trước tất cả những gì sẽ diễn ra. Trong cơn dập vùi của trời đất ông thấy tôi mang hình một quả cầu lửa. Mẹ tôi khi ấy giống như một cọng cỏ úa vàng vì ẩm ướt đã giơ tay cầu nguyện. Chiếc giường tre nấc lên bởi cuộc báo thù số phận, bởi nỗi đau đớn triền miên không thể giải thoát. Bà tiên cảm đến một cuộc sinh nở sẽ rất quằn quại và điều đó bắt đầu làm nên số phận tôi”[1, tr.193]. Lời giới thiệu của “tôi” như một dự cảm cho thấy sự mất mát về tình yêu thương, nỗi cô đơn đã gắn với nhân vật ngay từ khi sinh ra. Chào đời giữa khung cảnh mùa mưa buồn bã, ủ dột, dầm giề, ẩm ướt. “Tôi” lại không được sự chào đón từ cha, hơn thế, tôi còn là một sự ám ảnh ghê gớm đối với cha. Vậy nên “Hễ thấy tôi, cha tôi thường nghiến răng trèo trẹo”. Và tuổi thơ của “tôi” cũng chẳng êm đềm như những đứa trẻ khác, tôi không được cha yêu thương, thậm chí còn bị cha căm thù “Chính ông đã cho tôi một kí ức ẩm ướt. Sau này đã là người, bao giờ tôi cũng đau khổ đi tìm lời giải thích về mối quan hệ không mấy suôn sẻ với những người thân nhất của mình.” [1, tr.193-194]. Tất cả những chi tiết ấy đều nhằm nhấn mạnh hơn nỗi cô đơn mà nhân vật phải chịu đựng.
Tôi đã đến với cuộc đời mà không được chào đón như thế, tôi đã tồn tại trong một gia đình thiếu tình yêu thương như vậy, tự mình tôi thầm lặng tồn tại, lặng lẽ quan sát, tìm kiếm câu trả lời vì sao tôi lại bị cha ghét bỏ, thù hằn. Và “Cuối cùng “tôi” cũng đã lý giải được cái nguyên nhân khiến cha tôi căm thù tôi. Khi nhặt tôi từ giấc mơ của mẹ tôi, ông biết trước dòng máu hùng mạnh cô độc chảy đến ông là hết. Ông là tiếng hú hạ màn của một tấn bi kịch không có chuyển cảnh.”.[1, tr.199].
Cái nỗi cô đơn của nhân vật còn được thể hiện qua những cơn mơ, những giấc chiêm bao hay là sự huyễn hoặc, ảo tưởng. Một mình nhân vật bước vào giấc mơ ấy để mong tìm được sự giải thoát hiện tại, trốn chạy vào một thế giới của hư ảo để đi tìm ý nghĩa cuộc sống. Theo đuổi một hình ảnh không có thực trong những cơn mộng mị ấy để tìm kiếm hạnh phúc. Điều này chứng tỏ nhân vật quá cô đơn.
Không chỉ có tôi, trong Luân hồi, các nhân vật trong gia đình tôi đều là hiện thân của nỗi cô đơn bản thể, cô đơn như một tiền định, bám đuổi mọi kiếp người từ
khi sinh ra đến khi chết. Qua lời kể và “phát hiện” của “tôi”, ở đó, mỗi thành viên trong gia đình giống như là một ốc đảo riêng biệt, lạnh lùng, không chuyện trò, không có sự chia sẻ, đồng cảm : “Ròng rã ba tháng trời, bà nội tôi, cha tôi, mẹ tôi và tôi trở thành những vai diễn nhàm tẻ trong một màn kịch câm khủng khiếp.” [1, tr194]. Còn “Cha tôi tự chôn sống mình trong một không gian sống như nấm mồ.”[1, tr.194] với một thói quen rất lạ: “Bao giờ ông cũng ngồi đúng cái chỗ của ông, với tư thế đơn điệu đến khó chịu.”[1, tr.194]. “Bà nội tôi suốt mùa mưa không mở miệng… Bà chỉ có mỗi việc đu đưa cái chân phải khi chân trái co lên và ngược lại”[1, tr.195]. “ Mẹ tôi tìm cách giết những con bọ chó nhảy lách tách khắp nơi”[1, tr.195]. Mỗi người một thói quen nhàm tẻ, lặp lại. Mỗi nhân vật là một cá thể riêng biệt, dường như sống chỉ với thế giới của riêng mình, cùng một mái nhà nhưng không ai có sự liên kết với những người xung quanh, dù đó có là những người gần gũi, thân thiết nhất. Cuộc sống tẻ nhạt, mỗi người thu mình trong ốc đảo riêng, không ai xâm phạm, không muốn bị xâm phạm. “Toàn bộ cuộc đối thoại của chúng tôi qua nhiều ngày cộng lại chỉ gồm:
Bà tôi: đu đưa chân phải khi chân trái co lên. Bố tôi, vặn vẹo phần từ vai trở xuống.
Mẹ tôi: đùa với bọ chó và nhìn mưa thở dài Tôi: Mơ một thiếu nữ,…” [1, tr.195-196]
Việc giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình được hạn chế một cách tối đa. Họ không muốn giao tiếp hoặc không có nhu cầu được trao đổi. Với mỗi người, dường như họ sống trọn đời với nỗi cô đơn ấy. Và như đã nói ở trên, bản án cô đơn ấy như một thứ gen di truyền mà thế hệ trước đã truyền lại cho hậu thế, nên mỗi người tự nhiên sẽ tiếp nhận sự di truyền như một điều tất yếu. Bản thân nhan đề - Luân hồi như gắn chặt với những thân phận cô đơn có từ kiếp trước và còn kéo dài triền miên ở kiếp sau. Đi hết cuộc đời mà nhân vật vẫn không đủ tuổi để sống với nỗi cô đơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Đổi Mới Tư Duy Nghệ Thuật Và Cảm Hứng Cô Đơn Trong Văn Xuôi Việt Nam Sau 1975
- Khái Quát Về Kiểu Dạng Nhân Vật Cô Đơn Trong Văn Học Và Văn Học Việt Nam
- Các Kiểu Dạng Nhân Vật Cô Đơn Trong Văn Xuôi Việt Nam Đương Đại
- Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 7
- Nhân Vật Cô Đơn Vì Lạc Lõng Giữa Cộng Đồng, Gia Đình
- Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 9
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Mỗi cư dân trong Luân hồi đều mang trong mình nỗi cô đơn của kiếp người. Đó là chị Giáo góa “chiều tối nào cũng đi đắp mộ chồng”, là lão Vọ cất vó ở đầu làng. Trong đó, lão Mị là nhân vật chịu nỗi cô đơn khủng khiếp nhất. Cả cuộc đời làm người của lão là một khối cô đơn khổng lồ, nửa đời lão cô độc, không có sự giao tiếp với đồng loại, lão “ăn cá sống”,“sống trong một túp lều gần khu nghĩa địa. Chẳng ai dám đến gần lão bởi cơ thể lão bốc mùi rất khẳn”[ 1, tr.197]. Vì quen sống nguyên thủy, lạc bầy, không còn nhận ra mình còn là một con người, mình còn cả một cộng đồng đang ở xung quanh. Nên một ngày kia, có người đến gần và cất tiếng chào, lão không khỏi bàng hoàng ngơ ngác, như một bản năng, lão hú lên một tiếng kinh rợn “lão quay bốn phương tám hướng và tru lên như một con sói già của thuở khai thiên lập địa, trước khi từ giã đồng loại. Tiếng hú chín tầng trời, vừa hùng tráng vừa thê thảm. Tôi cảm thấy như đang nghe tiếng vọng của một thời xa xưa của tiền kiếp, của những số phận quằn quại ra đời trong vực thẳm âm u của thời gian”.[1, tr.198].Tiếng hú của lão như là tiếng vọng của thời tiền sử và dường như trong khoảnh khắc của tiếng hú. Sau khi “đã phóng tất cả sinh lực vào tiếng hú” “vĩnh viễn lão không dậy nữa” . Lão đã được trở về là người, được sống cả đời người.
Hai Duy (Lão Khổ) sinh ra giữa trận mưa khủng khiếp, cha nó – Lão Khổ bận tối ngày chuyện học hành, thảo luận,…mỗi lần đi về chỉ kịp ghé qua ngó mặt con rồi lại đi liền. Nó thiếu hơi ấm của cha ngay từ khi sinh ra; nó lạnh lùng, xa lánh cha từ khi còn là một đứa trẻ “ốm nhách, đen đủi và nhút nhát”. Từ nhỏ nó đã quen “tha thẩn chơi một mình trong cái góc khuất nhất.” [3, tr.103]. “Trong tâm hồn trinh bạch của cậu đã manh nha những tình cảm phức tạp thường ít thấy ở bọn trẻ cùng lứa” [3, tr.113]. Trong khi những đứa trẻ khác cũng học thuộc lòng những bài học hận thù từ cha mẹ, dòng họ truyền lại thì Hai Duy lại không muốn nhớ và nghĩ về điều ấy. Chính sự khác biệt đó đã tạo nên nỗi cô đơn riêng có của nhân vật. Giữa hai cha con luôn có một khoảng cách vô hình không thể nối kết được. Cậu bé không muốn ở cạnh bố, thậm chí đã từng ước“Giả sử không có bố thì hay biết mấy!”. Lão Khổ là một ám ảnh, một sự
xa cách khủng khiếp mà nó chẳng muốn tới gần, muốn thân thiết. Cậu sợ cha cậu sẽ phá tan giấc mơ của cậu.
Nỗi cô đơn của nhân vật còn được thể hiện qua những câu hỏi ám ảnh suốt thời thơ ấu: “Vì sao có nó và khi chết người ta thành gì?”. Nó không biết, không ý thức được vì sao nó lại được hiện diện trên cõi đời. Một người hay nghĩ vẩn vơ, thích trốn mình trong bóng tối, đắm chìm trong những giấc mơ. Trong thế giới ấy chỉ có bầu trời đầy huyền bí, “cậu dệt lại tấm thảm cổ tích bằng những sợi tơ đẹp tuyệt trần rút từ trí tưởng tượng của cậu”. Nỗi cô đơn của nhân vật ngày càng được thể hiện rõ trong sự khác biệt về suy nghĩ, về những tưởng tượng khiến cậu được đẩy xa hơn với gia đình, đồng loại. Cậu muốn rời khỏi hiện tại để đi đến một xã hội khác, thoát khỏi không khí ngột ngạt, tù túng mà đầy thù hận đó. Điều ấy chứng tỏ cậu quá cô đơn.
Đó là nỗi cô đơn của “tôi” trong Bến vô thường (Nguyễn Danh Lam), sinh ra đã không được lành lặn như những đứa trẻ khác: “Tôi bẩm sinh không có cái người ta gọi là chân[…], “tôi quái thai dị dạng” [32, tr.20]. Bởi thế, cả cuộc đời của “Tôi” tồn tại khép kín, bị nhốt chặt trong “cái hộp vuông gần bốn mét bề ngang, gần bốn mét bề dọc, gần bốn mét bề cao.” [15, tr.20] cộng với căn phòng phụ rộng hai mét vuông “Tính ra hết thảy thế giới của tôi là gần mười tám mét vuông.” [32, tr.21]. Tôi không có mối liên hệ với cộng đồng bên ngoài. Không thể làm những việc người bình thường khác có thể làm ở thế giới ngoài kia. Thế giới bên ngoài chỉ được cảm nhận bằng âm thanh. Trong “cái khung xám xịt” đó nhân vật tự ý thức được sự cô đơn của mình: “từ khi sinh ra đã không có khái niệm về một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.” [32, tr.23], “tôi điềm nhiên chấp nhận như một sự tất nhiên phải thế.” [32, tr.280]. Những lời tự thú đó như minh chứng hơn nữa cho nỗi cô đơn của nhân vật.
Nỗi cô đơn ấy càng đậm đặc hơn khi Mẹ - người thân duy nhất trong gia đình còn lại cũng không chuyện trò, cũng dường như bỏ mặc tôi một mình. Như một lập trình, cứ đến giờ bà mang đồ ăn lên, thỉnh thoảng đưa lên cuốn sách… Còn lại, một mình tôi trong cái gian phòng cuộc đời đó. Cuộc sống của nhân vật được đóng khung
và lập trình một cách đơn điệu, tẻ nhạt. “Những cuốn sách trong phòng được đọc đi đọc lại đến thuộc làu từng cuốn” để rồi, “Sau khi phát hiện ra cái điều kì bí mãnh liệt – ánh trăng. “Tôi” bắt đầu khao khát trỗi dậy và cuối cùng tôi đã thoát ra khỏi cái hộp đã giam mình suốt mười mấy năm ròng.” [32, tr.280]. Vì khao khát được thoát khỏi nỗi cô đơn rợn ngợp từng ngày, từng giờ, nỗi cô đơn đã trở thành căn bệnh ảo tưởng. Và tôi đã ra đi như để kết thúc kiếp người mòn mỏi, cô đơn tù túng của mình.
Cũng mang một hình hài không đầy đủ, chỉ là một thằng “hình nhân mặt đẹp” giữa cuộc đời, Cún trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Huy Thiệp cũng là nhân vật mang trong mình nỗi cô đơn tự bản thể. “Cả cuộc đời ngắn ngủi của ông chỉ độc có khát vọng thành người thế mà không được…”. Cún đến với cuộc đời sau khi đã bị cha mẹ chối bỏ. Rồi một ngày “người ta thấy Cún ở một cái cống bên con sông đào ngoại thành thành phố. Con sông đen ngòm nước thải, đầy rác, đầy giấy vụn và những đám bèo Tây lá đầy bụi bặm[…]. Cún nằm tromg đống tã rách hôi hám, cả đầu cả chân tím ngắt vì gió”.[59]. Một dự báo cho cuộc đời khổ ải, chìm nổi, ngập ngụa khổ đau mà Cún phải đối diện. Cún không cha mẹ, không người thân, không có một cái tên cho đúng nghĩa con người. Đủ thấy Cún thiệt thòi, mất mát và khác xa với cộng đồng đến thế nào. Cún được Lão Hạ đem về nuôi, nhưng Lão Hạ biến Cún trở thành công cụ kiếm tiền cho Lão. Cũng có lúc Cún ý thức được sự mỏi mệt rã rời của mình giữa cuộc sống này và “Cún cũng chẳng lạ gì cuộc sống con người[...]Cuộc sống đầy bất trắc và vô nghĩa. Họ sống cũng như Cún, như lão Hạ, như con giun, con dế, như con ong, cái kiến” [59]. Ý thức về sự nhỏ bé, bất lực của mình giữa cuộc sống, và hơn hết là không được cộng đồng chấp nhận như một con người thực thụ. Cún chỉ là “thằng hình nhân mặt đẹp” có thể làm trò tiêu khiển mua vui cho họ, Cún như một thực thể cô đơn, lạc loài giữa cộng đồng người mà Cún đang tồn tại bởi “đôi mắt của nó làm cho tất thảy mọi người xung quanh đều sợ hãi không dám đến gần”.
Cún cũng đã vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi biết tin mình được làm cha. Dù không được gặp con, nhưng đêm ngày, Cún đã vẫn mong mỏi, khắc khoải, khao
khát ngóng trông từ ngoài vào. Và cuối cùng, Cún đã chết sau khi nghe được tiếng khóc chào đời của con.
Cún cô đơn từ khi đến với cuộc đời: Không tên tuổi, không nguồn gốc, không gia đình. Lớn lên trở thành một kẻ vô danh tiểu tốt, một công cụ kiếm tiền, là trò mua vui và để người khác lợi dụng. Cún cũng khát khao được làm người, khát khao được thoát khỏi kiếp người hèn mạn đau khổ ấy nhưng cuối cùng, cũng phải chết trong cô đơn. Cuộc đời, số phận Cún gần gũi với Chí Phèo của Nam Cao ngày nào. Chí cũng được người ta mang về nuôi từ cái lò gạch cũ. Rồi cuộc đời của Chí cũng chỉ là một anh “tứ cố vô thân”, là công cụ cho người ta sai khiến. Sau khi có cuộc gặp định mệnh với Thị Nở, Chí cũng đã từng ước mơ được làm người lương thiện, được trở về với đời sống thường ngày, để được cộng đồng chấp nhận. Thế nhưng, khi lương tâm anh được thức tỉnh cũng là khi anh chọn sự ra đi mãi mãi.
Khi tìm hiểu về nhân vật cô đơn từ bản thể, người đọc sẽ còn bắt gặp nhiều trong sáng tác của văn xuôi đương đai. Đó là nỗi cô đơn của người khuyết tật - Tốn trong Không có vua (Nguyễn Huy Thiệp) bị anh em trong gia đình hắt hủi. Còn có kiểu cô đơn của một “thiên sứ” lạc loài như bé Hon trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài. Từ khi chào đời, nhân vật đã có nhiều điểm khác biệt với đồng loại: “lọt lòng không chịu khóc mà chỉ mỉm cười làm thân.”. “ Nó ít ăn ít ngủ, chỉ cười”, đến khi “Tập nói, bé Hon chỉ biết một câu duy nhất: “Thơm nào!”. Và “Nó không mang nét nào của người trong gia đình.” [52] Những điều khác lạ đó đã cho thấy Bé Hon là một bản thể lạc loài, cô đơn nhất. Bé Hon luôn chìa đôi môi bé xíu, hồng hồng, thỏ thẻ "thơm nào". Nhưng mọi người còn nhiều việc cần hơn những cái thơm. Mẹ gắt lên: "Ra chỗ khác, thơm với tho gì, không kịp mở mắt ra đây này." [52] ; Bố cáu: "Thôi, thôi, đủ rồi, ướt nhèm cả mặt người ta." [52] ; Anh cả quát: "Cút!"
Mọi người còn đang bận rộn với cơm áo gạo tiền, không còn thời gian quan tâm đến cảm xúc riêng tư, đặc biệt cảm xúc của Bé Hon. Bé Hon đành lủi thủi bước đi, rồi bé ngủ luôn một giấc thiên thu. Bé đã vĩnh viễn ra đi, vì ở đây, giữa gia đình mọi người không muốn đón nhận nụ hôn thiên thần của bé.
Qua việc tìm hiểu nỗi cô đơn tồn tại bên trong nhân vật, chúng ta thấy được cô đơn là một trạng thái tâm lý tồn tại trong mỗi con người. Và ở từng trường hợp, hoàn cảnh và tính cách của con người thì nỗi cô đơn ấy thể hiện ở những dạng thức khác nhau. Nhân vật không chỉ cô đơn tự bản thể. Mà nhân vật còn cô đơn trên nhiều bình diện của cuộc sống xã hội.
2.2. Nhân vật cô đơn vì không thể hòa nhập với cuộc sống thực tại
Đây là kiểu nhân vật cô đơn phổ biến trong văn xuôi đương đại. Nhân vật sống giữa gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người thân; sống giữa xóm làng, cộng đồng, giữa xã hội nhưng luôn cảm thấy mình bị bỏ rơi, như bị loại ra khỏi cộng đồng do có sự chênh lệch nên không thể hòa nhập. Cá nhân tự ý thức về mình và tự tách mình, tự đứng lệch ra khỏi chuẩn chung. Họ là nạn nhân của nỗi cô đơn, bị cô đơn.
2.2.1.Nhân vật cô đơn vì lạc thời
Kiểu nhân vật cô đơn giữa cộng đồng xuất hiện trong văn học nhân loại từ sớm với những kiệt tác như: Người xa lạ, Huyền thoại Sisyphe của A. Camus; Hóa thân, Vụ án của F.Kapka; Buồn nôn của J.P. Sartre… Đó là những con người thuộc “thế hệ bỏ đi”, bị ném vào lò lửa của hai cuộc thế chiến trở ra là những con người lầm lì, sống không hy vọng, không niềm tin và trở nên xa lạ với tất cả. Một số tác giả văn xuôi đương đại cũng đã khai thác và thể hiện kiểu nhân vật này như: Bảo Ninh, Lê Lựu, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái, Chu Lai, Nguyễn Huy Thiệp,… thông qua kiểu nhân vật này để các nhà văn muốn phản ánh một sự thật: Khi kinh tế thị trường, văn minh công nghiệp mở ra, lối sống thực dụng như một cơn gió lốc tràn vào từng ngóc ngách của cuộc sống, con người trở nên bơ vơ, lạc loài vì không thể thích ứng được với nó. Đặc biệt những người lính trở về sau cuộc chiến, thực tế cuộc sống hiện tại khiến họ cảm thấy bất an, lạc loài, cô độc như đi giữa sa mạc mênh mông, cảm thấy cuộc sống đó như không dành cho mình. Xa lạ với đời, với người, họ đi chậm hơn, thậm chí đi bên lề cuộc sống, nhận ra mình như “người thừa”, kẻ “lạc thời”.
Những người lính bước ra từ cuộc chiến đã phải mang trong mình vết thương cả thể xác và tâm hồn chẳng thể bù đắp nổi, trở về với cuộc sống thời bình họ lại vấp phải nỗi cô đơn lạc lõng giữa gia đình, người thân, đồng nghiệp và sự vận động của xã hội. Cuộc sống thời bình đã luôn là ước mơ, khát khao trong những năm tháng ở chiến trường. Cả một thời trai trẻ dành cho trận mạc với lí tưởng cao đẹp, không ít máu xương của bản thân và đồng đội đã đổ xuống, những tưởng trong cuộc sống thời bình họ sẽ được bù đắp, được hạnh phúc và sẽ có được chỗ đứng cho bản thân. Vậy nhưng, hạnh phúc, niềm vui ấy lại là một khái niệm xa vời. Họ loay hoay, chới với, hụt hẫng trước những đổi thay ngổn ngang bề bộn của hiện thực, cuộc sống đã đổi thay, và dường như cuộc sống ấy đã đi xa hơn họ cả một chặng đường dài, bỏ lại họ rơi rớt lại phía sau mà khi càng cố đuổi cho kịp thì họ càng cảm thấy hụt hơi, đuối sức, cuộc sống ấy như không phải dành cho họ nữa. Chậm chân trong cuộc bươn trải kiếm kế sinh nhai, họ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, hụt hẫng và ưu phiền. Nhưng trạng thái cô đơn, lạc lõng của họ còn biểu hiện ngay trong quan hệ với đồng loại, với người thân. Trong cuộc sống hiện tại họ đang từng ngày đối diện đó, họ giống như người khách qua đường, đôi khi họ còn cảm thấy mình như một người thừa. Những người lính chiến thắng trở về sau cuộc chiến chung của toàn dân tộc, nay lại “đơn thương độc mã trong việc duy trì cuộc sống thời bình cho cá nhân, cho gia đình cho xã hội.” (Tôn Phương Lan). Những điều đó khiến họ phải đối diện với nỗi dằn vặt trong tâm tư, tình cảm, họ cảm thấy khó khăn và gần như bế tắc trong việc hòa nhập được với cuộc sống đương diễn ra, bởi thế họ rơi vào cảm giác buồn bã, cô đơn, cảm thấy “lạc lõng”, “ngơ ngác”, “lơ ngơ” giữa mọi người.
Ông tướng Thuấn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp là một nhân vật cô đơn như thế. Cả đời gắn với súng đạn, nhập ngũ từ năm hai mươi tuổi, bảy mươi tuổi về hưu “với hàm thiếu tướng”, là một vị chỉ huy mẫu mực, một tấm gương sáng trong mắt mọi người: “Ở trong gia đình, cha tôi bao giờ cũng là hình ảnh của niềm vinh dự, tự hào. Cả ở trong họ, trong làng, tên tuổi của cha tôi cũng được mọi