Bảng Số Lượng Các Dnlh Tại Đbsh&dhđb Năm 2018-2019


dựng từ thời Pháp thuộc nên hệ thống đường và hạ tầng kỹ thuật đã lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của KDL và vận chuyển hàng hóa. Bao gồm: Hà Nội - Hải Dương

- Hải Phòng nối liền các địa phương trong vùng theo hướng Đông – Tây; Hà Nội - Đồng Đăng qua cửa khẩu Hữu Nghị đi Nam Ninh (Trung Quốc); Hà Nội - Thái Nguyên nối với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai qua Côn Minh (Trung Quốc); Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình nối với các tỉnh phía Nam, một phần của tuyến đường sắt Bắc Nam và tuyến xuyên Á; Hà Nội – Bắc Ninh – Hải Dương – Quảng Ninh.

Thời gian gần đây, có thể nhận thấy ngành đường sắt đã nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, phục vụ hành khách. Tỷ lệ tàu Đường sắt Việt Nam cung ứng đi đúng giờ đạt hơn 99%, đến đúng giờ đạt từ 91 đến 93%; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bán vé được triển khai hiệu quả; hiện đang thử nghiệm hệ thống quản trị hàng hóa qua mạng. Khả năng tự đóng mới toa xe, lắp ráp đầu máy của ngành cũng được nâng cao đáng kể để tăng cường khả năng cung ứng. Từ ngày 1-1-2015, hai Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và Sài Gòn đi vào hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên, do ÐSVN nắm giữ 100% vốn điều lệ. Ngày 1-1-2016, hai công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, tổng số lao động lên tới hơn 7.600 người. Theo thống kê của Tổng công ty Ðường sắt Việt Nam, khối lượng vận tải hàng hóa đường sắt đạt hơn 3.719 triệu tấn.km, bằng 108,2%; doanh thu vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt hơn 2.268 tỷ đồng, bằng 108,4% so cùng kỳ năm 2018. Tính chung sản lượng toàn Tổng công ty thời gian qua đạt hơn 3.796 tỷ đồng, đạt 110,5% so cùng kỳ; doanh thu hơn 3.515 tỷ đồng, bằng 103,8%; thu nhập bình quân người lao động 7,4 triệu đồng/tháng, bằng 105,8% so cùng kỳ năm 2018.

- Về giao thông đường không: Hiện nay, Vùng ĐBSH&DHĐB có sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) với khả năng chuyên chở 13,0 - 15,0 triệu lượt hành khách/năm và sân bay Cát Bi (Hải Phòng) với năng lực của các nhà cung ứng đạt 1,1

– 1,2 triệu lượt khách/năm. Ngoài ra, vùng còn có sân bay Gia Lâm dùng cho máy bay vận tải và máy bay nhỏ (bay dịch vụ). Tháng 12/ 2018 vùng cũng đã khánh thành và đưa vào khai thác sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh). Năm 2020, sân bay quốc tế Nội Bài mở rộng, nâng khả năng phục vụ 25 triệu hành khách mỗi năm và hoàn thành nâng cấp sân bay Cát Bi nâng khả năng đón khoảng 2 triệu lượt khách/năm. Bên cạnh đó, các tuyến bay quốc tế và nội địa của các cảng hàng không này (đặc biệt là cảng hàng không Nội Bài) được hoạt động khá rộng, linh hoạt tăng cường các chuyến bay đông khách, vào các dịp cao điểm. Hà Nội với đặc trưng là sân


bay quốc tế có khả năng cung ứng dịch vụ vận chuyển chiếm số lượng lớn nhất vùng ĐBSH&DHĐB.

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, tỷ lệ khách du lịch di chuyển bằng đường hàng không tới Việt Nam luôn áp đảo so với các hình thức di chuyển khác (đường bộ, đường biển). Trong 11 tháng năm 2019, gần 16,3 triệu lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam, trong đó có tới hơn 13 triệu lượt khách di chuyển bằng đường hàng không.

Tỷ lệ khách quốc tế đến Hà Nội bằng đường hàng không cũng luôn chiếm 80% trở lên, đặc biệt khi Hà Nội có sân bay quốc tế Nội Bài từ năm 2016 đến nay liên tiếp được Tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng không Anh Skytrax xếp vào tốp 100 sân bay tốt nhất thế giới. Theo số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội, hiện có gần 40 hãng hàng không quốc tế có đường bay đến Nội Bài. Mới đây, Chính phủ vừa đồng ý điều chỉnh quy hoạch sân bay Nội Bài lên công suất 100 triệu khách/năm để khắc phục tình trạng quá tải và bảo đảm mục tiêu phát triển dài hạn, bền vững. Vì vậy, trong những cuộc tiếp xúc với các đoàn doanh nghiệp lữ hành nước ngoài đến khảo sát du lịch, Sở Du lịch luôn đề cao lợi thế của Hà Nội khi có sân bay quốc tế Nội Bài với hệ thống hạ tầng tốt nhất Việt Nam. Cũng nhờ điều này nên trong những năm gần đây, các hãng hàng không quốc tế cũng như trong nước liên tiếp mở đường bay, gia tăng tần suất bay đến Hà Nội và ngược lại. Thống kê từ Tổng cục Du lịch cho thấy, các hãng mở đường bay mới hoặc gia tăng tần suất bay tới Hà Nội chủ yếu đến từ châu Á, nhất là các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á.

Năm 2019, Philippines Airlines đã mở 4 chuyến bay mỗi tuần nối thủ đô Manila (Philippines) với Hà Nội. Trong khi đó, Eva Air, Hãng hàng không của Đài Loan (Trung Quốc), cũng nâng gấp đôi lượng chuyến bay từ sân bay Đào Viên (Đài Loan, Trung Quốc) tới sân bay Nội Bài từ tháng 10 vừa qua, nâng tần suất khai thác từ 7 chuyến/tuần lên 14 chuyến/tuần. Cathay Pacific cũng khai thác thêm hai chuyến bay của Cathay Dragon vào mỗi tuần giữa Hà Nội và Hồng Kông (Trung Quốc) từ cuối tháng 10-2019. Hồi đầu tháng 10-2019, Hãng hàng không giá rẻ IndiGo (Ấn Độ) cũng mở đường bay thẳng nối thành phố Kolkata (Ấn Độ) với Hà Nội... Trước đó, giữa và cuối năm 2018, các hãng hàng không T'way Air, Air Busan, Bangkok Airways cũng mở hoặc tăng chuyến bay giữa các thành phố của Hàn Quốc và Thái Lan tới Hà Nội để khai thác tối đa nguồn khách du lịch từ hai nước.

Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không Việt Nam luôn nỗ lực cung ứng. Gần nhất, Bamboo Airways thông báo sẽ khai thác đường bay Hà Nội - Incheon (Hàn Quốc) từ tháng 12-2020 để tận dụng hết dư địa nguồn khách du lịch giữa hai nước. Năm 2019, Tổng cục Du lịch đã ký kết hợp tác với 2 hãng hàng không lớn của Việt Nam là Vietnam Airlines và Vietjet Air, trong đó tập trung vào nội dung phối hợp tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ở nước ngoài. Bên cạnh đó,


các hãng hàng không đã phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch và các doanh nghiệp du lịch tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, tổ chức các chương trình phát động thị trường tại nước ngoài, đón các đoàn doanh nghiệp, báo chí nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng không đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung và đến ĐBSH&ĐBSH nói riêng.

- Về giao thông đường thủy: Vùng ĐBSH&DHĐB có hai loại hình giao thông thủy là giao thông đường sông và giao thông đường biển. Nhiều tuyến đường sông quốc gia được đưa vào danh sách hệ thống đường sông Việt Nam như: Sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc, sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Nam Định, sông Ninh Cơ, sông Vạc, sông Thái Bình, sông Cầu, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Lai Vu, sông Trà Lý, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Giá... Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác các tuyến giao thông đường sông phục vụ PTDL mới chỉ có tuyến sông Hồng đoạn Hà Nội – Hưng Yên là có hiệu quả và thu hút được khác du lịch. Các tuyến khác chủ yếu phục vụ chuyên chở hàng hóa. Vùng ĐBSH&DHĐB còn có hệ thống cảng biển quan trọng như cảng Hải Phòng, cảng Đình Vũ (Hải Phòng); cảng Hành khách quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh) … nối liền với các cảng biển miền Trung và miền Nam trong hệ thống giao thông biển của cả nước và cũng là những cảng biển quốc tế quan trọng đón KDL bằng tàu du lịch cỡ lớn. Tuy nhiên, hiện nay số tàu du lịch cập bến ở đây còn hạn chế.

Năm 2019, có 264.115 lượt khách đến Việt Nam bằng đường biển, tăng 22,7% so với năm 2018. Việt Nam có đường bờ biển dài với nhiều thành phố biển hấp dẫn khách du lịch, nằm trong hải trình quốc tế của các hãng tàu du lịch. Việc đầu tư xây dựng các cảng tàu chuyên dụng đón khách du lịch là rất cần thiết để thu hút khách du lịch đường biển có chi tiêu cao. Cụ thể, cuối năm 2018, Quảng Ninh khai trương cảng tàu khách quốc tế Hạ Long có khả năng đón các tàu biển du lịch có tải trọng lớn. Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển cho các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đường biển ở Việt Nam nói chung và đối các địa phương tại vùng ĐBSH&DHĐB nói riêng.

2) Cơ sở lưu trú: Cùng với sự gia tăng lượng KDL đến Vùng, hệ thống các cơ sở lưu trú ở Vùng ĐBSH và DHĐB phát triển với tốc độ nhanh (xem bảng 3.3) cả về loại hình, số lượng cơ sở lưu trú và số buồng. Trong vòng 5 năm vừa qua, số cơ sở lưu trú và số buồng đã tăng lên gấp rưỡi, đáp ứng khá tốt nhu cầu của KDL. Nhiều loại hình cơ sở lưu trú cũng được đưa vào khai thác đáp ứng nhu cầu đa dạng và phù hợp cho khai thác nhiều loại hình SPDL khác nhau (khách sạn, bungalow, homestay, codotel, resort,…). Tuy nhiên, sự phân bố các cơ sở lưu trú trong vùng không đồng đều giữa các địa phương. Hầu hết cơ sở lưu trú đều tập trung ở thành phố lớn như ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Tại các địa phương này, cơ sở lưu trú cũng tập trung chủ yếu ở khu trung tâm, chưa đáp ứng đủ tại các điểm du lịch mới, xa trung tâm.


Bảng 4.26. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch

trong vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc giai đoạn 2015- 2019

STT

Tỉnh, thành phố

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Cơ sở

Buồng

Cơ sở

Buồng

Cơ sở

Buồng

Cơ sở

Buồng

Cơ sở

Buồng

1

Hà Nội

2871

60.420

3.000

64.780

3.546

70.160

3.798

75.345

3.989

80.182

2

Bắc Ninh

430

4.258

474

5.334

548

5.853

604

7.305

632

8.050

3

Hà Nam

82

1266

89

1.335

123

1.709

141

2.105

159

2.535

4

Hải Dương

152

3.850

168

4.038

180

4.315

185

4.524

190

4.750

5

Hải Phòng

412

9.300

434

9.488

447

9.939

456

11.014

490

11.074

6

Hưng Yên

224

2.560

235

2.684

246

2.834

251

2.931

259

3.012

7

Nam Định

315

4.305

320

4.365

328

4.530

386

4.854

412

5.450

8

Ninh Bình

389

5.359

423

5.748

463

5.999

558

6.967

653

7.935

9

Thái Bình

176

2.495

194

2.567

261

3.633

286

3.823

311

4.012

10

Vĩnh Phúc

294

4.542

304

4.643

338

5.196

374

6.348

410

7.500

11

Quảng Ninh

1.237

16.814

1.112

15.298

1.234

19.773

1.034

20.564

1.524

27.109

Tổng cộng

6.582

115.169

6.753

120.280

7.714

133.941

8.073

145.780

9.029

161.609

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 17

Nguồn: ITDR

Tính đến nay, toàn vùng có 30 CSLT du lịch đạt tiêu chuẩn 5 sao (Hà Nội: 15, Bắc Ninh: 1, Hà Nam: 1, Hải Phòng: 2, Ninh Bình: 2, Vĩnh Phúc: 3, Quảng Ninh: 6) và nhiều cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3, 4 sao. Ước tính đến nay, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao chiếm chưa đầy 2% tổng số cơ sở lưu trú trong vùng, nhưng lượng buồng chiếm trên 10% tổng lượng buồng hiện có của vùng. Nhìn chung các cơ sở lưu trú du lịch trong vùng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao còn ít, chưa đáp ứng được khả năng cung ứng cho KDL.

3) Cơ sở ăn uống: Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống của vùng tương đối tốt, đa dạng và phong phú, đặc biệt tại các trung tâm du lịch như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định. Hiện nay, số lượng các cơ sở ăn uống tại một số tỉnh, thành phố trong vùng: Hà Nội (450); Hải Phòng (236), Bắc Ninh (432); Hà Nam (100); Nam Định (220); Hưng Yên (90); Ninh Bình (209), Thái Bình (98), Vĩnh Phúc (102); Quảng Ninh (675). Không chỉ nhiều cơ sở lưu trú phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách mà tại vùng hệ thống nhà hàng ăn uống cũng phát triển mạnh, có nhiều đặc sản ẩm thực địa phương và vùng, chẳng hạn chả cá, bánh tôm, bún phở (Hà Nội), dê núi (Ninh Bình), hải sản (Hải Phòng, Quảng Ninh), chả rươi (Hải Dương),… Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên và giá cả còn bất cập. Một số cơ sở (đặc biệt là các cơ sở tư nhân) còn buông lỏng việc quản lý, kiểm tra vệ sinh thực phẩm, giá cả còn tùy tiện, chất lượng lao động còn kém, ảnh hưởng đến tâm lý KDL.

4) Cơ sở vui chơi giải trí, thể thao: Vùng ĐBSH&DHĐB có Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình… là những trung tâm du lịch lớn trong cả nước, vì vậy hệ


thống cơ sở vui chơi giải trí, thể thao khá phát triển, trong đó nổi bật như Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, sân vận động quốc gia, sân golf Đồng Mô, Long Biên, Sóc Sơn, Vân Trì, khu công viên nước Hồ Tây (Hà Nội), Casino Đồ Sơn, sân golf Sông Giá, Đồ Sơn (Hải Phòng); Khu vui chơi giả trí Sun World, Khu công viên Hạ Long Marine Plaza (Quảng Ninh); sân golf Tam Đảo (Vĩnh Phúc); sân golf Chí Linh (Hải Dương); sân golf Kim Bảng (Hà Nam);... Tuy nhiên, các khu vui chơi giải trí này cung ứng cũng chưa đáp ứng được nhu của hiện nay của KDL và người dân địa phương. Đặc biệt, các khu vui chơi giải trí tầm cỡ quốc tế của vùng được đánh giá là còn thiếu vắng, chưa cạnh tranh được với các vùng khác, chẳng hạn khu du lịch Đầm Sen (thành phố Hồ Chí Minh), khu khu vui chơi giải trí Bà Nà (Đà Nẵng), khu khu vui chơi giải trí Vinpearl Land (Nha Trang),…, ngoại trừ tổ hợp khu vui chơi giải trí đẳng cấp Sun World Hạ Long của Quảng Ninh. Khi cụm 3 công trình hạ tầng lớn của Quảng Ninh (Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tuyến đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn) được khai trương và chính thức đưa vào khai thác từ 30/12/2018 đã góp phần dễ dàng cung ứng dịch vụ vận chuyển du lịch đưa KDL trong và ngoài nước, đặc biệt là có khả năng đón được những con tàu chở KDL lớn nhất thế giới đến với Quảng Ninh và trung chuyển đến các địa phương khác trong vùng ĐBSH&DHĐB.

4.3.1.2. Doanh nghiệp lữ hành

Doanh nghiệp lữ hành được coi là doanh nghiệp tâm điểm trong chuỗi cung ứng DVDL. Thực tế, các doanh nghiệp lữ hành có sự phân bổ không đồng đều tại các tỉnh trong vùng. Các doanh nghiệp lữ hành tập trung chủ yếu tại “tam giác kinh tế” của vùng là Hải Phòng – Hà Nội – Quảng Ninh. Số lượng các DNLH toàn vùng được biểu hiện ở bảng như sau:

Bảng 4.27. Bảng số lượng các DNLH tại ĐBSH&DHĐB năm 2018-2019

STT

Tỉnh, thành phố

2018

2019




1

Hà Nội

1.100

1.247

147

13,3

2

Bắc Ninh

812

915

103

12,6

3

Hà Nam

9

12

3

33,3

4

Hải Dương

22

25

3

13,6

5

Hải Phòng

85

89

4

4,7

6

Hưng Yên

24

24

0

0

7

Nam Định

28

28

0

0

8

Ninh Bình

35

40

5

14,2

9

Thái Bình

15

16

1

6,6

10

Vĩnh Phúc

10

11

1

10

11

Quảng Ninh

103

189

86

83,4

Tổng cộng

2.243

2.595

352

15,6

So sánh

+/- %


Nguồn: IDTR


Tính đến nay, toàn vùng đã có hơn 2.595 doanh nghiệp lữ hành hoạt động trong năm 2019. Trong đó, năm 2019, số lượng DNLH tăng 352 doanh nghiệp trên toàn vùng so với năm 2018.

Trong chuỗi cung ứng DVDL, các doanh nghiệp lữ hành đóng vai trò là cầu nối giữa cung và cầu trong hoạt động du lịch. Tại vùng ĐBSH&DHĐB trong thời gian qua, các doanh nghiệp lữ hành chính là các đơn vị đi đầu trong việc thu hút hàng triệu khách du lịch quốc tế đến vùng và thúc đẩy tăng trưởng du lịch nội địa, đáp ứng nhu cầu đi du lịch trong nước của hàng chục triệu lượt người dân trong cả nước. Các hãng lữ hành tổ chức các chương trình du lịch trọn gói (tour) để cung cấp cho khách du lịch. Các tour thường được coi là sản phẩm du lịch cụ thể, trong đó đã bao gồm các dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu đi du lịch của mọi người. Như vậy, khi xây dựng các tour, các hãng lữ hành đã phải liên kết chặt chẽ với các cơ sở lưu trú du lịch, các hãng vận chuyển du lịch (kể cả hàng không) và các doanh nghiệp dịch vụ khác trên cơ sở hợp đồng kinh doanh. Khi một tour được thực hiện thì trong đó đã có sự tham gia của của nhiều doanh nghiệp với các ngành nghề khác nhau.

Trước đây trong mối liên kết này, các doanh nghiệp lữ hành thường nắm vai trò chính trong việc phân phối khách và phân chia lợi ích cho các doanh nghiệp khác tham gia vào chuỗi cung ứng du lịch. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay xu hướng khách du lịch tự sắp xếp cho chuyến đi của mình không thông qua các hãng lữ hành hoặc mua chương trình tour ngày càng gia tăng. Với xu hướng này, vai trò của các doanh nghiệp lữ hành ngày càng hạn chế trong chuỗi cung ứng DVDL.

4.3.2. Thực trạng cấu hình chuỗi cung ứng tại vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Thực trạng cấu hình chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB được đánh giá như sau:

Bảng 4.28. Bảng giá trị trung bình của Cấu hình chuỗi cung ứng


Cấu hình

Tiêu chí đánh giá

Giá trị Trung bình

Độ lệch chuẩn

CH1

Số lượng và cơ cấu thành viên chuỗi cung ứng có quy mô và

có chuyên hóa cao

2,8057

1,00826

CH2

Khoảng cách theo chiều dọc (khoảng cách từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng) của chuỗi cung ứng rộng

và đảm bảo yêu cầu cung ứng.


2,7771


,95548

CH3

Kênh phân phối của doanh nghiệp được thiết kế phù hợp, đa

dạng và hiệu quả

2,7857

,99703

CH


2,7895

,85151

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS


Thực trạng về cấu hình chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB được đánh giá ở mức trung bình đạt 2,7895 điểm. Trong đó, khoảng cách theo chiều dọc (khoảng cách từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng) của chuỗi cung ứng đạt mức thấp nhất 2,7771 điểm do công tác nghiên cứu thị trường và hoạt động marketing của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả nên việc xác định khoảng cách theo chiều dọc chuỗi vẫn chưa hợp lý, qua nhiều trung gian làm tăng chi phí DVDL. Bên cạnh đó, việc lựa chọn và liên kết với các đơn vị phân phối đầu ra còn đơn giản, chưa thực sự hợp lý và chưa tạo được kênh phân phối ổn định, đa dạng nên số điểm đạt được là 2,7857. Việc chuyên môn hóa và đảm bảo tính quy mô của các thành viên trong chuỗi đạt mức 2,857 điểm được đánh giá chưa thực sự hợp lý. Việc chuyên môn hóa của các nhà cung cấp dịch vụ đơn lẻ quy mô nhỏ lẻ, manh mún chiểm tỷ trọng cao dẫn đến không khai thác được lợi thế về quy mô, không đầu tư được các kỹ thuật phục vụ với chất lượng cao. Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển du lịch còn thiếu sự quy hoạch nên còn yếu kém về nhiều mặt như: đối với dịch vụ vận chuyển đường bộ, đường thủy, đường sắt còn có những doanh nghiệp có sơ cở vật chất trang thiết bị lạc hậu, hạn chế trong đầu tư, nâng cấp cải tạo, phát triển bền vững. Về tổng thể, cấu hình chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB là trung bình.

Trong đó, mỗi nhóm thành viên có sự đánh giá về cấu hình chuỗi cung ứng DVDL trong Bảng giá trị trung bình của cấu hình chuỗi cung ứng do nhóm thành viên đánh giá như sau:

Bảng 4.29. Bảng giá trị trung bình của cấu hình chuỗi cung ứng do mỗi nhóm đối tượng đánh giá‌

Thành phần

Giá trị trung bình

N

Độ lệch chuẩn

Nhà cung cấp DVDL

2,8267

165

,50846

Doanh nghiệp lữ hành

2,7015

82

,44437

Đại lý du lịch

2,8403

103

,60468

Giá trị trung bình

2,7895

350

,65566

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Mỗi nhóm thành viên trong chuỗi có sự đánh giá khác nhau về tiêu chí Cấu hình. Trong đó, các thành viên khác trong chuỗi đều đánh giá chuỗi cung ứng DVDL tại vùng có cấu hình đạt mức trung bình.

Điều này phản ánh đúng thực trạng của chuỗi cung ứng DVDL. Bên cạnh sự phát triển về số lượng các thành viên tham gia chuỗi thì vẫn rất nhiều hạn chế và bất


cập về cấu hình chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB. Ngoài hệ thống cơ sở lưu trú phân bố không đồng đều, những khách sạn quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, chủ yếu tập trung ở trung tâm du lịch. Còn các trung tâm du lịch khác, các khách sạn, cơ sở lưu trú phần lớn vẫn quy mô nhỏ, chất lượng dịch vụ không cao, như vậy chưa đáp ứng được nhu cầu đối với du khách chi tiêu cao, khách du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị và triển lãm). Thêm nữa, các cơ sở ăn uống tuy đa dạng nhưng chất lượng phục vụ chưa chuyên nghiệp, nguồn nhân lực còn yếu và thiếu kỹ năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ hạn chế; công tác truyền thông, quảng bá về du lịch tuy có cải thiện, nhưng còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, sáng tạo.

4.3.0. Thực trạng quan hệ chuỗi cung ứng tại vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Thực trạng quan hệ chuỗi cung ứng DVDL tại vùng ĐBSH&DHĐB được đánh giá như sau:

Bảng 4.31. Bảng giá trị trung bình của quan hệ chuỗi cung ứng

Quan hệ


Tiêu chí đánh giá

Giá trị

Trung bình

Độ

lệch chuẩn

QH1

Chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng đầy đủ,

cập nhật

3,0800

,82191

QH2

Chia sẻ khối lượng, giá cả DVDL trong chuỗi cung phù hợp, đầy đủ.

3,1714

,82531

QH3

Chia sẻ tầm nhìn, ý tưởng giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng

chân thật và hữu ích

3,1771

,74368

QH4

Chia sẻ kế hoạch đầu tư giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng cập

nhật, hiệu quả

3,1514

,77750

QH5

Chia sẻ quá trình giới thiệu sản phẩm DVDL mới giữa các thành viên

trong chuỗi cung ứng được thực thiện thường xuyên, cập nhật.

3,2743

,80768

QH6

Chia sẻ thông tin tài chính giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng là

chính xác, cập nhật.

3,1029

,84348

QH


3,1595

,60826

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Thực trạng quan hệ chuỗi cung ứng DVDL được các đối tượng đánh giá ở mức trung bình đạt 3,1595 điểm. Trong đó, việc chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng còn chưa đầy đủ và cập nhật đánh giá thấp nhất đạt 3,0800 điểm.

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí