Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Kinh Tế Vĩ Mô Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Từ Năm 2007 Đến Năm 2014‌


Sự tác động giữa tỷ số khả năng thanh toán và tỷ lệ nợ xấu theo phân tích như Biểu đồ trên là sự tác động ngược chiều. Từ năm 2007 đến năm 2014, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên trong khi tỷ số khả năng thanh toán lại có xu hướng giảm. Các NHTM có một cấu trúc vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ nâng cao vị thế của ngân hàng cũng như đáp ứng yêu cầu thanh khoản khi có RRTD xảy ra. Điều này được nhận thấy rò nét nhất ở các NHTM lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, …

3.5.5. Thu nhập ngoài lãi

Thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ nợ xấu

25,00%

19,66%

20,00%

19,14%

17,26%

16,50%

14,87%

15,00%

13,94%

11,64%

10,96%

10,00%


5,00%

3,40%

3,60%

3,30%

0,00%

Thu nhập ngoài lãi

Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 3.14. Thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ nợ xấu


1,50% 2,20%

1,80%

2,10%

2,80%


2007 2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 8


(Nguồn: WB, BCTC của các NHTM Việt Nam)

Biểu đồ cho thấy sự tác động ngược chiều giữa thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ nợ xấu. Ngoài các khoản thu nhập thuần túy từ lãi, các NHTM còn có các khoản thu nhập ngoài lãi như: thu nhập từ hoạt động dịch vụ, hoa hồng môi giới, đầu tư chứng khoán, góp vốn, mua cổ phần, … Tất cả các hoạt động này sẽ tạo nên một nguồn thu ngoài lãi cho các NHTM, góp phần củng cố thêm năng lực cạnh tranh cũng như tiềm lực tài chính của mình. Các khoản thu nhập ngoài lãi này giúp doanh nghiệp đa dạng hóa các nguồn thu và đáp ứng yêu cầu thanh khoản và khả năng gánh chịu rủi ro khi nợ xấu xảy ra. Trong năm 2014, Ngân hàng TMCP Bản Việt có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cao nhất và chiếm 40,55% trên tổng thu nhập của Ngân hàng; Ngân hàng TMCP Việt Á có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thấp nhất và chỉ đạt 1,72% so với tổng thu nhập của Ngân hàng.


3.5.6. Quy mô

Biểu đồ cho thấy quy mô ngân hàng (xem xét bằng chỉ tiêu tổng tài sản) và tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều. Cả hai biến này đều gia tăng qua các năm từ năm 2007 đến năm 2014. Các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng có quy mô lớn thường tài trợ vốn cho các doanh nghiệp lớn với nhiều chính sách ưu đãi cũng như thông thoáng trong quá trình đánh giá khách hàng và tài sản thế chấp. Do đó, một khi các doanh nghiệp này gặp những vấn đề khó khăn về tài chính thì sẽ ảnh hướng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng, từ đó làm cho RRTD tăng cao và góp phần làm gia tăng nợ xấu cho hệ thống NHTM. Tính riêng năm 2014, Vietinbank có tổng tài sản cao nhất toàn hệ thống, đạt 661.131 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương có tổng tài sản thấp nhất toàn hệ thống và chỉ đạt 15.823 tỷ đồng.

Biểu đồ 3.15. Tổng tài sản bình quân và tỷ lệ nợ xấu


Tổng tài sản bình quân và tỷ lệ nợ xấu

180.000

160.000

140.000

3,60%

3,40%

3,30%

2,80%

120.000

100.000

80.000

60.000

40.000

20.000

0

2,20%

2,10%

1,80%

1,50%

165.139

123.156

128.140

142.442

99.442

69.387

42.973

50.696

4,00%

3,50%

3,00%

2,50%

2,00%

1,50%

1,00%

0,50%

0,00%

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng)

Tỷ lệ nợ xấu

(Nguồn: WB, BCTC của các NHTM Việt Nam)


3.5.7. Khả năng sinh lợi

Biểu đồ 3.16. Khả năng sinh lợi và tỷ lệ nợ xấu


Khả năng sinh lợi và tỷ lệ nợ xấu

14,00%

12,91% 12,80%

11,90%

12,34%

12,00%

9,58%

10,00%

7,98%

8,00%

5,90%

5,99%

6,00%


4,00%

3,40%

3,60%

3,30%

2,20%

2,80%

1,80%

2,10%

2,00%

1,50%

0,00%

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Khả năng sinh lợi

Tỷ lệ nợ xấu

(Nguồn: WB, BCTC của các NHTM Việt Nam)

Qua phân tích số liệu thực tế từ năm 2007 đến năm 2014 cho thấy, trong hoạt động của hệ thống NHTM, khả năng sinh lợi (đại diện là chỉ tiêu ROE) có tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Trong hệ thống NHTM, các ngân hàng càng hoạt động hiệu quả, cấu trúc vốn hợp lý, kiểm soát tốt chi phí, thẩm định các khoản cho vay chắc chắn và khách quan thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao. Từ đó, ngân hàng hoàn toàn có khả năng đáp ứng yêu cầu thanh khoản thì có bất kỳ rủi ro nào xảy ra cũng như khống chế được tỷ lệ nợ xấu một cách thích hợp theo kỳ vọng. Trong năm 2014, ROE của Ngân hàng TMCP Quân đội chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 15,11% còn Ngân hàng TMCP Quốc Dân có ROE thấp nhất, chỉ đạt 0,25%.


3.6. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014‌

3.6.1. Tốc độ tăng trưởng GDP thực

Biểu đồ 3.17. Tốc độ tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam


9,00%

8,00%

7,00%

6,00%

5,00%

4,00%

3,00%

2,00%

1,00%

0,00%

Tốc độ tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ nợ xấu

8,50%

6,80%

6,20%

5,90%

6,00%

5,30%

5,20%

5,40%

4,62%

3,50%

4,34%

3,30%

3,30%

2,20%

2,47%

1,50%


2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tốc độ tăng trưởng GDP thực

Tỷ lệ nợ xấu

(Nguồn: WB, ADB)

Đồ thị cho thấy tác động ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tăng thì tỷ lệ nợ xấu giảm và ngược lại. Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua thời kỳ tăng trưởng cao của năm 2007 (tốc độ tăng trưởng GDP thực đạt 8,50%), khi đó tỷ lệ nợ xấu của các NHTM chỉ có 1,5%. Bắt đầu từ năm 2008 trở đi, tốc độ tăng trưởng GDP thực đã giảm xuống và trung bình đạt khoảng gần 6,00% do tác động bất ổn của nền kinh tế và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nước, do đó tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng theo thời gian. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP thực tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM có một độ trễ nhất định, thường là một năm.


3.6.2. Tỷ lệ lạm phát

Biểu đồ 3.18. Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam

Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu

25,00% 23,00%

20,00%

18,70%

15,00%

10,00%

8,30%

9,20%

9,20%

6,90%

4,34%

5,00%

3,50%

3,30%

6,60%

4,62%

4,10%

1,50%

2,20%

2,47%

3,30%

0,00%

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ nợ xấu

(Nguồn: WB, ADB)

Qua đồ thị phân tích, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam có tác động cùng chiều. Tác động này thể hiện rò vào giai đoạn nền kinh tế rơi vào suy thoái do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2011. Năm 2008, khủng hoảng thế giới diễn ra đã tác động đến tình hình giá cả thế giới và qua đó đã tác động mạnh mẽ đến lạm phát của Việt Nam và trong năm 2008 này, lạm phát đã lên đến 23%, chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế, khiến hàng loạt các đối tượng này rơi vào trạng thái mất thanh khoản do áp lực đến hạn của các khoản vay tại ngân hàng và khiến cho nợ xấu ngân hàng tăng cao trong năm 2008 này. Quá trình này cũng diễn ra tương tự dưới tác động của khủng hoảng nợ công châu Âu vào năm 2011.


3.6.3. Lãi suất thực

Biểu đồ cho thấy tác động ngược chiều giữa lãi suất thực và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM. Năm 2008, để kiềm chế lạm phát quá cao, Chính phủ đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, từ đó làm cho lãi suất danh nghĩa tăng cao, tuy nhiên mức tăng này không bằng mức tăng trong tỷ lệ lạm phát, điều này đã làm cho lãi suất thực âm. Vấn đề lãi suất danh nghĩa tăng lên dưới tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt đã ảnh hưởng không nhỏ đến các cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế do họ phải gánh chịu phần chi phí lãi vay quá cao, rất dễ khiến gây ra tình trạng khủng hoảng nợ và điều này đã làm gia tăng nợ xấu cho các NHTM.

Biểu đồ 3.19. Lãi suất thực và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam


Lãi suất thực và tỷ lệ nợ xấu

6,00%

4,00%

2,00%

0,00%

-2,00%

-4,00%

-6,00%

5,40%

3,50%

1,40%

1,50%

3,60%

2,20%

2,47%

0,90%

3,30%

4,34%

2,30%

4,62%

4,80%

3,30%

2007

2008

2009

2010

2011

-

2012

2013

2014

3,60%

-5,60%

Lãi suất thực

Tỷ lệ nợ xấu

(Nguồn: http://data.worldbank.org/indicator)

3.6.4. Tỷ lệ thất nghiệp


Biểu đồ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM có tác động cùng chiều. Tuy nhiên tác động này không được rò nét. Từ năm 2010 đến năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp sụt giảm trong khi bối cảnh nền kinh tế hết sức khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Nguyên nhân có thể được giải thích là do trong khoảng thời gian này có một sự chuyển dịch lao động, người lao động chấp nhận chuyển các công việc toàn thời gian sang bán thời gian, bấp bênh.


Biểu đồ 3.20. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu


5,00%

4,50%

4,00%

3,50%

3,00%

2,50%

2,00%

1,50%

1,00%

0,50%

0,00%

Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu

4,62%

4,34%

3,50%

3,30%

3,30%

2,90%

2,88%

2,15%

2,38%

2,20%

2,47%

2,22%

2,28%

2,40%

1,99%

1,50%

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ nợ xấu

(Nguồn: http://data.worldbank.org/indicator)

3.6.5. Tỷ giá hối đoái

Biểu đồ 3.21. Tỷ giá hối đoái và tỷ lệ nợ xấu


Tỷ giá hối đoái USD/VND và tỷ lệ nợ xấu

25000

20510

20828

21159

20000

18613

20935

3,60%

16105

16302

17065

3,40%

3,30%

15000 2,80%

10000

2,20%

2,10%

1,80%

1,50%

5000


0

4,00%

3,50%

3,00%

2,50%

2,00%

1,50%

1,00%

0,50%

0,00%

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ giá hối đoái

Tỷ lệ nợ xấu

(Nguồn: WB, Vietstock)


Biểu đồ cho thấy tác động của tỷ giá hối đoái lên tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014 không được rò nét. Điều này có thể được lý giải ở việc tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập


khẩu trên tổng dư nợ cho vay của các NHTM tương đối thấp. Trên thực tế NHNN luôn thực hiện nhiều giải pháp nhằm bình ổn tỷ giá, không để xảy ra tình trạng VND lên giá hoặc mất giá quá cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, từ đó tác động làm ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM. Mặt khác mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái, lãi suất và tình hình lạm phát rất phức tạp, đôi khi việc ổn định tỷ giá lại gây ra áp lực lạm phát, lãi suất tăng, ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM, nợ xấu gia tăng.

Kết luận chương 3


Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, nền kinh tế Việt Nam cũng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, nhờ đó mà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có rất nhiều khởi sắc, điển hình là tốc độ tăng trưởng GDP thực năm 2007 đạt 8,50%. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2014, nền kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế và khủng hoảng nợ công châu Âu và Việt Nam cũng không thoát khỏi ảnh hưởng từ những khó khăn này. Hoạt động của tất cả các cá nhân, tổ chức hết sức khó khăn từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế, trong đó có các TCTD. Nợ xấu của hệ thống NHTM có xu hướng tăng lên qua các năm chứng tỏ hoạt động tín dụng của các NHTM còn nhiều hạn chế. Trong chương này, tác giả đã phân tích thực trạng nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014 và thực trạng RRTD, nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, việc phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD ngân hàng mà đại diện là biến tỷ lệ nợ xấu là rất cần thiết để nhìn nhận lại quá trình hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam các năm qua để qua đó giúp các nhà làm chính sách có định hướng đúng đắn nhằm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để hoạt động tín dụng ngày càng chất lượng, an toàn và hiệu quả hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022