2.2.2.3. Lãi suất thực
Lãi suất là một yếu tố quan trọng trong việc phân tích mối quan hệ với RRTD bởi vì nó ảnh hưởng đến gánh nặng nợ nần của người đi vay. Điều này có nghĩa là mối quan hệ giữa lãi suất và RRTD là cùng chiều. Sự thật là, sự gia tăng gánh nặng nợ là kết quả của sự gia tăng trong lãi suất dẫn đến sự gia tăng trong RRTD ngân hàng (Castro (2013)).
Đồng quan điểm với Castro (2013), cả Louzis và cộng sự (2010) và Nkusu (2011) đều cho rằng, lãi suất và RRTD có mối quan hệ cùng chiều. Louzis và cộng sự (2010) và Nkusu (2011) còn phân tích thêm rằng, lãi suất thả nổi sẽ tác động rò nét nhất đến RRTD, vì họ cho rằng, chính sự thả nổi lãi suất này sẽ tạo nên nhiều áp lực hơn cho người đi vay trong việc trả nợ theo quy định.
2.2.2.4. Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp cung cấp thêm thông tin về tác động của các điều kiện kinh tế. Một sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp làm ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền của các hộ gia đình và làm gia tăng gánh nặng nợ nần. Còn đối với các doanh nghiệp, sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp có thể báo hiệu một sự sụt giảm trong sản xuất là hệ quả của sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng. Điều này có thể dẫn đến một sự sụt giảm trong doanh thu và tình trạng nợ ngân hàng rất mong manh (Castro (2013)). Trong bài nghiên cứu về tỷ lệ nợ xấu ở 5 NHTM ở châu Âu, Castro (2013) cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu.
Liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp, Messai và Jouini (2013) cho rằng những khách hàng thất nghiệp không thể đáp ứng các cam kết của họ và hoàn trả các khoản vay cho ngân hàng, điều này làm cho RRTD gia tăng. Một sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp làm giới hạn sức mua hàng hóa trong hiện tại và tương lai và điều này cũng thường gắn liền với việc sụt giảm trong năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Cũng đồng quan điểm với Castro (2013), hai tác giả này cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền của các hộ gia đình và làm gia tăng gánh nặng nợ nần. Do đó, theo Messai và Jouini (2013) tỷ lệ thất nghiệp và RRTD có mối quan hệ cùng chiều. Messai và Jouini (2013) nghiên cứu sự tác động của các
yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD ở 85 NHTM ở 03 nước Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2008. Tác giả lựa chọn 03 quốc gia này bởi vì các quốc gia này đại diện cho các nước rơi vào khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của nền kinh tế. Trong bài nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng mô hình pooled regression để hồi quy biến phụ thuộc (tỷ lệ nợ xấu) theo các biến độc lập (tốc độ tăng trưởng GDP thực của năm trước; tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực, tỷ lệ dự phòng RRTD và tốc độ tăng trưởng tín dụng) và kết quả hồi quy này cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Kết quả này cũng giống như các nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2010) trong các nghiên cứu ở các NHTM Hy Lạp và Bofondi và Ropele (2011) trong các nghiên cứu ở các NHTM Ý.
2.2.2.5. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có những tác động hỗn hợp. Một mặt, tỷ giá hối đoái làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu và ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ. Mặt khác, nó có thể cải thiện khả năng trả nợ của những người đi vay với các khoản vay bằng đồng ngoại tệ. (Nkusu (2011)). Các dấu hiệu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và RRTD là không xác định.
Cũng đồng quan điểm trên, Castro (2013) sử dụng biến tỷ giá hối đoái để phân tích năng lực cạnh tranh bên ngoài. Một sự gia tăng trong tỷ giá hối đoái có nghĩa là đồng tiền trong nước đang được định giá cao, làm cho hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong quốc gia đó rẻ hơn một cách tương đối. Tác giả sử dụng tỷ giá hối đoái thực đa phương làm thước đo tỷ giá hối đoái, và theo kết quả hồi quy từ việc nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến RRTD ở nhóm 5 NHTM Châu Âu, tác giả tìm thấy tỷ giá hối đoái và RRTD có mối quan hệ cùng chiều.
Kết quả nghiên cứu của hai tác giả Chaibi và Ftiti (2014) cho rằng tỷ giá hối đoái và RRTD có mối quan hệ hỗn hợp. Cụ thể, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và RRTD là cùng chiều trong trường hợp nghiên cứu ở Pháp và kết quả trên hoàn toàn ngược lại cho các nghiên cứu ở Đức.
Tổng hợp kết quả thực nghiệm về những ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD của các NHTM
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm
Các biến số | Diễn giải | Tác động cùng chiều (+)/ngược chiều (-) | Tên tác giả | |
A | Biến phụ thuộc | |||
- | Tỷ lệ nợ xấu | |||
B | Biến độc lập | |||
I | Các biến số đặc trưng ngân hàng | |||
1 | Tỷ lệ dự phòng RRTD | Tỷ lệ dự phòng RRTD/Tổng tài sản | + | Ahmed và cộng sự (1998) Hasan và Wall (2003); |
2 | Tỷ số hiệu quả hoạt động | Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động | +/- | Berger và DeYoung (1995) |
3 | Tác động đòn bẩy | Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản | + | Chaibi và Ftiti (2014) |
4 | Tỷ số khả năng thanh toán | Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản | - | Berger và DeYoung (1995) |
5 | Thu nhập ngoài lãi | Thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập | - | Louzis và cộng sự (2010) |
6 | Quy mô | Logarit tự nhiên của tổng tài sản | +/- | Stern và Feldman (2004); Zribi và Boujelbène (2011) |
7 | Khả năng sinh lợi | Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu | - | Louzis và cộng sự (2010); Chaibi và Ftiti (2014) |
II | Các biến số kinh tế vĩ mô | |||
1 | Tốc độ tăng trưởng GDP thực | Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của GDP thực | - | Louzis và cộng sự (2010); Castro (2013); Chaibi và Ftiti (2014) |
2 | Tỷ lệ lạm phát | Tỷ lệ lạm phát hàng năm | +/- | Nkusu (2011); Castro (2013) |
3 | Lãi suất thực | Lãi suất thực hàng năm | + | Louzis và cộng sự (2010); Nkusu (2011); Castro (2013) |
4 | Tỷ lệ thất nghiệp | Tỷ lệ thất nghiệp hàng năm | + | Bofondi và Ropele (2011); Castro (2013); Messai và Jouini (2013) |
5 | Tỷ giá hối đoái | Tỷ giá hối đoái hàng năm | +/- | Nkusu (2011); Castro (2013) |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 3
- Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Đặc Trưng Ngân Hàng Và Kinh Tế Vĩ Mô Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại
- Lãi Suất Thực Của Việt Nam Từ Năm 2007 Đến Năm 2014
- Tỷ Lệ Nợ Xấu Của Các Nhtm Việt Nam Và Một Số Quốc Gia
- Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Kinh Tế Vĩ Mô Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Từ Năm 2007 Đến Năm 2014
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Kết luận chương 2
RRTD là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. RRTD xảy ra sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho bản thân ngân hàng mà còn cho nền kinh tế. Thông qua việc định nghĩa, phân loại, phân tích nguyên nhân xảy ra RRTD và hậu quả của RRTD sẽ giúp cho việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến RRTD được dễ dàng hơn để từ đó giúp cho các nhà làm chính sách và cơ quan giám sát ngân hàng đưa ra được những giải pháp nhằm hạn chế RRTD. Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTD ngân hàng nhưng tựu trung lại có hai nhóm yếu tố như sau: Nhóm các yếu tố đặc trưng ngân hàng: Tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ số hiệu quả hoạt động, tác động đòn bẩy, tỷ số khả năng thanh toán, thu nhập ngoài lãi, quy mô, khả năng sinh lợi và nhóm các yếu tố kinh tế vĩ mô: tốc độ tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG NGÂN HÀNG VÀ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. Thực trạng nền kinh tế vĩ mô Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về tình hình nền kinh tế vĩ mô Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tốc độ tăng trưởng GDP thực (%) | 8,50 | 6,20 | 5,30 | 6,80 | 5,90 | 5,20 | 5,40 | 6,00 |
Tỷ lệ lạm phát (%) | 8,30 | 23,00 | 6,90 | 9,20 | 18,70 | 9,20 | 6,60 | 4,10 |
Lãi suất thực (%) | 1,40 | -5,60 | 3,60 | 0,90 | -3,60 | 2,30 | 5,40 | 4,80 |
Tỷ lệ thất nghiệp (%) | 2,30 | 2,40 | 2,60 | 2,60 | 2,00 | 1,80 | 2,00 | 2,40 |
Tỷ giá hối đoái USD/VND | 16.105 | 16.302 | 17.065 | 18.613 | 20.510 | 20.828 | 20.935 | 21.159 |
(Nguồn: http://www.adb.org/publications/series/asian-development-outlook; http://data.worldbank.org/indicator; http://finance.vietstock.vn/du-lieu-vi-mo)
3.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP thực
Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP thực từ năm 2007 đến năm 2014
9,00%
8,00%
7,00%
6,00%
5,00%
4,00%
3,00%
2,00%
1,00%
0,00%
Tốc độ tăng trưởng GDP thực
8,50%
6,80%
6,20%
5,90%
6,00%
5,30%
5,20%
5,40%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
(Nguồn: http://www.adb.org/publications/series/asian-development-outlook)
Tốc độ tăng trưởng GDP thực trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014 biến động không nhiều, mức cao nhất đạt 8,50% vào năm 2007 và mức thấp nhất đạt 5,20% vào năm 2012. Năm 2007, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là kết quả minh chứng cho những nổ lực không ngừng trong hoạt động kinh tế của Việt Nam nhiều năm qua theo hướng mở cửa hội nhập với thị trường thế giới và thành tựu này thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP thực cao và đạt 8,50%. Trong thời kỳ này, nền kinh tế thế giới có những biến chuyển tích cực, các đối tác chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, các quốc gia châu Âu và đặc biệt là khu vực châu Á có tốc độ tăng trưởng cao, giá hàng hóa trên thị trường thế giới tương đối thấp, các rào cản thương mại tại các nước được gỡ bỏ nhờ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn. Chính điều này đã thúc đẩy cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng, mở rộng thị phần và tăng kim ngạch xuất khẩu. Nhờ đó, sản phẩm Việt Nam cạnh tranh được với thế giới và chất lượng cũng như sản lượng tăng nhiều hơn so với trước đây. Ngoài ra, trong năm 2007 này, trên tinh thần hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thực thi nhiều cam kết trong khuôn khổ WTO và các hiệp định song phương và đa phương đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh. Những điều kiện thuận lợi này đi đôi với môi trường chính trị và pháp luật ổn định đã thu hút nhiều dòng chảy vốn từ các quốc gia trên thế giới vào Việt Nam; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Kể từ năm 2008 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại và không sôi nổi bằng năm 2007 – năm đánh dấu cột mốc Việt Nam gia nhập WTO (điển hình là tốc độ tăng trưởng GDP thực có chiều hướng suy giảm qua các năm). Dưới tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng nặng nề. Hội nhập kinh tế quốc tế tuy rất có lợi cho Việt Nam những cũng từ đó nền kinh tế Việt Nam cũng phụ thuộc ít nhiều vào các nước trên thế giới. Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2011, giá nguyên nhiên liệu thế giới tăng cao đã gây sức ép không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam, điều này cũng tạo áp lực lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Trong thời kỳ này, dòng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam cũng ít đi do tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu. Để hạn chế những ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong khoảng thời gian này, các chính sách của Chính phủ được đưa ra một cách linh hoạt: khi xuất hiện áp lực lạm phát và bất ổn kinh tế thì chính sách đưa ra là thắt chặt tài khóa và tiền tệ; ngược lại khi lạm phát có dấu hiệu giảm thì thực hiện chính sách nới lỏng để chống lại hiện tượng suy giảm kinh tế.
3.1.2. Tỷ lệ lạm phát
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014
Tỷ lệ lạm phát
25,00% 23,00%
20,00%
18,70%
15,00%
10,00%
8,30%
9,20%
9,20%
6,90%
6,60%
5,00%
4,10%
0,00%
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
(Nguồn: http://www.adb.org/publications/series/asian-development-outlook)
Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam biến động mạnh trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2012 và có xu hướng giảm dần đến năm 2014. Năm 2007, Việt Nam vẫn giữ được tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải và đạt dưới 2 con số (tỷ lệ lạm phát là 8,30%). Tuy nhiên con số này gia tăng rất nhanh và cán mốc 23,00% vào năm 2008. Trong khoảng thời gian này, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn dưới tác động lan truyền của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong giai đoạn này, giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên tục gia tăng điều này đã khiến cho chi phí sản xuất tăng cao. Mặt khác, vấn đề quản lý chính sách của nhà nước còn khá lỏng lẻo và bất cập đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Chính điều này đã khiến cho Việt Nam đối mặt với nguy cơ lạm phát cao. Trong thời kỳ mở cửa hội nhập này, nhiều dòng vốn quốc tế đã ồ ạt
chảy vào Việt Nam nhiều khi vượt quá khả năng hấp thụ của nền kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Mặt khác, NHNN tăng cung tiền để mua vào một số lượng lớn ngoại tệ nhưng không có những biện pháp trung hòa giữa đồng nội tệ và ngoại tệ cũng như quy định khá chặt chẽ vấn đề tỷ giá USD/VND. Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam và nhiều khi đã nhập khẩu lạm phát từ nước ngoài và gây sức ép nặng nề cho lạm phát của Việt Nam. Các chính sách của Chính phủ Việt Nam trong khoảng thời gian này tập trung vào kiềm chế lạm phát, cụ thể Chính phủ đã trình Quốc hội điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008 từ mức 8,5% - 9% xuống 7% và chuyển sang ưu tiên kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu. Đến những tháng cuối năm, trước tác động hết sức bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ đã chuyển hướng mục tiêu chính sách sang duy trì tăng trưởng kinh tế, ngăn ngừa suy giảm kinh tế. Theo đó, các chính sách được thực hiện đồng bộ, linh hoạt, góp phần làm ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Năm 2009 và năm 2010, lạm phát Việt Nam đã giảm đáng kể và giữ ở mức 1 con số, đây được ghi nhận làm những năm kiềm chế lạm phát khá chặt. Tuy nhiên sang năm 2011, lạm phát của Việt Nam tăng đột biến và đạt 18,70%. Trong khoảng thời gian này, tình hình lạm phát trên thế giới diễn ra phức tạp và luôn trong tình trạng lạm phát cao. Mặt khác, giá cả dầu thô, nguyên nhiên vật liệu tăng cao đã làm ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất tăng cao. Bên cạnh đó, Nhà nước điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu như điện, than, xăng dầu, tiền lương tối thiểu, học phí, …tác động lan truyền làm tăng giá hàng hóa khác và lạm phát kỳ vọng. Điều này đã tạo áp lực lên lạm phát cho Việt Nam. Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội Khóa XIII, Chính phủ cho rằng chính việc nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa kéo dài trong nhiều năm đã tạo áp lực cho lạm phát gia tăng vì trong khoảng thời gian này, mục tiêu hàng đầu của Chính phủ là đẩy mạnh đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội tuy nhiên cơ cấu kinh tế và hoạt động đầu tư còn kém hiệu quả.