mềm cũng được dùng để đánh giá hồ sơ vay vốn của các DNVNV nhưng chỉ đóng vai trò bổ sung, làm rõ thêm căn cứ để cho DNNVV vay vốn. Kết quả điều tra đi ngược lại với kỳ vọng của tác giả và một số nghiên cứu cho rằng thông tin mềm được các ngân hàng thương mại sử dụng nhiều hơn thông tin cứng khi quyết định cho vay đối với các DNNVV.
Luận giải kết quả nghiên cứu của luận án: Các ngân hàng thương mại tiểu vùng Tây Bắc cho rằng thông tin cứng là ưu tiên số 1 khi phê duyệt các khoản vay cho DNNVV. Có một số hướng giải thích cho vấn đề này là:
Thứ nhất, Các cán bộ tín dụng tại các ngân hàng thương mại tiểu vùng Tây Bắc bị hạn chế về khả năng thu thập và xác định các thông tin cá nhân và các thông tin mềm liên quan đến doanh nghiệp.
Thứ hai, Cuộc điều tra được tiến hành tại tiểu tiểu vùng Tây Bắc nơi mà điều kiện kinh tế chưa thực sự phát triển, các doanh nghiệp chủ yếu là DNVNV đi lên từ hộ kinh doanh cá thể, thông tin bất cân xứng xảy ra nghiêm trọng. Trong khi đó thông tin mềm đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí hơn thông tin cứng và các thông tin mềm rất khó để kiểm tra độ tin cậy.
Thứ ba, các DNNVV của tiểu vùng Tây Bắc vẫn còn kém về năng lực quản lý và không có kinh nghiệm trong việc giải quyết vay vốn với các ngân hàng vì vậy khả năng cung cấp thông tin mềm cũng bị hạn chế.
Thứ tư, các chi nhánh ngân hàng tại các tỉnh còn phụ thuộc trụ hội Sở chính rất nhiều về quyết định tín dụng do đó giảm tính tự chủ của các chi nhánh ngân hàng là một trở ngại cho việc khuyến khích thu thập thông tin mềm.
5.2. Một số khuyến nghị
5.2.1. Khuyến nghị với các NHTM - Hội sở chính
Thứ nhất, Các chính sách tín dụng cần hoàn thiện theo hướng bình đẳng dành cho DNNVV. Phần lớn các NHTM hiện nay vẫn chỉ ưu tiên các khoản tín dụng dành cho các doanh nghiệp lớn. Trong quá trình xử lý các hồ sơ xin vay từ các tổ chức tín dụng, vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các DNNVV với các DN lớn, giữa các loại hình DN sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước. Cụ thể, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy đánh giá hồ sơ xin vay vốn sẽ bị giảm khoảng 23,7 đến 26 điểm nếu DN nộp hồ sơ xin vay thuộc DNNVV. Ngược lại, điểm tín nhiệm khách hàng sẽ tăng khoảng 2,3 đến 2,8 điểm nếu DN đó thuộc sở hữu Nhà nước. VCCI (2018) Việt Nam cũng cho biết, trong chiến lược phát triển của các nền kinh tế APEC thì ưu tiên hàng đầu phát triển các
doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Cùng với đó, 02 lĩnh vực được xác định định là động lực, đồng thời cũng phù hợp với kinh tế Việt Nam, đó là nông nghiệp sạch và khởi nghiệp sáng tạo.
Thứ hai, NHTM hội sở chính cần hoàn thiện chính sách tín dụng nội bộ gắn với thực tiễn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và đáp ứng kịp thời vốn vay cho khách hàng DNNVV. Hiện nay, trên các cẩm nang tín dụng (PHỤ LỤC 3: các tiêu chí NHTM đang sử dụng để xếp loại tín dụng khách hàng DN: 11 tiêu chí Tài chính và 31 tiêu chí Phi tài chính, và Tổng hợp cơ cấu điểm Tài chính – Phi tài chính): các NHTM đang áp dụng quy trình cấp tín dụng nội bộ với cơ cấu trên 50% tổng điểm dành cho các chỉ tiêu phi tài chính (trong đó thông tin mềm: chất lượng quản lý được đánh giá rất cao). Tuy nhiên, đối chiếu với bộ 52 tiêu chí kết quả khảo sát của tác giả cho thấy: các NHTM thực tế rất chú trọng về các chỉ tiêu cứng, thông tin tài chính, tài sản thế chấp (100% CBTD yêu cầu tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng đầu tiên). Như vậy, có nghĩa là quy trình tín dụng của NHTM đã có khoảng cách xa so với thực tế, chưa gắn với thực tiễn. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, NHTM cần điều chỉnh lại quy trình tín dụng gắn với thực tiễn để chính sách tín dụng đạt hiệu quả cao nhất, chú trọng xem xét tới nhân tố các thông tin mềm nhằm tăng cơ hội tiếp cận tín dụng cho DNNVV và nâng cao lợi nhuận cho NHTM.
Thứ ba, NHTM hội sở chính cần nghiên cứu xem xét bổ sung các tiêu chí còn thiếu trong bộ tiêu chí xếp hạng tín dụng khách hàng, dựa trên đánh giá thực tiễn vai trò của thông tin cứng và thông tin mềm được khảo sát trong nghiên cứu (trên cơ sở tác giả đối chiếu bộ 52 tiêu chí khảo sát với 42 tiêu chí các NHTM ngày nay đang áp dụng – PHỤ LỤC 3), đặc biệt nhấn mạnh bổ sung về tiêu chí giá trị, chất lượng các tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản cá nhân của chủ DN, trình độ giáo dục của chủ DN; vai trò của ngân hàng chính trong cho vay, lịch sử các tài sản thế chấp của DN, lịch sử phá sản của chủ DN, và những yêu cầu tín dụng của các tổ chức khác.
Bảng 5.3: Kiến nghị bổ sung các tiêu chí xếp hạng tín dụng khách hàng Doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại - Hội sở chính
Thực trạng | Kiến nghị của nghiên cứu | |
1- Có sử dụng trong bộ tiêu chí xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 0 - Chưa sử dụng trong bộ tiêu chí xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp | ||
Quy mô của DNVVN | 1 | Giữ nguyên |
Sự công nhận thương hiệu của DN | 1 | Giữ nguyên |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Mô Tả Mức Độ Đáp Ứng Các Thông Tin Cho Vay Của Các Dnnvv Tiểu Vùng Tây Bắc
- Nhóm Nhân Tố Được Xác Định Sau Kiểm Định Efa
- Kết Quả Trả Lời Giả Thuyết Nghiên Cứu Thứ Nhất
- Hạn Chế Của Luận Án Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Deyoung, R., Dennis Glennon, And Peter Nigro, (2008), Borrower-Lender Distance, Credit Scoring, And Loan Performance: Evidence From Informational- Opaque Small Business Borrowers
- Tên Chi Nhánh Ngân Hàng:………………………………… 2. Tuổi:……………………………………………………
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Thực trạng | Kiến nghị của nghiên cứu | |
1- Có sử dụng trong bộ tiêu chí xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 0 - Chưa sử dụng trong bộ tiêu chí xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp | ||
Thông tin về nguồn lực của DN | 1 | Giữ nguyên |
Nguyên lý và hệ thống quản lý | 1 | Giữ nguyên |
Triển vọng kinh doanh | 1 | Giữ nguyên |
Kế hoạch kinh doanh | 1 | Giữ nguyên |
Thông tin về khách hàng, thị trường, nhà cung cấp | 1 | Giữ nguyên |
Hệ thống và báo cáo kế toán rõ ràng và chuyên nghiệp | 1 | Giữ nguyên |
Doanh thu và lợi nhuận của DNVVN | 1 | Giữ nguyên |
Tài sản và nguồn vốn của DNVVN | 1 | Giữ nguyên |
Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt | 1 | Giữ nguyên |
Tỷ số cấu trúc vốn | 1 | Giữ nguyên |
Tỷ số sinh lợi | 1 | Giữ nguyên |
Tỷ số vận hành | 1 | Giữ nguyên |
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ | 1 | Giữ nguyên |
Tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp ở DNVVN | 0 | Bổ sung |
Khả năng cầm cố thế chấp bất động sản của DNVVN | 0 | Bổ sung |
Khả năng cầm cố các tài sản thế chấp hữu hình khác của DNVVN | 0 | Bổ sung |
Chủ DN có nền tảng giáo dục | 0 | Bổ sung |
Chủ DN có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh | 1 | Giữ nguyên |
Chủ DN có kinh nghiệm trong quản lý | 1 | Giữ nguyên |
Chủ DN có khả năng lên kế hoạch | 1 | Giữ nguyên |
Chủ DN sử dụng IT vào quản lý kinh doanh | 0 | Không cần bổ sung |
Chủ DN giỏi trong việc lựa chọn và quản lý nguồn tài nguyên cần thiết. | 0 | Không cần bổ sung |
Chủ DN giỏi trong việc am hiểu biến đổi thị trường. | 0 | Không cần bổ sung |
Chủ DN tạo ấn tượng tích cực với ngân hàng thông qua việc chứng tỏ kiến thức và kĩ năng. | 0 | Không cần bổ sung |
Chủ DN thể hiện sự tiếp thu tích cực với các thủ tục của ngân hàng | 0 | Không cần bổ sung |
Thực trạng | Kiến nghị của nghiên cứu | |
1- Có sử dụng trong bộ tiêu chí xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 0 - Chưa sử dụng trong bộ tiêu chí xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp | ||
Chủ DN được giới thiệu là liêm chính (từ bên thứ ba) | 0 | Không cần bổ sung |
Chủ DN tự nguyện chia sẻ những thông tin chân thật và nhạy cảm với ngân hàng | 0 | Không cần bổ sung |
Chủ DN có kinh nghiệm tốt khi làm việc với ngân hàng. | 0 | Không cần bổ sung |
Chủ DN thích ứng lợi ích của họ với lợi ích của các đối tác thương mại. | 0 | Không cần bổ sung |
Chủ DN chú ý đến nhu cầu của người lao động. | 0 | Không cần bổ sung |
Chủ DN hoàn toàn thành thật trong quá trình đàm phán với đối tác thương mại. | 0 | Không cần bổ sung |
Chủ DN kiên định với hành động và quyết định của mình. | 0 | Không cần bổ sung |
Chủ DN có mạng lưới cá nhân vững chắc với các ngân hàng và các cơ quan tài chính khác. | 1 | Giữ nguyên |
Chủ DN có mạng lưới cá nhân vững chắc với các quan chức chính phủ. | 1 | Giữ nguyên |
Chủ DN có mạng lưới vững chắc với các doanh nhân ở doanh nghiệp khác. | 1 | Giữ nguyên |
Mối quan hệ với khách hàng. | 1 | Giữ nguyên |
Mối quan hệ với nhà cung cấp. | 1 | Giữ nguyên |
Số năm nhà doanh nghiệp có mối quan hệ với ngân hàng. | 1 | Giữ nguyên |
Người sở hữu/doanh nghiệp đã từng vay từ ngân hàng | 1 | Giữ nguyên |
Người sở hữu/doanh nghiệp hiện đang nợ ngân hàng khác | 1 | Giữ nguyên |
Ngân hàng là ngân hàng chính cho vay DNVVN | 0 | Bổ sung |
Số lượng sản phẩm mà nhà doanh nghiệp sử dụng tại ngân hàng của bạn | 1 | Giữ nguyên |
Thông tin tín dụng tích cực trong giao dịch với các ngân hàng | 1 | Giữ nguyên |
Các loại và giá trị của vật thế chấp cho khoản vay trong quá khứ | 0 | Bổ sung |
Thông tin tín dụng tiêu cực trong giao dịch với các ngân hàng | 1 | Giữ nguyên |
Lịch sử phá sản của chủ sở hữu | 0 | Bổ sung |
Thu nhập và các thông tin tài chính cá nhân khác của chủ sở hữu. | 1 | Giữ nguyên |
Bản ghi thanh toán tiện ích. | 0 | Không cần bổ sung |
Phán quyết của toà án. | 0 | Không cần bổ sung |
Những yêu cầu tín dụng từ những người cho vay khác. | 0 | Bổ sung |
Nguồn: Đề xuất sau kết quả nghiên cứu của tác giả
5.2.2. Khuyến nghị với các NHTM - Chi nhánh tại tiểu vùng Tây Bắc
Ở vị trí người cho vay, đại diện các NHTM chi nhánh tiểu vùng Tây Bắc khẳng định đang nỗ lực đưa ra các giải pháp chủ động tiếp cận đối tượng khách hàng là nhóm DNNVV, cố gắng đưa ra nhiều chương trình, sản phẩm ưu tiên hỗ trợ cho đối tượng này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của DN, cởi mở cho vay đối với các DN khởi nghiệp có tiềm năng hoặc tìm phương án cho vay hợp lý. Tuy nhiên, kết quả hiện có khoảng 60% các DNNVV vẫn chưa đủ điều kiện được tài trợ nguồn vốn ngân hàng. Đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, họ không có vốn, tài sản thế chấp, mà chỉ có ý tưởng và phương án kinh doanh. Giải pháp để tháo gỡ nút thắt giữa ngân hàng và DNNVV tiểu vùng Tây Bắc:
Thứ nhất, các NHTM cần thiết kế các sản phẩm đặc thù, phù hợp với đối tượng khách hàng DNNVV tiểu vùng Tây Bắc, phân chia từng nhóm khách hàng, có chính sách bố trí cán bộ có năng lực sở trường phù hợp và chuyên môn hóa nhằm giúp NHTM hiểu khách hàng hơn, có kinh nghiệm trong thẩm định nghành nghề kinh doanh, khai thác triệt để tiềm năng của khách hàng, giảm bớt chi phí quản lý món vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Với những khuôn khổ pháp lý, chính sách đất đai như hiện nay thì các DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp sạch và khởi nghiệp rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Thêm vào đó, hình thức cho vay phổ biến vẫn là dựa trên tài sản đảm bảo, cho vay thế chấp. Nhưng thực tế các DNNVV nghành nông nghiệp và khởi nghiệp không có nhiều tài sản để thế chấp. Vậy nên, các NHTM chi nhánh tiểu vùng Tây Bắc cần thay đổi hình thức cho vay để các DN nông nghiệp sạch, khởi nghiệp có thể thế chấp bằng chính mảnh đất cây trồng trên đất hoặc chính dự án và dòng tiền tạo ra trong tương lai. Hiện nay, chỉ 40% DNNVV tiểu vùng Tây Bắc tiếp cận được tín dụng ngân hàng, trong đó ngân hàng chỉ đáp ứng được 60% nguồn vốn dài hạn của DN đầu tư vào tài sản cố định. Vì các NHTM ưa chuộng cho vay ngắn hạn dựa trên luân chuyển hàng hóa, dịch vụ. Vậy nên, mảng cho vay dài hạn vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các NHTM phát triển, đồng thời giúp DNNVV chủ động về sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN. Thực trạng là 100% các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc có nhu cầu vốn dài hạn nhằm đầu tư vào tài sản cố định, tuy nhiên các NHTM chưa thực sự mặn mà khi cho DNNVV vay vốn dài hạn do lo ngại rủi ro tín dụng. Do vậy, cho thuê tài sản là giải pháp khả thi nhằm tháo gỡ nút thắt cung vốn tín dụng của ngân hàng, trong khi đó dịch vụ cho thuê tài sản không đòi hỏi tài sản thế chấp, rất phù hợp với đối tượng DNNVV tiểu vùng Tây Bắc.
Thứ hai, các NHTM chi nhánh tiểu vùng Tây Bắc cần tăng cường phối hợp với các cấp quản lý tại địa phương, Sở - Ban - Ngành, Quỹ Phát triển DNNVV tại các 04
tỉnh, triển khai cho vay đối với các DNNVV đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, ứng dụng KHCN mới, DN khởi nghiệp nhằm giảm áp lực về tài sản thế chấp, ưu đãi với DNNVV theo hướng tách gói cho vay vốn đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị riêng biệt để giảm lãi suất bình quân cho DN.
Thứ ba, các NHTM chi nhánh tiểu vùng Tây Bắc cần nắm bắt kịp xu hướng toàn cầu đang tập trung phát triển ngành kinh tế theo chuỗi giá trị. Hình thức cấp tín dụng theo chuỗi sản xuất - cung ứng, tiêu thụ, hợp tác với doanh nghiệp lớn để phối hợp tài trợ cho các DNNVV. Khi tài trợ chuỗi, ngân hàng cũng sẽ cung cấp cho khách hàng các khoản bao thanh toán; tài trợ khoản phải thu bảo đảm bằng dòng tiền luân chuyển… Đây là phương thức giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng như áp lực về tài sản thế chấp đối với khách hàng DNNVV tiểu vùng Tây Bắc.
Thứ tư, các NHTM chi nhánh tiểu vùng Tây Bắc cần có biện pháp linh hoạt về tài sản đảm bảo (nhận tài sản ngoài bất động sản…). Bởi vì tài sản đảm bảo lại là điều kiện khó đáp ứng nhất của DNNVV, hầu hết DNNVV là DN có quy mô vốn nhỏ, không có tài sản đảm bảo để vay thế chấp ngân hàng. Mâu thuẫn này khiến DN bị rơi vào vòng luẩn quẩn “thiếu tài sản đảm bảo - không được duyệt cho vay vốn - huy động vốn không chính thức lãi suất cao - sản xuất không hiệu quả - giảm lợi nhuận tái đầu tư - không có thêm tài sản đảm bảo - không được vay vốn”. Vậy nên, NHTM tiểu vùng Tây Bắc cần điều chỉnh mức độ ưu tiên theo hướng đánh giá được các dự án có tính khả thi cao làm cơ sở cho vay thay vì xác định điều kiện cho vay hàng đầu là tài sản đảm bảo như hiện nay. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ tín dụng cần phải có các tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu.
Thứ năm, các NHTM chi nhánh tiểu vùng Tây Bắc cần xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin của các bên liên quan, bao gồm các cơ quan thuế, đăng ký doanh nghiệp, thông tin tín dụng ngân hàng... qua đó, giúp các ngân hàng và DNNVV chia sẻ, minh bạch thông tin; phục vụ việc đánh giá, xếp hạng tín nhiệm và phục vụ DNNVV tốt hơn.
Thứ sáu, các NHTM cần có chính sách đào tạo cán bộ tín dụng có chuyên môn và nghiệp vụ phù hợp chăm sóc nhóm khách hàng DNNVV, có khả năng, kỹ năng tốt trong phương pháp thu thập và xử lý các thông tin cứng – thông tin mềm tin cậy từ phía khách hàng DNNVV, để chất lượng xếp hạng tín dụng đảm bảo, giảm thiểu vấn đề bất cân xứng thông tin trong thị trường tài chính hiện nay.
5.2.3. Khuyến nghị với các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc
Không chỉ có vay vốn ngân hàng, DNNVVcũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn khác như: phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu, quỹ đầu tư…vì: Trình độ quản lý yếu kém, công nghệ lạc hậu; năng suất lao động thấp; Thông tin kém
minh bạch, khả năng đáp ứng đủ điều kiện hồ sơ vay vốn từ các TCTD còn hạn chế; Thiếu chiến lược ngắn hạn và dài hạn, Phương án kinh doanh chưa khả thi; Chưa có thói quen mua bảo hiểm rủi ro; Thiếu hiểu biết về chính sách, chương trình bảo lãnh, hỗ trợ của Chính phủ/hiệp hội…Đặc biệt là: DNNVV hiện nay yếu về chất lượng minh bạch báo cáo tài chính, DNNVV là đối tượng thường xuyên chậm trễ trong hoàn thiện các thủ tục nộp ngân hàng, số liệu chưa thống nhất, không đảm bảo tính trung thực, thiếu kiểm toán uy tín,…bên cạnh đó, DNNVV thiếu và yếu về tài sản đảm bảo là cơ sở quan trọng trong quyết định cho vay và hạn mức cho vay của NHTM.
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy: NHTM tiểu vùng Tây Bắc sử dụng đồng thời cả thông tin cứng và thông tin mềm trong quá trình ra quyết định tín dụng. Trong đó, thông tin cứng (Tình hình tài chính; Tài sản thế chấp; Lịch sử tín dụng) đóng vai trò quan trọng hơn thông tin mềm trong quyết định cho vay của ngân hàng.
Tác giả đề xuất một vài giải pháp chính nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng nhìn từ góc độ các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc:
Một là, các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc cần minh bạch hóa thông tin tài chính. Hiện nay, tiểu vùng Tây Bắc có khoảng 6.700 DNNVV đang hoạt động và có đến 90% là DN nhỏ và siêu nhỏ, tuy nhiên chỉ có 25% số lượng DNNVV có đăng ký và có kiểm toán độc lập, còn lại 75% DNNVV hoạt động trong khu vực không chính thức và ít tính minh bạch. Do đó, Chủ tịch VCCI Việt Nam nhận định: sự thiếu minh bạch của doanh nghiệp khó tạo niềm tin cho các tổ chức tín dụng, cùng với đó, việc thiếu tài sản thế chấp và dự án kinh doanh thiếu khả thi cũng là nguyên nhân khiến tổ chức tín dụng “nói không” với DNNVV. Trước những "rào cản" đó, để dễ dàng tiếp cận vốn vay của ngân hàng, trước tiên các DNNVV cần minh bạch báo cáo tài chính bằng các tổ chức kiểm toán uy tín. “Minh bạch về thông tin sẽ có xác suất cao hơn về các khoản vay được chấp thuận” (Petersen và Rajan 2002).Với thông tin được kiểm toán bởi bên thứ ba, xác nhận tính trung thực trong cung cấp dữ liệu cho ngân hàng, qua đó NHTM hiểu được “năng lực” trả nợ của DNNVV. Việc kiểm toán uy tín với các báo cáo tài chính của DNNVV không chỉ giúp NHTM có niềm tin với dữ liệu của DNNVV, hơn nữa DNNVV hiểu về thực trạng hoạt động của DN hơn, có phương án sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính hơn.
Hai là, các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc cần tranh thủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương: Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Luật Hỗ trợ DNNVV được Quốc hội ban hành tháng 6/2017; Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; Quyết định 58/2013/QĐ-TTg về Bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn NHTM của Quỹ
bảo lãnh tín dụng tại các địa phương; “Nghị định 34/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”; “Nghị định 38/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo”; “Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Đây là mối quan hệ mật thiết trong động lực phát triển kinh tế tiểu vùng Tây Bắc bền vững.
Ba là, các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc cần chủ động xác định cụ thể kế hoạch kinh doanh, triển vọng kinh doanh dựa trên nắm bắt kịp thời các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, duy trì các chỉ số tài chính an toàn (tỷ số khả năng thanh toán, tỷ số vận hành, tỷ số cấu trúc vốn, tỷ số sinh lợi) nhằm đáp ứng yêu cầu của NHTM và sử dụng vốn vay hiệu quả nhất.
Bốn là, các DNNVV cần tăng cường mối liên kết với ngân hàng cho vay. DNNVV không chỉ cần tài sản thế chấp chất lượng, mà cần mối quan hệ lâu dài giữa DNNVV và NHTM giúp giảm bớt vấn đề bất cân xứng thông tin và khiến DNNVV dễ dàng tiếp cận khoản vay ngân hàng (Frame et al., 2001; Binks and Ennew, 1997).
Năm là, các DNNVV có phương án giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài sản thế chấp bằng cách hiểu về lợi ích của việc mua bảo hiểm phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Bảo hiểm là tấm đệm tổn thất khi DN gặp phải những rủi ro về hệ thống, về tài chính, về thiên tai,… giúp DN yên tâm kinh doanh, sản xuất, đồng thời góp phần gia tăng niềm tin của ngân hàng, giảm thiểu vấn đề thông tin bất cân xứng, giảm thiểu sự phụ thuộc tài sản thế chấp, sẽ giúp DNNVV dễ tiếp cận được khoản vay của ngân hàng.
Sáu là, các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc cần liên kết sản xuất - tiêu thụ theo chuỗi giá trị nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài sản thế chấp, giảm thiểu chi phí huy động vốn, triển vọng kinh doanh, mở rộng mối quan hệ với các đối tác kinh doanh, các mối quan hệ xã hội, tạo niềm tin, đánh giá về đạo đức, liêm chính cao (tăng cường chất lượng của thông tin mềm) đồng thời tăng cường sử dụng các sản phẩm dịch vụ cũng như cách thức tiếp cận mà các ngân hàng cung ứng sẽ giúp các DNNVV tiểu vùng Tây Bắc dễ dàng tiếp cận với các khoản vay từ ngân hàng nhiều hơn.
5.2.4. Khuyến nghị với các tổ chức liên quan
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần hoàn thiện cơ chế, chính sách thuận lợi cho sự phát triển bền vững của DNNVV, theo hướng khuyến khích các NHTM bổ sung các chỉ tiêu thông tin mềm trong xếp tín dụng nội bộ, đánh giá cao các phương án kinh doanh khả