Bảng Tóm Tắt Các Giả Thuyết Nghiên Cứu


Kết luận Chương 2


Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh điển về CTV doanh nghiệp, tác giả đã trình bày một số công trình nghiên cứu mang tính thực nghiệm về các nhân tố tác động lên CTV, mô hình cũng như kết quả kiểm định tại các Ngân hàng và công ty tài chính, công ty bảo hiểm của các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Để từ đó xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến CTV của NHTM tại Việt Nam.

Phần tiếp theo, dựa trên phương pháp nghiên cứu, tác giả tiến hành xây dựng các giả thuyết về các nhân tố tác động đến CTV của NHTM và xu hướng tác động của chúng.


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌

3.1. Phương pháp nghiên cứu


3.1.1. Quy trình nghiên cứu


Quy trình nghiên cứu hiệu chỉnh dựa trên quy trình nghiên cứu của R.Kumar (2005) được thực hiện như sau:




Xác định vấn đề nghiên cứu


Tổng quan cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước


Xây dựng mô hình và

các giả thuyết nghiên cứu


Thu thập thông tin dữ liệu


Xử lý và phân tích dữ liệu


Giải thích kết quả và viết báo cáo nghiên cứu

3.1.2. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu của đề tài này bao gồm: phương pháp tìm kiếm, trích lọc, thống kê, phân tích và so sánh số liệu từ dữ liệu của báo cáo tài chính cũng như các báo cáo thường niên của các NHTM. Cụ thể như sau:

- Thu thập và thống kê số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất theo năm của các NHTM từ các website Ngân hàng. Từ đây, tác giả tính toán và xác định thành phần các nhân tố tác động lên CTV của Ngân hàng.


- Trên cơ sở đã tính toán các nhân tố, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 để tiến hành phân tích số liệu thu thập được.

- Dựa trên mô hình kinh tế lượng, tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng các tham số hồi quy bằng phần mềm SPSS 20.

- Từ các thông số của các biến bao gồm: giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số tương quan để miêu tả mức độ tương quan giữa các biến độc lập với nhau và từ đó có thể nhận định liệu có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy sử dụng hay không. Ngoài ra, với phân tích hồi quy bội giúp hiểu rò hơn tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc như thế nào, ảnh hưởng bao nhiêu và nhân tố nào tác động mạnh đến CTV.

3.2. Nguồn dữ liệu


Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đến hết năm 2010 yêu cầu vốn điều lệ của các NHTM tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, đây là một điều hết sức khó khăn cho các Ngân hàng do vậy nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 đã được Thủ tướng Chính phủ cho gia hạn đến cuối năm 2011.

Như vậy, dữ liệu được thu thập dựa trên các báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo thường niên của các NHTM trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011. Đây là giai đoạn mà tình hình kinh doanh của các Ngân hàng khá tốt, chưa chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cũng như quy định về vốn điều lệ theo nghị định số 10/2011/NĐ-CP.

Mẫu nghiên cứu của đề tài sẽ được lựa chọn theo những điều kiện sau đây:


- Loại hình Ngân hàng: NHTM nhà nước và NHTM cổ phần.


- Vốn điều lệ: tính đến hết năm 2011, các NHTM lựa chọn phần lớn có vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.

- Không bị sáp nhập trước năm 2011.


Với những điều kiện trên, tác giả tổng hợp được 30 NHTM trong tổng số 43 Ngân hàng hiện đang hoạt động tại Việt Nam (xem phụ lục 2).

3.3. Mô hình hồi quy nghiên cứu


Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh điển về CTV doanh nghiệp và các công trình nghiên cứu về CTV trên thế giới cũng như tại Việt Nam, tác giả xây dựng các biến số cho các nhân tố tác động đến CTV của NHTM tại Việt Nam từ đó xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu để kiểm định và đánh giá mối tương quan giữa tỷ lệ đòn bẩy với các nhân tố tác động đến nó. Mô hình được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính như sau:


Leveragei,t = β0 + β1SIZEi,t + β2GROWTHi,t + β3LIQi,t + β4TANGi,t + β5PROi,t


Trong đó:


Biến phụ thuộc Leveragei,t (LEV) là đòn bẩy tài chính của Ngân hàng thứ i tại thời điểm t. Để đo lường các nhân tố tác động lên CTV Ngân hàng, các nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra một biến đại diện cho CTV của Ngân hàng (biến phụ thuộc) đó là biến đòn bẩy tài chính. Mặc dù có nhiều tranh luận về việc sử dụng đòn bẩy tài chính là biến phụ thuộc để xem xét các nhân tố tác động đến CTV (Rajan và Zingales, 1995), thì đòn bẩy tài chính vẫn là biến thích hợp cho mục đích của nghiên cứu CTV cũng như phân tích tác động của các nhân tố tác động lên CTV Ngân hàng (Octavia và Rayna Brown, 2008). Đòn bẩy tài chính có thể được đo lường bằng một số công thức như sau:

- Một là biến đòn bẩy tài chính (LEV) = (1- VCSH)/Tổng tài sản. Cách tính này đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu của Gropp và Heider (2009), Monica Octavia và Rayna Brown (2008).

- Hai là biến đòn bẩy tài chính (LEV) = Tổng nợ/Tổng nguồn vốn. Cách tính này đã được sử dụng trong công trình nghiên cứu của Mohammde Amidu (2007).


- Ba là biến đòn bẩy tài chính (LEV) = Tổng nợ/tổng tài sản. Cách tính này đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu của Sajid Gul, Muhammad Bital Khan, Nasir Razzad, Naveed Saif tại Pakistan (năm 2012); nghiên cứu của Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Shama Sadaqat tại Pakistan (năm 2011); công trình nghiên cứu của Hoa Nguyen và Zainab Kayani (2013) đối với các nước đang phát triển và nước phát triển trong khu vực Châu Á. Tác giả vận dụng mô hình thứ ba của Sajid Gul và cộng sự để áp dụng cho bài nghiên cứu của mình:

Đòn bẩy tài chính (LEV) = Tổng nợ/Tổng tài sản

Biến độc lập của mô hình được tính toán dựa trên các công trình nghiên cứu của Sajid Gul, Muhammad Bital Khan, Nasir Razzad, Naveed Saif tại Pakistan (năm 2012); nghiên cứu của Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Shama Sadaqat tại Pakistan (năm 2011) gồm có:

- PROFi,t là biến tỷ suất sinh lợi của Ngân hàng thứ i tại năm t được đo lường = Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản.

- TANGi,t là biến tài sản hữu hình của Ngân hàng i tại năm t được đo lường = Tài sản cố định/Tổng tài sản.


- SIZEi,t là biến qui mô Ngân hàng i tại năm t được đo lường = Log (Tổng

tài sản).


- GROWTHi,t là biến cơ hội tăng trưởng của Ngân hàng i trong năm t được đo lường = (Tổng tài sản(t) - tổng tài sản(t-1))/Tổng tài sản(t-1).

- LIQi,t là biến tính thanh khoản của Ngân hàng i tại năm t. Theo bài nghiên cứu của Sajid Gul và cộng sự ở các Ngân hàng và khu vực kinh doanh bảo hiểm tại Pakistan (2012) thì biến tính thanh khoản được đo lường = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn. Nhưng theo Khizer Ali và cộng sự nghiên cứu về CTV ở các NHTM tại Pakistan (2011) thì tính thanh khoản được tính = VCSH/Tổng tài sản. Đối với bài nghiên cứu này, tác giả xin đưa ra công thức tính biến tính thanh khoản của Ngân hàng = Dư nợ cho vay khách hàng/Vốn huy động, dựa trên cơ sở như sau:


+ Ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ và là ngành mang tính đặc thù vì vậy hầu hết tài sản của Ngân hàng là các tài sản tài chính, chúng dễ dàng được chuyển đổi từ dài hạn sang ngắn hạn và phụ thuộc phần lớn vào quyết định của nhà quản trị Ngân hàng do vậy công thức thể hiện tính thanh khoản của Ngân hàng bằng tài sản ngắn hạn sẽ khó xác định.

+ Thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động với nội dung như sau “Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy định tại thông tư này và không được vượt quá tỷ lệ 80% đối với ngành Ngân hàng”. Ngày 27/09/2010 thông tư 19/2010/TT-NHNN được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 13, cụ thể là tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động được xác định chỉ là từ nguồn vốn huy động, các nguồn khác như vốn tự có của các tổ chức tín dụng không bị lệ thuộc vào giới hạn này. Nhưng thông tư này đã làm hạn chế một số nguồn vốn bị “nằm chết” như tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn....Và một lần nữa thông tư 22/2011/TT-NHNN ban hành ngày 30/08/2011 đã chính thức hủy bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động quy định tại thông tư 13 nhằm khơi thông nguồn vốn cho vay từ nhiều nguồn khác nhau. Một số nhận định của chuyên gia kinh tế cho rằng việc quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn huy động được cấp tín dụng tại thông tư 13 là một trong những giới hạn được NHNN đặt ra nhằm tránh việc các NHTM rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi sử dụng vốn quá mức, nhất là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và không ổn định để cho vay hay đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó, thông tư 13 đã giới hạn khá chặt chẽ việc tham gia vào các hoạt động kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các NHTM đồng thời hạn chế việc các Ngân hàng tham gia vào các hoạt đang tính rủi ro cao trong khi khả năng quản trị rủi ro của các NHTM tại Việt Nam đang ở mức thấp. Hơn nữa, trong khoảng thời gian từ năm 2008 trở lại đây, tình hình thanh khoản của các NHTM có nhiều bất cập đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, thông tư 13 đã đưa ra một số quy định được cho là mới và


sát với quy định của các nước trên thế giới, nhằm tăng cường khả năng thanh khoản và quản lý của từng NHTM và của hệ thống Ngân hàng nói chung. Tuy thông tư 13 đã hết hiệu lực, nhưng tác giả vẫn lựa chọn công thức để tính tính thanh khoản của Ngân hàng dựa trên tỷ lệ cho vay/nguồn vốn huy động.

3.4. Các giả thuyết nghiên cứu


Dựa trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, có năm giả thuyết về các nhân tố tác động đến CTV của các NHTM tại Việt Nam. Các giả thuyết này sẽ được kiểm định nhằm xem xét liệu các nhân tố này có tác động đến CTV của các NHTM tại Việt Nam hay không? Hay nói cách khác là kiểm định mối tương quan giữa các nhân tố này với đòn bẩy tài chính của Ngân hàng. Các giả thuyết này được xây dựng liên quan đến giả thuyết (H1) và (H0). Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được trình bày tóm tắt qua bảng sau:


Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu




Giả thuyết


Giả thuyết 1

H0: Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa quy mô Ngân hàng và đòn bẩy tài chính

H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thông kê giữa quy mô Ngân hàng với đòn bẩy tài chính


Giả thuyết 2

H0: Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa cơ hội tăng trưởng và đòn bẩy tài chính

H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thông kê giữa cơ hội tăng trưởng với đòn bẩy tài chính


Giả thuyết 3

H0: Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tính thanh khoản và đòn bẩy tài chính

H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thông kê giữa tính thanh khoản với đòn bẩy tài chính


Giả thuyết 4

H0: Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tài sản hữu hình và đòn bẩy tài chính

H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thông kê giữa tài sản hữu hình với đòn bẩy tài chính


Giả thuyết 5

H0: Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ suất sinh lợi và đòn bẩy tài chính

H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thông kê giữa tỷ suất sinh lợi với đòn bẩy tài chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 6

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022