Bảng 4.17: Kết quả sai số chuẩn kiểm định Bootstrap và tính toán hệ số CR
SE | SE-SE | Mean | Bias | SE-Bias | CR | |||
THNB | <--- | VHDN | .054 | .001 | .214 | .000 | .002 | .054 |
KTTH | <--- | THNB | .050 | .001 | .043 | .000 | .002 | .050 |
KTTH | <--- | VHDN | .067 | .001 | .158 | -.001 | .002 | .067 |
VTRR | <--- | THNB | .025 | .001 | .852 | -.002 | .001 | .025 |
CKTH | <--- | THNB | .024 | .001 | .781 | .001 | .001 | .024 |
VTRR | <--- | VHDN | .030 | .001 | .720 | .001 | .001 | .030 |
CKTH | <--- | VHDN | .035 | .001 | .647 | -.002 | .001 | .035 |
CKTH | <--- | KTTH | .022 | .001 | .814 | .001 | .001 | .022 |
TG | <--- | VHDN | .036 | .001 | .554 | .000 | .001 | .036 |
CN | <--- | VHDN | .035 | .001 | .558 | .000 | .001 | .035 |
PT | <--- | VHDN | .025 | .001 | .756 | .000 | .001 | .025 |
LV | <--- | VHDN | .023 | .001 | .789 | .000 | .001 | .023 |
DM | <--- | VHDN | .027 | .001 | .741 | -.002 | .001 | .027 |
DT | <--- | THNB | .032 | .001 | .692 | .001 | .001 | .032 |
DH | <--- | THNB | .031 | .001 | .679 | -.001 | .001 | .031 |
HH | <--- | THNB | .035 | .001 | .659 | -.002 | .001 | .035 |
GTTH | <--- | CKTH | .023 | .001 | .803 | .000 | .001 | .023 |
GTTH | <--- | VTRR | .020 | .000 | .852 | .000 | .001 | .020 |
GTTH | <--- | KTTH | .030 | .001 | .710 | -.002 | .001 | .030 |
GTTH | <--- | THNB | .034 | .001 | .528 | -.004 | .001 | .034 |
GTTH | <--- | VHDN | .025 | .001 | .813 | .000 | .001 | .025 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Thống Kê Mô Tả Thang Đo Kiến Thức Thương Hiệu
- Kết Quả Thống Kê Mô Tả Thang Đo Thương Hiệu Nội Bộ
- Kết Quả Đánh Giá Mức Độ Phù Hợp Mô Hình Nhân Tố Khẳng Định
- Hệ Số Hồi Quy Các Biến Thang Đo Trong Biến Thương Hiệu Nội Bộ
- Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 18
- Xây Dựng Chính Sách Mktnb Cần Quan Tâm Đến Sự Khác Biệt Về Các Yếu Tố Nhân Khẩu Học
Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019
Lưu ý:
Mean là trung bình ước lượng Bootstrap; SE là sai số chuẩn;
SE-SE là sai số chuẩn của sai số chuẩn; Bias là độ lệch;
SE-Bias là sai số chuẩn của độ lệch; CR = Bias/(SE-Bias).
Tất cả các giá trị tuyệt đối của CR đều nhỏ hơn 2, suy ra p-value > 0,05. Kết luận độ lệch khác 0 không có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%.
Kết luận: Mô hình ước lượng Bootstrap có thể tin cậy được.
4.7 PHÂN TÍCH ĐA NHÓM
Phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm được sử dụng nhằm so sánh mô hình nghiên cứu theo các nhóm của biến định tính. Luận án thực hiện phân tích đa nhóm dựa trên các yếu tố nhân khẩu học gồm giới tính, trình độ, thâm niên và thu nhập
của nhân viên tham gia khảo sát để trả lời cho câu hỏi liệu có sự khác biệt giữa các nhóm trong việc đánh giá tác động của các nhân tố đến EBBE hay không. Luận án xây dựng mô hình khả biến và mô hình bất biến để thực hiện phân tích đa nhóm. Trong mô hình khả biến các tham số ước lượng trong từng mô hình của từng nhóm không bị ràng buộc. Đối với mô hình bất biến, các mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu được ràng buộc có giá trị như nhau cho tất cả các nhóm, chỉ có thành phần đo lường là không bị ràng buộc. Để so sánh giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến, kiểm định Chi – square được sử dụng. Nếu Chi-square thể hiện giữa 2 mô hình không có sự khác biệt hay p-value >0.05 thì mô hình bất biến sẽ được chọn. Ngược lại nếu Chi-square có ý nghĩa, tức p-value <0.05 thì mô hình khả biến sẽ được chọn (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011)
Phân tích cấu trúc đa nhóm được thực hiện theo các bước cụ thể sau: (1) tiến hành ước lượng mô hình khả biến; (2) tiến hành ước lượng mô hình bất biến; (3) so sánh sự khác biệt giữa hai mô hình thông qua kiểm định Chi – square với giả thuyết Ho: Không có sự khác biệt giữa Chi-square của mô hình bất biến và mô hình khả biến.
4.7.1 Kiểm định biến điều tiết nhóm theo giới tính
Thuộc tính phân tích đa nhóm theo giới tính là nam và nữ. Giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định là H14a giới tính có điều tiết tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến EBBE của NHTM.
Kết quả phân tích SEM (Phụ lục 15 giới tính) mô hình khả biến với hai nhóm xem xét trình bày trong bảng với các chỉ số: Chi-square/df = 1,710; GFI = 0,910; TLI = 0,975; CFI = 0,978; RMSEA = 0,027.
Kết quả phân tích SEM mô hình bất biến với hai nhóm xem xét trình bày trong bảng với các chỉ số: Chi-square/df = 1,711; GFI = 0,846; TLI = 0,944; CFI = 0,950; RMSEA = 0,029.
Để lựa chọn mô hình bất biến hay khả biến ta dựa vào kiểm định Chi-square thể hiện trong bảng 4.18 sau:
Bảng 4.18: Giá trị p phân tích đa nhóm theo giới tính
Chi-square | df | |
Mô hình khả biến | 7682,907 | 4492 |
Mô hình bất biến | 7695,223 | 4495 |
Sai biệt | 12,316 | 3 |
Chidist(12,316;3) | 0,0064 | < 0,05 |
Nguồn: Kết quả tính toàn từ phân tích AMOS
Như vậy p – value = < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết H1. Nói cách khác, có sự khác biệt về Chi-square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến. Như vậy chọn mô hình khả biến. Điều này có nghĩa là có sự khác biệt trong mối quan hệ ảnh hưởng giữa KTTH, VTRR và CKTH đến EBBE giữa nhóm nhân viên nam và nhóm nhân viên nữ. Trong đó, nhìn vào phụ lục, có thể thấy nhóm nhân viên nữ có hệ số ảnh hưởng giữa các nhân tố đến EBBE cao hơn so với nhóm nhân viên nam. Các nhân tố trong mô hình thuộc nhóm nhân viên nữ có ảnh hưởng thuận chiều đến EBBE. Trong khi đó, đối với nhân viên nam, VTRR, KTTH, CKTH và THNB có ảnh hưởng ngược chiều với EBBE.
4.7.2 Kiểm định biến điều tiết nhóm theo trình độ học vấn
Thuộc tính phân tích đa nhóm theo trình độ được chia thành dưới cao đẳng, cao đẳng, đại học, trên đại học. Giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định là H14b Biến điều tiết trình độ học vấn có điều tiết tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến EBBE của NHTM.
Kết quả phân tích SEM (phụ lục 15 trình độ học vấn) mô hình khả biến với bốn nhóm xem xét trình bày trong bảng với các chỉ số: Chi-square/df = 1,477; GFI
= 0,846; TLI = 0,944; CFI = 0,950; RMSEA = 0,029.
Kết quả phân tích SEM mô hình bất biến với bốn nhóm xem xét trình bày trong bảng với các chỉ số: Chi-square/df = 1,476; GFI = 0,845; TLI = 0,945; CFI = 0,950; RMSEA = 0,029.
Để lựa chọn mô hình bất biến hay khả biến ta dựa vào kiểm định Chi-square thể hiện trong bảng 4.19 sau:
Bảng 4.19: Giá trị p phân tích đa nhóm theo trình độ học vấn
Chi-square | df | |
Mô hình khả biến | 7.228,00 | 4.895,00 |
Mô hình bất biến | 7.232,00 | 4.900,00 |
Sai biệt | 4,00 | 5,00 |
Chidist(4;5) | 0,549 | >0,05 |
Nguồn: Kết quả tính toàn từ phân tích AMOS
Như vậy p – value = 0,549 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết Ho: không có sự khác biệt về Chi-square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến. Như vậy chọn mô hình bất biến. Điều này cho thấy trình độ học vấn không tạo ra sự khác biệt trong mối ảnh hưởng giữa các nhân tố trong mô hình đến EBBE.
4.7.3 Kiểm định biến điều tiết nhóm theo thâm niên
Thuộc tính phân tích đa nhóm theo thâm niên được chia dựa vào thâm niên công tác trong NH với 5 nhóm như sau: (1) từ 1 năm đến 3 năm; (2) từ trên 3 năm đến 6 năm; (3) trên 6 năm đến 9 năm; (4) trên 9 năm đến 12 năm; (5) trên 12 năm. Giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định là thâm niên làm việc của nhân viên có điều tiết tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến EBBE của NHTM.
Kết quả phân tích SEM (phụ lục thâm niên) mô hình khả biến với năm nhóm xem xét trình bày trong bảng với các chỉ số: Chi-square/df = 1,626; GFI = 0,800; TLI = 0,916; CFI = 0,926; RMSEA = 0,033.
Kết quả phân tích SEM mô hình bất biến với năm nhóm xem xét trình bày trong bảng với các chỉ số: Chi-square/df = 1,626; GFI = 0,879; TLI = 0,916; CFI = 0,925; RMSEA = 0,033.
Kết quả phân tích SEM mô hình khả biến, mô hình bất biến được trình bày trong bảng 4.19 dưới đây. Dựa trên kiểm định chỉ số Chi-square có thể thấy p-value
= 0.040 nhỏ hơn 0.05. Kết quả này cho thấy giả thuyết Ho bị bác bỏ, nghĩa là giữa mô hình bất biến và mô hình khả biến có khác biệt về Chi-square. Do đó, mô hình khả biến được chọn lựa. Điều này đồng nghĩa với kết luận là có sự khác biệt trong mối quan hệ ảnh hưởng giữa các nhân tố đến EBBE giữa các nhóm nhân viên có thâm niên khác nhau. Trong đó nhìn vào phụ lục có thể thấy mối quan hệ giữa VHDN, THNB có hệ số tác động là 0 đến GTTH dựa trên nhân viên. Riêng nhóm
nhân viên có thâm niên trên 10 thì giữa hai nhân tố nêu trên có mối quan hệ thuận chiều.
Để lựa chọn mô hình bất biến hay khả biến ta dựa vào kiểm định Chi-square thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.20: Giá trị p phân tích đa nhóm theo thâm niên
Chi-square | Df | |
Mô hình khả biến | 6877 | 4230 |
Mô hình bất biến | 6896 | 4240 |
Sai biệt | 19 | 10 |
Chidist(19,343;10) | 0,040 | <0,05 |
Nguồn: Kết quả tính toàn từ phân tích AMOS
4.7.4 Kiểm định biến điều tiết nhóm theo thu nhập
Thuộc tính phân tích đa nhóm theo thu nhập với năm mức thu nhập từ 6 triệu đồng đến 12 triệu đồng, từ trên 12 triệu đồng đến 18 triệu đồng, từ trên 18 triệu đồng đến 24 triệu đồng, trên 24 triệu đồng. Giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định là H14d Thu nhập của nhân viên có điều tiết tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến EBBE của NHTM.
Kết quả phân tích SEM (phụ lục thu nhập) mô hình khả biến với năm nhóm xem xét trình bày trong bảng với các chỉ số: Chi-square/df =1,299; GFI =0,836; TLI=0,938; CFI=0,945; RMSEA =0,030.
Kết quả phân tích SEM mô hình bất biến với năm nhóm xem xét trình bày trong bảng với các chỉ số: Chi-square/df =1,329; GFI =0,819; TLI=0,926; CFI=0,934; RMSEA =0,034
Để lựa chọn mô hình bất biến hay khả biến ta dựa vào kiểm định Chi-square thể hiện trong bảng 4.21 sau:
Bảng 4.21: Giá trị p phân tích đa nhóm theo thu nhập
Chi-square | Df | |
Mô hình khả biến | 6.475 | 4984 |
Mô hình bất biến | 6.638 | 4993 |
Sai biệt | 162,9 | 9 |
Chidist(162,9;9) | 0,000 | <0,05 |
Nguồn: Kết quả tính toàn từ phân tích AMOS
Như vậy p – value = 0.000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết Ho. Điều này có nghĩa là mô hình khả biến và mô hình bất biến có sự khác biệt về Chi-square. Do đó, giả thuyết về có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa các nhân tố độc lập với EBBE giữa các nhóm nhân viên có thu nhập khác nhau. Trong đó, nhóm nhân viên có thu nhập trên 18 triệu có hệ số tác động của VHDN, THNB và CKTH đến EBBE là cao. Trong khi đó, đối với hai nhóm còn lại mức độ ảnh hưởng là không đáng kể khi hệ số β chuẩn hóa thấp hơn 0.1.
4.7.5 Kiểm định biến điều tiết nhóm theo loại hình NH
Thuộc tính phân tích đa nhóm theo loại hình NH được chia thành NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, NHTM có vốn nước ngoài. Giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định là H14e Loại hình sở hữu NH mà nhân viên đang làm việc có điều tiết tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến EBBE của NHTM.
Kết quả phân tích SEM (phụ lục loại hình NH) mô hình khả biến với 3 nhóm xem xét trình bày trong bảng với các chỉ số: Chi-square/df =1,403; GFI =0,738; TLI=0,905; CFI=0,909; RMSEA =0,027
Kết quả phân tích SEM mô hình bất biến với 3 nhóm xem xét trình bày trong bảng với các chỉ số: Chi-square/df =1,402; GFI =0,738; TLI=0,905; CFI=0,909; RMSEA =0,027
Để lựa chọn mô hình bất biến hay khả biến ta dựa vào kiểm định Chi-square thể hiện trong bảng 4.22 sau:
Bảng 4.22: Giá trị p phân tích đa nhóm theo loại hình Ngân hàng
Chi-square | df | |
Mô hình khả biến | 6.865,12 | 4.894,00 |
Mô hình bất biến | 6.969,09 | 4.900,00 |
Sai biệt | 103,97 | 6,00 |
Chidist(162,9;9) | 0,000 | < 0,05 |
Nguồn: Kết quả tính toàn từ phân tích AMOS
Như vậy p – value = 0.000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết Ho. Điều này có nghĩa là mô hình khả biến và mô hình bất biến có sự khác biệt về Chi-square. Như vậy, mô hình khả biến được chọn. Đồng thời kết quả này ủng hộ giả thuyết về có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa các nhân tố độc lập với EBBE giữa thuộc các NH có hình thức sở hữu khác nhau. Trong đó, mức độ tác động của các nhân tố phản ánh
qua hệ số hồi quy chuẩn hóa khác nhau nhiều giữa 3 nhóm thể hiện qua Phụ lục. Trong đó nhân viên thuộc nhóm NHTM có vốn nước ngoài có hệ số hồi quy chuẩn hóa giữa các biến lớn nhất, đặc biệt là nhân tố VHDN (β chuẩn hóa = 1.051) và nhân tố THNB (β chuẩn hóa = 1.222). Đồng thời các mối quan hệ giữa các nhân tố và EBBE là thuận chiều ở các NHTM có vốn nước ngoài. Trong khi đó, ở NHTM Nhà nước THNB không ảnh hưởng đến EBBE, còn VHDN có ảnh hưởng ngược chiều với nhân tố phụ thuộc.
4.7.6 Các đặc điểm thuộc về nhân viên
Việc phân tích đa nhóm với các biến nhân khẩu học gồm giới tính, trình độ, thâm niên và thu nhập nhằm làm rõ hơn liệu có sự khác biệt giữa các nhóm trong mối quan hệ giữa các nhân tố đến EBBE tại các NHTM. Kết quả phân tích đa nhóm cho thấy tồn tại sự khác biệt giữa nhóm nhân viên nam và nhân viên nữ trong mối quan hệ giữa KTTH, CKTH và VTRR đối với EBBE. Thu nhập và thâm niên cũng tạo ra sự khác biệt giữa các nhóm nhân viên trong mẫu nghiên cứu về mối quan hệ giữa biến độc lập với EBBE. Quá trình phân tích cho thấy số liệu cho thấy, những nhân viên có thâm niên, thu nhập cao thường hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong NH. Nhân viên có thâm niên thường là xem NH như gia đình thứ hai của họ, xem thương hiệu của NH gắn liền với thương hiệu của bản thân và họ rất tự hào vì được là nhân viên của NH mà họ đang làm. Ngoài ra, các nhân viên có thu nhập cao thường có xu hướng gắn bó với NH hơn những nhân viên có thu nhập thấp. Vì gắn bó lâu dài nên những nhân viên có thu nhập cao xem NH như là gia đình thứ hai của họ, luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, hiểu được vai trò, vị trí của mình và đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Ngoài ra, các nam nhân viên thường có xu hướng ít cam kết thương hiệu hơn so với nhân viên nữ. Nguyên nhân đến từ yếu tố giới tính tại Việt Nam chi phối khi nữ nhân viên thường thích an phận trong khi nam nhân viên thường có xu hướng dịch chuyển tìm đến những vị trí mới, môi trường mới để phù hợp hơn với định hướng thăng tiến nghề nghiệp. Trình độ cao cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến mối quan hệ của EBBE. Nhóm nhân viên có trình độ cao thường là ở cấp quản lý và hưởng chính sách lương thưởng cao mới chấp nhận gắn bó lâu dài với NH. Nhóm NHTM cổ phần tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa THNB và EBBE nhưng VHDN lại có hệ số β chuẩn hóa mang
dấu âm cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa 2 nhân tố. Kết quả này cho thấy các NH trong nước cần xem xét hoạt động THNB và phát triển VHDN.
4.8 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông qua nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy:
4.8.1 Vai trò rõ ràng
VTRR là nhân tố được nhân viên đánh giá cao trong các nhân tố thuộc nghiên cứu với giá trị trung bình là 3,79. Điều này phù hợp với thực tế tại các NHTM hiện nay. Các NH đã xây dựng nhiệm vụ, tiêu chuẩn nghề nghiệp cho từng vị trí trong NH phù hợp với từng cơ cấu tổ chức khác biệt. Không những vậy, khi nhân viên vào nhận việc, họ được đào tạo và hướng dẫn để có thể am hiểu công việc. Tuy nhiên, với mức giá trị trung bình chỉ đạt 3,79 cho thấy vẫn còn cần phải tiếp tục nâng cao nhân tố VTRR đối với nhân viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa vai trò rõ ràng và EBBE tại các NHTM Việt Nam (Giả thuyết H1). VTRR của nhân viên ảnh hưởng tích cực đến EBBE của các NHTM Việt Nam. Kết quả ước lượng cho thấy mức độ tác động của VTRR đến EBBE ở mức 0,043 với mức ý nghĩa 5%. Điều này phù hợp với lý thuyết, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Trung (2015), Imof Uford (2013). Nguyên nhân giải thích là do nhân viên khi hiểu rõ vai trò của mình thì có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ, trách nhiệm. Các NHTM Việt Nam hiện nay đều đã thực hiện chuẩn hóa quy trình hoạt động theo ISO. Dựa trên báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam trong năm 2018, các NH phần lớn đã đạt tiêu chuẩn ISO như NH TMCP Công thương Việt Nam, NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NH TMCP Nam Á, NH TMCP Á Châu…Từng vị trí công việc dựa trên quy trình được phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể. Đặc biệt những hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao đều được xây dựng chính sách, quy trình chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro xảy ra. Điều này giúp cho nhân viên biết chính xác về nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của mình, giảm thiểu những sai sót để đạt được kết quả tốt trong công việc, từ đó, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng về công việc cũng như tổ chức. Điều này sẽ tác động tích cực đến EBBE của các NHTM.
4.8.2 Kiến thức thương hiệu
KTTH là nhân tố theo thống kê mô tả có mức điểm trung bình trên 3,5, đạt 3,6 điểm. Các biến quan trọng trong thang đo KTTH đều đạt trên 3,6 trừ biến quan