Kết Quả Thống Kê Mô Tả Thang Đo Kiến Thức Thương Hiệu


Kết luận Chương 3


Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu gồm hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia để hoàn thiện thang đo và bảng khảo sát. Đồng thời, Chương 3 cũng thực hiện nghiên cứu sơ bộ với bộ dữ liệu được thu thập từ 150 nhân viên của các NH tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm kiểm định hệ số tin cậy của thang đo, đảm bảo phù hợp để sử dụng trong nghiên cứu chính thức. Đây là cơ sở để thực hiện các chương tiếp theo, trong đó, trình bày cụ thể kết quả đánh giá độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá thang đo chính thức, phân tích nhân tố khẳng định CFA và kiểm định giả thuyết với phân tích cấu trúc tuyến tính SEM cũng như kiểm định các ước lượng bằng phân tích Bootstrap và phân tích đa nhóm.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


Trong nội dung trước, bài nghiên cứu đã trình bày thiết kế nghiên cứu của đề tài như: Quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính và thang đo nghiên cứu. Ở Chương 4, luận án tập trung trình bày kết quả nghiên cứu: mô tả mẫu nghiên cứu, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích CFA, kiểm định giả thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và phân tích Bootstrap.

4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ

4.1.1 Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu

Luận án tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách khảo sát 700 nhân viên tại các NHTM ở các thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam. Kết quả số bảng câu hỏi khảo sát thu về là 658. Sau khi tiến hành kiểm tra, có 84 phiếu không đạt yêu cầu nên bị loại (do thông tin trả lời không đầy đủ). Như vậy tổng số kết quả khảo sát được đưa vào phân tích, xử lý là 574 phiếu có phương án trả lời hoàn chỉnh.

Kết quả mô tả mẫu nghiên cứu được trình bày ở Bảng 4.1.

Số nhân viên nam giới chiếm 49,5% tương ứng với 284 người, không chênh lệch nhiều so với số lượng nhân viên nữ tham gia khảo sát với tỷ trọng là 50,5%.

Về trình độ học vấn, nhân viên có trình độ đại học là 342 người, chiếm 59,5% mẫu khảo sát. Các nhóm nhân viên có trình độ dưới cao đẳng, cao đẳng và trên đại học chiếm tỷ trọng khá tương đồng, lần lượt là 11,3%, 15,2% và 13,9%.

Về thâm niên, nhân viên có thâm niên từ trên 5 năm đến 10 năm là 253 người, chiếm tỷ trọng tương ứng là 44,08% cao nhất trong mẫu nghiên cứu. Tiếp đến là nhóm nhân viên có thâm niên từ trên 10 năm với 23,5% mẫu nghiên cứu tương ứng 135 người. Phần còn lại là có thâm niên từ 1 – 5 năm.

Về thu nhập trung bình mỗi tháng, trong mẫu nghiên cứu, số lượng nhân viên NH có mức thu nhập từ 12 triệu đồng đến 18 triệu đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 200 người, tương ứng chiếm 34,8% tổng mẫu khảo sát chính thức. Có 188 người trong mẫu nghiên cứu có mức thu nhập trung bình hàng tháng từ trên 18 triệu đồng, chiếm 32,8% mẫu khảo sát.


Bảng 4.1: Mô tả mẫu nghiên cứu


Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

GIỚI TÍNH

Nam

284

49,5

Nữ

290

50,5

TRÌNH ĐỘ



Dưới cao đẳng

65

11,3

Cao đẳng

87

15,2

Đại học

342

59,6

Trên đại học

80

13,9

THÂM NIÊN CÔNG TÁC TẠI NH HIỆN TẠI

≤ 5 năm

186

32,4

Trên 5 năm – 10 năm

253

44,1

Trên 10 năm

135

23,5

THU NHẬP TRUNG BÌNH MỖI THÁNG

≤ 12 triệu đồng

186

32,4

Từ 12 – 18 triệu đồng

200

34,8

Trên 18 triệu đồng

188

32,8

LOẠI HÌNH NH

NHTM nhà nước

168

29,3

NHTM cổ phần

249

43,4

NHTM 100% vốn nước ngoài

157

27,3

ĐỊA BÀN CÔNG TÁC



TP. Hà Nội

177

30,8

TP. Hải Phòng

50

8,7

TP. Đà Nẵng

35

6,1

TP. Hồ Chí Minh

279

48,6

TP. Cần Thơ

33

5,7

Tổng

574

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu dựa trên nhân viên của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 13

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019 Trong 574 phiếu khảo sát đạt yêu cầu, nhóm nhân viên làm việc cho các NHTM cổ phần chiếm tỷ trọng cao nhất với 249 người, chiếm tỷ trọng 43,4%. Số lượng nhân viên đang làm cho các NHTM nhà nước tham gia khảo sát là 168 người, tương ứng với tỷ lệ 29,3%. Chiếm 27,3% trong mẫu nghiên cứu là nhóm nhân viên

làm việc cho các NHTM có vốn nước ngoài.

Trong mẫu khảo sát, nhân viên của các NHTM ở khu vực thành phố Hồ Chí


Minh chiếm số lượng lớn nhất với 279 phiếu, chiếm 48,6% mẫu khảo sát và đạt tỷ lệ lên đến 95% số phiếu phát ra. Tiếp đến là số lượng phiếu khảo sát thu thập ở khu vực Hà Nội với 177 phiếu khảo sát của nhân viên làm việc tại NH ở Hà Nội, chiếm tỷ lệ 30,8% mẫu khảo sát. Chiếm tỷ lệ thấp nhất trong mẫu khảo sát là thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ với tỷ lệ lần lượt là 6,1% và 5,7%. Kết quả này khá phù hợp với mẫu khảo sát phân bổ theo khu vực trong thiết kế nghiên cứu.

4.1.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

4.1.2.1 Thống kê mô tả biến Kiến thức thương hiệu

Yếu tố KTTH nội bộ được đo lường với 6 biến quan sát. Theo kết quả thống kê Bảng 4.2 thì biến KTTH4 - “Tôi biết các thuộc tính của thương hiệu NH của nhân viên giúp phân biệt NH với các đối thủ cạnh tranh” có giá trị trung bình cao nhất 3,80 và biến có giá trị trung bình thấp nhất là biến KTTH5 “ Tôi biết được tầm quan trọng của mục tiêu NH trong việc chuyển tải lời hứa thương hiệu” với 3,35. Như vậy tác động của KTTH nội bộ đối với nhân viên NH nhiều nhất là làm cho họ hiểu được tầm quan trọng của mục tiêu NH trong việc chuyển tải lời hứa thương hiệu cũng như chiến lược phát triển GTTH của NH mình.

Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả thang đo Kiến thức thương hiệu


Mã hóa

Thang đo

Nhỏ nhất

Cao nhất

Trung bình

KTTH1

Tôi nhận thức rõ về mục tiêu của

thương hiệu NH tôi đang làm việc

1

5

3,61

KTTH2

Tôi quen thuộc với những gì mà

thương hiệu NH đại diện cho

1

5

3,63

KTTH3

Tôi hiểu rõ tầm nhìn thương hiệu của

NH tôi đang làm việc

1

5

3,67


KTTH4

Tôi biết các thuộc tính của thương hiệu NH của nhân viên giúp phân biệt

NH với các đối thủ cạnh tranh


1


5


3,80


KTTH5

Tôi biết được tầm quan trọng của mục tiêu NH trong việc chuyển tải lời hứa

thương hiệu


1


5


3,35

KTTH6

Tôi hiểu rõ chiến lược phát triển

GTTH của NH mình

1

5

3,51


Trung bình

1

5

3,60

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019


4.1.2.2 Thống kê mô tả biến Vai trò rõ ràng

Yếu tố Vai trò rõ ràng được đo lường với 7 biến quan sát. Theo kết quả thống kê Bảng 4.3 thì biến VTRR7 - “Tôi cảm thấy chắc chắn về mức độ thẩm quyền của tôi trong công việc hiện tại” và VTRR11 - “Tôi biết chính xác tôi nên cư xử thế nào khi đi làm” có giá trị trung bình cao nhất 3,83. Biến có giá trị trung bình thấp nhất là biến VTRR9 - “Tôi biết được những gì tôi sẽ đạt được trong công việc của mình” với 3,68. NH là lĩnh vực kinh doanh yêu cầu có tính chính xác cao, cần phải có các quy định rõ ràng để nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý để quy rõ trách nhiệm của những người có liên quan trong công việc. Do vậy, điều quan trọng là cán bộ nhân viên nắm vững được vai trò rõ ràng cũng như quy trình, quy chế thực hiện là điều cần quan tâm.

Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả thang đo Vai trò rõ ràng


Mã hóa

Thang đo

Nhỏ nhất

Cao nhất

Trung bình

VTRR6

Tôi biết chính xác điều gì được mong

đợi ở tôi trong công việc của tôi

1

5

3,82


VTRR7

Tôi cảm thấy chắc chắn về mức độ thẩm quyền của tôi trong công việc

hiện tại


1


5


3,83

VTRR8

Tôi biết được cách xử lý các tình

huống bất thường trong khi làm việc

1

5

3,77

VTRR9

Tôi biết được những gì tôi sẽ đạt

được trong công việc của mình

1

5

3,68

VTRR10

Tôi biết được trách nhiệm của mình

khi khách hàng quan tâm dịch vụ

1

5

3,76

VTRR11

Tôi biết chính xác tôi nên cư xử thế

nào khi đi làm

1

5

3,83


VTRR12

Tôi biết đồng cảm, chia sẻ với khách hàng trong quá trình cung cấp dịch

vụ


1


5


3,82


Trung bình

1,0

5,00

3,79

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019

4.1.2.3 Thống kê mô tả biến Cam kết thương hiệu

Yếu tố CKTH nội bộ được đo lường với 5 biến quan sát. Theo kết quả thống kê bảng 4.4 thì biến CKTH15 - “Nguyên nhân tôi thích làm việc ở tổ chức đang làm


so với các NH khác là bởi những giá trị mà NH đại diện” có giá trị trung bình cao nhất 3,56 và biến có giá trị trung bình thấp nhất là biến CKTH14 - “Tôi tự hào khi nói với người khác tôi là nhân viên của NH mình” với 3,41. Như vậy, đối với nhân viên NH, tác động của cam kết thương hiệu nội bộ nhiều nhất là do những cam kết của quản lý cấp cao về thương hiệu khiến họ cảm thấy phải nỗ lực nhiều hơn và gắn kết hơn với giá trị tổ chức.

Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả thang đo Cam kết thương hiệu


Mã hóa

Thang đo

Nhỏ nhất

Cao nhất

Trung bình


CKTH14

Tôi tự hào khi nói với người khác tôi là nhân viên của NH mình

1

5

3,41


CKTH15

Nguyên nhân tôi thích làm việc ở tổ chức đang làm so với các NH khác là bởi những giá trị mà NH đại diện

1

5

3,56


CKTH16

Tôi cảm thấy là một phần của gia đình NH nơi tôi đang làm việc

1

5

3,49


CKTH17

Giá trị của tôi tương đồng với giá trị NH tôi đang làm việc

1

5

3,53


CKTH18

Những gì mà NH đại diện cho là quan trọng đối với tôi

1

5

3,47

CKTH19

Tôi cảm thấy tôi thuộc về NH tôi đang làm việc.

1

5

3,55


CKTH20

Tôi không vì lợi ích cá nhân mà ảnh hưởng xấu đến thương hiệu NH

1

5

3,55


Trung bình

1,00

5,00

3,51

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019

4.1.2.4 Thống kê mô tả biến văn hóa doanh nghiệp

Theo kết quả nghiên cứu, VHDN giữ vai trò điều khiển trong các yếu tố tác động đến các thành phần của EBBE. Trong đó các nhân viên NH đã đánh giá cao nhất nội dung “Chú trọng vào đào tạo và phát triển” với điểm trung bình chung là 4,00, “Khen thưởng và công nhận” với điểm trung bình là 3,66 (Bảng 4.5). VHDN là yếu tố thiết yếu góp phần thúc đẩy NH phát triển bền vững, liên kết các thành viên


trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống. Mặc dù không thể thay thế các nguồn lực khác của NH như vốn, công nghệ, kỹ thuật, nhân lực… nhưng VHDN lại tạo ra môi trường và cách thức để khai thác hiệu quả các nguồn lực trên.

Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả thang đo Văn hóa doanh nghiệp


Mã hóa

Thang đo

Nhỏ nhất

Cao nhất

Trung bình

MLV

Làm việc nhóm

2,00

5,00

3,63

LV21

Tôi được tham gia vào các nhóm khác nhau trong

cùng một phòng/ban ở nhiều thời điểm khác nhau

2

5

3,630

LV22

Tôi cảm thấy thoải mái khi làm việc trong một

nhóm hơn làm việc một mình

2

5

3,640

LV23

Các phòng ban luôn hợp tác với tôi khi tôi cần giúp

đỡ

2

5

3,590

LV24

Các đồng nghiệp trong cùng bộ phận luôn sẵn sàng

hợp tác với nhau

2

5

3,660

MCN

Khen thưởng và công nhận

2,00

5,00

3,66


CN25

NH luôn khuyến khích sự đóng góp của các bộ

phần, cá nhân vào sự phát triển của NH bằng việc khen thưởng


2


5


3,63

CN26

Chính sách thưởng phạt đều được công khai minh

bạch

2

5

3,7

CN27

Phần thưởng cho nhân viên được dựa trên kết quả

thực hiện công việc của mỗi người

2

5

3,64

CN28

Tôi cảm thấy phần thưởng tôi nhận được tương

xứng với kết quả thực hiện công việc của tôi.

2

5

3,66

MTG

Khuyến khích sự tham gia của người lao động

1,00

5,00

3,35


TG29

Tất cả nhân viên trong NH đều được tham gia vào

việc ra quyết định và đưa ra ý tưởng, đề xuất liên quan đến công việc


1


5


3,4


TG30

NV trong NH luôn được tạo điều kiện thực hiện

tốt công việc của mình và tham gia vào xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của NH.


1


5


3,33

TG31

Các nghi lễ và truyền thống của NH tạo sự đoàn

kết cho nhân viên giúp tăng hiệu quả làm việc

1

5

3,37

TG32

Tôi tin rằng sự tham gia của tôi có tác động tích

cực đến NH.

1

5

3,22

TG33

Tôi nhìn thấy mối quan hệ giữa mình và mục tiêu

của NH.

1

5

3,42

MPT

Chú trọng vào đào tạo và phát triển

1,60

5,00

4,00


Mã hóa

Thang đo

Nhỏ nhất

Cao nhất

Trung bình

PT34

Các nhân viên đều được đào tạo các phương pháp

làm việc hiệu quả

2

5

4,03

PT35

Tôi được tham gia các chương trình đào tạo theo

yêu cầu của công việc

2

5

4,03

PT36

Tôi được huấn luyện các kỹ năng cần thiết để thực

hiện tốt công việc được giao

1

5

3,97

PT37

Tôi được biết các điều kiện cần thiết để thăng tiến

trong công việc

1

5

4

PT38

Tôi có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp của

mình trong NH

1

5

3,99

MDM

Khuyến khích đổi mới và chấp nhận rủi ro

1,00

5,00

3,35

DM39

Tôi được khuyến khích đưa ra sáng kiến và đổi

mới trong cải tiến sản phẩm, dịch vụ của NH

1

5

3,43

DM40

Lãnh đạo NH thích làm việc theo hướng đổi mới

và chấp nhận rủi ro

1

5

3,31

DM41

Tôi được khuyến khích đưa ra sáng kiến và đổi

mới quy trình làm việc.

1

5

3,48

DM42

Lãnh đạo NH luôn ghi nhận sáng kiến, kiến nghị

đổi mới của tôi.

1

5

3,26


DM43

Tôi được khen thưởng, tuyên dương xứng đáng cho các đóng góp về đổi mới, sáng tạo trong công

việc.


1


5


3,27

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019

4.1.2.5 Thống kê mô tả biến thương hiệu nội bộ

THNB là quá trình tạo ra, nuôi dưỡng và duy trì một mối quan hệ mang lại lợi ích song phương giữa một tổ chức, nhân viên và những người có quyền lợi liên quan bên ngoài. Những mối quan hệ này có phạm vi lâu dài và mang tính chiến lược (Schultz và cộng sự, 2005). Điều này cho thấy THNB là một hoạt dộng chiến lược quan trọng và phải là hoạt động đồng bộ, thường xuyên và xuyên suốt trong tất cả các cấp quản lý và nhân viên trong NH. Các nội dung trong yếu tố này cũng được đánh giá khá cao, đặc biệt là “NH của tôi luôn sử dụng những công cụ, vật liệu hấp dẫn để chuyển các thông điệp cho NV” với điểm trung bình là 3,83. Tuy nhiên nội dung “Tôi được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hoạt động NH nhằm thực hiện tốt trách nhiệm giữ gìn TH” lại được đánh giá khá thấp chỉ với điểm trung bình

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023