Mối Quan Hệ Giữa Các Thành Phần Của Giá Trị Thương Hiệu Dựa Vào Nhân Viên.

Hành vi thương hiệu

Sự thỏa mãn của nhân viên

Giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên

Dự định gắn bó

Truyền thông tích cực

Hình 2.1 Mối quan hệ giữa các thành phần của giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên.

Nguồn: King và Grace (2010)

Khi nghiên cứu về TNXH, rất nhiều tác giả tập trung vào nhận thức của khách hàng, tuy nhiên, nhận thức của nhân viên cũng rất quan trọng. Tao et al. (2018) nhấn mạnh sự thỏa mãn của nhân viên sẽ dẫn đến hiệu quả của các chiến lược quản lý. Jiang & Iles (2011) thông qua nghiên cứu lý luận và thực nghiệm với bối cảnh Trung Quốc kết luận rằng giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên tác động tới ý định xin việc và ở lại phục vụ lâu dài cho tổ chức. Chen & Hung-Baesecke (2014) nghiên cứu TNXH từ nhận thức của 462 nhân viên công ty hóa chất để khuyến khích quản lý doanh nghiệp tăng cường sự tham gia của nhân viên vào các hoạt động TNXH để tăng hiệu quả hoạt động. Luận án này bên cạnh giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng, giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên theo King & Grace (2010) cũng được xem xét trong mối quan hệ giữa TNXH và HQTC.

2.4 KHÁI QUÁT VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

Hiệu quả tài chính (HQTC) là một trong những khái niệm được các nhà quản lý cho là quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh. Hơn nữa, HQTC là mục tiêu mà tất cả các công ty phải cải thiện để tồn tại hay thỏa mãn các bên liên quan. Richard et al. (2009) cho rằng mặc dù có một số lượng lớn các tài liệu và nghiên cứu xem xét HQTC như là biến phụ thuộc chính, nhưng định nghĩa chính xác và phổ biến của HQTC vẫn chưa thống nhất. Hiện nay, các nghiên cứu liên quan đến HQTC cho ra nhiều kết quả khác nhau vì thiếu sự đồng thuận về cách đo lường. Các nhà nghiên cứu có xu hướng chỉ sử dụng một hoặc một số chỉ số để đại diện cho HQTC (Miller et al., 2013). Thực tế, hiệu quả công ty là một khái niệm đa dạng và phức tạp. Venkatraman và Ramanujam (1987) phân loại hiệu quả công ty thành ba khía cạnh khác nhau: HQTC, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tổ chức. HQTC của một công ty có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

thể được đánh giá bởi một số chỉ tiêu dựa vào kế toán hoặc tài chính của công ty đó. Các chỉ số này có xu hướng đo lường lợi nhuận công ty bằng cách quan sát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. Một số biến đại diện cho HQTC có thể là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Ngoài ra, hiệu quả kinh doanh giữ một vị trí cơ bản trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Một số chỉ số khác để đo lường hiệu quả kinh doanh như: tăng trưởng doanh thu, thị phần, phát triển sản phẩm… Các công ty luôn cố gắng để đạt được hiệu quả công ty thông qua lãnh đạo, cơ cấu, chất lượng, sự hài lòng của nhân viên …

HQTC là chỉ tiêu rất quan trọng đối với các bên liên quan trong việc ra quyết định đối với doanh nghiệp trong đó có NHTMCP. Thêm vào đó, HQTC của loại hình công ty cổ phần được các bên liên quan như cổ đông, ban giám đốc, khách hàng… sử dụng trong việc ra quyết định kinh doanh và đầu tư. HQTC được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau và được định nghĩa như việc đạt được các mục tiêu doanh nghiệp đề ra (Bourguignon, 1995) hoặc bất kỳ chỉ tiêu nào đóng góp vào việc giảm chi phí hay tăng giá trị (Lorino, 2004). Đo lường TNXH cần chia ra nhiều khía cạnh, thì các lý thuyết cũng đề nghị chia HQTC ra nhiều khía cạnh để đánh giá. Cụ thể, các nghiên cứu của Cochran & Wood (1984), McGuire et al. (1988) dùng hai loại đo lường HQTC: đo lường theo thông tin kế toán hoặc thị trường để phản ánh hai khía cạnh của HQTC là khả năng sinh lời trong ngắn hạn (theo quan điểm của trường phái tân cổ điển), và giá trị thị trường cho khả năng sinh lời trong tương lai (theo quan điểm dựa vào nguồn lực). Theo phân tích của Boaventura et al. (2012), hầu hết các nghiên cứu đo lường HQTC sử dụng chỉ tiêu ROA (chiếm 48%), ROE (chiếm 29%), tăng trưởng doanh thu (chiếm 22%), ROS (chiếm16%), lãi gộp (chiếm 15%), Tobins’ Q (chiếm 10%).

Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại đồng bằng sông Cửu Long - 6

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả của việc quản lý các tài sản của doanh nghiệp. Tiêu chí này phản ánh năng lực quản trị công ty trong quá trình tạo ra thu nhập, lợi nhuận từ các tài sản hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu ROA được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như ngân hàng. ROA cao cho thấy các hoạt động của NHTM tốt; ngược lại ROA thấp cho thấy NHTM hoạt động kém hiệu quả, chưa tạo được nhiều lợi nhuận từ các tài sản hiện có. Mặc dù có nhiều chỉ tiêu để đánh giá HQTC, ROA toàn diện hơn do tính đến khả năng khai thác toàn bộ tài sản của công ty. Chỉ tiêu này có ưu điểm là dễ tính toán; nhược điểm là phụ thuộc vào sự trung thực của thông tin trên báo cáo tài chính (Nguyễn Mạnh Hà, 2016).

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là một thước đo khả năng sinh lời của các cổ đông và đây là tiêu chí quan trọng đối với nhà đầu tư. Tiêu chí này thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng (Rose, 2007). ROE cũng phản ánh mức độ đền bù cho những rủi ro mà cổ đông chấp nhận khi đầu tư vào ngân hàng. Các nghiên cứu về hiệu quả ngành ngân hàng đã tập trung vào các chỉ số chính về lợi nhuận, tỷ lệ lãi ròng (NIM), ROA và ROE (Flamini et al., 2009; Naceur & Omran, 2011). Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu hiệu quả của ngành ngân hàng từ các yếu tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố quyết định nội bộ có liên quan đến các quyết định quản lý cụ thể của ngân hàng, ví dụ: mức độ thanh khoản, tiếp xúc tín dụng, tỷ lệ vốn, hiệu quả hoạt động và quy mô ngân hàng. Các yếu tố quyết định bên ngoài có liên quan đến ngành, chẳng hạn như chính sách hoặc quy định cải cách, quyền sở hữu hoặc mức độ tập trung và các chỉ số kinh tế vĩ mô, ví dụ: lạm phát, tăng trưởng GDP và phát triển rộng.

Tóm lại, HQTC có thể được đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đo lường HQTC của các NHTMCP vì 02 chỉ số này được rất nhiều nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước sử dụng như Boaventura et al. (2012), Robin et al. (2018)... Thêm vào đó, các chỉ tiêu này được các NHTMCP công bố rộng rãi thông qua các báo cáo tài chính được kiểm toán để xác nhận tính trung thực và hợp lý của số liệu. Các chỉ số thị trường tính toán dựa vào giá cổ phiếu cuối mỗi năm nên không đảm bảo tính đại diện về mặt số liệu nên luận án sẽ sử dụng cách tiệp cận theo hướng kế toán. Hơn thế nữa, chỉ số ROE, ROA đo lường tỷ lệ thu nhập, phản ánh được cách nhìn quá khứ, cho thấy tình hình kinh doanh của các ngân hàng như thế nào, khả năng tạo được lợi nhuận trong kỳ kế toán vừa qua ra sao, để từ đó thấy rõ hơn mối quan hệ giữa TNXH, giá trị thương hiệu đối với HQTC.

2.5 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

2.5.1 Tổng quan tài liệu liên quan trách nhiệm xã hội tại Việt Nam

Các nghiên cứu lý luận chủ đề TNXH trình bày tổng quan các tranh luận về TNXH, thực trạng ở Việt Nam và các vấn đề tồn tại về tư duy đổi mới của nhà nước (Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức, 2008). TNXH được phân tích gắn với phát triển bền vững để thấy được lợi ích của việc thực hiện TNXH (Nguyễn Đình Tài, 2010). Các nghiên cứu tập trung làm rõ nội dung TNXH và vai trò của nó đối với doanh nghiệp Việt Nam (Phạm Văn Đức,

2011). Các quy định, hướng dẫn về thực hiện và đánh giá TNXH ở các nước trên thế giới phải được chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với thực tế Việt Nam (Trần Kim Hào, 2011). Một số nghiên cứu khác phân tích về khía cạnh người lao động, lồng ghép các chính sách nhân sự với TNXH nhằm thúc đẩy vào tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội (Nguyễn Ngọc Thắng, 2010) và trình bày các nội dung chi tiết hơn như quyền lợi người lao động, vấn đề nhân đạo, phân tích vai trò của quản lý nhà nước (Võ Khắc Thường, 2013), tiếp cận theo từng đối tượng như người lao động, cổ đông, người tiêu dùng, đối tượng khác (Phạm Long Châu, 2014). Thêm vào đó, các bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của thực thi TNXH, dựa trên mối tương quan giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội (Lê Tuấn Bách, 2015). Nguyễn Đình Tài (2011) nhấn mạnh doanh nghiệp không thể tồn tại chỉ dựa vào TNXH, mà cần tạo lợi nhuận. Giới hạn của các nghiên cứu lý luận là thiếu số liệu minh chứng và trình bày chủ đề TNXH với phạm vi rộng, nhấn mạnh ở vấn đề thể chế để tạo ra khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, đồng bộ hỗ trợ các hoạt động TNXH hiệu quả, chưa đi sâu vào các khía cạnh của TNXH. Một số bài viết gắn với một vùng miền, chú trọng vào các nhà máy xí nghiệp có tác động trực tiếp đến môi trường tự nhiên hoặc ảnh hưởng đến phát triển du lịch, từ đó đề xuất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng cần nhận thức rõ tầm quan trọng và lợi ích của việc thực hiện TNXH, cụ thể như vùng Tây Bắc (Đặng Thị Hồng Vân, 2016). Tóm lại, các nghiên cứu lý luận đưa ra các kiến nghị hoàn thiện vấn đề thể chế và khung pháp lý để thực hiện tốt TNXH ở Việt Nam.

TNXH ngành ngân hàng có những đặc thù riêng. Nguyễn Thị Minh Huệ và Trần Thị Thanh Tú (2015) trình bày vai trò và các sản phẩm hướng tới phát triển và đầu tư xanh (Ngân hàng xanh) cho thấy sự cần thiết phải hướng tới môi trường, đảm bảo chất lượng cuộc sống, đưa ra lộ trình để thực thi xu hướng mới này theo chỉ thị 03/CT-NHNN (2015). Ngân hàng xanh là ngân hàng hướng tới tập trung xanh hóa hoạt động nội bộ và tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường, chú trọng yếu tố môi trường xã hội trong quá trình thẩm định cho vay (Millat et al., 2013). Vai trò của TNXH ngành ngân hàng với sản phẩm mang tính vô hình, tác động tích cực đến thương hiệu và kết quả hoạt động kinh doanh (Hoàng Hải Yến, 2016). Nghiên cứu lý luận này thể hiện ngành ngân hàng bắt đầu quan tâm đến các chủ đề TNXH như ngân hàng xanh, tín dụng xanh. Khái niệm ngân hàng xanh cho thấy xu hướng phát triển tất yếu trong nước để hòa nhập với cộng đồng ngân hàng thế giới. Mặc dù các nghiên cứu TNXH trong nước có nhiều khiếm khuyết, việc xây dựng và thực hành TNXH ngày càng được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người tiêu dùng và xã hội. Việc thực hiện TNXH là yếu tố quan trọng,

trở thành một yêu cầu bức thiết nhằm tạo lòng tin và sự ủng hộ của các bên liên quan. Thực hiện tốt TNXH giúp doanh nghiệp thành công và phát triển bền vững trên thương trường trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Các nghiên cứu lý luận ở Việt Nam chưa cụ thể hóa theo ngành nghề. Tóm lại, các nghiên cứu đã bám sát tình hình thực tế Việt Nam, dựa trên cơ sở lý thuyết nước ngoài, tuy nhiên, chưa phân tích theo đặc điểm của từng ngành và thiếu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp hợp lý.

Các nghiên cứu thực nghiệm về TNXH trong nước khá phong phú, xem xét thực trạng hoạt động TNXH tại các doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH. Kết quả cho thấy các nhân tố thúc đẩy việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm lợi ích kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô, trách nhiệm đạo đức, định hướng cộng đồng (Châu Thị Lệ Duyên và Nguyễn Minh Cảnh, 2013). TNXH được đặt trong mối quan hệ với lợi ích kinh doanh và HQTC của doanh nghiệp thành phố Cần Thơ cho thấy TNXH giúp gia tăng HQTC trong dài hạn (Châu Thị lệ Duyên và ctv, 2014). TNXH cũng được đặt trong mối quan hệ với yếu tố lãnh đạo và HQTC, cho thấy yếu tố lãnh đạo ảnh hưởng tích cực đến thực hiện TNXH, từ đó tăng cường HQTC (Châu Thị Lệ Duyên và Huỳnh Trường Thọ, 2015). Sử dụng số liệu thứ cấp từ BCTN của các công ty niêm yết, Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh (2017) nghiên cứu mối quan hệ tích cực giữa TNXH và HQTC. Ưu điểm của các nghiên cứu này là phân tích định lượng nhưng nhược điểm là chưa phân tích một ngành nghề và đối tượng điều tra ở phạm vi hẹp như 1 thành phố, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hình 2.2 cho thấy các nghiên cứu thực nghiệm tìm hiểu thực trạng TNXH ở một số doanh nghiệp sản xuất, nhấn mạnh vào khía cạnh cộng đồng và môi trường. Theo xu hướng chung của thế giới, các hoạt động TNXH thường khởi động ở các doanh nghiệp lớn như Vinamilk (Đỗ Đình Nam, 2012), doanh nghiệp có nguồn gốc từ các tập đoàn đa quốc gia như CocaCola (Nguyễn Tấn Vũ, 2012). Các nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả khả quan về tình hình thực hiện TNXH tại Việt Nam (Đỗ Đình Nam, 2012) và TNXH có ảnh hưởng tích cực tới phản ứng của người tiêu dùng và cộng đồng (Nguyễn Tấn Vũ, 2012). Thêm vào đó, khẳng định TNXH giúp tăng lợi thế cạnh tranh, góp phần phát triển bền vững (Hồ Thiên Nga, 2008), gia tăng khả năng cạnh tranh, tăng khả năng đối phó với rủi ro và khủng hoảng. Mức độ thực hiện TNXH giúp các chủ thể thay đổi hành vi hướng tới phát triển bền vững hơn (Nguyễn Phương Mai, 2013). Ngoài lợi ích dài hạn, TNXH còn ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của nhân viên (Phạm Thị Thanh Hương, 2013). Yếu

tố nhân lực tác động mạnh đến việc thực hiện TNXH hơn là yếu tố vốn, còn lại vấn đề thể chế và kiến thức TNXH tác động ít đến thực hiện TNXH (Nguyễn Thị Lành và Phạm Thị Ngọc Trâm, 2016). Hạn chế của các nghiên cứu tình huống là thực hiện ở một doanh nghiệp, trong bối cảnh hạn chế nguồn dữ liệu thứ cấp, chưa đưa ra các giải pháp cụ thể. Các nghiên cứu theo ngành nghề có những đặc thù riêng, trong đó TNXH được thiết kế và thực thi cho phù hợp. Các ngành sản xuất có tác động trực tiếp đến môi trường nên được chú ý nhiều hơn như ảnh hưởng của TNXH đến lòng trung thành của khách hàng ngành thức ăn chăn nuôi của Nguyễn Hồng Hà (2015). Hoàng Thị Thanh Hương (2015) tiếp cận các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành may để đánh giá các chiến lược TNXH ở mức độ thụ động nên không mang lại nhiều lợi ích.


CÁC NGHIÊN CỨU TNXH Ở VIỆT NAM


CÁC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN

CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM


ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ

Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức, 2008

Phạm Văn Đức, 2011


TẠO MỐI QUAN HỆ BA BÊN NHÀ NƯỚC – XÃ HỘI – DOANH NGHIỆP

Nguyễn Đình Tài, 2010 Trần Kim Hào, 2011 Võ Khắc Thường, 2013 Lê Tuấn Bách, 2015


TNXH – QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

Nguyễn Ngọc Thắng, 2010

Hoàng Thị Phương Thảo và Huỳnh Long Hồ, 2015

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TNXH

Phạm Long Châu, 2014 Đặng Thị Hồng Vân, 2016

NGHIÊN CỨU 1 CÔNG TY

Đỗ Đình Nam, 2012 Nguyễn Tấn Vũ, 2012 Hồ Thiên Nga, 2008

Nguyễn Phương Mai, 2013 Phạm Thị Thanh Hương, 2013 Trần Thị Minh Hòa và Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 2014


NGHIÊN CỨU 1 THÀNH PHỐ

Châu Thị Lệ Duyên và ctv, 2013, 2014, 2015

Nguyễn Thị Lành và Phạm Thị Ngọc Trâm, 2016

Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh, 2017


NGHIÊN CỨU 1 NGÀNH

Thức ăn chăn nuôi: Nguyễn Hồng Hà, 2015 Dệt May: Hoàng thị Thanh Hương, 2015 Ngân hàng: Nguyễn Thị Minh Huệ và Trần Thị Thanh Tú, 2015; Hoàng Hải Yến, 2016 Du lịch: Hoàng Anh Viện, 2018


Hình 2.2 Tóm tắt các chủ đề nghiên cứu trách nhiệm xã hội tại Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các bài nghiên cứu có liên quan

Lĩnh vực dịch vụ phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao ở Việt Nam (Nguyễn Thị Xuân và Phạm Thuỳ Dương 2017), thì chủ đề TNXH càng được quan tâm. Các nghiên cứu TNXH ở lĩnh vực dịch vụ chủ yếu tập trung vào phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện TNXH. Trần Thị Minh Hòa và Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014) cho rằng lợi ích từ việc thực hiện TNXH như gia tăng giá trị hình ảnh và danh tiếng thương hiệu. Nhấn mạnh thương hiệu là yếu tố quan trọng trong kinh doanh dịch vụ và TNXH có thể giúp gia tăng thương hiệu đáng kể. Một số bài viết về TNXH ngành ngân hàng như Hoàng Thị Phương Thảo và Huỳnh Long Hồ (2015) nghiên cứu TNXH, niềm tin và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên với 295 quan sát của năm NHTMCP ở thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng lý thuyết Carroll để tiếp cận TNXH và phương pháp hồi quy để kiểm định 06 giả thuyết cho kết quả các mối quan hệ thuận chiều. Nhìn chung, các nghiên cứu TNXH tại Việt Nam chỉ xuất hiện nhiều khoảng 15 năm trở lại đây, đều nhận định tầm quan trọng và xu hướng phải thực thi TNXH về mặt lý luận hay nghiên cứu tình huống, chưa có nhiều các nghiên cứu định lượng ngành ngân hàng. ĐBSCL có hoạt động ngân hàng sôi nổi cũng chưa tìm thấy nghiên cứu nào về TNXH. Đây chính là khoảng trống trong nghiên cứu TNXH ngành ngân hàng tại ĐBSCL.

2.5.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính ở doanh nghiệp

Vấn đề TNXH được Bowen (1953) đưa ra bàn luận đã nhanh chóng trở thành chủ đề được tranh luận ở nhiều khía cạnh khác nhau bởi các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và toàn xã hội. TNXH được nghiên cứu nhiều ở các nước phát triển như Mỹ và Tây Âu, nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất. Theo thời gian nền kinh tế phát triển kéo theo lĩnh vực dịch vụ phát triển, các nghiên cứu TNXH chuyển dịch sang các nước đang phát triển và lĩnh vực dịch vụ. Chủ đề TNXH ngày càng được quan tâm, dẫn đến gia tăng phạm vi nghiên cứu các hoạt động TNXH cũng như hiệu quả đối với từng doanh nghiệp thực thi các chương trình TNXH (Chomvilailuk & Butcher, 2010). Với xu hướng này, các nghiên cứu trong nước cũng đề cập đến TNXH trong hai thập kỷ gần đây và đa số các nghiên cứu thống nhất về tầm quan trọng của TNXH để phát triển bền vững, cụ thể hơn thực hiện TNXH sẽ liên quan đến những thành công trong dài hạn (Châu thị Lệ Duyên và Huỳnh Trường Thọ, 2015).

Các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách đang quan tâm đến chủ đề TNXH. Khojastehpour & Johns (2014) đề cập đến TNXH (khía cạnh môi trường), thương hiệu và lợi nhuận để kết luận rằng TNXH có

tác động tích cực đến hai yếu tố còn lại. Wang et al. (2015) trình bày nghiên cứu tác động của TNXH đến giá trị thương hiệu và hiệu quả hoạt động ở các công ty công nghệ cao của Đài loan, sử dụng số liệu thứ cấp (2010-2013) từ thị trường chứng khoán. Kết quả thực nghiệm từ Wang et al. (2015) cho thấy TNXH và giá trị thương hiệu tác động tích cực đến hiệu quả công ty. Xie et al. (2017) kiểm định mối quan hệ giữa TNXH, sự thỏa mãn của khách hàng và HQTC của 238 công ty ở Trung Quốc và Việt Nam cho thấy TNXH tác động cùng chiều với HQTC với vai trò gián tiếp của sự thỏa mãn của khách hàng dựa vào cơ sở dữ liệu thứ cấp. Saeidi et al. (2015) dùng thang đo Likert để kiểm định mối quan hệ giữa TNXH và hiệu quả công ty với biến trung gian là sự thỏa mãn của khách hàng, danh tiếng và lợi thế cạnh tranh với bối cảnh của 205 công ty sản xuất ở Iran. Kết quả cho thấy khi tiếp cận TNXH theo mô hình kim tự tháp của Carroll (1979) thì danh tiếng và lợi thế cạnh tranh là trung gian trong mối quan hệ giữa TNXH và HQTC. Tuy nhiên, chưa tìm thấy nghiên cứu nào về mối quan hệ giữa TNXH của doanh nghiệp, giá trị thương hiệu và HQTC thông qua số liệu sơ cấp. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm tiêu biểu về tác động của TNXH như sau:

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 27/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí