Mô Hình Các Thành Phần Giá Trị Thương Hiệu Của David Aaker


Hình trên là một số cấp độ về lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Mỗi mức độ tương ứng với một cách thức marketing khác nhau, tuỳ vào những loại hình kinh doanh khác nhau. Nó không hoàn toàn đại diện cho các lớp sản phẩm đặc biệt hoặc là thị trường.

Giá trị của sự trung thành thương hiệu:

Giá trị thương hiệu của một công ty phần lớn do lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm tạo nên. Do đó, lòng trung thành với thương hiệu được xem là trung tâm của các chương trình tạo dựng giá trị thương hiệu. Lợi ích mà lòng trung thành thương hiệu đem lại cho công ty được thể hiện trên các mặt sau:

- Giảm chi phí marketing: giữ chân khách hàng cũ ít tốn kém hơn chiêu dụ khách hàng mới. Khách hàng mới thường không có động cơ để từ bỏ thương hiệu họ đang dùng, họ thường ít bận tâm tìm hiểu các thương hiệu khác và cho dù biết rằng có nhiều thương hiệu khác thì họ cũng ngại mua và sử dụng vì sợ rủi ro không bằng thương hiệu cũ. Muốn tăng số lượng khách hàng mà chỉ lo chiêu dụ khách hàng mới, lơ là khách hàng hiện có là một sai lầm lớn. Do đó, nâng cao mức độ thỏa mãn của khách hàng hiện tại từ đó gia tăng lòng trung thành của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí.

- Tạo ra rào cản lớn đối với các đối thủ cạnh tranh: một khi khách hàng đã trung thành với một thương hiệu nào đó thì việc lôi kéo khách hàng của các đối thủ khác sẽ rất khó khăn và tốn kém.

- Tạo ra sức mạnh cho doanh nghiệp khi thương lượng với các nhà phân phối.

- Thu hút khách hàng mới.

- Thêm thời gian để đối phó với đe dọa hoặc cạnh tranh.

Những nguyên tắc cơ bản được đưa ra để duy trì lòng trung thành của kháchhàng đối với thương hiệu:

- Lôi kéo lượng khách hàng không trung thành.

- Giảm số lượng khách hàng dễ bị dao động theo giá cả.

- Tăng số khách hàng sẵn sàng trả tiền thêm để sử dụng thương hiệu trong đoạn thị trường bàng quan.

- Củng cố quan hệ với đoạn thị trường trung thành với thương hiệu.


1.3. Mô hình nghiên cứu‌

1.3.1. Các mô hình nghiên cứu liên quan‌

Nhận biết thương hiệu

Thái độ đối với chiêu thị

Lòng trung thành thương hiệu

Ham muốn thương hiệu

- Mô hình các thành phần thương hiệu và mối quan hệ giữa chúng


Chất lượng cảm nhận



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 61 trang tài liệu này.

Đánh giá giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh Thừa Thiên Huế - 3



Hình 4: Mô hình các thành phần giá trị thương hiệu

(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2002[8])

- Mô hình về tàì sản thương hiệu của David Aaker. Theo David Aaker những thành tố cấu thành nên tài sản thương hiệu có thể khác nhau tùy theo mỗi trường hợp nhưng trên nguyên tắc thì sẽ có 5 thành tố chính và mô hình về tài sản thương hiệu được minh họa theo sơ đồ sau:

TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU

Nhận thức thương hiệu

Liên tưởng thương hiệu

Lòng trung thành với thương hiệu

Các giá trị thương hiệu khác

Đem lại giá trị cho KH

- Tăng cường diễn giải/xử lý thông tin

- Gia tăng sự tin tưởng vào quyết định mua

- Tăng mức độ hài lòng khi sử dụng

Đem lại giá trị cho công ty

- Nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của các chương trình marketing

- Lòng trung thành với thương hiệu

- Giá cả/ lợi nhuận

- Mở rộng thương hiệu

- Đòn bẩy thương mại

- Lợi thế cạnh tranh

Chất lượng cảm nhận


Hình 5: Mô hình các thành phần giá trị thương hiệu của David Aaker

(Nguồn: Aaker, 1991[1])


1.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất‌

Giá trị thương hiệu của ABBANK theo quan điểm khách hàng cá nhân của Chi nhánh Thừa Thiên Huế gồm 4 yếu tố:

- Sự nhận biết thương hiệu

- Chất lượng cảm nhận

- Lòng ham muốn thương hiệu

- Lòng trung thành thương hiệu

Do đó, mô hình nghiên cứu được sử dụng thể hiện ở hình sau:


Nhận biết thương hiệu

Chất lượng cảm nhận

Giá trị thương hiệu

Lòng ham muốn thương hiệu

Trung thành thương hiệu


Hình 6. Mô hình nghiên cứu


CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÂN AN BÌNH CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ‌

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế‌

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình‌

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển‌

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBANK) được thành lập từ năm 1993, sau hơn 18 năm hoạt động và phát triển, ABBANK hiện là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam với vốn điều lệ trên 4.200 tỷ Đồng. Cùng với mạng lưới hơn 133 điểm giao dịch và còn tiếp tục được mở rộng, ABBANK đã trở thành một địa chỉ uy tín và thân thuộc với hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp và trên 100.000 khách hàng cá nhân tại 29 Tỉnh thành trên cả nước.

Với sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược trong nước là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cùng sự chia sẻ kinh nghiệm về mô hình quản lý chuyên nghiệp của đối tác chiến lược nước ngoài Maybank – Ngân hàng lớn nhất Malaysia, Tổ chức tài chính quốc tế - IFC và các đối tác lớn khác như Tổng công ty bưu chính Việt Nam (VNPost), Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, Prudential…, ABBANK đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một Ngân hàng bán lẻ thân thiện”, hoạt động với mô hình Siêu thị tài chính”, qua đó khách hàng có thể dễ dàng chọn được những sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với kế hoạch tài chính của mình.

Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng đầu tư.

Đối với khách hàng Doanh nghiệp, ABBANK sẽ cung ứng sản phẩm - dịch vụ tài chính Ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế, gói dịch vụ ưu đãi dành cho các khách hàng doanh nghiệp, tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (theo dự án SMEFP III)...

Đối với các khách hàng cá nhân, ABBANK cung cấp đầy đủ và nhanh chóng chuỗi sản phẩm tiết kiệm và sản phẩm tín dụng tiêu dùng linh hoạt, an toàn, hiệu quả như: Cho vay tiêu dùng có thế chấp; Cho vay tín chấp, Cho vay mua nhà, Cho vay sản


xuất kinh doanh, Cho vay bổ sung vốn lưu động; Cho vay mua xe; Cho vay du học…và các dịch vụ thanh toán tiền điện, nạp tiền điện thoại qua tin nhắn, SMS banking, E-banking, chuyển tiền trong và ngoài nước…

Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế… ABBANK cũng được biết đến với sản phẩm thẻ YOU card - Thẻ đầu tiên được chấp nhận rộng rãi tại hầu khắp các ATM/POS của các Ngân hàng trên toàn quốc. Năm 2009, ABBANK đã ra mắt thành công Thẻ thanh toán quốc tế YOUcard VISA debit, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu chi tiêu của khách hàng.

Đối với các khách hàng đầu tư, ABBANK thực hiện các dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư cho các khách hàng công ty và cá nhân. Riêng với các khách hàng công ty, ABBANK cũng cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát hành trái phiếu.

Đối với nhóm khách hàng thuộc Tập đoàn Điện lực và các đơn vị thành viên, với lợi thế am hiểu chuyên sâu ngành điện, thấu hiểu khách hàng, ABBANK đã nghiên cứu và triển khai nhiều sản phẩm tối ưu dành riêng cho khách hàng Điện lực: Thu hộ tiền điện, Quản lý dòng tiền, Thu xếp vốn cho các dự án truyền tải điện, Gói sản phẩm dành cho Nhà thầu Điện lực…

Với phương châm “Trao giải pháp – Nhận nụ cười”, cùng tinh thần phục vụ Thân thiện - Đồng cảm - Chu đáo, lấy nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng là trọng tâm của mọi hoạt động kinh doanh, tại ABBANK, khách hàng không chỉ hài lòng với các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đa dạng, linh hoạt, hiệu quả, mà còn bởi phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm của đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt huyết.

2.1.1.2 Các mốc son phát triển của ABBANK‌

Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) được thành lập theo giấy phép số 535/GP-UB do UBND TP Hồ Chí Minh cấp vào ngày 13 tháng 5 năm 1993.

Năm 2002: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ABBANK tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập tung vào chuyên ngành kinh doanh Ngân hàng thương mại.

Năm 2004: ABBANK tăng vốn điều lệ lên 70,04 tỷ Đồng.


Năm 2005: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của ABBANK. Các cổ đông khác gồm: Tổng công ty tài chính Dầu khí (PVFC), Tổng công ty Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (GELEXIMCO).

Năm 2006: Vốn điều lệ tăng từ 165 tỷ Đồng vào đầu năm lên 1.131 tỷ Đồng vào cuối năm.

Năm 2007:

- ABBANK ký kết hợp tác chiến lược với Agribank và các công ty thành viên của EVN như: PC1, PC2, PC3...

- ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán PAYNET, Đồng thời vốn điều lệ của ABBANK tăng lên 2.300 tỷ Đồng.

Năm 2008:

- ABBANK triển khai thành công phần mềm Ngân hàng lõi (Core Banking) vào hoạt động trên toàn hệ thống.

- MayBank (Malaysia) chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của ABBANK với tỷ lệ sở hữu là 15%.

- ABBANK tăng vốn điều lệ lên 2.705 tỷ Đồng.

Năm 2009:

- Tháng 7/2009, ABBANK tăng vốn điều lệ lên 2.850 tỷ Đồng.

- Tháng 9/2009, ABBANK chính thức khai trương Hội sở mới tại 170 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tháng 12/2009, ABBANK tăng vốn điều lệ lên 3.482 tỷ Đồng.

- ABBANK công bố hợp tác với Prudential Việt Nam và Deutsche Bank.

Năm 2010:

- Tháng 12/2010, ABBANK tăng vốn điều lệ lên 3.830 tỷ Đồng.

- Mạng lưới ABBANK đạt trên 110 điểm giao dịch phủ khắp 29 Tỉnh thành trên toàn quốc.

- ABBANK đã kết nối thành công với hệ thống mạng lưới VNBC thông qua Smartlink.

- ABBANK thành lập trung tâm tài trợ Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SMEs) và tham gia Dự án tài trợ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa giai đoạn III (SMEFP III).


Năm 2011:

- Ngày 26/9/2011, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên 4.200 tỷ Đồng.

- Mạng lưới giao dịch của ABBANK đạt con số 133 Chi nhánh / Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm.

Năm 2012:

- Năm 2012 ABBANK đã triển khai thành công đề án tái cấu trúc ngân hàng. Với sự tư vấn của Dloitte, ABBANK xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức mới, phù hợp với mô hình của một định chế tài chính hiện đại, phù hợp với chiến lược phát triển của ABBANK.

- Tính đến tháng 12/2012, mạng lưới giao dịch của ABBANK đạt 140 điểm trải rộng khắp 29 tỉnh thành trên toàn quốc.

Năm 2013:

- Kết thúc quý III năm 2013, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đạt được một số chỉ tiêu tăng trưởng ấn tượng:

- Tổng tài sản của ABBANK đạt trên 57.037 tỷ đồng, tăng 36% so với Quý III năm 2012

- Vốn điều lệ đạt gần 4800 tỷ đồng, tăng 14 % so với quý III năm 2012

- Lợi nhuận trước thuế lũy kế tính tới hết quý III năm 2013 đạt trên 316 tỷ đồng.

- Huy động tăng 44% so với quý III năm 2012

- Dư nợ tăng 85% so với quý III năm 2012

- Thu nhập từ dịch vụ tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2012. Lũy kế quý III năm 2013, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt gần 160 tỷ đồng, tăng trên 220% so với quý III năm 2012.

- Quý III năm 2013, số lượng Khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân của ABBANK cũng đạt những con số tăng trưởng mạnh. Số lượng KHCN đạt 428,367 khách hàng. Số lượng KHDN đạt 17.589 khách hàng. Mạng lưới ABBANK cũng đạt 144 điểm, phủ rộng 29 tỉnh thành trên cả nước.

- Năm 2013 cũng ghi dấu nhiều sự kiện ý nghĩa của ABBANK khi ABBANK tròn 20 năm thành lập. Cũng trong năm này, ABBANK đã thu hút thành công thêm một cổ đông lớn nước ngoài là Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) thuộc World Bank


(tháng 4/2013). Hiện, IFC là cổ đông lớn của ABBANK với 10% vốn điều lệ. Với sự tham gia góp vốn của IFC, và phần vốn nhằm duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần 20% của Maybank, vốn điều lệ của ABBANK tăng từ gần 4.200 tỷ đồng lên gần 4.800 tỷ đồng.

2.1.1.3. Tầm nhìn chiến lược và tôn chỉ hoạt động của ABBANK‌

Tầm nhìn chiến lược

ABBANK hướng đến trở thành một Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại trọng tâm bán lẻ theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với công nghệ hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh với các Ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam.

Tôn chỉ hoạt động

- Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt

- Tăng trưởng lợi ích cho cổ đông

- Hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững của Ngân hàng

- Đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài.

2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thừa Thiên Huế‌

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.‌

Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Huế được thành lập ngày 25/12/2009, trên cơ sở được nâng cấp từ ABBANK - Phòng giao dịch Huế thành lập năm 2007.

ABBANK chi nhánh Huế có trụ sở đặt tại 17 Hà Nội - TP Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua gần 5 năm phát triển, ABBANK – Chi nhánh Huế đã đạt được những thành quả hết sức ấn tượng.

Tháng 9/2010, ABBANK quyết định nâng cấp Quỹ tiết kiệm ABBANK Đông Ba thành Phòng giao dịch ABBANK Đông Ba, đóng tại 209 Trần Hưng Đạo - Phường Phú Hòa - TP Huế. Đây là địa điểm giao dịch thứ hai trên địa bàn Thành phố Huế của ABBANK. Phòng giao dịch ABBANK Đông Ba ra đời đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ABBANK tại thị trường Huế.

Ngày 6/9/2011, ABBANK Huế tiếp tục thành lập điểm giao dịch thứ ba, Phòng giao dịch ABBANK Bà Triệu, có trụ sở đóng tại 166 Bà triệu - Phường Phú Hội - TP Huế.

Việc nâng cấp và phát triển Chi nhánh tại Huế sẽ tạo điều kiện để ABBANK nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu tại thị trường


Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và khu vực miền Trung nói chung, tiến tới thực thi chiến lược phát triển của mình: Trở thành Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam; hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại trọng tâm bán lẻ theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với công nghệ hiện đại, Đồng thời giúp cho cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính – Ngân hàng nhiều tiện ích.

Sự ra đời và phát triển của ABBANK Huế là một động lực lớn làm thị trường tài chính Ngân hàng tại Huế trở nên sôi động, góp phần đáp ứng các nhu cầu của khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp về các nhu cầu tài chính.

2.1.2.2. Các hoạt động của ABBANK - Chi nhánh Thừa Thiên Huế‌

Huy động vốn

- Nhận tiền gửi không ỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng...

- Phát hành trái phiếu

Cho vay, đầu tư

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

- Thấu chi, cho vay tiêu dùng

- Góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế trong nước và quốc tế

- Đầu tư trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế

- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài.

Bảo lãnh

Thực hiện bảo lãnh và tái bảo lãnh trong nước và quốc tế: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp Đồng, bảo lãnh thanh toán...

Thanh toán và tài trợ thương mại

- Chuyển tiền trong nước và quốc tế

- Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc

- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM

- Chi trả kiều hối.


Thẻ và Ngân hàng điện tử

- Phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa YOUcard debit, thẻ thanh toán quốc tế YOUcard VISA debit, quốc tế

- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt

- Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.

Hoạt động khác

- Đại lý thanh toán trái phiếu doanh nghiệp và đấu thầu trái phiếu doanh nghiệp, đại lý bảo hiểm

- Dịch vụ cho thuê kho bãi, giao nhận hàng hóa

- Các loại hình giao dịch hối đoái: kỳ hạn và hoán đổi.


2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các bộ phận tại Chi nhánh Huế

2.1.2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức‌


Phó Giám đốc

Giám đốc


Phòng Giao dịch Bà Triệu

Phòng Giao dịch Đông Ba

Phòng Quản lý

tín dụng

Phòng Quan hệ Khách hàng

Phòng Kế toán

-

Dịch vụ KH

Phòng Hành chính

-

Tổng hợp

BP

Kế toán Kho quỹ

BP

Kế toán Kho quỹ

BP QHKH

Doanh nghiệp

BP QHKH

Cá nhân

Kế toán nội bộ

Sàn giao dịch

BP

Quan hệ Khách hàng

BP

Quan hệ Khách hàng

Kho quỹ

BP

Thẻ

Chú thích:


Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Hình 7: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp ABBANK Huế)


2.1.2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc‌

Giám đốc

Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành chung mọi hoạt động của Chi nhánh, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước và cơ quan Pháp luật.‌

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc hỗ trợ Giám đốc quản lý điều hành hoạt động của Chi nhánh và các phòng Giao dịch trực thuộc. Chủ trì, quản lý điều hành các bộ phận, phòng Giao dịch được phân công, tham gia định hướng phát triển Chi nhánh theo định hướng phát triển chung của ABBANK, thực hiện kế hoạch chiến lược đã đề ra; phân công, theo dõi và hỗ trợ thường xuyên để đảm bảo các nhiệm vụ được thực hiện tốt, phát triển đội ngũ nhân sự đoàn kết vững mạnh.

Phòng Hành chính – Tổng hợp

- Tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác: Tổ chức và cán bộ; Hành chính – Tổng hợp; Triển khai quán triệt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến Chi nhánh và quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân cán bộ nhân viên trong Chi nhánh biết để thống nhất thực hiện. Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên; công tác tổng hợp; hành chính; văn thư, lưu trữ, lễ tân; công tác bảo vệ an ninh trật tự, tài sản của Chi nhánh thuộc trách nhiệm và thẩm quyền.

- Tham mưu và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy chế bảo mật và an toàn thông tin, xử lý dữ liệu; đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng công tác thông tin báo cáo trong toàn hệ thống.

Phòng Kế toán – Dịch vụ Khách hàng

Bộ phận kế toán nội bộ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ thanh toán theo quy định giữa các Ngân hàng với nhau và giữa Ngân hàng với khách hàng. Tổng hợp, lưu trữ đầy đủ hồ sơ, thực hiện quyết toán tháng, quý, năm theo quy định của Ngân hàng...

Sàn giao dịch: Thực hiện huy động vốn, mua bán ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân dưới các hình thức khác nhau trong khuôn khổ được Giám đốc giao. Quản lý, phát triển và khai thác tối đanhu cầu tiềm năng của khách hàng trên địa bàn mình quản lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho Ngân hàng...

Xem tất cả 61 trang.

Ngày đăng: 20/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí