích thực tiễn tình hình các nhân tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng thẻ của ngân hàng TMCP Kiên Long được trình bày ở trên, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích khách hàng chấp nhận sử dụng thẻ của ngân hàng TMCP Kiên Long.
Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên do thời gian có hạn và khả năng tiếp cận, thu thập dữ liệu thực tế còn hạn chế nên bài luận văn cũng không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nên kết quả thống kê thu được chỉ mang tính đại diện và phản ánh phần nào cảm nhận, đánh giá của khách hàng; các giải pháp đưa ra mang tính đề xuất và kiến nghị cho ngân hàng tham khảo khi xem xét thực hiện. Rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của Quý thầy cô và bạn đọc giúp bài luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà Xuất Bản Hồng Đức.
Lê Thế Giới và Lê Văn Huy, 2005. Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam. Báo cáo toàn văn Hội thảo khoa học về phát triển dịch vụ tài chính tại Việt Nam, Bộ tài chính, tháng 8. pp.213-24.
Lê Thị Kim Tuyết, 2011. Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ internet Banking của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Đà Nẵng.
Lưu Thị Mỹ Hạnh, 2013. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đế sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ thẻ Techcombank tại thành phố Đà Nẵng. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Đà Nẵng.
Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – Thiết kế và thực hiện. Nhà xuất bản Lao động & Xã hội.
Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi, 2011. Đề xuất mô hình chấp nhận sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam. Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, pp. số 14, trang 97-105.
Trầm Thị Xuân Hương và Hoàng Thị Minh Ngọc, 2011. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Trần Thị Minh Anh, 2010. Nghiên cứu mức độ chấp nhận sử dụng thẻ thanh toán xăng dầu - Flexicard của người tiêu dùng tại Đà Nẵng: Áp dụng mô hình thống nhất việc chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT). Báo cáo hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7, pp.128-34.
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh
Aboelmaged, M. and Gebba, T., 2013. Mobile Banking Adoption: An Examination of Technology Acceptance Model and Theory of Planned Behavior. International Journal of Business Research and Development, 2: 35-50.
AbuShanab, E. et al., 2010. Internet Banking and Customers' Acceptance in Jordan: The Unified Model's Perspective. Communications of the Association for Information Systems, 26: 493-524.
Ajzen, I., 1991. The theory of planned behavior. 50th ed. Amherst: Organizational behavior and human decision processes.
Akbar, F., 2013. What affects students' acceptance and use of technology?. Senior Honors thesis. Dietrich College of Humanities and Social Sciences.
AlAwadhi, S. & Morris, A., 2009. Factors influencing the adoption of E-goverment services. Journal of Software, pp.4: 584-590.
Alotaibi, M., 2013. Determinants of mobile Service Acceptance in Saudi Arabia: A revised UTAUT model. International journal of E-services and Mobile Applications, 5: 43-61.
Alsughayir, A., Albarq, A., 2013. Examining a Theory of Reasoned Action in Internet Banking using SEM among Saudi Consumers. International Journal of Marketing Practices, 1: 16-30.
Amin, H., 2013. Factors influencing Malaysian bank customers to choose Islamic credit cards: Empirical evidence from the TRA model. Journal of Islamic Marketing, 4(3), pp.245-63.
Angko, W., 2013. Innovation in Bank payment systems and related services among selected commercial bank branches in Wa Municipality. Information and Knowledge management, 3(9), pp.40-55.
Bhattacherjee, A., 2002. Individual trust in online firms: Acales development an initial test. Journal of Management information systems, 19(1), pp.211-41.
Borzekowski, R. et al., 2006. Consumers' Use of Debit Cards: Patterns, Preferences and Price response. Federal Reserve Board, Wasington. D.C.: Divisions of Research & Statistics and Monetary Affairs.
Bounie, D. & Francois, A., 2009. Cash, Check or Debit card? The effects of transaction characteristics on the use of payment instruments. Journal of Economic Literature, 4: 1-22.
Carlson et al., 2006. Adoption of Mobile devices/Services - Searching for answers with the UTAUT. In Proceeding of the 39th Hawaii International Conference on Systtem Sciences., 2006.
Celik, H. & Yilmaz, V., 2011. Extending the technology acceptance model for adoption of e-shopping by consumers inTurkey. Journal of Electronic Commerce Research , pp.12: 152-164.
Cheng, D et al., 2008. Adoption of Internet Banking: An Intergrated Model. In Proceeds of the 4th International Conference on Wireless Communications, Networking and Mobile Computing. Dalian, 2008.
Chian-son Yu, 2012. Factors affecting Individuals to adop mobile banking: Empirical envidence from UTAUT model. Journal of Electronic Commerce research, 13(2).
Compeau, R. and Higgins, A., 1995b. Computer self-efficacy: Development of a measure and Initial test. MIS Quarterly, 19(2), pp.189-211.
Davis, F. et al., 1989. User acceptance of computer technology: A comparison of two theoretical models. Management Science, pp.35: 982-1003.
Ekebom, E., 2012. Adoption of smartphones: iPhone. Research of adopting a mobile phone innovation from private consumer's viewpoint. Master's thesis. Aalto University School of Economics.
European Central Bank, 2014. Card payments in Europe - A reviewed focus on SEPA for cards. Annual report. European Central Bank.
Gorecha, A., 2005. Application of the Unified Theory of Acceptance & Use of technology to Internet Banking. MBA thesis. The university of Nottingham.
Hartnett, M. et al., 2011. The International Review of Research in Open and Distance Learning. [Online] Available at: http://www.irrodl.org/index.php/irrodl/article/view/1030/1954[Accessed 18 Jun 2014].
Hernandez, B et al., 2008. Adoption vs acceptance of e-commerce: two different decisions. European Journal of Merketing, 43(9), pp.1232-45.
Jaradat, M. & Rababaa, M., 2013. Assessing Key factor that influence on the acceptance of mobile commerce based on modified UTAUT. International Journal of business and management, 8(23), pp.102-12.
Kalam et al., 2012. Present statusand natural of user of debit card in Bangladesh.
Bangladesh research pulications Journal, 6(3), pp.291-303. Kokkola,T., 2010. The payment system. European Central Bank.
Lee et al., 2010. The effects of trust and perceived risk on users' acceptance of ITC services. Korea Advanced Institute of Sciencce and Technology, pp.1-32.
Lee, Y. et al., 2011. Adding Innovation Diffusion Theory to the Techology Acceptance Model: Supporting Employees' Intetions to use E-Learning Systems. Educational Technology & Society, 14: 124-137.
Mahadeo, J., 2009. Toward an understanding of the factors influencing the acceptance and diffusion of e-Goverment Services. Electronic Journal of e-Government, 7(4), pp.391-402.
Mayer, C et al., 1995. An intergrative model of organizational Trust. Accademy of management review, 20(3), pp.709-34.
Moore,G. & Benbasat, I., 1991. Development of an instrument to mesure the Percaptions of Adopting an Information technology Innovation. Information Systems Research, 2(3), pp.192-222.
Narteh, B., 2013. Servicequality in auotmated teller machines: an empirical investigation. Managing service quality, 23(1), pp.62-89.
Nazari, T. et al., 2013. Explaining the Barriers and Approaches of E-Banking Extension (Case Study: Melli Bank in Iran). Journal of Basic and Applied Scientific Research, 3: 726-736.
OECD, 1998. Dismantling the Barriers to Global Electronic Commerce. Turku (Finland): 19-21 November 1997 - Conference report. [Online] Available at: http://dx.doi.org/10/1787/236647320075[Accessed 18 Jun 2014].
Okonkwo, I., 2012. Behavoral Intention to Adopt Internet Banking. MBA thesis. Lulea University of Technology.