Tính Chuyên Sâu Trong Các Lĩnh Vực Kiểm Toán


(Mautz và Sharaí, 1961). Shockley (1981) cho rằng nhiệm kỳ kiểm toán dài thì KTV có thể quá thân mật với ban lãnh đạo khách hàng và không có thái độ hoài nghi nghề nghiệp đúng mức và tính khách quan của KTV sẽ bị giảm dần theo thời gian. Khi DNKT có sự tin tưởng với khách hàng do mối quan hệ lâu dài thì sự tin tưởng này có thể khiến cho KTV và DNKT sử dụng các thủ tục kiểm toán kém hữu hiệu và không sáng tạo, cùng với thời gian, KTV có thể chỉ tập trung vào việc duy trì, thu được lợi nhuận từ khách hàng và ít quan tâm đến các vụ kiện tụng, tranh chấp có thể xảy ra từ phía khách hàng. Do vậy, KTV có thể thiếu khách quan và kém nỗ lực trong việc phát hiện các sai sót trọng yếu và có khuynh hướng dễ đồng ý với ban lãnh đạo doanh nghiệp về các quyết định quan trọng. Chính vì vậy, việc quy định về giới hạn nhiệm kỳ KTV được xem là biện pháp cải thiện CLKT bằng cách giảm sự ảnh hưởng của khách hàng đối với KTV và DNKT.

- Phản đối luân chuyển KTV: Chi phí cho việc thực hiện kiểm toán năm đầu tiên bao giờ cũng đều gây tốn kém về thời gian và sức lực nhiều nhất cho cả khách hàng và DNKT. Ban lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng KTV cũ có kinh nghiệm và hiểu biết sâu hơn tình hình hoạt động đặc thù của doanh nghiệp và họ lo lắng liệu rằng KTV mới có đủ kiến thức chuyên ngành hoặc có đủ năng lực để kiểm toán một khách hàng mới hay không (Davis và cộng sự, 2008). Việc thay đổi KTV thường xuyên sẽ có thể dẫn đến lý do KTV mới giảm thủ tục kiểm tra, giám sát của họ trong giai đoạn đầu của nhiệm kỳ kiểm toán vì họ phải cố gắng bù đắp các khoản lỗ từ việc cạnh tranh hạ thấp phí kiểm toán, cùng với thời gian, KTV có thể thu thập được kinh nghiệm và hiểu biết cần thiết cho một cuộc kiểm toán đầy đủ thủ tục và cho phép họ giảm thiểu việc dựa vào các đánh giá của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Ngoài ra, việc kéo dài nhiệm kỳ làm tăng hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của khách hàng sẽ giúp KTV điều chỉnh các thủ tục, quy trình kiểm toán cho phù hợp để phát hiện các sai sót (Phan Thanh Trúc, 2013).

Tại Việt Nam, hoạt động KTĐL những năm gần đây đang nỗ lực hòa nhập với sự phát triển chung của nghề nghiệp trên thế giới. Việc ra đời Luật kiểm toán


độc lập vào năm 2011, có hiệu lực thi hành vào năm 2012 đã nâng tầm chuyên nghiệp của nghề kiểm toán ở một vị trí quan trọng nhất định. Theo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam quy định về thời gian luân chuyển KTV tối đa là ba năm một lần.

2.4.4. Phạm vi dịch vụ phi kiểm toán

Không giống như các nhân tố khác, kết quả từ nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy dịch vụ phi kiểm toán không tác động đến chất lượng KTĐL theo một chiều cố định mà có thể có lúc tác động ngược hướng, thuận hướng hoặc không có tác động đến CLKT:

- Tác động ngược hướng: Nghiên cứu của Beck và cộng sự (1988) chỉ ra rằng việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán có thể gia tăng mối quan hệ kinh tế giữa KTV và khách hàng. Mối quan hệ này càng chặt chẽ thì tính khách quan của DNKT càng bị tổn hại do đó dẫn đến CLKT sẽ bị ảnh huởng một cách ngược huớng. Các nghiên cứu trước đó của Mautz & Sharaf (1961) có đề cập đến việc dịch vụ tư vấn quản lý và tư vấn thuế của DNKT cung cấp sẽ ảnh huởng đến tính độc lập của DNKT. Lý do này đã làm cho DNKT có xu hướng nhượng bộ với khách hàng khi có sự bất đồng ý kiến trong quá trình thực hiện kiểm toán nhằm mục đích giữ được khách hàng.

- Tác động thuận hướng: DeAngelo (198l) chỉ ra rằng chất lượng KTĐL phụ thuộc vào tính độc lập và năng lực của KTV. Vì vậy, dịch vụ phi kiểm toán góp phần giúp KTV có một sự hiểu biết tốt hơn về khách hàng và làm tăng kiến thức của KTV về các quá trình kinh doanh, qua đó làm tăng khả năng phát hiện sai sót trên BCTC.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

- Không tác động: Reynolds và Francis (2004) đã nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế giữa KTV, DNKT và khách hàng. Họ đặt ra giả thuyết rằng mức độ thỏa hiệp của KTV, DNKT phụ thuộc vào tầm quan trọng của khách hàng. Tuy nhiên, kết quả lại cho thấy mối quan hệ kinh tế không làm ảnh huởng đến chất luợng KTĐL. Điều này được giải thích là do những nguy cơ bị kiện tụng làm giảm danh tiếng đã


Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 7

lấn át sự phụ thuộc về kinh tế. Một nghiên cứu khác của Ashbaugh và cộng sự (2003) cũng đã cho rằng không có mối quan hệ nào giữa dịch vụ phi kiểm toán và CLKT.

Tại Việt Nam, theo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán được ban hành và công bố của Thông tư 70/2015/TT-BTC34 ngày 05/05/2015 về việc ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cho rằng DNKT không được vừa cung cấp dịch vụ phi kiểm toán và kiểm toán cho cùng một khách hàng nếu không có biện pháp đảm bảo tính độc lập bằng cách tách biệt hai nhóm cung cấp dịch vụ phi kiểm toán và dịch vụ kiểm toán.

2.4.5. Tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán

Theo Al Khaddash và cộng sự (2013) các KTV am hiểu sâu lĩnh vực chuyên ngành sẽ có khả năng đánh giá được tính hợp lý trong ước tính kế toán và việc trình bày, công bố thông tin tài chính và do vậy, sẽ làm tăng áp lực lên khách hàng phải tuân thủ nguyên tắc kế toán.

Balsam và các cộng sự (2003) rút ra kết luận rằng khách hàng của những DNKT chuyên ngành thường có ít các khoản trích trước kế toán tùy tiện hơn so với những khách hàng sử dụng DNKT không chuyên ngành.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Dung (2017) cho rằng trong từng ngành sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ khác nhau luôn tiềm ẩn những vấn đề rủi ro kiểm toán đặc trưng, DNKT có mức độ chuyên ngành cao sẽ thuận tiện trong việc nắm bắt và có kinh nghiệm đánh giá và xử lý những rủi ro này bằng các phương pháp và thủ tục kiểm toán phù hợp.

Do vậy, từ những nghiên cứu trên cho thấy, chỉ tiêu tính chuyên ngành có thể được xem là nhân tố tác động đến CLKT.

2.4.6. Kiểm soát chất lượng bên trong

Cushing (1989) cho rằng các sai lệch trọng yếu trên BCTC có thể dễ dàng được phát hiện hơn đối với các DNKT có hệ thống KSCL bên trong tốt, một DNKT với hệ thống KSCL bên trong nghiêm ngặt và có quy trình kiểm toán vận hành hiệu


quả thì sẽ ít có khả năng các sai sót trọng yếu mà không bị phát hiện bởi các thủ tục kiểm toán của họ, và KSCL bên trong giúp các KTV tuân thủ quy trình kiểm toán, làm gia tăng CLKT. Theo Matsumura and Tucker (1995) cho rằng KSCL bên trong giúp tìm ra các khiếm khuyết đề từ đó lập kế hoạch kiểm toán tốt hơn.

Phan Văn Dũng (2015) cho rằng công tác xem xét và đánh giá hệ thống KSCL bên trong được thực hiện thường xuyên liên tục, làm tăng khả năng hoạt động hữu hiệu của hệ thống và góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán. Theo Đinh Thanh Mai (2014) thì phải thực hiện kiểm soát chất lượng đối với từng hợp đồng kiểm toán, trợ lí KTV và KTV phải áp dụng những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của DNKT cho từng hợp đồng kiểm toán một cách thích hợp, bao gồm hướng dẫn, giám sát và kiểm tra.

Do đó, nếu DNKT có hệ thống KSCL bên trong tốt sẽ giúp tăng ý thức, trách nhiệm của KTV, qua đó làm tăng CLKT.

2.4.7. Năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên

Theo Boon và cộng sự (2008) năng lực nghề nghiệp được đánh giá là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới CLKT, cũng như sự hài lòng của đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán. Năng lực nghề nghiệp thể hiện trình độ của KTV, qua đó thể hiện sự hiểu biết và kiến thức cá nhân của KTV (Richard, 2006). Thành viên nhóm kiểm toán có năng lực thường là các KTV có chất lượng, nắm vững các nguyên tắc, CMKiT trên cơ sở đó đủ khả năng phát hiện các sai sót trên BCTC (Phan Văn Dũng, 2015).

Nghiên cứu của Suyono Al Khaddash và cộng sự (2013) chỉ ra rằng các DNKT có quy trình tuyển dụng chặt chẽ, chú trọng đến năng lực của nhân viên và có sự đầu tư cho việc đào tạo và cập nhật kiến thức thường xuyên thì luôn có được chất lượng nhân viên tốt hơn, nhận được sự hài lòng từ phía khách hàng nhiều hơn vì cung cấp dịch vụ có chất lượng (Đinh Thanh Mai, 2014).

Nguyễn Thị Thùy Dung (2017) còn cho rằng việc duy trì trình độ chuyên môn yêu cầu quá trình nhận thức liên tục, để KTV thực hiện công việc một cách


thành thạo trong môi trường chuyên nghiệp. KTV có được sự chuyên sâu nhờ vào nỗ lực của bản thân, tự trau dồi kiến thức về ngành nghề của khách hàng là rất quan trọng, vì lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp đa dạng, gồm những giao dịch, khoản mục phức tạp.

Tóm lại năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên là nhân tố liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến CLKT.

2.4.8. Thuộc tính cá nhân

Thuộc tính cá nhân là các đặc điểm thuộc về một cá nhân để phân biệt cá nhân đó với một cá nhân khác. Thuộc tính thể hiện suy nghĩ, thái độ, cảm xúc và hành vi cùng với các cơ chế tâm lí đằng sau những đặc tính đó. Các thuộc tính có thể thay đổi hoặc cố định và khác nhau tùy theo đối tượng cá nhân khác nhau.

Các đặc điểm cá nhân của KTV là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến CLKT. Theo nghiên cứu của Baotham (2009), việc ký cam kết về tính độc lập cho từng khách hàng trước khi tiến hành kiểm toán làm cho KTV chấp hành tốt hơn về tính độc lập để không ảnh hưởng đến CLKT. Tính độc lập trong kiểm toán có mối quan hệ đồng biến với chất lượng và uy tín kiểm toán. Chen và cộng sự (2009) đã ghi nhận một mối quan hệ tích cực giữa thái độ hoài nghi nghề nghiệp, thận trọng đúng mức của KTV với CLKT.

Treadway (1987) đã phân tích tính cách của KTV và đưa ra kết luận nếu KTV có xu hướng bỏ sót các thủ tục kiểm toán thì CLKT sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng ngược lại. Hành vi làm giảm CLKT được định nghĩa là hành động của KTV thực hiện trong cuộc kiểm toán mà hậu quả của nó là làm giảm tính hiệu lực và tính thích hợp của các bằng chứng kiểm toán thu thập được. Ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp tác động thuận hướng tới CLKT.

Wooten (2003) cho rằng KTV nào có tính cách khát khao tìm tòi, ham học hỏi thì có khuynh hướng cung cấp chất lượng cao hơn trong việc phát hiện các sai sót.


Phan Văn Dũng (2015) cho rằng tính độc lập của KTV được xác định là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến CLKT, các tiêu chí đo lường tính độc lập gồm: độc lập về cả quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế với khách hàng, đồng thời độc lập trong việc thu nhập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán.

Nguyễn Thị Hải Yến (2017) cho rằng thuộc tính phương pháp làm việc chuyên nghiệp của KTV cũng tác động thuận huớng đến CLKT. Các KTV cần lập kế hoạch kiểm toán kỳ luỡng và chi tiết, sắp xếp công việc hợp lí và khoa học, thực hiện một cách linh hoạt và chặt chẽ, đưa ra ý kiến kiểm toán xác đáng và tư vấn điểm yếu, điểm hạn chế trong công tác quản lí và điều hành của DN.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã khái quát một số vấn đề chung và cơ sở lý thuyết có liên quan đến Kiểm toán độc lập, CLKT của DNKT. Trong đó, tác giả đã tập trung việc phân tích Khuôn mẫu IAASB (2014) để làm rõ vai trò và tầm quan trọng của CLKT. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày mối quan hệ giữa các Lý thuyết ủy nhiệm, Lý thuyết Cung cầu với nhu cầu về CLKT và các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT. Tiếp đó trong chương này tác giả cũng trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán độc lập gồm: (1) Quy mô DNKT; (2) Nhiệm kỳ kiểm toán; (3) Giá phí kiểm toán; (4) Phạm vi dịch vụ phi kiểm toán; (5) Tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán; (6) Kiểm soát chất lượng bên trong; (7) Năng lực nghề nghiệp của KTV; (8) Thuộc tính cá nhân của KTV.

Kết quả nghiên cứu ở Chương 2 là cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ở Chương 3 “Phương pháp nghiên cứu”.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng để khái quát, mô tả lý thuyết nền có liên quan, tìm hiểu đặc trưng và quy định đối với công ty kiểm toán độc lập, kiểm toán báo cáo tài chính, và đây cũng là nền tảng để xây dựng thang đo cho bài nghiên cứu. Cụ thể tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp tổng hợp, phân tích, tư duy: tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận văn tìm hiểu, các văn bản pháp lý (thông tư, quyết định) quy định về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán độc lập; phân tích lý thuyết nền có liên quan, phân tích số liệu thống kê, kết quả trên phần mềm SPSS để đưa ra nhận xét, kết luận về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp tư duy được sử dụng xuyên suốt đề tài nhằm đưa ra những phán đoán, nhận định trong từng tình huống cụ thể.

+ Điều tra, phỏng vấn lấy ý chuyên gia: tác giả thực hiện phỏng vấn những chuyên gia trong ngành am hiểu việc về kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC nói riêng của các công ty kiểm toán độc lập gồm giảng viên, kiểm toán viên nhằm tìm ra các nhân tố tác động và xây dựng thang đo cho các biến nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, cũng xin ý kiến, quan điểm đánh giá của chuyên gia đồng ý hay không đồng ý về thang đo của bài nghiên cứu trước (thang đo nháp), từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức, thang đo chính thức và là căn cứ để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng.

Tiêu chuẩn lựa chọn chuyên gia như sau:

• Tiêu chuẩn về kinh nghiệm: các đối tượng được phỏng vấn là người đã làm việc thực tế tại các công ty kiểm toán độc lập có kinh nghiệm 5 năm trở lên hoặc đã

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí