Vai Trò Của Ngân Hàng Thương Mại Trong Nền Kinh Tế


cũng thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.

Trình bày trong tác phẩm Commercial Bank Management, các học giả Johnson, F.P. và Johnson, R.D. (1984) đã phân biệt rõ: “NHTM khác tổ chức tài chính phi ngân hàng ở hai hoạt động: nhận tiền gửi và cho vay thương mại. NHTM là tổ chức tài chính được ủy quyền quản lý tài khoản cho khách hàng và cho phép khách hàng sử dụng vốn tiền gửi bằng cách viết séc và hối phiếu”.

Tại Việt Nam, Theo Luật Các TCTD số 47 2010 QH12 được Quốc Hội thông qua ngày 16 6 2010, Điều 4 quy định: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

Nhìn chung, có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM, tuy nhiên, các quan điểm trên cũng có điểm chung trong việc nhận định: “NHTM là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, được thực hiện đầy đủ các hoạt động ngân hàng như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Đây cũng là quan điểm về NHTM trong Luận án này.

1.1.1.2 Các loại hình Ngân hàng thương mại

Dựa trên hình thức sở hữu, NHTM được phân làm 5 loại:

a. Ngân hàng thương mại Nhà nước

Ngân hàng thương mại Nhà nước là ngân hàng do Nhà nước thành lập và cấp vốn, thuộc sở hữu của Nhà nước và có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. NHTMNN hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

b. Ngân hàng thương mại cổ phần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Ngân hàng thương mại cổ phần là những ngân hàng được thành lập thông qua phát hành (bán) các cổ phiếu. Việc nắm giữ các cổ phiếu cho phép người sở hữu (cổ đông) có quyền tham gia quyết định các hoạt động của ngân hàng, tham gia chia cổ tức từ thu nhập của ngân hàng đồng thời cùng gánh chịu tổn thất có thể xảy ra.


Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 6

c. Ngân hàng liên doanh

Ngân hàng liên doanh được hình thành trên cơ sở góp vốn của hai hay nhiều bên, có thể là giữa một hoặc nhiều ngân hàng trong nước với một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh để tận dụng lợi thế của nhau. Ngân hàng liên doanh là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên.

d. Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài

Các NHTMNNg được phép mở chi nhánh tại Việt Nam và các chi nhánh này hoạt động theo luật pháp Việt Nam. Chi nhánh NHTMNNg không có tư cách pháp nhân, được NHNNg bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

e. Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài

Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài là NHTM được thành lập và có trụ sở chính tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài (trong đó phải có một NHNNg sở hữu trên 50% vốn điều lệ - ngân hàng mẹ). Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ 2 thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam.

1.1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế

Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng và là tiền đề vững mạnh cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Điều tiết và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế

NHTM là trung gian tài chính giữa người thừa vốn và thiếu vốn. Bằng nguồn vốn huy động được, NHTM giúp đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho đời sống xã hội và quá trình phát triển kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng của NHTM, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, gia tăng hiệu quả kinh tế.

- Thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính

Hoạt động của NHTM có liên quan mật thiết đến các lĩnh vực tài chính khác như: thị trường chứng khoán, bảo hiểm. Vì vậy, hiệu quả trong HĐKD của hệ thống


NHTM sẽ tác động tích cực đến sự hoàn thiện và phát triển của các thị trường trên. Hiện nay, sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm bán chéo và kết hợp giữa NHTM với các định chế tài chính khác như: công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư,… góp phần gia tăng doanh số giao dịch trên thị trường tài chính.

- NHTM là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Thông qua các hoạt động huy động vốn, cho vay và thanh toán với các chủ thể trong nền kinh tế, các NHTM đã gián tiếp điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, là công cụ để Nhà nước thực hiện dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, thực thi vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

- Tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia

Trong xu thế toàn cầu hóa, việc phát triển kinh tế của một quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và NHTM là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. NHTM cùng các hoạt động kinh doanh của mình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hòa nhập này. Thông qua các hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối,… hệ thống NHTM đã thực hiện vai trò cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia.

1.1.2 Hoạt động kinh doanh của NHTM

1.1.2.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh của NHTM

Kinh doanh là một trong những hoạt động của con người nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Theo Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”.

Khái niệm hoạt động kinh doanh của NHTM được nhắc đến trong nhiều văn bản như:

Luật NHNN Việt Nam (2010) định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán”.


Theo Luật các Tổ chức tín dụng (2010): “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ qua tài khoản”.

Nhìn chung, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động kinh doanh của NHTM. Hiểu theo nghĩa chung nhất: Hoạt động kinh doanh của NHTM là toàn bộ các hoạt động của NHTM bao gồm: huy động vốn, cho vay và các hoạt động dịch vụ khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. Đây cũng là cách hiểu về hoạt động kinh doanh của NHTM tại Luận án này.

1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM

Hoạt động kinh doanh của NHTM mang đầy đủ bản chất như hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù kinh doanh có những điểm khác biệt so với các đơn vị kinh tế khác nên hoạt động kinh doanh của NHTM mang những đặc điểm cơ bản:

- NHTM hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt: kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm với mức độ rủi ro cao. Những biến động xấu hoặc diễn biến bất thường về tài chính

– tiền tệ có thể gây khó khăn đối với HĐKD của NHTM và dẫn đến những thiệt hại cho nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động ngân hàng luôn chịu sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ từ phía Chính Phủ nhằm ổn định tiền tệ và hạn chế nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính. Mặt khác, sản phẩm kinh doanh của NHTM là các dịch vụ gắn liền với sự chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, hay nói cách khác, hàng hóa kinh doanh của NHTM là “tiền”. Chính vì vậy, HĐKD của NHTM luôn đối mặt với nhiều rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá,… Những rủi ro này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình hoạt động của ngân hàng trước sự biến động về kinh tế, chính trị. Điều này đòi hỏi các NHTM phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho từng hoạt động của mình và thiết lập khung quản lý rủi ro hiệu quả.


- Hoạt động của NHTM chịu sự quản lý của NHTW

Hoạt động kinh doanh của NHTM liên quan trực tiếp đến hoạt động của mọi chủ thể và ngành nghề trong nền kinh tế. Khách hàng của ngân hàng có thể là cá nhân hoặc tổ chức hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mối quan hệ đa chiều giữa ngân hàng và các chủ thể trong nền kinh tế khiến cho những biến động trong HĐKD của ngân hàng sẽ lập tức tác động đến các khu vực kinh tế khác, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tài chính quốc gia. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, mỗi quốc gia cần thiết lập khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động của hệ thống NHTM. Trong đó, NHTW sẽ trực tiếp quản lý, giám sát, xây dựng hệ thống chính sách điều hành hoạt động của các NHTM.

- Hoạt động của NHTM mang tính hệ thống

Hoạt động kinh doanh của các NHTM có mối quan hệ dây chuyền. Khi có một ngân hàng mất khả năng thanh toán sẽ tạo ra tác động lan truyền đến các NHTM khác trong hệ thống. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các NHTM ngày càng gia tăng sự phụ thuộc và mức độ liên kết lẫn nhau để tăng vị thế và sức cạnh tranh trên thị trường. Mặt trái của vấn đề này là sự phá sản của một ngân hàng có thể ảnh hưởng đến hệ thống các NHTM trong nước, khu vực và trên thế giới. Điều đó cũng hình thành nên một điểm đặc thù trong HĐKD của hệ thống các NHTM, đó là: các NHTM cạnh tranh với nhau nhằm kh ng định vị thế của mình trên cơ sở cùng tồn tại và phát triển, không nhằm mục đích triệt tiêu lẫn nhau.

1.1.2.3 Các hoạt động kinh doanh chính của NHTM

a. Hoạt động tạo lập nguồn vốn

Tạo lập nguồn vốn là hoạt động tạo nên các nguồn vốn của NHTM như: vốn tự có, vốn huy động, vốn vay,… Đây là một trong 2 mặt hoạt động cơ bản và là tiền đề cho quá trình HĐKD của ngân hàng. Ngân hàng thương mại tạo lập nguồn vốn thông qua nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để huy động nguồn tiền nhàn rỗi, từ đó đáp ứng nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động tạo lập nguồn vốn của NHTM bao gồm: hoạt động tạo lập vốn tự có và hoạt động huy động vốn.


b. Hoạt động sử dụng vốn

Các nguồn vốn tạo lập được sẽ được NHTM sử dụng trong quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau của ngân hàng thông qua các hoạt động như: hoạt động ngân quỹ, hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư.

Hoạt động kinh doanh của NHTM

Hoạt động

tạo lập nguồn vốn

Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động dịch vụ

Hoạt động tạo lập vốn tự có

Hoạt động ngân quỹ

Thanh toán

Hoạt động huy động vốn

Hoạt động tín dụng

Ủy thác

Hoạt động đi vay

Hoạt động đầu tư

Đại lý

Hoạt động tạo lập vốn khác

(Nguồn: Tác giả tổng hợp Nguyễn Thị Phương Liên (2011), Nguyễn Thị Mùi

(2011), Lê Văn Tề (2007), Lê Anh Tuấn (2003))

Hình 1.1: Hoạt động kinh doanh của NHTM

c. Hoạt động dịch vụ

Hoạt động dịch vụ của NHTM rất đa dạng, bao gồm: tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng, dịch vụ đại lý và ủy thác, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ tư vấn tài chính,… Hiện nay, các NHTM ngày càng chú trọng đầu tư công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm gia tăng tỷ trọng thu nhập về dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân hàng.


1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM

Khái niệm “hiệu quả” trong kinh tế được định nghĩa là: “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ” và “được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào” – Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh- Việt (Nguyễn Khắc Minh, 2004). Theo khái niệm này, hiệu quả thể hiện sự thành công của một doanh nghiệp trong việc phân bổ các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm đầu ra nhằm đáp ứng một mục tiêu cụ thể. Mục tiêu đó có thể là đạt được đầu ra cực đại từ các đầu vào giới hạn hoặc cực tiểu hóa đầu vào để đạt được đầu ra xác định.

Nhà kinh tế học Farrell cho rằng: “Khi nói về hiệu quả của một doanh nghiệp nghĩa là sự thành công trong việc sản xuất đầu ra cực đại từ một tập hợp các yếu tố đầu vào” (Farrell, 1957). Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã làm rõ khái niệm từng loại hiệu quả bao gồm: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế và mô hình hóa các loại hiệu quả này.

Trong tác phẩm Human Resources Management (2004), Benligiray đã chỉ ra rằng: “Khái niệm về hiệu quả mô tả cách một cá nhân hoặc một nhóm tiến hành các công việc đến thời điểm cuối cùng nhằm đạt được một mục tiêu”. Hiệu quả kinh doanh lúc này được đo lường bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ so với mục tiêu đã đặt ra khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.

NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nhằm mục tiêu lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh của NHTM thể hiện ở nhiều hoạt động như: huy động vốn, sử dụng vốn, cung cấp dịch vụ. Vì vậy cũng có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả HĐKD của NHTM, cụ thể:

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Lê Dân trình bày: “Hiệu quả kinh doanh của NHTM được xem xét theo năng xuất biến đổi của đầu vào thành đầu ra, phản ánh qua chất lượng nguồn lực với kết quả, đo lường bằng tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực” (Lê Dân, 2004). Quan điểm này cho rằng hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của NHTM để tạo ra kết quả của quá trình HĐKD.


Tác giả Nguyễn Việt Hùng đưa ra khái niệm: “Hiệu quả là phạm trù phản ánh sự thay đổi công nghệ, sự kết hợp và phân bổ các nguồn lực, trình độ lành nghề của lao động, trình độ quản lý. Nó phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên quan điểm về hiệu quả kinh doanh của NHTM, theo đó, hiệu quả HĐKD của NHTM là: (1) khả năng biến đổi đầu vào thành đầu ra hay khả năng sinh lời của đồng vốn hoặc giảm thiểu chi phí trên đồng vốn để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác; (2) xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng (Nguyễn Việt Hùng, 2008).

Nhìn chung, có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả HĐKD của NHTM. Mỗi quan điểm xuất phát từ góc nhìn khác nhau, trong đó, không có sự mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Từ những cách hiểu về hiệu quả HĐKD nêu trên và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả HĐKD như sau: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là phạm trù kinh tế phản ánh khả năng biến đổi đầu vào thành đầu ra, xem xét trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được từ HĐKD của ngân hàng và chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra”.

Trong phạm vi của nghiên cứu này, hiệu quả HĐKD được xem xét dưới cả 3 góc độ: hiệu quả tài chính, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Theo đó, hiệu quả mà luận án tập trung nghiên cứu là khả năng biến các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra để đạt được kết quả HĐKD cao nhất và nghiên cứu mối quan hệ tối ưu giữa kết quả kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả HĐKD của NHTM

Ngân hàng thương mại cũng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy, cũng giống như các doanh nghiệp khác trên thị trường, muốn hoạt động có hiệu quả cần thường xuyên đánh giá, nhìn nhận hoạt động kinh doanh của mình để tìm ra định hướng phát triển, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải cân nhắc, tính toán để lựa chọn những phương án kinh doanh hiệu quả. Quá trình này hỗ trợ cho việc ra quyết định kinh doanh, tạo căn cứ cả về mặt khoa học và thực tiễn để mang lại hiệu quả mong muốn, đem lại lợi nhuận cao nhất. Tuy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022