Lý Luận Chung Về Kiểm Soát Chất Lượng Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính. Chương 2: Thực Trạng Kiểm Soát Chất Lượng Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài

lượng kiểm toán BCTC, tác giả cho rằng việc nghiên cứu hoàn thiện kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán ASC là cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ làm phong phú thêm kiến thức lý luận và thực tiễn về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là:

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểm toán báo cáo tài chính, về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán ASC. Từ đó đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty và đề ra phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi vào nghiên cứu kiểm soát chất lượng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính theo ba giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán; thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Luận văn nghiên cứu kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán ASC.

Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán ASC, trong giai đoạn 2016-2017.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:

Kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC - 5

- Phương pháp thu thập thông tin:

Đối với dữ liệu sơ cấp: Tác giả đã sử dụng phương pháp quan sát, ghi chép để nghiên cứu đối với hệ thống sổ sách, cơ sở vật chất thực hiện công tác kiểm toán tại Công ty TNHH kiểm toán ASC. Việc tiếp cận đối với các Hồ sơ kiểm toán, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 20 hồ sơ khách hàng trong đó doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh là 8 đơn vị, thương mại là 6 đơn vị, xây lắp là 2 đơn vị và doanh nghiệp dịch vụ là 2 đơn vị.

Đối với dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập thông tin qua các tin có sẵn như: báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết trên website của Công ty TNHH kiểm toán ASC. Tham khảo kết quả điều tra, phân tích ở một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ .

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu: Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để phân tích thực trạng, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, tìm nguyên nhân để từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH kiểm toán ASC.

6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu

Một là, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập.

Hai là, phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán ASC.

Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chất lượng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán ASC.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được chia thành ba chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán ASC.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán ASC.

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1. Lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính

1.1.1. Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán được hiểu chung là “Hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các KTV có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực” [7, tr.37].

Từ đó, có thể thấy rò vai trò cơ bản của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường là đảm bảo các thông tin đúng đắn, trung thực, khách quan giúp những người sử dụng thông tin có niềm tin trong việc đưa ra các quyết định của mình. Ngoài ra, kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ, củng cố nề nếp hoạt động và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý.

Hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế thị trường phát triển rất đa dạng và phong phú. Tùy theo từng tiêu chí phân loại cụ thể, kiểm toán được phân ra thành các loại kiểm toán cụ thể khác nhau. Theo đối tượng cụ thể, kiểm toán có thể phân thành kiểm toán (báo cáo) tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán liên kết; Theo lĩnh vực cụ thể của kiểm toán kiểm toán có thể phân thành kiểm toán thông tin, kiểm toán qui tắc (tuân thủ), kiểm toán hiệu năng và kiểm toán hiệu quả; Theo phương pháp áp dụng trong kiểm toán, kiểm toán có thể phân thành kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ; Theo quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm toán, kiểm toán có thể phân thành nội kiểm và ngoại kiểm; Theo phạm vi tiến hành kiểm toán, kiểm toán có thể phân thành kiểm toán toàn diện và kiểm toán chọn điểm (điển hình); Theo tính chu kỳ của kiểm toán, kiểm toán có thể phân thành kiểm toán thường kỳ, kiểm toán định kỳ và kiểm toán bất thường (đột xuất); Theo quan hệ về thời điểm kiểm toán với thời điểm thực hiện nghiệp vụ, kiểm toán có thể phân thành kiểm toán trước, kiểm toán hiện hành và kiểm toán sau; Theo tổ chức bộ máy kiểm toán, kiểm toán có thể phân thành kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ; Theo quan hệ pháp lý của kiểm toán, kiểm toán có thể phân thành kiểm toán bắt buộc và kiểm toán tự nguyện; Theo tính chất và phạm vi của kiểm toán, kiểm toán có thể phân thành kiểm toán ngân

sách và tài sản công, kiểm toán dự án và các công trình, kiểm toán các đơn vị dự toán…[6, tr.51-52].

Như vậy, kiểm toán BCTC là loại hình kiểm toán cụ thể khi phân loại theo đối tượng kiểm toán cụ thể. Kiểm toán tài chính vẫn chứa đựng những đặc trưng chung của hoạt động kiểm toán như chức năng, chủ thể kiểm toán, khách thể kiểm toán... Từ đó, có thể khái quát về kiểm toán tài chính như sau:

“Kiểm toán BCTC là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về BCTC của các đơn vị do các KTV có đủ năng lực và trình độ chuyên môn tương xứng thực hiện theo hệ thống pháp lý có hiệu lực” [7, tr.53].

1.1.2. Đặc trưng của kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán BCTC là loại hình kiểm toán cụ thể khi phân loại theo đối tượng cụ thể nên cần nghiên cứu một số đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, đối tượng kiểm toán là Bảng khai tài chính, bao gồm BCTC và các bảng kê khai khác theo luật định. BCTC là hệ thống báo cáo bằng văn bản được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị. Cụ thể, các nguyên tắc chung khi lập BCTC:

Một là, khái niệm DN hoạt động liên tục: BCTC phải được lập dựa trên giả định DN hoạt động liên tục trong tương lai (nhà quản lý phải đánh giá và dự đoán tối thiểu trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính);

Hai là, khái niệm cơ sở dồn tích: Theo đó, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận theo thời điểm phát sinh, không căn cứ vào số thực thu, thực chi và được ghi nhận vào sổ kế toán và BCTC của các kỳ kế toán liên quan;

Ba là, nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác trừ khi có thay đổi đáng kể về mặt bản chất của các hoạt động;

Bốn là, nguyên tắc trọng yếu: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng;

Năm là, nguyên tắc bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả, doanh thu và chi phí trình bày trên BCTC không được bù trừ trừ khi có chuẩn mực kế toán khác qui định hoặc cho phép bù trừ;

Sáu là, nguyên tắc có thể so sánh được: Số liệu trên BCTC phải được trình bày tương ứng với các thông tin kỳ trước để có thể so sánh được.

Bán hàng – Thu tiền

Huy động – Hoàn trả vốn

Hàng tồn kho

Tiền

Thứ hai, cách thức tiếp cận đối tượng kiểm toán nói chung trong kiểm toán BCTC có thể tiếp cận theo khoản mục và tiếp cận theo chu trình. Tiếp cận theo khoản mục là cách tiếp cận trực tiếp từng khoản mục hoặc nhóm khoản mục theo sự phân chia trong BCTC. Tiếp cận theo chu trình là cách tiếp cận nhóm khoản mục theo mối quan hệ giữa các khoản mục trong quá trình tuần hoàn vốn của DN.



Mua hàng – Thanh toán

Tiền lương và nhân viên


Sơ đồ 1.1. Phần hành kiểm toán cơ bản của kiểm toán tài chính

(Nguồn: [6, tr.12])

Với mỗi loại đối tượng cụ thể trên (khoản mục hoặc chu trình), KTV tiếp cận theo hai cách: tiếp cận theo hệ thống và tiếp cận theo rủi ro. Cách tiếp cận theo hệ thống là cách tiếp cận truyền thống mang tính chuẩn tắc. Theo đó các KTV căn cứ vào chuẩn mực với các trình tự, hướng dẫn cụ thể để thực hiện công việc kiểm toán. Cách tiếp cận theo rủi ro là cách tiếp cận gắn với quản lý hiện đại theo rủi ro của các hoạt động được kiểm toán (đối tượng kiểm toán cụ thể);

Thứ ba, phương pháp kiểm toán được sử dụng trong kiểm toán BCTC thường là thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm tuân thủ. Thử nghiệm cơ bản là phương pháp rà soát lại các thông tin biểu hiện bằng tiền được phản ánh trên các bảng tổng hợp trên cơ sở sử dụng cả phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ. Thử nghiệm tuân thủ là phương pháp dựa vào kết quả của hệ thống KSNB khi hệ thống này tồn tại bằng

chứng có hiệu lực. Các thử nghiệm này được cụ thể hóa thành các trắc nghiệm kiểm toán như trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư.

Thứ tư, mục tiêu kiểm toán BCTC là (i) “Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không”; (ii)Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên” [5, tr.37].

Như vậy, kiểm toán BCTC gắn chặt với các mục tiêu về độ tin cậy của các thông tin và mức tuân thủ các quy tắc hơn là tính hiệu quả của các hoạt động và hiệu năng quản lý.

Thứ năm, cơ sở pháp lý đối với chủ thể kiểm toán

Một là, luật kiểm toán (luật kiểm toán độc lập và luật kiểm toán Nhà nước) là cơ sở pháp lý cao nhất ở mỗi quốc gia về hoạt động kiểm toán, tuy nhiên luật kiểm toán có thể được cụ thể hóa theo từng bộ máy: Luật kiểm toán Nhà nước, luật kiểm toán độc lập... Luật kiểm toán độc lập hoặc luật kế toán viên công chứng là văn bản có giá trị pháp lý cao quy định về nghề kiểm toán độc lập, KTV hành nghề, điều kiện thành lập và hoạt động của CTKT. Luật cũng quy định về hoạt động kiểm toán độc lập bao gồm quy trình kiểm toán, báo cáo kiểm toán và hồ sơ kiểm toán. Cũng như cơ sở pháp lý đối với đối tượng kiểm toán và khách thể kiểm toán, cơ sở pháp lý đối với chủ thể kiểm toán còn bao gồm nhiều văn bản pháp quy khác hướng dẫn, quy định chi tiết hơn các vấn đề về kiểm toán độc lập, nhưng không được trái với các quy định trong văn bản luật;

Hai là, hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) và hệ thống chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận (GAAS) là những qui định mang tính hướng dẫn và yêu cầu KTV phải tuân thủ khi tiến hành kiểm toán. Từ đó tùy từng quốc gia sẽ triển khai hệ thống chuẩn mực kiểm toán của riêng từng quốc gia trên nền tảng qui định quốc tế trên. Chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc và thủ tục kiểm toán làm cơ sở để KTV và DN kiểm toán thực hiện kiểm toán và làm cơ sở kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán của nhiều nước đã được xây dựng từ đầu thế kỷ 20 dưới một hình thức sơ khai là những ấn phẩm hướng

dẫn về các thủ tục kiểm toán do tổ chức nghề nghiệp ban hành. Đến năm 1948, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) ban hành các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến (GAAS). Sau đó, chuẩn mực kiểm toán của các quốc gia khác cũng lần lượt ra đời như Úc (1951), Đức (1964), Pháp (1971), Anh (1980), Việt Nam (2014)…;

Ba là, các quy tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, các quy tắc này đòi hỏi các KTV khi thực hiện hoạt động kiểm toán phải đảm bảo yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp như trung thực, cẩn trọng và độc lập. Sau này, trong quá trình hoạt động và phát triển mỗi quốc gia còn xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cụ thể và các vản bản pháp lý khác; Đặc biệt là Đạo luật Sarbanes-Oxley ra đời năm 2002 tại Mỹ, sau bài học rất lớn trong nghề nghiệp – CTKT Authur Andenxen (trong nhóm big five về kiểm toán) phá sản sau những dính líu đến việc một số DN Mỹ trốn thuế. Đây là những quy định, hướng dẫn về nguyên tắc, các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp làm cơ sở để đánh giá đạo đức nghề nghiệp KTV và CTKT;

Bốn là, các văn bản qui định cụ thể như hướng dẫn, qui trình hoặc các cẩm nang hướng dẫn nghề nghiệp kiểm toán nhằm giúp cho người thực hiện hiểu rò và cụ thể hơn các qui định nêu trên.

Thứ sáu, quy trình kiểm toán trong kiểm toán BCTC, để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán có giá trị để làm căn cứ cho kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của thông tin trên BCTC đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, kinh tế, tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải xây dựng được quy trình cụ thể cho cuộc kiểm toán đó. Thông thường, mỗi quy trình kiểm toán được chia thành 3 bước: chuẩn bị kiểm toán; thực hiện kiểm toán; kết thúc kiểm toán;

Một là, chuẩn bị kiểm toán: Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đầy đủ, chi tiết để làm cơ sở cho chương trình kiểm toán. Trong bước công việc này, bắt đầu từ thư mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng hoặc đưa ra được kế hoạch chung. Kiểm toán viên cần thu thập các thông tin cụ thể về khách hàng, tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ … Bên cạnh đó, trong khi lập kế hoạch, công ty kiểm toán cũng phải có sự chuẩn bị về phương tiện và nhân sự cho việc triển khai thực hiện chương trình đã xây dựng.

Ngoài ra, KTV và công ty kiểm toán phải xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu, thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ, từ đó cung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá.

Hai là, thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp kỹ thuật thích ứng với từng đối tượng cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Thực chất của quá trình này là việc triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính dựa vào các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, có giá trị. Đây là giai đoạn các kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán được hình thành từ các loại trắc nghiệm, là thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Thủ tục kiểm toán được hình thành rất đa dạng và căn cứ vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, từ đó đi đến quyết định sử dụng các thủ tục khác nhau.

Ba là, kết thúc kiểm toán, là giai đoạn kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán. Các kết luận này nằm trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Để đưa ra được những ý kiến phù hợp, xác đáng, kiểm toán viên phải tiến hành các công việc cụ thể như: xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến, xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, xem xét tính liên tục trong hoạt động của đơn vị, thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc… Cuối cùng, kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập nên báo cáo kiểm toán đồng thời có trách nhiệm giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán. Tùy theo kết quả, các kiểm toán viên có thể đưa ra các ý kiến kiểm toán phù hợp.

1.2. Khái quát chung về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.1. Khái niệm về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính

Chất lượng kiểm toán có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì sự tin tưởng của công chúng vào quá trình trình bày và công bố báo cáo tài chính cũng như tính trung thực, hợp lý của thông tin tài chính. Các kiểm toán viên được trang bị kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ ở cấp độ cao và được trao quyền thực hiện, có tính hoài nghi nghề nghiệp thích đáng có thể đem lại trái tim và linh hồn của một cuộc kiểm toán có chất lượng. Chính vì lẽ đó, kiểm soát chất lượng kiểm toán được thừa nhận như một định chế bắt buộc và là trách nhiệm đã được quy định rò trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí