Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Đặc Trưng Ngân Hàng Và Kinh Tế Vĩ Mô Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại


làm cho ngân hàng thất thoát vốn, lợi nhuận sụt giảm do phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, khách hàng không còn đặt niềm tin vào hoạt động ngân hàng. Chính điều này làm cho ngân hàng rơi vào bờ vực phá sản và với hiệu ứng lan truyền, toàn bộ hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, gây khủng hoảng cho toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước.

Tóm lại, RRTD xảy ra sẽ gây nên nhiều hệ lụy không chỉ cho bản thân ngân hàng mà còn cho cả nền kinh tế. Chính vì thế, những nhà làm chính sách và các cơ quan giám sát ngân hàng cần có những biện pháp tích cực để theo dòi hoạt động ngân hàng và có những giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất RRTD xảy ra.

2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại

Có rất nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD. Có nhiều tranh luận khác nhau giữa các tác giả về ảnh hưởng của các yếu tố này đến RRTD, có yếu tố tác động dương, có yếu tố tác động âm đến RRTD. Trong phạm vi của đề tài này, tác giả tổng hợp lại và đưa ra một số yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô có tác động đến RRTD.

2.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại

2.2.1.1. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng RRTD được xem là một cách kiểm soát những tổn thất cho vay dự kiến và có khả năng phát hiện và xử lý được những tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng dự kiến mức độ mất vốn càng cao sẽ thực hiện việc trích lập dự phòng cao hơn, điều này làm giảm thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, tỷ lệ dự phòng RRTD và RRTD ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều (Hasan và Wall (2003)).

Dự phòng RRTD được sử dụng để dự phòng xử lý những khoản có thể bị tổn thất trong tương lai trong các danh mục cho vay (Ahmed và cộng sự (1998)). Các


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

tác giả cũng cho rằng, tỷ lệ dự phòng RRTD có mối quan hệ cùng chiều với RRTD. Một sự gia tăng trong tỷ lệ dự phòng RRTD đồng nghĩa với một sự gia tăng trong RRTD ngân hàng và làm suy giảm chất lượng tín dụng.

Ngân hàng trong hoạt động cho vay luôn ẩn chứa nhiều rủi ro và rủi ro quan trọng nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng chính là RRTD. Do đó, ngân hàng luôn trích lập dự phòng hàng năm và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (theo quy định tại thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì dự phòng rủi ro được chia thành dự phòng chung và dự phòng cụ thể1. Trong đó, tỷ lệ trích lập dự phòng chung là 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4; tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể là: nhóm 1: 0%, nhóm 2: 5%, nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50% và nhóm 5: 100%). Do đó, khi ngân hàng có RRTD càng cao, đồng nghĩa với việc trích

lập dự phòng càng cao để dự phòng cho những mất mát xảy ra. Vì vậy, RRTD ngân hàng và tỷ lệ dự phòng RRTD có mối quan hệ cùng chiều.

2.2.1.2. Tỷ số hiệu quả hoạt động

Rose (2001) cho rằng với chiến lược tối đa hóa lợi nhuận và giá trị ròng, nhiều ngân hàng đã nhận ra sự cần thiết của việc nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Điều này có nghĩa là làm giảm các chi phí hoạt động và tăng năng suất lao động trên cơ sở tự động hóa và nâng cao trình độ nhân viên. Việc xóa bỏ một số quy định đã buộc các ngân hàng phải chấp nhận chi phí trả lãi cao hơn, do đó ngân hàng đã không ngừng cắt giảm các chi phí khác mà đặc biệt là tiền lương và phúc lợi cho nhân viên. Thước đo phản ánh rò nhất tính hiệu quả hay không hiệu quả trong hoạt động ngân hàng là Tỷ số hiệu quả hoạt động (Tổng chi phí hoạt động/Tổng thu từ hoạt động)


1 Dự phòng chung: là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể: là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.


Berger và DeYoung (1995) phát triển giả thuyết về rủi ro hiệu quả (effiency- risk). Các tác giả phân tích nhiều tình huống mà RRTD có liên quan đến hiệu quả và tìm thấy rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu quả chi phí và rủi ro trong các ngân hàng bị phá sản. Các tác giả cho rằng những ngân hàng không có hiệu quả chi phí thường sẽ có những vấn đề trong hoạt động cho vay bởi nhiều lý do. Thứ nhất, những ngân hàng không hiệu quả, cũng như những vấn đề trong kinh nghiệm giám sát các chi phí nội bộ, không theo dòi đầy đủ danh mục cho vay hoặc không phân bổ đầy đủ nguồn lực để giám sát khoản vay sẽ có những sai lầm trong việc đánh giá các khoản nợ xấu. Do đó, quản lý kém chi phí có liên quan đến sự gia tăng trong RRTD trong tương lai. Các tác giả gọi đây là giả thuyết “quản lý kém” (bad management). Thứ hai, những khoản nợ xấu có thể xảy ra do các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải sử dụng nhiều nguồn lực để xử lý những khoản vay có vấn đề, cũng như phải chịu những chi phí hoạt động để đối phó với những khoản vay này vì thế tạo ra hiệu quả chi phí thấp cũng như hiệu quả hoạt động ngân hàng kém. Các tác giả gọi đây là giả thuyết “kém may mắn” (bad luck). Các tác giả cũng cho rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa RRTD và hiệu quả chi phí và gọi đây là giả thuyết “hà tiện” (skimping). Giả thuyết này xem nguồn lực phân phối để kiểm soát khoản vay tác động đến cả nợ xấu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các nhà quản lý ngân hàng phải đối mặt với việc cân bằng giữa chi phí hoạt động trong ngắn hạn và nợ xấu trong dài hạn. Vì vậy, nếu nhà quản lý đặc biệt chú trọng đến lợi nhuận trong ngắn hạn thì sẽ có xu hướng giảm chi phí hoạt động trong ngắn hạn bằng việc giảm nguồn lực phân phối để giám sát khoản vay, cho dù việc này có thể dẫn đến gia tăng nợ xấu trong tương lai. Hoạt động “hà tiện” vì thế nhấn mạnh hiệu quả sử dụng chi phí trong ngắn hạn, bởi vì đầu vào ít đi nhưng sản xuất ra cùng một sản lượng như nhau, trong khi nợ xấu có xu hướng tăng lên. Theo lý thuyết này, hiệu quả sử dụng chi phí càng cao, nợ xấu càng tăng. Vì vậy, theo các tác giả mối quan hệ giữa tỷ số hiệu quả hoạt động và RRTD có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều.


Podpiera và Weill (2007) đề cập đến mối quan hệ nhân quả giữa tỷ lệ nợ xấu và hiệu quả chi phí để xem xét các yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc sụp đổ của các ngân hàng. Các tác giả mở rộng mô hình nhân quả Granger mà Berger and DeYoung (1997) đã sử dụng bằng cách sử dụng phương pháp GMM để hồi quy mô hình dạng bảng động được thực hiện trên dữ liệu của các NHTM ở Cộng hòa Séc trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 2005. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã ủng hộ giả thuyết “quản lý kém”, điều này đồng nghĩa với việc quản lý kém chi phí trong hoạt động ngân hàng sẽ làm RRTD gia tăng. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này cũng đã bác bỏ giả thuyết “kém may mắn”.

2.2.1.3. Tác động đòn bẩy

Tác động đòn bẩy có ảnh hưởng đến RRTD. Cấu trúc vốn có tác động đòn bẩy cao có khuynh hướng chấp nhận rủi ro cao hơn bởi vì nhu cầu sản xuất ra lợi nhuận cao hơn với nguồn vốn thấp hơn. Bởi vì rủi ro tài chính gia tăng với tác động đòn bẩy, mối quan hệ giữa RRTD ngân hàng và tác động đòn bẩy là cùng chiều (Chaibi và Ftiti (2014)). Chaibi và Ftiti (2014) nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD ở 147 NHTM ở Pháp và 133 NHTM ở Đức trong cùng khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2011 đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tác động đòn bẩy và RRTD ở các NHTM ở Đức, còn đối với các NHTM ở Pháp, mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê.

2.2.1.4. Tỷ số khả năng thanh toán

Theo Rose (2001), tỷ số khả năng thanh toán này được xác định bằng tỷ số giữa vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản của ngân hàng, việc tài trợ cho tài sản bằng vốn chủ sở hữu giảm có thể phản ánh mức rủi ro lớn hơn mà cổ đông ngân hàng và các trái chủ phải đối mặt. Các ngân hàng phải quan tâm trực tiếp tới rủi ro đối với khả năng tồn tại lâu dài của mình, đây thường được gọi là rủi ro phá sản. Nếu quy mô nợ khó đòi quá lớn hay giá trị thị trường của phần lớn khoản mục đầu tư chứng khoán giảm, vốn chủ sở hữu có thể giảm sút đáng kể. Nếu các nhà đầu tư và người gửi tiền nhận biết được tín hiệu này và rút tiền, ngân hàng có thể không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên bố mất khả năng thanh toán và đóng cửa.


Ngoài ra, theo giả thuyết “rủi ro đạo đức” của Berger và DeYoung (1995) thất bại trong hoạt động ngân hàng là do sự sụt giảm trong cấu trúc vốn. Giả thuyết này ngụ ý rằng các cơ quan giám sát ngân hàng cần theo dòi cấu trúc vốn cẩn thận và đưa ra các biện pháp nhằm gia tăng tỷ lệ này một cách nhanh chóng khi chúng trở nên thấp đi. Các cơ quan giám sát ngân hàng và các nhà nghiên cứu nên tập trung kỹ càng vào ảnh hưởng của cấu trúc vốn, đo lường ảnh hưởng của cấu trúc vốn như thế nào cũng như thiết lập và thực thi cấu trúc vốn ra sao. Bởi vì giả thuyết “rủi ro đạo đức” không phải giả thuyết về mối quan hệ giữa các khoản vay có vấn đề và đo lường hiệu quả chi phí mà giả thuyết này chính là giả thuyết về mối quan hệ giữa RRTD và tỷ lệ cấu trúc vốn ngân hàng. Các tác giả cho rằng, giả thuyết về rủi ro đạo đức cung cấp một lời giải thích thay thế cho các khoản nợ xấu, vì vậy những ảnh hưởng của việc kiểm soát hiệu quả chi phí đến nợ xấu sẽ không phù hợp nếu như những ảnh hưởng của cấu trúc vốn bị sao lãng.

2.2.1.5. Thu nhập ngoài lãi

Theo Louzis và cộng sự (2010) cần xem xét chỉ số thu nhập ngoài lãi trong phân tích mối quan hệ với RRTD. Các tác giả cho rằng, tỷ lệ này phản ánh các ngân hàng cũng dựa trên các loại thu nhập thay thế khác chứ không chỉ là thu nhập từ lãi, chính điều này đã làm cho nguồn thu nhập của ngân hàng đa dạng hơn. Do đó, thu nhập ngoài lãi và RRTD có mối quan hệ ngược chiều.

2.2.1.6. Quy mô

Các ngân hàng lớn hơn thường có rủi ro thấp hơn bởi vì các ngân hàng có khả năng nắm giữ các danh mục sản phẩm đa dạng hóa. Ngoài ra, khả năng quản lý rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng lớn cũng tốt hơn (Zribi và Boujelbène (2011)).

Tuy nhiên, Stern và Feldman (2004) lại cho rằng, vấn đề “càng lớn thì dễ thất bại” (too big to fail) là đúng. Theo các tác giả, vấn đề “càng lớn thì dễ thất bại” đóng một vai trò rất quan trọng trong các cuộc khủng hoảng ngân hàng trên thế giới trong một vài thập kỷ gần đây. Các tác giả cho rằng, các ngân hàng lớn hơn có thể chấp nhận các rủi ro vượt mức bởi vì quy luật thị trường không bị áp đặt bởi những


người cho vay mà những người này thì thường mong đợi một sự bảo vệ của Chính phủ khi ngân hàng rơi vào bờ vực phá sản. Do đó, các ngân hàng này thường đẩy mạnh gia tăng đòn bẩy, gia tăng khoản vay kể cả đối với những người cho vay có chất lượng không tốt và do đó làm gia tăng nợ xấu và RRTD.

2.2.1.7. Khả năng sinh lợi

Chaibi và Ftiti (2014) trong bài nghiên cứu của mình đã phân tích được mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lợi và RRTD ngân hàng ở các ngân hàng ở nước Đức và Pháp. Kết quả mang ý nghĩa thống kê cao và theo tác giả, kết quả này là hoàn toàn phù hợp với giả thuyết “quản lý kém” của Berger và DeYoung (1995). Theo Chaibi và Ftiti (2014), khả năng quản lý ngân hàng càng tốt sẽ đem lại khả năng sinh lợi cao và kiểm soát được RRTD.

Đồng quan điểm với Chaibi và Ftiti (2014), Louzis và cộng sự (2010) cũng cho rằng có một mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa giữa khả năng sinh lợi (đặc trưng bởi biến ROA và ROE) và RRTD ngân hàng, kết quả này có được từ việc thực hiện nghiên cứu ở 9 NHTM lớn nhất ở Hy Lạp trong khoảng thời gian từ Quý 1 năm 2003 đến Quý 3 năm 2009.

2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP thực

Theo Chaibi và Ftiti (2014), việc phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP thực và RRTD của các ngân hàng được dựa trên các giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Cụ thể là, trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế, các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có đầy đủ nguồn vốn và các quỹ để thanh toán các khoản nợ, nhưng trong giai đoạn suy thoái, khả năng trả nợ bị sụt giảm. Do đó, việc cấp tín dụng của ngân hàng thường xảy ra đối với những người đi vay có chất lượng thấp, kết quả là nợ xấu gia tăng. Chaibi và Ftiti (2014) sử dụng mô hình dynamic panel data với phương pháp ước lượng GMM để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD. Bài nghiên cứu thực hiện trên 147 NHTM ở Pháp (hệ thống tài chính của Pháp chủ yếu dựa vào nền kinh tế thị trường)


và 133 NHTM ở Đức (hệ thống tài chính của Đức chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng) trong cùng khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2011. Tác giả sử dụng nhóm các biến đặc trưng ngân hàng đại diện bởi: Tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ số hiệu quả hoạt động, tác động đòn bẩy, tỷ số khả năng thanh toán, thu nhập ngoài lãi, quy mô, khả năng sinh lời và nhóm các biến kinh tế vĩ mô đại diện bởi: Tốc độ tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái và lãi suất thực. Kết quả hồi quy của nhóm tác giả cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP thực có ý nghĩa thống kê và có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.

Việc phân tích môi trường kinh tế vĩ mô là cần thiết, đặc biệt là phân tích mức độ ảnh hưởng của GDP đối với sự biến động của RRTD. Việc phân tích tác động của GDP đối với RRTD cũng được đặt trong các giai đoạn của chu kỳ kinh tế (Louzis và cộng sự (2010)). Theo các tác giả, các giai đoạn tăng trưởng kinh tế thường được đặc trưng bởi một tỷ lệ tương đối thấp của các khoản nợ xấu, bởi vì cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp đều có một dòng thu nhập và các khoản thu đầy đủ để chi trả các khoản nợ của họ. Tuy nhiên, nếu thời kỳ bùng nổ kinh tế vẫn tiếp tục diễn ra, tín dụng sẽ được mở rộng đến những người đi vay có chất lượng tín dụng thấp hơn và kết quả là khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái, nợ xấu ngân hàng sẽ có xu hướng gia tăng. Do đó, theo Louzis và cộng sự (2010) thì RRTD ngân hàng và tốc độ tăng trưởng GDP thực có mối quan hệ ngược chiều, nghĩa là một sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng GDP thực sẽ làm RRTD ngân hàng sụt giảm và ngược lại.

Các nghiên cứu thực nghiệm khác của Castro (2013) sử dụng kết hợp các mô hình: Mô hình pooled regression, mô hình FEM, mô hình REM và mô hình dynamic panel data để phân tích mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và RRTD ở 5 ngân hàng châu Âu (Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý) trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2011, kết quả cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều nhau.

Zribi và Boujelbène (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô và các yếu tố bên trong ngân hàng đến RRTD của 10 NHTM ở Tunisian trong


khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2008 và kết quả hồi quy dữ liệu bảng với mô hình FEM và REM cũng cho thấy mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ nợ xấu là ngược chiều.

2.2.2.2. Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người đi vay thông qua các kênh khác nhau và mối quan hệ với nợ xấu có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều. Lạm phát cao có thể làm cho việc trả nợ dễ dàng hơn do việc giảm giá trị thực của các khoản vay nợ hoặc đơn giản là bởi vì lạm phát cao sẽ làm cho tỷ lệ thất nghiệp giảm do tác động của đường cong Phillips. Tuy nhiên, lạm phát cao cũng có thể là giảm khả năng trả nợ của người vay do việc giảm thu nhập thực tế của khách hàng. Hơn nữa, khi xem xét đến lãi suất cho vay, lạm phát có thể làm giảm khả năng trả nợ của người vay bởi vì người cho vay sẽ điều chỉnh lãi suất để duy trì thu nhập thực tế hoặc đơn giản là để vượt qua sự gia tăng trong lãi suất chính sách là kết quả của việc thực thi chính sách tiền tệ để chống lại lạm phát (Nkusu (2011)). Trong bối cảnh này, mối quan hệ giữa nợ xấu và lạm phát có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều. Bằng nghiên cứu thực nghiệm ở 26 quốc gia phát triển từ năm 1998 đến năm 2009 và kết quả hồi quy từ việc sử dụng mô hình vectơ tự hồi quy, Nkusu (2011) tìm thấy giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều.

Castro (2013) cũng cho rằng, lạm phát có ảnh hưởng hai chiều đối với RRTD. Lạm phát cao có thể làm cho việc trả nợ dễ dàng hơn do việc giảm giá trị thực của các khoản vay. Tuy nhiên, lạm phát cao cũng làm suy yếu khả năng trả nợ của người vay do việc giảm thu nhập thực tế. Do đó, mối quan hệ giữa lạm phát và RRTD có thể cùng chiều hoặc ngược chiều.

Các nghiên cứu thực nghiệm khác của Ahmad và Bashir (2013) nghiên cứu sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và trong đó có biến tỷ lệ lạm phát lên RRTD ở các NHTM Pakistan từ năm 1990 đến năm 2011. Bằng mô hình pooled regression, các tác giả đã cho rằng giữa tỷ lệ lạm phát và RRTD có mối quan hệ ngược chiều. Kết quả này cũng được ủng hộ bởi nghiên cứu của các tác giả Chaibi và Ftiti (2014).

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí