Đánh giá kết quả mô hình CFA:
(1) Mức độ phù hợp chung
Theo kết quả Bảng 4.12, tất cả các chỉ số đánh giá đều phù hợp. Kết luận mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu thực tế.
(2) Độ tin cậy
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Xem kết quả phân tích trình bày ở Mục 4.2, các hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đều đạt yêu cầu.
Bảng 4.12: Kết quả đánh giá mức độ phù hợp mô hình nhân tố khẳng định
Giá trị phân tích | Giá trị tham khảo | Đánh giá | |
p-value (χ2) | 0,000 | p-value < 0,05 | Phù hợp |
Chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (χ2/df hay Cmin/df) | 1,645 | χ2/df ≤ 5 | Phù hợp |
Chỉ số TLI | 0,953 | TLI > 0,900 | Phù hợp |
Chỉ số CFI | 0,955 | CFI > 0,900 | Phù hợp |
Chỉ số GFI | 0,868 | GFI > 0,800 | Phù hợp |
Chỉ số RMSEA | 0,034 | RMSEA < 0,05 | Phù hợp |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Độ Tin Cậy Thang Đo Bằng Cronbach’S Alpha
- Kết Quả Thống Kê Mô Tả Thang Đo Kiến Thức Thương Hiệu
- Kết Quả Thống Kê Mô Tả Thang Đo Thương Hiệu Nội Bộ
- Kết Quả Sai Số Chuẩn Kiểm Định Bootstrap Và Tính Toán Hệ Số Cr
- Hệ Số Hồi Quy Các Biến Thang Đo Trong Biến Thương Hiệu Nội Bộ
- Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 18
Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019
Hình 4.1: Kết quả chuẩn hóa mô hình nhân tố khẳng định
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019
Độ tin cậy tổng hợp CR và phương sai trích AVE: Hai chỉ số này được tính toán dựa trên kết quả trọng số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights) được thể hiện ở Bảng 4.13.
Tất cả các độ tin cậy tổng hợp CR (ρc) của các thang đo đều đạt yêu cầu (lớn hơn 0,7) và tất cả các phương sai trích AVE (ρvc) cũng đều đạt yêu cầu (lớn hơn 0,5), kết hợp với các hệ số Cronbach’s Alpha đều đạt yêu cầu nên kết quả phân tích đạt độ tin cậy.
Bảng 4.13: Kết quả độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích
Số biến | Độ tin cậy | ρvc | Đánh giá | ||
Cronbach’s Alpha | ρc | ||||
Kiến thức thương hiệu | 6 | 0,884 | 0,929 | 0,563 | Phù hợp |
Vai trò rõ ràng | 7 | 0,945 | 0,946 | 0,716 | Phù hợp |
Cam kết thương hiệu | 7 | 0,927 | 0,852 | 0,502 | Phù hợp |
Văn hóa doanh nghiệp | |||||
- Làm việc nhóm | 4 | 0,931 | 0,801 | 0,504 | Phù hợp |
- Khen thưởng và công nhận | 4 | 0,943 | 0,943 | 0,806 | Phù hợp |
- Khuyến khích sự tham gia của người lao động | 5 | 0,900 | 0,901 | 0,645 | Phù hợp |
- Chú trọng vào đào tạo và phát triển | 5 | 0,804 | 0,833 | 0,503 | Phù hợp |
- Khuyến khích đổi mới và chấp nhận rủi ro | 5 | 0,847 | 0,848 | 0,527 | Phù hợp |
Thương hiệu nội bộ | |||||
- Đào tạo | 4 | 0,827 | 0,819 | 0,534 | Phù hợp |
- Định hướng | 3 | 0,801 | 0,802 | 0,574 | Phù hợp |
- Họp hành | 5 | 0,812 | 0,845 | 0,523 | Phù hợp |
4 | 0,898 | 0,824 | 0,539 | Phù hợp |
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019
(3) Giá trị hội tụ
Kết quả tất cả các trọng số đã chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa đều lớn hơn 0,5 (Phụ lục) và kết quả tính toán các hệ số phương sai trích (Bảng 4.13) đều lớn hơn 0,5 nên kết luận thang đo đạt giá trị hội tụ.
(4) Giá trị phân biệt
Kết quả kiểm định hệ số tương quan r giữa các khái niệm thành phần được thể hiện ở Bảng 4.14.
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa các khái niệm
r | 1-r | r^2 | 1-r^2 | SE | CR | p-value | |||
KTTH | <--> | VTRR | 0,638 | 0,362 | 0,407 | 0,593 | 0,0322 | 11,243 | 0,000 |
KTTH | <--> | CKTH | 0,7 | 0,3 | 0,49 | 0,51 | 0,0299 | 10,047 | 0,000 |
KTTH | <--> | GTTH | 0,979 | 0,021 | 0,9584 | 0,0416 | 0,0085 | 2,4637 | 0,014 |
KTTH | <--> | VHDN | 0,664 | 0,336 | 0,4409 | 0,5591 | 0,0313 | 10,747 | 0,000 |
KTTH | <--> | THNB | 0,608 | 0,392 | 0,3697 | 0,6303 | 0,0332 | 11,809 | 0,000 |
VTRR | <--> | CKTH | 0,77 | 0,23 | 0,5929 | 0,4071 | 0,0267 | 8,6214 | 0,000 |
VTRR | <--> | GTTH | 0,425 | 0,575 | 0,1806 | 0,8194 | 0,0378 | 15,192 | 0,000 |
VTRR | <--> | VHDN | 0,343 | 0,657 | 0,1176 | 0,8824 | 0,0393 | 16,728 | 0,000 |
VTRR | <--> | THNB | 0,478 | 0,522 | 0,2285 | 0,7715 | 0,0367 | 14,213 | 0,000 |
CKTH | <--> | GTTH | 0,452 | 0,548 | 0,2043 | 0,7957 | 0,0373 | 14,693 | 0,000 |
CKTH | <--> | VHDN | 0,24 | 0,76 | 0,0576 | 0,9424 | 0,0406 | 18,724 | 0,000 |
CKTH | <--> | THNB | 0,726 | 0,274 | 0,5271 | 0,4729 | 0,0288 | 9,5291 | 0,000 |
GTTH | <--> | VHDN | 0,201 | 0,799 | 0,0404 | 0,9596 | 0,041 | 19,507 | 0,000 |
GTTH | <--> | THNB | 0,154 | 0,846 | 0,0237 | 0,9763 | 0,0413 | 20,478 | 0,000 |
VHDN | <--> | THNB | 0,212 | 0,788 | 0,0449 | 0,9551 | 0,0409 | 19,285 | 0,000 |
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019
Lưu ý:
SE
; CR 1r ; p-value = TDIST(CR,n-2,2); với n = 574 mẫu
1r2
n 2
SE
Với kết quả Bảng 4.13, tất cả giá trị CR đều lớn hơn giá trị tới hạn (tα/2,n-2) = TINV(0.05,572) = 1,964, cũng như với độ tin cậy 95% thì giá trị p-value đều nhỏ hơn 0,05. Kết luận: Hệ số tương quan của các cặp khái niệm khác biệt so với giá trị 1.
Kết luận: Thang đo đạt giá trị phân biệt.
(5) Tính đơn hướng
Mô hình có các chỉ số phù hợp với tiêu chuẩn và không có tương quan giữa các sai số.
(6) Giá trị liên hệ lý thuyết
Mô hình được nghiên cứu dựa trên thực tiễn hoạt động của các NHTM và dữ liệu từ nhân viên của họ nên đạt giá trị liên hệ lý thuyết.
4.5 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH
Sau khi kiểm định mô hình nhân tố khẳng định CFA, các thang đo trong mô hình lý thuyết đã được đánh giá và cho kết quả phù hợp. Tiếp tục tiến hành kiểm định mô hình lý thuyết cùng với các giả thuyết của các khái niệm bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Sử dụng phần mềm AMOS, kết quả kiểm định mô hình SEM được thể hiện ở Hình 4.2 và Bảng 4.15.
Mô hình có 1632 bậc tự do, p = 0,000 < 0,05, các giá trị Chiquare/df = 1,645
< 5 cùng các chỉ số TLI = 0,953 > 0,9; CFI = 0,955 > 0,9 và RMSEA = 0,034 < 0.08
cho thấy mô hình lý thuyết là phù hợp với thị trường.
Bảng 4.15: Kết quả đánh giá mức độ phù hợp mô hình cấu trúc tuyến tính
Giá trị phân tích | Giá trị tham khảo | Đánh giá | |
p-value (χ2) | 0,000 | p-value < 0,05 | Phù hợp |
Chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (χ2/df hay Cmin/df) | 1,645 | χ2/df ≤ 5 | Phù hợp |
Chỉ số TLI | 0,953 | TLI > 0,900 | Phù hợp |
Chỉ số CFI | 0,955 | CFI > 0,900 | Phù hợp |
Chỉ số GFI | 0,868 | GFI > 0,800 | Phù hợp |
Chỉ số RMSEA | 0,034 | RMSEA < 0,05 | Phù hợp |
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019
Hình 4.2: Kết quả chuẩn hóa mô hình cấu trúc tuyến tính
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019 Tất cả các mối tương quan được đặt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đều được chứng minh qua kiểm định mô hình SEM. Bảng 4.16 thể hiện kết quả ước
lượng hồi quy.
Bảng 4.16: Kiểm định giả thuyết
Mối quan hệ | Hệ số | SE | CR | p-value | Kết luận | |||
H12 | THNB | <--- | VHDN | .089 | .082 | 1.992 | .025 | Chấp nhận |
H9 | KTTH | <--- | VHDN | .036 | .171 | 1.810 | .043 | Chấp nhận |
H5 | KTTH | <--- | THNB | .203 | .172 | 1.883 | .037 | Chấp nhận |
H10 | CKTH | <--- | VHDN | 1.632 | .616 | 2.650 | .008 | Chấp nhận |
H8 | VTRR | <--- | VHDN | .129 | .146 | 1.883 | .003 | Chấp nhận |
H4 | VTRR | <--- | THNB | 1.375 | .298 | 4.604 | *** | Chấp nhận |
H6 | CKTH | <--- | THNB | .062 | .282 | 2.221 | .031 | Chấp nhận |
H13 | VTRR | <--- | KTTH | .093 | .037 | 2.495 | .013 | Chấp nhận |
H7 | GTTH | <--- | THNB | .287 | .222 | 1.921 | .027 | Chấp nhận |
H11 | GTTH | <--- | VHDN | .523 | .417 | 1.953 | .010 | Chấp nhận |
H2 | GTTH | <--- | KTTH | .040 | .049 | 1.830 | .047 | Chấp nhận |
H3 | GTTH | <--- | CKTH | .107 | .086 | 2.151 | .011 | Chấp nhận |
H1 | GTTH | <--- | VTRR | .043 | .064 | 1.876 | .049 | Chấp nhận |
Chú thích: *** = 0,000
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019
Nhìn vào bảng 4.16 có thể thấy các nhân tố đều có mối quan hệ thuận chiều với độ tin cậy 95% có p < 0,05. Trong đó, mối quan hệ giữa (1) VHDN và CKTH,
(2) VHDN và VTRR, (3) THNB và VTRR, (4) KTTH và VTRR và (5) VHDN và GTTH có độ tin cậy 99%. Kết quả này chứng tỏ các thang đo lường của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đạt giá trị liên hệ lý thuyết.
Dựa trên hệ số hồi quy có thể thấy VHDN và EBBE có mối quan hệ mạnh mẽ nhất với hệ số hồi quy là 0,523. Điều này có nghĩa là khi VHDN tăng lên 1 đơn vị thì EBBE tăng thêm được 0,523 đơn vị. THNB là nhân tố có hệ số hồi quy lớn thứ 2 trong mô hình nghiên cứu với giá trị là 0,287. Nói cách khác, khi THNB của NH tăng thêm 1 đơn vị thì EBBE của NH tăng thêm 0,287 đơn vị. Các nhân tố còn lại có ảnh hưởng thuận chiều, được sắp xếp với mức độ giảm dần là Cam kết thương hiệu ( = 0,107), vai trò rõ ràng ( = 0,043), và kiến thức thương hiệu ( = 0,040). Kết quả này cho thấy việc mở rộng mô hình đo lường EBBE của các NHTM Việt Nam với hai biến VHDN và THNB là phù hợp với lý thuyết và được củng cố bởi kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
VHDN không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến EBBE mà còn tác động đến các
nhân tố khác gồm KTTH, VTRR, CKTH và THNB. Trong đó, VHDN tác động mạnh nhất đến yếu tố liên quan đến lòng trung thành của nhân viên với NH là CKTH với hệ số hồi quy tương ứng là 1,623. VHDN tác động đến VTRR ở mức 0,129, hay nếu VHDN tăng lên 1 đơn vị thì mức độ nhận thức thấu hiểu vai trò của nhân viên chỉ tăng thêm 0,129 đơn vị. Mối quan hệ giữa VHDN và KTTH là khá thấp khi hệ số hồi quy chỉ đạt 0,036 với mức ý nghĩa 5%.
Nhân tố THNB cũng có ảnh hưởng đến các nhân tố KTTH, VTRR, CKTH ngoài GTTH dựa trên nhân viên. Trong đó, THNB có hệ số hồi quy ảnh hưởng đến KTTH là 0,203 ở mức ý nghĩa 5%, nghĩa là khi THNB thay đổi 1 đơn vị thì sẽ làm cho KTTH thay đổi 0,203 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi. THNB có ảnh hưởng mạnh nhất đến VTRR với hệ số β hồi quy là 1,375 với mức ý nghĩa 1%. Điều này đồng nghĩa với việc nếu các NHTM đầu tư vào hoạt động THNB làm cho THNB tăng thêm 1 đơn vị thì sẽ làm cho yếu tố VTRR của nhân viên tăng thêm 1,375 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi. Điều này cho thấy THNB không chỉ có ảnh hưởng thuận chiều mà còn ảnh hưởng mạnh đến VTRR của nhân viên tại các NHTM ở Việt Nam. Cam kết thương hiệu CKTH và THNB cũng có mối quan hệ thuận chiều nhưng mức độ tác động thông qua hệ số hồi quy chỉ đạt 0,062 với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cho thấy nếu THNB tăng lên 1 đơn vị, khi các yếu tố khác không đổi, chỉ ảnh hưởng làm cho CKTH tăng lên 0,062 đơn vị.
4.6 KIỂM ĐỊNH BOOTSTRAP
Nghiên cứu hiện tại có 574 quan sát nên trong Bootstrap, chọn 1148 quan sát (gấp 2 lần số quan sát của mẫu hiện tại) khác theo phương pháp lặp lại và có thay thế. Mỗi mẫu lặp lại có thể có cùng số quan sát với số quan sát ban đầu là 574. Một mẫu Bootstrap chọn ra, có thể xảy ra trường hợp hai hay nhiều mẫu trùng nhau. Hiệu số giữa trung bình các ước lượng từ Bootstrap và các ước lượng ban đầu gọi là độ chệch. Trị tuyệt đối của độ chệch này càng nhỏ, càng không có ý nghĩa thống kê càng tốt.
Kết quả sai số chuẩn kiểm định Bootstrap và tính toán hệ số CR được thể hiện ở Bảng 4.17 chỉ thể hiện cho các yếu tố độc lập và phụ thuộc, không thể hiện cho các biến quan sát.