Khả Năng Xảy Ra Khi Triển Khai Ảo Hóa Máy Chủ Của Doanh Nghiệp


Hình 2 8 Ảo hóa mạng 2 2 4 Ảo hóa ứng dụng Ảo hóa ứng dụng là giải pháp 1


Hình 2.8: Ảo hóa mạng

2.2.4 Ảo hóa ứng dụng

Ảo hóa ứng dụng là giải pháp tiến đến công nghệ “điện toán đám mây” cho phép sử dụng phần mềm của công ty mà không cần phải cài vài phần mềm này vào bất cứ máy tính con nào.

Hình 2 9 Ảo hóa ứng dụng Giải pháp ảo hóa ứng dụng có những lợi ích nổi 2

Hình 2.9: Ảo hóa ứng dụng Giải pháp ảo hóa ứng dụng có những lợi ích nổi trội sau:

Tất cả các máy tính đều có thể sử dụng phần mềm ảo như đang cài trên máy tính của mình mà không phải lo về cấu hình (ví dụ có thể chạy photoshop trên máy Pentium 4, RAM 512 Mb). Tốc độ phần mềm luôn ổn định và không phụ thuộc vào cấu hình từng máy.

Các máy tính con luôn ở trong tình trạng sạch và chạy nhanh hơn. Loại bỏ hoàn toàn việc phải sửa lỗi phần mềm do virus, spyware hoặc do người dùng sơ ý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.


Cho phép người sử dụng phần mềm không phải quan tâm đến hệ điều hành bạn đang sử dụng. Ví dụ: bạn có thể dùng Microsoft Office 2007 ngày trong Linux, Windows 98 hoặc MAC-OS.

Phần mềm được phân phối một cách linh động đến một số cá nhân hoặc nhóm có nhu cầu sử dụng thay vì cài vào tất cả mọi máy như cách phổ thông. Việc phân phối hoặc gỡ bỏ phần mềm ra các máy tính có thể diễn ra chỉ trong vòng vài giây thay vì hàng tuần nếu như công ty có hàng chục máy tính.

Thông tin luôn được lưu trữ an toàn ở Server trung tâm thay vì có thể phân tán ra từng máy con. Cho dù ở bất cứ đâu, việc truy cập và sử dụng phần mềm của doanh nghiệp trở nên dễ dàng qua một hệ thống bảo mật hiện đại nhất.

Ảo hóa ứng dụng là giải pháp cho phép sử dụng và quản lý phần mềm doanh nghiệp một cách hiệu quả, hệ thống. Tiết kiệm tối đa chi phí bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật và quản lý từng máy tính.

2.3 Mô hình ảo hóa trong điện toán đám mây

2.3.1 Đặt vấn đề

Ngày nay đối với doanh nghiệp việc quản lý tốt, hiệu quả dữ liệu của riêng công ty cũng như dữ liệu khách hàng, đối tác là một trong những bài toán khó được ưu tiên hàng đầu và đang không ngừng gây khó khăn cho họ. Để có thể quản lý được nguồn dữ liệu đó, ban đầu doanh nghiệp phải đầu tư, tính toán rất nhiều loại chi phí như chi phí cho phần cứng, phần mềm mạng, chi phí cho quản trị viên, chi phí bảo trì, sửa chữa,… Ngoài ra họ còn phải tính toán khả năng mở rộng, nâng cấp thiết bị, phải kiểm soát việc bảo mật dữ liệu cũng như tính sẵn sàng cao của dữ liệu.

Có nhiều phương pháp để thực hiện tối ưu hóa hệ thống máy chủ, trong đó ảo hóa máy chủ là một trong những phương pháp được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Ảo hóa máy chủ là một trong những phương pháp có thể áp dụng ở mọi hệ thống máy chủ mà không phát sinh thêm chi phí đầu tư. Nó là một biện pháp rất tốt trong việc tối ưu hóa hệ thống với việc hợp nhất các nguồn tài nguyên của máy chủ.

2.3.2 Mục tiêu giải pháp triển khai hệ thống

2.3.2.1 Mục tiêu ảo hóa trong doanh nghiệp

Ảo hóa máy chủ trong công nghệ điện toán đám mây của doanh nghiệp còn có những mục đích như sau:

Tiết kiệm được chi phí đầu tư, chi phí duy trì hệ thống.


Tiết kiệm không gian đặt máy chủ và năng lượng tiêu thụ.

Giảm thời gian khôi phục sự cố

Tạo lập được môi trường kiểm tra chạy thử ứng dụng mà không cần đầu tư thêm hệ thống mới

Dễ dàng trong việc mở rộng hệ thống

Tạo lập sự thích nghi đối với việc sử dụng các chương trình cũ

2.3.2.2 Giải pháp triển khai hệ thống

Một bài toán đưa ra cho doanh nghiệp khi họ cần thêm tài nguyên điện toán

mới:

- Lựa chọn 1: Đầu tư, mở rộng cơ sở vật chất hạ tầng của tổ chức. Thường xuyên bổ sung thêm máy chủ, thiết bị lưu trữ và kết nối.

- Lựa chọn 2: Tập trung hóa và ảo hóa các tài nguyên hiện có. Nâng cao mức độ sử dụng tài nguyên vượt qua những hạn chế vật lý

- Lựa chọn 3: sử dụng cơ sở hạ tầng điện toán đám mây. Mở rộng ảo hóa vượt khỏi phạm vi trung tâm dữ liệu doanh nghiệp. Thuê các tài nguyên điện toán từ các nhà cung cấp dịch vụ Cloud. Trả tiền theo mức độ sử dụng.

2.3.3 Mô hình hóa

Doanh nghiệp có rất nhiều máy chủ được đặt ở nhiều nơi khác nhau, vì vậy việc truy xuất hay vào bảo trì dữ liệu rất là khó khăn. Vì vậy tất cả các dữ liệu đều được ảo hóa trong đám mây giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí vận hành bảo trì, bảo dưỡng.

Tiếp nhận yêu cầu: ghi nhận lại các thông tin chi tiết về yêu cầu hỗ trợ như: loại yêu cầu (hỗ trợ, lỗi phát sinh, yêu cầu nâng cấp sửa đổi,…), thông tin khách hàng hoặc người yêu cầu, hình thức tiếp nhận (điện thoại, email, chat, …), …

Phân công người xử lý.

Quản lý kho tri thức (Knowlegde base).

2.3.3.1 Chức năng của Cloud Office

Cloud Office là bộ sản phẩm phần mềm của công ty Oracle hoạt động trên nền web cạnh tranh với các sản phẩm của các công ty Microsoft và Google. Cloud Office cung cấp tập hợp các ứng dụng bảng tính, văn bản, trình diễn và tương thích với Microsoft Office. Khách hàng có thể sử dụng Cloud Office để tương tác trên các tài liệu qua web cũng như truy cập chúng trên các thiết bị di động.

2.3.3.2 Chức năng của CloudCRM

CRM là chữ viết tắt của Customer Relationship Managerment, tạm dịch là quản lý thông tin khách hàng, là một phần mềm dùng để quản lý các tiến độ/trạng thái làm việc với từng khách hàng của từng nhân viên. Qua đó bạn sẽ biết được chỉ tiêu, doanh thu, lợi nhuận của từng nhân viên, từng phòng ban và tiện lợi trong việc theo dõi báo cáo theo thời gian thực (real time) bằng Internet.

Cloud CRM là phần mềm quản lý thông tin khách hàng được viết dưới dạng web. Có nhiều phần mềm CRM như DynamicCRM của Microsoft, SugarCRM,

vtigerCRM…

Các tính năng của CRM:

Lead: Nơi lưu trữ thông tin của khách hàng tiềm năng. Khi bạn mới bắt đầu tiếp cận khách hàng tiềm năng từ nguồn bên ngoài thông qua web, hội chợ thương mại, hội thảo, mail trực tiếp hoặc từ những chiến dịch marketing…

Contact: Nơi lưu trữ thông tin của người liên hệ thuộc một công ty/doanh nghiệp. Có thể convert (chuyển đổi) dễ dàng từ Lead thông qua tính năng convert lead.

Organizations: Lưu các thông tin về công ty, tổ chức đang là khách hàng của chúng ta. Chọn lọc khách hàng tiềm năng cho giai đoạn tiếp theo dựa trên những thông tin chi tiết đã nắm bắt được như báo giá, hẹn gặp khách hàng… Chuyển khách hàng tiềm năng thành khách hàng của mình. Có thể convert dễ dàng từ Lead thông qua tính năng Convert Lead.

Opportunity: Lưu các cơ hội bán hàng mà qua đó bạn biết được ai bán, bán cho ai, bán gì, ước lượng được bao nhiêu tiền… Chuyển khách hàng tiềm năng thành cơ hội kinh doanh của mình. Có thể convert dễ dàng từ Lead thông qua tính năng Convert Lead.

2.3.3.3 Chức năng của Cloud Accounting

Kế toán đám mây (Cloud Accounting) được xây dựng dựa trên sự phát triển của Cloud Computing và lưu trữ trên các máy chủ của trung tâm dữ liệu. Một trong những tên gọi khác khá phổ biến chính là phần mềm kế toán trực tuyến hoặc kế toán online.


Hình 2 10 Minh họa kế toán đám mây Phần mềm này sẽ cung cấp khả năng thực 3


Hình 2.10: Minh họa kế toán đám mây

Phần mềm này sẽ cung cấp khả năng thực hiện kế toán, quản trị cho các doanh nghiệp theo đúng như mô hình SaaS (Software as a Service), đang ngày càng phổ biến trên thế giới. Dữ liệu được nhập và gửi vào “đám mây” (server của trung tâm dữ liệu), sau đó được xử lý để trả về cho người dùng theo đúng yêu cầu, mà không thực hiện trên máy tính để bàn của người dùng theo lối truyền thống.

Ứng dụng phần mềm kế toán trực tuyến mang đến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều lợi thế. Những giới hạn về không gian và thời gian được xóa bỏ. Người dùng chỉ cần truy cập vào ứng dụng thông qua Internet, điều này cho phép họ có thể làm việc từ xa, bất kỳ nơi đâu, miễn là có kết nối Internet.

Dữ liệu của doanh nghiệp được lưu trữ trên trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế về an toàn, được bảo mật bằng công nghệ đường truyền cao cấp SSL, giúp dữ liệu được bảo mật và tự động sao lưu liên tục tại server. Doanh nghiệp còn có thể lưu để cất giữ bổ sung, loại bỏ các rủi ro thất thoát hay bị xóa dữ liệu.

2.3.4 Khả năng xảy ra khi triển khai ảo hóa máy chủ của doanh nghiệp

2.3.4.1 Chi phí

Định giá cố định: Nhà cung cấp sẽ xác định rõ đặc tả về khả năng tính toán cố định (dung lượng bộ nhớ được cấp phát, loại CPU và tốc độ, …)

Định giá theo đơn vị: Được áp dụng phổ biến cho lượng dữ liệu truyền tải, dung lượng bộ nhớ được cấp phát và sử dụng. Cách này uyển chuyển hơn cách trên.

Định giá theo thuê bao: Ứng dụng phần lớn trong mô hình dịch vụ phần mềm (SAAS) người dùng sẽ tiên đoán trước định mức sử dụng ứng dụng Cloud (Cách tính này thường khó đạt được độ chính xác cao).

2.3.4.2 Các nguy cơ rủi ro và thách thức an toàn thông tin

Các nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề về bảo mật là rào cản lớn nhất quyết định liệu điện toán đám mây có được ứng dụng rộng rãi nữa hay không. Các vấn đề bảo mật vẫn không ngăn được sự bùng nổ công nghệ cũng như sự ưa chuộng điện toán đám mây bởi khả năng giải quyết và đáp ứng các nhu cầu bức thiết trong kinh doanh. Một trong nhứng mỗi lo ngại hàng đầu là dữ liệu sẽ bị trộn lẫn khi các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ thông tin, dữ liệu của nhiều doanh nghiệp trong cùng một ổ cứng.

2.3.5 Đánh giá

Về cơ bản mô hình ảo hóa đám mây trong doanh nghiệp đã được đề ra có tính khả thi và đáp ứng được yêu cầu như:

Vận dụng lý thuyết về công nghệ ảo hóa như: RAID, SAN, High Availability và những công nghệ liên quan có chức năng hỗ trợ để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Vận dụng được các thành phần, cấu trúc và chức năng từng phần của hệ thống ảo hóa. Triển khai mô hình ảo hóa máy chủ có các lợi ích khi ứng dụng mô hình ảo hóa vào trong thực tế như tiết kiệm chi phí, tăng hiệu suất, dễ quản lý,…


CHƯƠNG 3:


TRIỂN KHAI ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY RIÊNG BẰNG HYPER-V


Mặc dù không thể chối bỏ những lợi ích mà các đám mây IaaS có thể mang lại nhưng việc phụ thuộc vào kết nối Internet để có thể truy cập tới những Server đám mây ngoài lại là điều không mong muốn đối với các tổ chức. Họ sẽ không thể truy cập server nếu mất kết nối Internet hay khi đường truyền tắc nghẽn. Đây chính là điều mà các doanh nghiệp và các tổ chức băn khoăn.

Với giải pháp xây dựng một đám mây riêng, doanh nghiệp sẽ không những được hưởng lợi từ sự linh hoạt của các đám mây IaaS mà còn tránh được rủi ro mất truy cập server do đứt kết nối Internet.

3.1 Giới thiệu về Hyper-V

Trước đây được biết đến với cái tên Windows Server Virtualization và tên mã Viridian, Hyper-V là công nghệ ảo hóa server thế hệ mới của Microsoft và là thành phần quan trọng trong hệ điều hành Windows Server 2008.

Hyper-V chính là công nghệ ảo hóa thế hệ kế tiếp dựa trên Hypervisor, khai thác phần cứng server 64-bit thế hệ mới. Người dùng (chủ yếu doanh nghiệp) không cần phải mua thêm phần mềm để triển khai các tính năng ảo hóa. Kiến trúc mở của Hyper- V cho phép các nhóm phát triển nội bộ và các nhà phát triển phần mềm của hãng thứ 3 cải tiến công nghệ này và các công cụ. Với Hyper-V, Microsoft cung cấp một nền tảng ảo hóa mạnh và linh hoạt, có thể đáp ứng nhu cầu ảo hóa mọi cấp độ cho môi trường doanh nghiệp.

Hyper-V có 3 phiên bản Windows Server 2008 64 bit là Standard (một máy ảo), Enterprise (4 máy ảo) và Datacenter (không giới hạn số máy ảo). Tuy nhiên nó hỗ trợ hệ điều hành khách trên cả 32 bit và 64 bit.

3.1.1 Kiến trúc Hyper-V

Hyper-V gồm 3 phần chính: Hypervisor, ngăn ảo hóa và mô hình I/O (nhập/xuất) ảo hóa mới.

Hyper-V được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows Server, hypervisor móc trực tiếp đến các luồng xử lý của bộ xử lý, nhờ vậy việc vận hành máy ảo hiệu quả hơn so với kiến trúc ảo hóa trước đây.


Hình 3 1 Minh họa kiến trúc Hyper V 3 1 2 Cài đặt Hyper V Yêu cầu phần cứng  4


Hình 3.1: Minh họa kiến trúc Hyper-V

3.1.2 Cài đặt Hyper-V

Yêu cầu phần cứng:

Bộ vi xử lý

- Bộ xử lý x64 sử dụng các phiên bản Standard, Enterprise và DataCenter.

- Bộ vi xử lý hỗ trợ ảo hóa.

- Tính năng hardware-enforced Data Execution Prevention (DEP) phải sẵn dùng và kích hoạt

- Hyper-V hỗ trợ máy tính vật lý lên đến 16 bộ vi xử lý. Đối với máy ảo là 4 bộ vi xử lý.

Bộ nhớ RAM

- Windows Server 2008 Enterprise và Windows Server 2008 DataCenter có thể sử dụng đến 1TB bộ nhớ vật lý và các máy ảo có thể sử dụng 64 GB trên mỗi máy ảo.

- Windows Server 2008 Standard, máy tính vật lý có thể sử dụng 32 GB bộ nhớ vật lý và các máy ảo có thể sử dụng 31 GB trên mỗi máy ảo.

Cấu hình mạng

- Mỗi máy ảo có thể cấu hình đến 12 card mạng ảo

- Mỗi card mạng ảo hỗ trợ mạng LAN ảo (VLAN)

- Mỗi card mạng ảo có thể được cấu hình với 1 địa chỉ MAC tĩnh hoặc động.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí