Sự Khác Biệt Về Nhận Định Giá Trị Thương Hiệu Giữa Các Yếu Tố Giới Tính, Độ Tuổi, Trình Độ Và Đối Tượng Được Khảo Sát Ở Nhà Thuốc.


Tuy vậy, giá trị R2chỉ thể hiện sự phù hợp của mô hình và dữ liệu mẫu. Để xem xét sự phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể, ta thực hiện kiểm định F.

Bảng 3.7: Kiểm định F



Mô hình (Model)

Tổng bình phương (Sum of

Squares)


df

Bình phương trung bình (Mean

Square)


F


Sig.

1

Hồi qui

(Regression)

80.179

4

20.045

70.397

.000(a)


Phần dư

(Residual)


44.988


158


.285


Tổng sô

(Total)


125.167


162


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu Zuellig Pharma Việt Nam - 10

Biến phụ thuộc: chất lượng cảm nhận, Nhận biết thương hiệu, Liên tưởng thương hiệu, Trung thành thương hiệu

Biến phụ thuộc: Giá tri thương hiệu

Giá trị sig. của trị thống kê F của mô hình đầy đủ rất nhỏ, cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng tất cả các hệ số hồi quy trong mô hình hồi quy tổng thể bằng 0. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tổng thể.

ii. Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy

Bảng 3.8: Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy


Mô hình (Model

)

Hệ số chưa chuẩn hóa (Unstandardized

Coefficients)

Hệ số chuẩn hóa (Standardized

Coefficients)


t


Mức ý nghĩa

(Sig.)


Thống kê đa cộng tuyến (Collinearity

Statistics)



B


Std. Error


Beta

Hệ số

(Toleranc e)


VIF


B


Std. Error

1

(Constant)

-.457

.273


-1.674

.096




Nhận biết thương hiệu

-.022

.093

-.018

-.241

.810

.411

2.435


Chat luong cảm nhận

.366

.110

.277

3.329

.001

.328

3.046


Liên tưởng thương hiệu

.144

.094

.124

1.532

.128

.346

2.893


Trung thành thương hiệu

.585

.088

.491

6.624

.000

.414

2.416


Biến phụ thuộc: Gia trị thương hiệu


Bảng trên cho thấy:

+ Hệ số ý nghĩa của hệ số hồi quy riêng phần của hai biến Chất lượng cảm nhận và Trung thành thương hiệu đều nhỏ hơn 0.05 cho thấy an toàn khi bác bỏ giả thuyết cho rằng hệ số hồi quy của biến Chất lượng cảm nhận và của biến Trung thành thương hiệu bằng 0.

+ Hệ số ý nghĩa của hệ số hồi quy riêng phần của hai biến Liên tưởng thương hiệu và Nhận biết thương hiệu lớn hơn 0.1 cho thấy không an toàn khi bác bỏ giả thuyết cho rằng hệ số hồi quy của biến Liên tưởng thương hiệu và Nhận biết thương hiệu bằng 0.

Như vậy, chỉ có hệ số hồi quy riêng phần của các biến Chất lượng cảm nhận, Trung thành thương hiệu là có ý nghĩa.

3.2.2.3 Kết quả phân tích hồi quy

Các kiểm định ở trên cho thấy các giả định của hàm hồi quy tuyến tính không bị vi phạm và mô hình hồi quy đã xây dựng là phù hợp. Ta thấy, các hệ số của phương trình hồi quy có ý nghĩa thống kê và các hệ số hồi quy riêng đều có giá trị dương (trừ biến Nhận biết thương hiệu).

Như vậy, các giả thiết:

H1-1: Chất lượng cảm nhận có ảnh hưởng dương đến giá trị thương hiệu.

H1-4: Lòng trung thành thương hiệu có tác động dương đến giá trị thương hiệu.

được chấp nhận. Tức là, các biến này có tác động tỉ lệ thuận đến Giá trị thương hiệu. Phân tích hồi quy cho ta phương trình hồi quy tuyến tính sau:

Giá trị thương hiệu = -0.457 + 0.366 * Chất lượng cảm nhận + 0.585 * Trung thành thương hiệu.

Ý nghĩa mô hình:

Phương trình cho thấy khi biến Chất lượng cảm nhận thay đổi 1 đơn vị, trong điều kiện biến Trung thành thương hiệu không đổi thì biến Giá trị thương hiệu sẽ thay đổi 0.366 đơn vị. Tương tự, khi Trung thành thương hiệu thay đổi 1 đơn vị, trong điều kiện Chất lượng cảm nhận không đổi thì Giá trị thương hiệu sẽ thay đổi 0.585 đơn vị.

Từ bảng Coefficients(a), ta thấy hệ số chuẩn hóa Beta của biến Chất lượng cảm nhận bằng 0.366 và của biến Trung thành thương hiệu là 0.585, như vậy, ảnh hưởng của biến Trung thành thương hiệu đến biến Giá trị thương hiệu lớn hơn tác động của biến Chất


lượng cảm nhận.

Như vậy các biến Nhận biết thương hiệu và Liên tưởng thương hiệu không có ảnh hưởng đến Giá trị thương hiệu cũng là điều có thể giải thích được. Việc một khách hàng nghĩ đến hay biết các đặc điểm của thương hiệu đó, hay biết được sâu hơn đặc điểm của thương hiệu đó đang có mô hình hoạt động như thế nào cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc lựa chọn và đánh giá giá trị thương hiệu của thương hiệu đó. Không có nghĩa là khách hàng biết và có sự liên tưởng thì thương hiệu đó sẽ được đánh giá cao. Vì vậy việc phát hiện hai biến Chất lượng cảm nhận và Trung thành thương hiệu có ảnh hưởng đến Giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phân phối dược phẩm là một khám phá khá hay, nó giúp ta thấy được các yếu tố sẽ đóng vai trò nòng cốt trong quá trình xây dựng và củng cố giá trị thương hiệu. Các nhân tố trong Chất lượng cảm nhận như dịch vụ, chất lượng sản phẩm, thái độ của nhân viên cũng như các nhân tố trong Trung thành thương hiệu như sự sẵn sàng sử dụng dịch vụ của công ty, hay là sự lựa chọn đầu tiên sẽ là các yếu tố để các nhà quản trị của công ty Zuellig Pharma Việt Nam cân nhắc và đưa ra các giải pháp đúng đắn trong tình hình hiện nay.


3.2.3 Sự khác biệt về nhận định giá trị thương hiệu giữa các yếu tố giới tính, độ tuổi, trình độ và đối tượng được khảo sát ở nhà thuốc.‌

3.2.3.1 Giữa giới tính Nam và Nữ

Bảng 3.9: Tỉ lệ giữa Nam và Nữ khảo sát



Tần suất (Frequency)

Phần trăm (Percent)

Giá trị Valid

Nữ

130

79.8


Nam

33

20.2


Total

163

100.0


Bảng 3.10: Phân tích phương sai ANOVA theo biến giới tính



Tổng bình phương

(Sum of Squares)


df

Bình phương trung

bình (Mean Square)


Hệ số F

Mức ý nghĩa

(Sig.)

Giữa các nhóm

(Between Groups)

15.617

1

15.617

22.952

.000

Trong các nhóm

(Within Groups)


109.550


161


.680

Tổng (Total)

125.167

162



Như vậy từ kết quả kiểm định ta có nhận xét như sau: sig. có giá trị rất nhỏ, như vậy là kết quả kiểm định có độ tin cậy rất cao. Từ đó ta rút ra kết luận là: Có sự khác biệt về đánh giá giá trị thương hiệu Zuellig Pharma Việt Nam giữa nam và nữ. Trong đó nữ đánh giá cao hơn nam. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi đối tượng nữ giới là đối tượng chiếm tỉ lệ đông đảo tại nhà thuốc lẻ hơn đối tượng nam giới. Và cũng chính điều này cũng sẽ mang lại một ý nghĩa rất lớn cho nhà quản trị của công ty. Với việc đa phần nhà thuốc đều là nữ và trực tiếp làm việc với Zuellig Pharma Việt Nam, các nhà quản trị cần lên một kế hoạch chuẩn hơn cho việc tiếp xúc với đối tượng này nhằm nâng cao hơn nữa vị trí của giá trị thương hiệu Zuellig Pharma trong lòng họ.


3.2.3.2 Giữa các độ tuổi:

Bảng 3.11: Tỉ lệ khảo sát giữa các độ tuổi



Tần suất (Frequency)

Phần trăm (Percent)

Giá trị Valid

18-24

21

12.9


25-34

45

27.6


35-44

50

30.7


45-54

34

20.9


>55

13

8.0


Total

163

100.0


Bảng 3.12: Phân tích phương sai ANOVA theo biến Độ tuổi




Tổng bình phương (Sum of Squares)


df

Bình phương trung bình

(Mean Square)

Hệ số

F


Mức ý nghĩa (Sig.)

Giữa các nhóm

(Between Groups)

5.116

4

1.279

1.6

83

.156

Trong các nhóm

(Within Groups)


120.051


158


.760

Tổng (Total)

125.167

162



Từ kết quả kiểm định ta có nhận xét như sau: sig.=0.156 > 0.05, như vậy là kết quả kiểm định không có độ tin cậy cao. Từ đó ta rút ra kết luận là: Không có sự khác biệt về đánh giá giá trị thương hiệu Zuellig Pharma Việt Nam giữa các độ tuổi khác nhau. Như vậy, dù ở lứa tuổi nào thì việc lựa chọn một thương hiệu có uy tín, có độ tin cậy cao trong ngành phân phối dược phẩm – ngành liên quan đến sức khỏe con người vẫn luôn là mục tiêu hàng đầu của tất cả mọi người.


3.2.3.3 Giữa các đối tượng được khảo sát ở nhà thuốc: Bảng 3.13: Tỉ lệ khảo sát giữa đối tượng ở nhà thuốc:


Tần suất (Frequency)

Phần trăm (Percent)

Giá trị Valid

Chủ Nhà Thuốc

91

55.8


Dược Sĩ Nhà Thuốc

9

5.5


Nhân viên

60

36.8


Khác

3

1.8


Tổng Total

163

100.0


Bảng 3.14: Phân tích phương sai ANOVA đối tượng được khảo sát:




Tổng bình phương (Sum of Squares)


df

Bình phương

trung bình (Mean Square)


Hệ số F


Mức ý nghĩa (Sig.)

Giữa các nhóm

(Between Groups)


7.362


3


2.454


3.312


.022

Trong các nhóm

(Within Groups)


117.805


159


.741

Tổng (Total)

125.167

162



Từ kết quả kiểm định ta có nhận xét như sau: sig.=0.022 < 0.05, như vậy là kết quả kiểm định có độ tin cậy cao. Từ đó ta rút ra kết luận là: Có sự khác biệt về đánh giá giá trị thương hiệu Zuellig Pharma Việt Nam giữa các đối tượng được khảo sát trong nhà thuốc. Như vậy, vấn đề được đặt ra là: khi chăm sóc một nhà thuốc nếu chúng ta chỉ tập trung vào đối tượng chủ nhà thuốc thì có đạt hiệu quả tối đa không? Câu trả lời đã được giải đáp phía trên. Nếu chúng ta bỏ quên đi các đối tượng như: dược sĩ nhà thuốc, bác sĩ, hay nhân viên nhà thuốc thì vô tình chúng ta đã bỏ đi một tỉ lệ rất lớn 44.2% các đối tượng góp phần nâng cao giá trị thương hiệu Zuellig Pharma Việt Nam. Một phần rất lớn nhà thuốc hiện nay không có chủ trực tiếp ở nhà thuốc, do đó các đối tượng này là một phần không nhỏ quyết định đến việc đánh giá giá trị thương hiệu của công ty Zuellig Pharma Việt Nam.


3.2.3.4 Giữa trình độ học vấn:

Bảng 3.15: Tỉ lệ khảo sát trình độ các đối tượng khảo sát:



Tần suất (Frequency)

Phần trăm (Percent)

Giá trị Valid

Dược Sĩ Đại Học

32

19.6


Dược Sĩ Trung Học

93

57.1


Bác Sĩ

4

2.5


Dược Tá

31

19.0


Khác

3

1.8


Tổng Total

163

100.0


Bảng 3.16: Phân tích phương sai ANOVA theo biến trình độ học vấn:




Tổng bình phương (Sum of Squares)


df

Bình phương trung bình

(Mean Square)


Hệ số F

Mức ý nghĩa

(Sig.)

Giữa các nhóm

(Between Groups)


.930


4


.233


.296


.880

Trong các nhóm

(Within Groups)


124.237


158


.786

Tổng (Total)

125.167

162



Từ kết quả kiểm định ta có nhận xét như sau: sig.=0.880 > 0.05, như vậy là kết quả kiểm định không có độ tin cậy cao. Từ đó ta rút ra kết luận là: Không sự khác biệt về đánh giá giá trị thương hiệu Zuellig Pharma Việt Nam đối với các trình độ học vấn khác nhau của các đối tượng được khảo sát. Điều này nói lên rằng các trình độ khác nhau ở nhà thuốc đánh giá một thương hiệu phân phối dược phẩm cũng sẽ đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, thương hiệu uy tín sẽ là lựa chọn của họ.


Tóm tắt chương 3:

Chương này trình bày kết quả kiểm định các giả thuyết về tác động của các biến quan sát đến giá trị thương hiệu của tổ chức, đồng thời tiến hành phân tích và thảo luận kết quả xử lý dữ liệu. Kết quả cho thấy một số giả thuyết đưa ra trong mô hình lý thuyết được chấp nhận và một số không chấp nhận. Bảng bên dưới tóm tắt các kết quả kiểm định các giả thuyết.

Bảng 3.17: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết



H1-1

Chất lượng cảm nhận có ảnh hưởng dương đến giá

trị thương hiệu.

Chấp nhận

p=0.00 <0.05


H1-2

Nhận biết thương hiệu có ảnh hưởng dương đến giá

trị thương hiệu.

Không chấp nhận

p=0.00 >0.05


H1-3

Liên tưởng thương hiệu có tác động dương đến giá trị

thương hiệu.

Không chấp nhận

p=0.00 >0.05


H1-4

Lòng trung thành thương hiệu có tác động dương đến

giá trị thương hiệu.

Chấp nhận

p=0.00 <0.05


H2-1

Có sự khác biệt giữa giới tính Nam và Nữ trong việc

đánh giá thương hiệu

Chấp nhận

p=0.00 <0.05


H2-2

Có sự khác biệt giữa độ tuổi về việc đánh giá thương

hiệu

Không chấp nhận

p=0.00 >0.05


H2-3

Có sự khác biệt giữa trình độ học vấn về đánh giá

thương hiệu.

Không chấp nhận

p=0.00 >0.05


H2-4

Có sự khác biệt giữa đối tượng được khảo sát về

đánh giá thương hiệu.

Chấp nhận

p=0.00 <0.05


Như vậy các giả thuyết H1-1, H1- 4, H2-1, H2-4 được chấp nhận, các giả thuyết còn lại thì bị bác bỏ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2023