Khuôn Mẫu Về Chất Lượng Do Iaasb Ban Hành


2.1.2. Khái niệm kiểm toán BCTC

Theo điều 5, Luật Kiểm toán độc lập (2015): “Kiểm toán Báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán”.

Theo điều 7, Luật Kiểm toán độc lập (2015): “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đánh giá tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành”.

Theo điều 9, Luật kiểm toán độc lập (2015): Kiểm toán bắt buộc là kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm. Doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khi công khai báo cáo tài chính phải có báo cáo kiểm toán đính kèm; trường hợp cơ quan nhà nước khi nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán mà không có báo cáo kiểm toán đính kèm thì có trách nhiệm thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo mục 2 Báo cáo kiểm toán, điều 46, Luật Kiểm toán độc lập năm (2015), Báo cáo tài chính về báo cáo kiểm toán được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và có các nội dung sau đây: (a) Đối tượng của cuộc kiểm toán, (b) Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, (c) Phạm vị và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán, (d) Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán, (đ) Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán, (e) Nội dung khác theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

2.1.3. Chất lượng kiểm toán BCTC

Theo Ths. Vũ Thị Duyên (2014), chất lượng kiểm toán BCTC trong doanh nghiệp được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào góc nhìn của các đối tượng quan tâm, nhưng đều có chung mục tiêu là KTV đưa ra ý kiến đúng đắn về tính trung thực của thông tin trên BCTC kiểm toán tại doanh nghiệp. Hơn


nữa, BCTC có tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, phản ánh đúng bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Theo đó, chất lượng kiểm toán được đảm bảo trung thực, minh bạch, công khai sẽ giúp ích đáng kể cho nhà quản lý, nhà đầu tư và cho chính doanh nghiệp khi sử dụng kết quả kiểm toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Theo Ths. Vũ Thị Duyên (2014), đến nay có 2 quan điểm chính về chất lượng kiểm toán độc lập về BCTC, được hình thành từ thực hành, nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán, cũng như khả năng phát hiện các báo cáo sai phạm tình hình của doanh nghiệp trên các BCTC được kiểm toán.

Thứ nhất, thỏa mãn nhu cầu khách hàng: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA 220) và Kiểm toán Quốc tế số 220 (ISA 220), “Chất lượng kiểm toán là mức độ thỏa mãn về tính khách quan và độ tin cậy và ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán đồng thời thỏa mãn về mong muốn có được những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị được kiểm toán với thời gian định trước và giá phí thích hợp”.

Thứ hai, dưới góc nhìn của nhà đầu tư, nhà quản lý, đối tác công ty. Đây được coi là những đối tượng thứ ba chịu tác động rủi ro cũng như lợi ích nhiều nhất từ việc sử dụng dịch vụ kiểm toán. Dưới góc nhìn của hai nhóm đối tượng này, một cuộc kiểm toán có chất lượng phải thỏa mãn được nhu cầu về độ tin cậy, tính trung thực và hợp lý của các BCTC được kiểm toán, từ đó đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn, điều hành cho phù hợp. Trong hoạt động kiểm toán tại các doanh nghiệp hiện nay, các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán được đánh giá thông qua mức độ thỏa mãn về tính khách quan và độ tin cậy từ phía KTV có năng lực, trình độ chuyên môn, độc lập, minh bạch và có kinh nghiệm.

Từ những yêu cầu trong hợp đồng kiểm toán và chi phí cho dịch vụ kiểm toán mà các CTKT – chủ thể thực hiện kiểm toán xây dựng quy trình kiểm toán, kiểm soát tại các doanh nghiệp, để giúp KTV thực hiện một cuộc kiểm toán có chất lượng tuân thủ đầy đủ chuẩn mực VSA 220, tuân thủ các quy trình, các thủ tục do chính CTKT thiết lập, đồng thời thỏa mãn nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp trong


cuộc tư vấn. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động kiểm toán tại các doanh nghiệp cũng phải gắn với mục tiêu lợi nhuận của CTKT, tức là chi phí dịch vụ kiểm toán phù hợp với mức độ rủi ro kiểm toán (giảm thiểu các vụ kiện tụng, tăng cường uy tín CTKT).

Thông tin tài chính phải đáp ứng yêu cầu chính xác, đầy đủ, kịp thời và đáng tin cậy nhằm đáp ứng các nhu cầu của Người sử dụng. Trên cơ sở đó, các quy định pháp luật của các quốc gia và các chuẩn mực ban hành bởi các tổ chức nghề nghiệp đặt ra yêu cầu đối với KTV phải đảm bảo đưa ra sự tin cậy đối với các thông tin tài chính đã được kiểm toán. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các DNKT và KTV phải thực hiện cuộc kiểm toán phù hợp với các tiêu chuẩn phù hợp nhằm đảm bảo rằng “một cuộc kiểm toán chất lượng đã được thực hiện” (IAASB, 2011).

DeAngelo (1981) là nhà nghiên cứu đầu tiên định nghĩa: “Chất lượng kiểm toán theo nhận thức của thị trường là khả năng phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán”, trong đó khả năng phát hiện sai phạm phụ thuộc vào năng lực của KTV (auditors competence), KTV cần có đủ trình độ và kinh nghiệm để có thể phát hiện được sai sót, còn việc báo cáo các sai phạm phụ thuộc và liên quan đến tính độc lập của KTV (auditors independence), đối với công ty được kiểm toán. Quan điểm chất lượng kiểm toán là khả năng phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu trên BCTC được coi là quan điểm truyền thống của nhiều nhà nghiên cứu.

Theo Titman và Trueman (1986), Beatty (1989), Davidson và Neu (1993), CLKT là tính chính xác của thông tin được cung cấp bởi các KTV. Hay, theo Dopuch và Simunic (1982), Simunic và Stein (1987), CLKT là mức độ đảm bảo xác suất mà BCTC đã được kiểm toán không còn chứa đựng thiếu sót hoặc sai sót trọng yếu.

Palmrose (1988) cũng cho rằng, CLKT được hiểu là khả năng KTV phát hiện và báo cáo về những sai sót trọng yếu trong việc trình bày và công bố các BCTC của khách hàng được kiểm toán. Hay Francis (2004) cũng trên quan điểm CLKT được đánh giá dựa trên khả năng KTV phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu. Trong đó,


khả năng KTV phát hiện sai sót trọng yếu phụ thuộc đặc biệt vào năng lực nghề nghiệp của KTV và khả năng KTV báo cáo sai phạm phụ thuộc vào tính độc lập của họ.

Theo Defond & Zhang (2014), do CLKT là một khái niệm đa chiều, CLKT cần được quan sát dưới nhiều khía cạnh khác nhau, cũng như cần có sự kết hợp các phương pháp, tiêu chí đo lường khác nhau để có thể đo lường được mức độ của CLKT.

Theo IAASB (International Auditing and Assurance Standards Board - Hội đồng Chuẩn mực kiểm toán và đảm bảo quốc tế) (2014), chất lượng kiểm toán đạt được khi ý kiến của KTV về BCTC được dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp được thu thập bởi một nhóm kiểm toán đảm bảo những điều kiện sau: đảm bảo về đạo đức và thái độ, có đủ kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện cuộc kiểm toán, áp dụng nghiêm ngặt quy trình kiểm toán và các thủ tục kiểm soát chất lượng, cung cấp các báo cáo có giá trị và kịp thời và có tương tác phù hợp với các bên liên quan.

Từ những phân tích trên, theo Tác giả, Chất lượng kiểm toán của DNKT Việt Nam là mức độ tuân thủ CMKiT và mức độ đảm bảo về khả năng phát hiện sai sót, báo cáo sai sót trọng yếu trên BCTC.

2.2. Khuôn mẫu về chất lượng do IAASB ban hành

2.2.1. Tìm hiểu chung về IAASB

Vào năm 2011, Ủy ban Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế (IAASB) đã công bố một tài liệu với tựa đề “Chất lượng kiểm toán: Góc nhìn của IAASB”. Cụ thể, IAASB đã phát triển một khuôn mẫu CLKT mô tả các yếu tố đầu vào, yếu tố quá trình và yếu tố đầu ra nhằm góp phần thực hiện kiểm toán có chất lượng, với sự cam kết trong ngành kiểm toán nói chung và tại các quốc gia nói riêng, cho các cuộc kiểm toán BCTC. Khuôn mẫu cũng đã thể hiện tầm quan trọng của sự tương tác thích hợp cho các bên liên quan cũng như vai trò của yếu tố ngữ cảnh đối với CLKT.


Mục đích của IAASB là phục vụ cho lợi ích công chúng bằng cách thiết lập những tiêu chuẩn chung cho kiểm toán, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đồng nhất giữa Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Chuẩn mực kiểm toán của quốc gia. Từ đó nâng cao chất lượng, thống nhất trong việc thực hiện kiểm toán và củng cố niềm tin của công chúng đối với hoạt động kế toán trên toàn thế giới. Trong quá trình áp dụng, khuôn khổ CLKT không ngừng được điều chỉnh và cập nhật hàng năm. Vào năm 2013, tổ chức này lại xuất bản một bản tư vấn với tựa đề “Một khuôn mẫu cho chất lượng kiểm toán”, trong đó, IAASB đề xuất một khuôn mẫu từ góc nhìn của Hội đồng soạn thảo chuẩn mực quốc tế về chất lượng kiểm toán. Theo Khuôn khổ CLKT (IAASB, 2014), các nhân tố của CLKT bao gồm: Nhân tố đầu vào, Nhân tố quá trình, Nhân tố đầu ra, Nhân tố tương tác, Nhân tố ngữ cảnh.

2.2.2. Nội dung chính của khuôn mẫu do IAASB ban hành

Mô hình của IAASB cũng có bốn nhân tố liên quan tới chất lượng kiểm toán:

(1) Đầu vào, (2) Đầu ra, (3) Bối cảnh, và (4) Tương tác. Nhân tố đầu vào gồm: Giá trị đạo đức và thái độ của KTV, hiểu biết và kinh nghiệm của KTV, thời gian cho kiểm toán, hiệu quả của các thủ tục kiểm toán, quy trình kiểm toán và giám sát chất lượng. Nhân tố đầu ra gồm: Kiểm toán viên, hãng kiểm toán, khách hàng kiểm toán và các quy định về kiểm toán. Nhân tố tương tác liên quan tới giao tiếp giữa KTV, các nhà quản lý, người sử dụng BCTC và các cơ quan quản lý hay tổ chức lập quy. Nhân tố bối cảnh gồm bảy tiêu chí liên quan tới môi trường kiểm toán. Theo IAASB, cả bốn nhân tố trong mô hình đều có mối liên hệ với nhau và cùng tác động tới chất lượng kiểm toán.

Theo Khuôn khổ CLKT (IAASB, 2014), các nhân tố của CLKT bao gồm: Nhân tố đầu vào, Nhân tố quá trình, Nhân tố đầu ra, Nhân tố tương tác, Nhân tố ngữ cảnh. Khuôn mẫu được áp dụng cho 03 cấp độ khác nhau: cấp độ Nhóm kiểm toán, cấp độ DNKT, Cấp độ Quốc gia và được mô tả qua hình 2.1 như sau:


Hình 2.1. Khung các Nhóm nhân tố tác động đến CLKT


Nguồn IAASB 2014 Nội dung chính của các nhóm nhân tố gồm Nhân tố đầu vào 1


(Nguồn: IAASB, 2014)

Nội dung chính của các nhóm nhân tố gồm:

Nhân tố đầu vào

Các nhân tố đầu vào của CLKT chia làm hai nhóm nhân tố và các thuộc tính chủ yếu đối với mỗi cấp độ như sau:

- Giá trị, đạo đức và thái độ cấp độ nhóm kiểm toán: Cuộc kiểm toán được thực hiện đa số lợi ích công chúng và tầm quan trọng của việc tuân thủ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; Thể hiện sự khách quan và trung thực; Tuân thủ các quy định về tính độc lập; Luôn thể hiện thái độ hoài nghi nghề nghiệp.

Cấp độ DNKT: Thiết lập hệ thống chất lượng và KSCL kiểm toán hợp lý nhằm đảm bảo tính độc lập của DNKT; Các tố chất cá nhân cần thiết được khuyến


khích thông qua hệ thống đánh giá và khen thưởng; Yếu tố tài chính được xem xét để không làm suy giảm CLKT; Cung cấp cơ hội phát triển nghề nghiệp và tiếp cận với sự hỗ trợ kỹ thuật cao; Khuyến khích tham khảo ý kiến tư vấn đối với các vấn đề phức tạp; Hệ thống vững chắc cho việc ra quyết định về việc chấp nhận và duy trì khách hàng.

Cấp độ Quốc gia: Các yêu cầu đạo đức được ban hành nhằm làm rõ hai khía cạnh về nguyên tắc đạo đức cơ bản và các yêu cầu cụ thể được áp dụng; Đảm bảo rằng các nguyên tắc đạo đức được hiểu rõ và được áp dụng một cách nhất quán; Các thông tin liên quan đến việc chấp nhận khách hàng được chia sẻ giữa các DNKT.

- Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thời gian để thực hiện kiểm toán

Cấp độ nhóm kiểm toán: Có trình độ chuyên môn và năng lực cần thiết; Có hiểu biết về hoạt động kinh doanh các khách hàng; Đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp; Tích cực thực hiện các đánh giá rủi ro, lập kế hoạch, giám sát và soát xét các công việc kiểm toán; Thực hiện kiểm toán một cách kỹ lưỡng và được hướng dẫn chi tiết, giám sát và kiểm tra; Có đủ thời gian để thực hiện kiểm toán hiệu quả; Các nhân viên có kinh nghiệm có thể tiếp cận để quản lý và chịu trách nhiệm với BGĐ.

Cấp độ DNKT: Có đủ thời gian để giải quyết các vấn đề phức tạp; Phân công công việc kiểm toán thích hợp; Có đánh giá kịp thời, đào tạo và hướng dẫn đúng việc cho các trợ lý ít kinh nghiệm kiểm toán; Được đào tạo đầy đủ về kế toán, kiểm toán và các lĩnh vực chuyên môn khác.

Cấp độ Quốc gia: Điều chỉnh thiết thực từ việc cấp phép cho DNKT/KTV; Đào tạo nguồn nhân lực đầy đủ và hiệu quả; Cập nhật kiến thức KTV và tổ chức các khóa đào tạo về các chính sách kế toán, kiểm toán; Thu hút và giữ lại những cá nhân có năng lực và trình độ phù hợp.

Như vậy, nhân tố đầu vào được KSCL với mức độ khác nhau ở mỗi cấp độ nhàm đảm bảo hai nhóm trên thực hiện đầy đủ, tuân thủ CMKiT và các quy định của pháp luật có liên quan.

Nhân tố quá trình


Nhân tố quá trình của CLKT gồm Quy trình kiểm toán và Thủ tục KSCL được thể hiện ở các cấp độ như sau:

- Tuân thủ các CMKT, pháp luật và các quy định có liên quan, và các thủ tục kiểm soát chất lượng của DNKT;

- Sử dụng công nghệ thông tin thích hợp;

- Có sự sắp xếp phù hợp với quản lý để đạt một quá trình kiểm toán hiệu quả và hữu hiệu.

- Phương pháp kiểm toán phù hợp vói sự phát triển của các chuẩn mực và việc soát xét KSCL bên trong và bên ngoài;

- Khuyến khích sự hoài nghi nghề nghiệp và đánh giá chuyên môn thích hợp;

- Công việc kiểm toán có tài liệu kiểm toán phù hợp, có sự giám sát và đánh giá hiệu quả;

- Thủ tục KSCL chặt chẽ, CLKT được giám sát và biện pháp thích hợp được thực hiện.

- Các CMKT và các Chuấn mực khác được ban hành làm rõ các mục tiêu cơ bản cũng như các yêu cầu cụ thể được áp dụng;

- Cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra kiểm toán bên ngoài xem xét các yếu tố liên quan của CLKT, trong DNKT và thực hiện hợp đồng kiểm toán độc lập;

- Hệ thống có hiệu lực để điều tra về sự không tuân thủ kiểm toán và bị kỷ luật khi cần thiết.

Như vậy, tính hợp lý của quy trình kiểm toán và các thủ tục KSCL có khả năng ảnh hưởng đến CLKT.

Nhân tố đầu ra

Nhân tố đầu ra bao gồm Báo cáo kiểm toán, BCTC đã kiểm toán, Báo cáo minh bạch và Báo cáo KSCL kiểm toán. Các nhân tố đầu ra chịu ảnh hưởng bởi các bên như sau:

- Cấp độ Nhóm kiểm toán: Kiểm toán viên

- Cấp độ DNKT: Khách hàng, Cơ quan quản lý kiểm toán và DNKT

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí