Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Agribank - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế

Trường ĐạihọcKinhtếHuế

Trong cho vay cá nhân, khách hàng thường có độ nhạy với lãi suất thấp hơn các loại hình cho vay khác. Nguyên nhân là do quy mô các khoản vay nhỏ khiến cho khách hàng hầu như chỉ chú ý đến lượng tiền phải trả hàng tháng mà không chú tâm đến sự thay đổi lãi suất. Đối với các khoản vay ngắn hạn, lãi suất thường được ấn định và không thay đổi trong suốt quá trình vay.

Thứ ba: Tín dụng cá nhân có mức độ rủi ro cao

Rủi ro lãi suất: Các khoản vay cá nhân thường có lãi suất ổn định trong suốt quá trình đi vay, nếu lãi suất trên thị trường biến động nhiều sẽ khiến ngân hàng gặp nhiều rủi ro.

Rủi ro đạo đức: Nằm ở khả năng trả nợ của khách hàng. Một nhân tố chủ quan có thể khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng giảm đi. Nhân tố khách quan như hạn hán mất mùa, suy thoái kinh tế cũng mang lại rủi ro cho khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng.

Thứ tư: Lợi nhuận từ tín dụng cá nhân lớn


Do có chi phí cao và rủi ro cao nên lãi suất cho tín dụng cá nhân thường cao hơn cho vay sản xuất kinh doanh. Từ đó, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho phía ngân hàng.

c. Vai trò của tín dụng cá nhân


Tín dụng cá nhân có vai trò quan trọng ngày càng quan trọng trong nền kinh tế:


Xét trên lĩnh vực kinh doanh: TDCN góp phần phân bổ nguồn lực, bổ sung vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.

Xét trên lĩnh vực tiêu dùng: TDCN góp phần tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người dân. Việc người dân mua sắm sẽ góp phần kích cầu cho nền kinh tế.

Xét trên toàn bộ nền kinh tế: TD góp phần thúc đẩy nền kinh tế, trong đó có tín dụng cá nhân. TD phân phối lại nguồn vốn, giảm tiền lưu thông trong nền kinh tế, giảm áp lực tiền mặt từ đó là giúp ổn định nền tiền tệ.

Trường ĐạihọcKinhtếHuế

CHƯƠNG II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

- CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế là chi nhánh loại 1 trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/02/1990 của Thống đốc NHNN Việt Nam[1]. Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế tự hào là thành viên của Agribank với mạng lưới bao gồm Hội sở chính tại số 10 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế; 8 chi nhánh tại trung tâm huyện, 3 chi nhánh trên địa bàn thành phố, 16 phòng giao dịch trên toàn Tỉnh.

- Giai đoạn 1991-1996: Với chính sách mở cửa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, vai trò trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của Ngân hàng được khai thông. Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã hướng hoạt động của Ngân hàng về thị trường nông thôn, mở rộng mạng lưới doanh nghiệp. Ngân hàng đã thoát khỏi khó khăn, kinh doanh có lãi, có được niềm tin của khách hàng và được các cấp ủy đánh giá cao.

- Giai đoạn 1997-2002: Ở thời kỳ này mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Châu Á nhưng bằng những nỗ lực của ban lãnh đạo, sự cố gắng đầy nhiệt huyết của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh, Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã củng cố và chấn chỉnh các huyện có hoạt động thấp kém, từ đó mở ra hướng phát triển mới và trở thành đơn vị chủ lực cung cấp tín dụng cho sự nghiệp phát triển Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Giai đoạn 2003 đến nay: Trong giai đoạn này chi nhánh cũng có được bước phát triển mới, sáng tạo cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thì nhu

Trường ĐạihọcKinhtếHuế

cầu vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh ngày càng tăng. Năm 2003 cũng là năm đầu tiên sử dụng thẻ ATM tại Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Đến nay, Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế vẫn đang là lá cờ đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế


Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế là thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, hoạt động theo Luật Các doanh nghiệp tín dụng, theo quy định của pháp luật, của NHNN và theo điều lệ doanh nghiệp hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Chức năng chính của Chi nhánh là huy động vốn nhàn rỗi để cho vay đối với mọi thành phần kinh tế và thực hiện các sản phẩm dịch vụ khách hàng.

Ngoài chức năng của một NHTM thì Agribank với phương châm “Mang phồn thịnh đến khách hàng”, Ngân hàng còn đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp

- nông thôn.


Qua hơn 25 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã không ngừng vươn lên đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế tỉnh nhà.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế


Cơ cấu tổ chức của Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế được thể hiện theo sơ đồ sau:

Trường ĐạihọcKinhtếHuế


BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Kế hoạch nguồn vốn

Phòng Tín dụng

Phòng Kế toán- Ngân quỹ

Phòng Dịch vụ- Marketing

Phòng Kinh doanh ngoại hối

Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ

Phòng Điện toán

Phòng Hành chính Nhân sự

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Agribank-Chi nhánh Thừa Thiên Huế)


Hình 2. 1: Cơ cấu tổ chức Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Ban giám đốc


Ban giám đốc gồm một Giám đốc và hai Phó giám đốc:


- Giám đốc ngân hàng: Điều hành chung mọi hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tại Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

- Phó giám đốc được phân thành:


Phó giám đốc phụ trách kế toán, kho quỹ, hành chính: Giúp đỡ Giám đốc trong việc điều hành ngân quỹ

Phó giám đốc kinh doanh: Có nhiệm vụ điều hành hoạt động tín dụng của ngân hàng và thay mặt Giám đốc điều hành ngân hàng khi Giám đốc không có mặt.

Phòng Kế hoạch nguồn vốn


Thực hiện công tác huy động vốn

Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng

Xây dựng kế hoạch ngắn, trung và dài hạn thích hợp với định hướng kinh doanh của ngân hàng

Trường ĐạihọcKinhtếHuế

Phòng Kế toán - Ngân quỹ


Tổ chức, triển khai, quản lý và thực hiện kiểm soát các hoạt động:


Hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ

Thanh toán theo quy định giữa ngân hàng với nhau và với khách hàng

Thu và phát tiền, xử lý giao dịch

Đảm bảo an toàn kho quỹ, vận chuyển tiền mặt trên đường và thực hiện tồn quỹ định mức tại ngân hàng

Phòng Tín dụng


Tiến hành các thủ tục cho vay khách hàng và giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ cho vay.

Phòng Dịch vụ- Marketing


Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng.

Lập kế hoạch quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với các đối tượng khách hàng

Phòng Kinh doanh ngoại hối

Thực hiện các hoạt động thanh toán, giao dịch bằng ngoại tệ

Dịch thuật các chứng từ, tài liệu quốc tế cho ngân hàng

Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ


Tham gia nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung các quy trình quy chế nghiệp vụ của ngân hàng

Dựa vào các văn bản quy chế được ban hành tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nghiệp vụ trong ngân hàng

Phòng Hành chính – Nhân sự


Thực hiện công tác tổ chức và đào tạo cán bộ tại Chi nhánh theo đúng

Trường ĐạihọcKinhtếHuế

chủ trương chính sách của Nhà Nước


Phòng điện toán


Quản lý hệ thống mạng máy tính tại hội sở

Bảo đảm an toàn cho dữ liệu hệ thống

2.1.4. Tình hình sử dụng lao động tại Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế


Bảng 2. 1: Tình hình lao động tại Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Người


CHỈ TIÊU

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

2014/2015

2015/2016

SL

%

SL

%

SL

%

+/-

%

+/-

%

Tổng số lao động

86

100

85

100

84

100

-1

-1,16

-1

-1,18

1. Theo giới tính

Nam

43

50,00

42

49,41

40

47,6

-1

-2,33

-2

-4,76

Nữ

43

50,00

43

50,59

44

52,38

0

0,00

1

2,33

2. Theo trình độ

Đại học, sau đại

học

74

86,05

75

88,24

76

90,48

1

1,35

1

1,33

Trung cấp, cao

đẳng

4

4,65

3

3,53

3

3,57

-1

-25,00

0

0,00

LĐ phổ thông

8

9,30

7

8,24

5

5,95

-1

-12,50

-2

-28,57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế - 6

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế)


Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của sản xuất kinh doanh. Là yếu tố hàng đầu cần xem xét khi gây dựng doanh nghiệp. Chất lượng lao động ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm dịch vụ đầu ra. Đồng thời, hình ảnh của lao động cũng chính là hình ảnh của công ty, khi người tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng là chính họ. Nhất là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Do vậy, tổ chức lao động một cách khoa học là nhiệm vụ hàng đầu của mọi doanh nghiệp và ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ.

Trường ĐạihọcKinhtếHuế

Qua bảng 2.1 trên ta thấy được tổng lao động qua từng năm tương đối ổn định.


- Xét theo giới tính: Tỷ lệ nam nữ khá cân bằng và có sự chênh lệch nhỏ qua các năm. So với năm 2014, năm 2015 có số lượng lao động giảm 2,33%, tương đương với giảm một lao động nam. Nguyên nhân có thể là do nhân viên đến tuổi nghỉ hưu hay nghỉ vì một lý do đột xuất nào đó như sức khỏe hay nhảy viêc... Năm 2016 có số lượng lao động nam giảm 2,46%, tương đương với 2 người, số lao động nữ tăng 1 người tương ứng tăng 2,33%. Với đặc thù nghề nghiệp là ngân hàng nên việc lao động nữ có sự nhỉnh hơn do ngân hàng cần nhiều giao dịch viên, và phái nữ được đánh giá có nhiều thuận lợi trong công tác tư vấn hỗ trợ khách hàng. Mặt khác, ở một số phòng như Phòng tín dụng số lượng nhân viên nam nhiều hơn hẳn và có sự áp đảo. Điều này được các nhân viên trong ngành giải thích vì tín dụng cần di chuyển nhiều và nam giới phù hợp với sự linh động về thời gian hơn so với phái nữ.

- Xét theo trình độ: Có thể thấy được rằng, nhóm lao động có trình độ học vấn đại học và sau đại học chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2015 có số lượng lao động nằm trong nhóm đại học và sau đại học đạt 86,05% tương đương với 74 nhân viên tăng 1,355% so với năm 2014. Năm 2016, cũng có sự gia tăng 1,33% so với năm 2015 tương ứng với một người. Nguyên nhân có thể là do ngân hàng là ngành kinh tế cần trình độ chuyên môn cao để thực hiện các dịch vụ nên nguồn nhân lực chủ yếu thuộc nhóm này. Các nhóm cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông được tuyển vào ngân hàng với mục đích chính là hỗ trợ cung cấp dịch vụ hay công tác đảm bảo an toàn và vệ sinh cho ngân hàng.

2.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Trường ĐạihọcKinhtếHuế



Bảng 2. 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016


Đơn vị tính: Triệu đồng



STT


CHỈ TIÊU


Năm 2014


Năm 2015


Năm 2016

2015/2014

2016/2015

+/-

%

+/-

%

I.

TÀI SẢN

1.137.852

1.594.888

1.601.341

457.036

40,17

6.453

0,40


1. Tiền mặt và số dư tại NHNN

26.694

28.642

38.115

1.948

7,30

9.473

33,07


2. Đầu tư cho vay

971.399

1.424.632

1.456.229

453.233

46,66

31.597

2,22


3. Tiền lãi cộng dồn dự thu

25.004

26.278

34.433

1.274

5,10

8.155

31,03


4. Bất động sản và thiết bị

28.498

29.134

35.463

636

2,23

6.329

21,72


5. Các tài sản Có khác

86.257

86.202

37.101

-55

-0,06

-49.101

-56,96

II.

II. Nguồn vốn

1.137.852

1.594.888

1.601.341

457.036

40,17

6.453

0,40


1. Tiền gửi tổ chức kinh tế, cá nhân

1.095,256

1.501.125

1.457.239

405.869

37,06

-43.886

-2,92


2. Phát hành GTCG

1.191

1.022

1.569

-169

-14,19

547

53,52


3. Vốn và các quỹ

41.405

92.741

142.533

51.336

123,99

49.792

53,9

(Nguồn: Phòng Kế toán- Ngân quỹ Agribank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế)



35

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 17/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí