Tổng Quan Về Tình Hình Nghiên Cứu Văn Xuôi Nữ Việt Nam Đương Đại Từ Nữ Quyền Luận Sinh Thái


cũng chưa xây dựng được lý luận đa ngành về phê bình văn học gồm sự giao thoa giữa sinh thái – nữ quyền – sáng tác – phê bình nên ứng dụng thực tiễn của lý thuyết này còn chưa được phổ biến rộng rãi. Nguyễn Văn Dân đề cập trong bài viết “Các lý thuyết nghiên cứu văn học và tính khả dụng” về sự “gượng ép” khi chúng ta cố ứng dụng những lý thuyết vốn thuộc lĩnh vực xã hội vào trong văn học: Chúng ta có vấn đề nữ quyền trong một số lĩnh vực xã hội, nhưng trong văn học thì như thế nào? Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề gì?... Nếu không xác định được vấn đề thì việc nghiên cứu nữ quyền trong văn học cũng chỉ là gắn một cái nhãn mới cho những công việc vẫn làm lâu nay, hoặc là du nhập vấn đề nữ quyền của phương Tây vào nước ta một cách gượng ép. Ngay cả lý thuyết phê bình sinh thái cũng bị nhiều chuyên gia hồ nghi rằng đó chỉ là một phong trào hoạt động xã hội nhằm bảo vệ môi trường, về sau phát triển thành lý thuyết trong lý luận văn học, không mang giá trị cách tân và đột phá. Một phần cũng bởi nhiều học giả cho rằng đây là một lý thuyết “gượng ép”, đánh đồng phê bình sinh thái như một ngành thuộc sinh thái học, một phong trào văn hóa – xã hội bảo vệ môi trường. Nhưng rồi, ý nghĩa thực tiễn cùng những tác động tích cực mà phê bình nữ quyền sinh thái mang lại trong nhận thức và tư tưởng của nhiều người đã khiến các nhà nghiên cứu phải định giá lại vai trò, sức ảnh hưởng và sự đóng góp của lý thuyết này. Ở giới hạn nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận thấy phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học có những tiềm năng sau:

- Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp của phê bình nữ quyền sinh thái để đọc văn bản của các tác phẩm văn học, bằng cách đọc lại các tác phẩm văn học kinh điển, khai quật những tư tưởng nữ quyền sinh thái bị lãng quên và chôn vùi, phản tư tưởng trung tâm gia trưởng, ca ngợi vẻ đẹp thiên tính từ đó hướng dẫn các tác giả và độc giả thiết lập ý thức bình đẳng và ý thức sinh thái.

- Dựa trên các phương pháp phê bình nữ quyền và phê bình sinh thái, phê bình nữ quyền sinh thái đã đặt phê bình văn học trong những vấn đề nóng của toàn cầu đó là phân biệt giới tính và khủng hoảng sinh thái, phản ánh sự quan tâm tối đa đối với khủng hoảng môi trường và triển vọng sinh tồn của con người từ quan điểm phụ nữ. Phê bình nữ quyền sinh thái cung cấp một cái nhìn nâng cao và toàn diện hơn cho tư duy sinh thái và tổ chức xã hội từ sự cộng sinh hài hòa và sự phát triển bền vững của đàn ông và phụ nữ, con người và con người, con người và thiên nhiên. Chính điều này đã mở ra một không gian rộng lớn, truyền cảm hứng và cung cấp một quan điểm mới cho sáng tạo và nghiên cứu văn học.

- Phê bình nữ quyền sinh thái trong văn học cho thấy một sự tương tác đa dạng của sinh thái/nữ quyền/văn học/sáng tạo/phê bình, hơn thế còn mở rộng sự kết nối của mình với


các ngành khoa học khác như: văn hóa, tự nhiên, sinh học, dân tộc học, chính trị... Không chỉ khác với phê bình nữ quyền cấp tiến, vượt ra ngoài phê bình sinh thái, phê bình nữ quyền sinh thái đã mang lại những quan điểm mới có giá trị, những ý tưởng mới và những khám phá mới cho phê bình diễn ngôn, phê bình văn hóa và phê bình văn học.

- Phê bình văn học kết hợp với nữ quyền sinh thái là cơ sở tạo nên những tác phẩm văn xuôi trong văn học Việt Nam có dấu ấn về giá trị nhân văn và ý nghĩa giáo dục sâu sắc, là hướng đi mới nhằm giáo dục nhận thức về bình đẳng giới. Phê bình nữ quyền sinh thái là nguồn cảm hứng cho việc chuyển tải những chiều hướng phức tạp của con người và tự nhiên, cũng như quan hệ tương tác giữa nữ giới và tự nhiên, phơi bày, phê phán sự áp bức song trùng lên tự nhiên và phụ nữ, đào sâu những giá trị sinh thái và xây dựng lối viết tự nhiên nữ tính.

Qua những công trình ứng dụng của thuyết phê bình nữ quyền sinh thái trong văn học đương đại Việt Nam nói trên chúng tôi thấy rằng, việc dẫn nhập, ứng dụng lý thuyết này mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Trong những công trình nghiên cứu của Trần Thị Ánh Nguyệt – Lê Lưu Oanh và Nguyễn Thị Tịnh Thy, lý thuyết cũng như tính ứng dụng của phê bình nữ quyền sinh thái chỉ được đề cập như là một phần cần nói thêm của phê bình sinh thái chứ chưa thực sự có một nghiên cứu chuyên sâu và vẫn thiếu một cái nhìn hệ thống và tường giải. Xuất bản, nghiên cứu tương đối chuyên sâu, có hệ thống về phê bình nữ quyền sinh thái ở nước ta vẫn còn đơn biệt so với mặt bằng chung của thế giới. Tuy mới nằm ở những ngưỡng ban đầu, với thao tác chủ yếu là mô tả mối quan hệ tương hỗ của nữ giới và tự nhiên, hành trình phản tư của diễn ngôn giới nữ cũng như đánh thức tiếng nói của tự nhiên, diễn tả những bất bình của nữ giới về sự, chiếm đoạt dẫn đến sự biến mất, thiếu vắng thiên nhiên... Nhưng trong tương lai nó đòi hỏi việc xây dựng lý luận và hoàn thiện thi pháp nữ quyền sinh thái bởi sự cấp bách và thiết thực của nó đối với những nguy cơ mà trái đất đang đối mặt.

1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu văn xuôi nữ Việt Nam đương đại từ nữ quyền luận sinh thái

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

1.2.1. Về mặt du nhập lý thuyết

Những công trình giới thiệu và dịch thuật về nhà đấu tranh cho nữ quyền người Pháp Simone de Beauvoir trong đời sống lý luận phê bình văn học miền Nam giai đoạn 1954

Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 5

– 1975 có đóng góp rất lớn vào lĩnh vực phê bình nữ quyền và phê bình nữ quyền sinh thái ở Việt Nam. Có thể kể đến: Năm 1967, Tạp chí Văn có một số công trình dịch thuật về Simone de Beauvoir như: Thân thế và và tác phẩm của Simone de Beauvoir – Pierre de Boisdeffre


(Vũ Đình Lưu dịch); Simone de Beauvoir nói về văn nghệ dấn thân và tiểu thuyết mới (Trần Thiện Đạo trích dịch); Madeleine Chapsal phỏng vấn Simone de Beauvoir (Nhã Điền dịch); Simone de Beauvoir để xây dựng một đạo đức học căn cứ trên tình trạng mơ hồ của đời sống (Vũ Đình Lưu dịch). Năm 1970, tạp chí Văn còn ra số đặc biệt về Simone de Beauvoir trong đó có nhiều bài tiểu luận đặc sắc về tư tưởng nữ quyền của Simone de Beauvoir như: Hành trình của Simone de Beauvoir – Huỳnh Phan Anh; Những cuộc nỗi loạn của Simone de Beauvoir và hiện hữu tha nhân – Jean Béguier (Nguyễn Thu Hồng dịch); Nói chuyện với Simone de Beauvoir – Madeleine Gobeil (Phan Ngọc Tần dịch).

Năm 1996, dịch giả Nguyễn Trọng Định, Đoàn Ngọc Thanh đã dịch cuốn Giới nữ của Simone de Beauvoir của nữ văn sĩ người Pháp. Đây được coi là công trình dịch bài bản nhất về tư tưởng nữ quyền của Simone de Beauvoir và là cuốn sách gối đầu giường của các nhà phê bình nữ quyền. Bằng những dữ kiện có cơ sở khoa học như sinh học, triết học, lịch sử, dân tộc học đến tư duy huyền thoại, bà đã phân tích địa vị của người phụ nữ trong xã hội qua từng thời đại lịch sử từ đó khẳng định: “đàn ông, đàn bà, hai nửa của nhân loài, cấu tạo tính cách có khác nhau, song đều hoàn chỉnh, đều quan trọng cần thiết như nhau, không hề có chuyện cao quý và thấp hèn, chủ động và thụ động như nhiều người vẫn nói. Quan hệ của hai nửa là hòa hợp, tương hỗ, bổ sung cho nhau, không hề có chuyện áp chế, kìm hãm, thôn tính bên kia” (Beauvoir, S. D., 1996, tr.6). Trong quá trình phân tích vị trí của nữ giới trong xã hội, bà chứng minh rằng giữa nữ giới và tự nhiên có sự tương đồng về số phận bị phụ thuộc: “số phận người đàn bà là phục tùng, là bị chiếm hữu, bị khai thác như giới Tự nhiên mà mình là hiện thân của sự phì nhiêu huyền diệu bị khai thác” (Beauvoir, S. D., Nguyễn Trọng Định dịch, 1996, tr.98). Bà cũng đã lý giải quyền lực thống trị của đàn ông lên phụ nữ cũng như giới tự nhiên trong suốt toàn bộ chế độ cũ. Lịch sử đã cho thấy đàn ông luôn chiếm giữ những quyền lực cụ thể. Họ luôn tìm cách đưa ra những luật lệ để giữ phụ nữ trong trạng thái tùy thuộc và đối xử với phụ nữ như là người khác, việc này giống như việc người đàn ông bắt gặp thiên nhiên, tác động đến thiên nhiên và tìm cách chiếm đoạt thiên nhiên. Mặc dù đây là công trình phê bình nữ quyền nhưng nó đã đưa ra nhiều sự tương quan và kết nối giữa nữ giới và tự nhiên. Điều này góp phần lý giải mối quan hệ tương hỗ giữa nữ giới và tự nhiên cho thuyết phê bình nữ quyền sinh thái sau này. Năm 2008, Trịnh Y Thư dịch cuốn Căn phòng riêng của Virginia Woolf, cuốn sách này tập hợp những thuyết giảng của bà xung quanh vấn đề nhà văn nữ và nghề cầm bút. Cuốn sách không chỉ mô tả tình thế của các nhà văn nữ ở thời kỳ mà phụ nữ phải chấp nhận nhiều sự bất bình đẳng xã hội mà còn đánh giá lại vị trí của các nhà văn nữ với vấn đề then chốt: “Liệu các nhà văn nữ có thể sáng tạo nên những


tác phẩm tầm vóc như của Shakespeare hay không?”. Công trình này được xem như là nền móng của phê bình nữ quyền và cũng là một bước đệm quan trọng trong việc lan tỏa và phát triển nữ quyền sinh thái bởi nó thực sự “Mở ra một không gian xã hội rộng lớn hơn để phụ nữ được can dự, định nghĩa lại phụ nữ, giải cấu trúc những biểu tượng định kiến về phụ nữ” (Woolf, V., Trịnh Y Thư dịch, 2009, tr. 8).

Năm 2011, Lê Hồng Sâm đã dịch cuốn Sự thống trị của nam giới của Pierre Bourdieu, góp phần tạo ra cuộc cách mạng trong nhận thức lại về trật tự vận hành của thế giới. Từ việc phân tích các mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới, xuất phát từ việc nghiên cứu dân tộc học xã hội của người Berbères tại Kabylie, Pierre Bourdieu tìm hiểu những cấu trúc tượng trưng của vô thức lấy nam giới làm trung tâm, hiện vẫn tồn tại ở nam giới và nữ giới ngày nay mà tác giả gọi đó là “nghịch lý của dư luận” (paradoxe de la doxa). Tác giả cho rằng những trật tự được thiết lập với những quan hệ thống trị của nó, những luật pháp và những điều phi pháp của nó, những đặc quyền và những sự bất công của nó, rốt cuộc cứ vĩnh tồn một cách dễ dàng, tự nhiên, và thậm chí thường xuyên được chấp nhận. Pierre Bourdieu cũng đề cập đến sự phục tùng và chịu đựng đầy nghịch lý đó là bởi cách thức thống trị bằng bạo lực tượng trưng, bạo lực êm ái, khó cảm nhận, không nhìn thấy được ngay đối với các nạn nhân của nó, thứ bạo lực thi hành chủ yếu bằng những con đường thuần túy tượng trưng của sự giao tiếp và sự hiểu biết hoặc chính xác hơn là sự không hiểu biết, của sự thừa nhận hoặc, ở giả thuyết tột cùng, của tình cảm. Việc cần làm một cuộc cách mạng trong nhận thức luôn phải đương đầu với cái “Doxa” mà Pierre đề cập bởi nó chính là biểu trưng của quyền lực văn hóa thống trị, của sức mạnh che giấu, biến mọi tồn tại lịch sử trở thành phi lịch sử, và làm cho mọi kiến tạo xã hội trở nên mang tính tự nhiên và nó mặc định về một thân phận bị trị dành cho người phụ nữ, mà đi kèm với nó là những chuẩn mực, luật pháp, điều kiện,… được xã hội quy định sao cho phù hợp với địa vị nô lệ của chính họ. Công trình này của Pierre Bourdieu đã làm rò nhiệm vụ của các nhà nữ quyền về việc tra vấn “bản chất ngụy tạo của văn hóa” và giải cấu trúc những trật tự được thiết lập với những quan hệ thống trị của nó, những luật pháp và những điều phi pháp của nó, những đặc quyền và những sự bất công của nó, vốn được gán cho là tồn tại một cách “tự nhiên” và “vĩnh viễn”.

Năm 2013, Nguyễn Thị Thanh Xuân công bố bản dịch công trình, nữ quyền và tự truyện: Văn bản, lý thuyết và phương pháp do Tess Cosslett, Celia Lury và Penny Summer Field chủ biên. Công trình này đã giới thiệu những vấn đề trung tâm trong lý


thuyết nữ quyền. Tự truyện được hiểu như một thể loại vừa như một phương pháp, một hoạt động.

Năm 2015, Nguyễn Vân Hà dịch Bí ẩn nữ tính của Betty Friedan tiếp tục khơi gợi sự tái diễn giải, tái định vị vai trò, vị trí của phụ nữ, giải cấu trúc hình ảnh phụ nữ. Betty Friedan phân tích vấn đề mà hàng triệu phụ nữ Mỹ gặp phải từ những quan niệm của xã hội cổ truyền như: chỗ của phụ nữ là ở nhà, phụ nữ phải chăm sóc chồng con, phụ nữ không được và không nên đi làm... Đồng thời bà cũng cho thấy họ đã phải vật lộn như thế nào để giành lại đời mình, tính nữ được kiến tạo lại bởi các phương tiện truyền thông, các nghiên cứu hàn lâm, bệnh viện, trường học như thế nào. Cuốn sách được viết vào thế kỷ trước nhưng đến bây giờ những vấn đề mà Friedan đặt ra vẫn là vấn đề chung của nữ giới thời hiện đại, đó là nữ giới đang “hoàn toàn bị đàn ông định danh như một vật thể, chứ không được tự mình định danh như một chủ thể “Tôi” nữa”. Bà cũng đưa ra những chất vấn, đối thoại về quyền tự do của nữ giới. Từ việc mổ xẻ và phân tích những “vấn đề không tên” của nữ giới, bà đã cho thấy những trục trặc, những trống rỗng trong cuộc “khủng hoảng bản sắc” của phụ nữ đồng thời “lên kế hoạch cuộc đời mới” cho họ.

Sự du nhập lý thuyết nữ quyền ở Phương Tây nói trên cùng với sự tiếp nhận cởi mở các lý thuyết hậu hiện đại, giải cấu trúc, phê bình sinh thái... không chỉ tạo thành tiền đề cho văn học nữ quyền sinh thái, phê bình nữ quyền sinh thái ở Việt Nam có những bước chuyển biến, mà cũng là một bước đệm quan trọng trong việc nghiên cứu và dịch thuật thuyết nữ quyền sinh thái. Thực tế, lý thuyết này đã được dịch thuật và giới thiệu sang tiếng Việt với một số lượng tương đối, mang tính chất cá nhân và có sự phân giãn thời gian. Năm 2006, Nguyên Ngọc dịch cuốn Rừng đàn bà điên loạn (Đi qua miền mơ tưởng

Giarai của Jacques Dournes, Nxb Hội Nhà văn. Ở công trình này Jacques Dournes cũng lý giải rằng việc gắn bó với đời sống tự nhiên quyết định đến chế độ mẫu – hệ của người Gia rai, bởi vì trong người đàn bà có ẩn chứa cả cái cội nguồn tự nhiên nguyên thủy của con người lẫn cái quá trình và cái kết quả con người thuần hóa tự nhiên cho mình: “Người đàn bà vừa là tự nhiên vừa là văn hóa. Họ vừa là cái tự nhiên đã được thuần hóa, đã trở thành nội giới, trở thành làng, thành xã hội; đồng thời trong họ lại chứa đựng cái nguồn gốc tự nhiên của con người, và của cả xã hội” (Dournes, J., 2006, tr.2). Cuốn sách này góp phần lý giải mối quan hệ giữa nữ giới và tự nhiên từ góc độ xã hội học, dân tộc học vì vậy nó mang ý nghĩa bổ trợ quá trình giải minh lý thuyết nữ quyền sinh thái.

Năm 2011, trong bài giới thiệu của mình về phê bình sinh thái – Ecocriticism tại buổi thuyết trình vấn đề phê bình sinh thái do Viện Văn học tổ chức, Karen Thornber đã


có sự giới thiệu tổng quan nội dung, ý nghĩa và lịch sử phát triển của nghiên cứu văn chương môi trường. Bà không chỉ đưa ra những luận điểm cơ bản của phê bình sinh thái, mà còn chú ý tới tiềm năng của nữ giới trong cuộc cách mạng sinh thái. Karen Thornber trình bày sự khác biệt về giới trong cảm quan và tưởng tượng về môi trường và dành quan tâm đặc biệt cho việc: “khảo sát về tầm quan trọng của sự khác biệt về giới và vấn đề biểu trưng môi trường”. Bà đã cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa phê bình sinh thái và sinh thái nữ quyền, trước hết phê bình sinh thái: “đặt nghi vấn thuyết nhị nguyên trong tư tưởng phương Tây – vốn tách ý nghĩa ra khỏi vấn đề, ý nghĩ ra khỏi thân thể, phân biệt rạch ròi giữa nam giới và phụ nữ, cũng như làm phân li nhân loại và tự nhiên” (Thornbe, K., 2011), thứ nữa, nó chỉ ra: “những văn bản sáng tác đã hòa quyện như thế nào diễn ngôn về người phụ nữ và môi trường với các dạng bất công xã hội” (Thornbe, K., 2011). Bà cho rằng sự gắn kết truyền thống của người phụ nữ với tự nhiên được các nhà nữ quyền sinh thái đề cao nhằm tìm cách đề xướng một thể đối lập với những cấu trúc phụ hệ. Có thể khẳng định rằng bài thuyết trình của Karen Thornber là báo cáo đầu tiên về lí thuyết phê bình sinh thái tại Việt Nam đồng thời đây cũng là khởi điểm đầu tiên cho những luận điểm của phê bình nữ quyền sinh thái được phát triển sau này.

Năm 2013, một công trình nữa của Karen Thornber được Hải Ngọc dịch là Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học (Ecocritical and Literary Futures). Trong công trình này, Karen Thornber nhấn mạnh “ý thức hành tinh” khi phân tích các diễn ngôn văn chương giúp chúng ta phát triển sâu hơn, nhiều sắc thái hơn những hiểu biết về mối tiếp xúc giữa con người và những yếu tố vô nhân. Những hiểu biết này lại có tiềm năng thúc đẩy nhanh hơn những thay đổi văn hóa cần thiết cho việc điều hòa lại những hệ sinh thái bị tàn phá, hạn chế nhiều hơn tình trạng xuống cấp của môi trường và bảo vệ sức khỏe của con người. Đó cũng chính là cách tiếp cận của các nhà nữ quyền sinh thái: “các học giả nữ quyền luận sinh thái gần đây cho thấy việc xem xét các tác phẩm văn chương nghệ thuật diễn tả mối tương tác giữa con người và môi trường, trên thực tế, đào sâu sự hiểu biết không chỉ về mối quan hệ này mà còn về mối quan hệ giữa con người với con người” (Thornbe, K., Hải Ngọc Dịch, 2017).

Năm 2014, Trần Thị Ánh Nguyệt đóng góp bản dịch Nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường trong Tuyển tập Phê bình sinh thái: Các mốc quan trọng trong Sinh thái học văn học (The Ecocriticism Reader: Landmarks in Literary Ecology) do Cheryll Glotfelty và Harold Fromm chủ biên – một cuốn sách được xem là tài liệu nhập môn của phê bình sinh thái, bởi công trình này có giá trị tổng thuật và khái


quát sâu rộng, rò ràng về lý thuyết. Bài dịch này đã đặt ra nhiều vấn đề về xung quanh định nghĩa về phê bình sinh thái trong đó có các vấn đề liên quan đến nữ giới và môi trường, điều này cho thấy phạm vi và tính liên ngành của phê bình sinh thái rất rộng. Từ việc phân tích mô hình ba giai đoạn trong phê bình nữ quyền của Elaine Showater, tác giả cho thấy sự liên kết giữa phê bình nữ quyền và phê bình sinh thái được thể hiện một cách rò ràng, nỗ lực liên kết này mang tên sinh thái nữ quyền – một diễn ngôn lý thuyết mà chủ đề của họ là kết nối sự áp bức phụ nữ và sự thống trị tự nhiên. Bài dịch của Trần Thị Ánh Nguyệt không chỉ giới thiệu lý thuyết nhập môn của phê bình sinh thái mà còn chỉ ra tính liên ngành, tính quốc tế và tính đa văn hóa của thuyết này và đó cũng là cơ sở giải thích cho sự ra đời của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái.

Năm 2016, Trần Mạnh Tiến dịch chương 3 trong cuốn sách Nghiên cứu hình thái đạo đức của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái, Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải (2011), của Viên Linh Hồng như một bổ sung thêm hệ thống lý thuyết nữ quyền ở Việt Nam. Qua việc giới thiệu vấn đề nổi bật trong công trình nghiên cứu này của tác giả là “Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái hướng tới giải phóng đạo đức”, Trần Mạnh Tiến đã nêu rò tư tưởng cốt lòi của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là phê phán đạo đức học lấy nhân loại làm trung tâm. Công trình này cũng gợi mở con đường hòa giải với tự nhiên từ việc phân tích tính chỉnh thể của xã hội, đồng thời chỉ ra những đặc tính vượt trội của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái. Có thể nói ở bài dịch này, tác giả giới thiệu một cách hệ thống những đặc trưng, cũng như chỉ ra cội nguồn tư tưởng, triết học nữ quyền sinh thái.

Năm 2017, cuốn sách Phê bình sinh thái là gì? do Hoàng Tố Mai chủ biên xuất bản, tập hợp những bản dịch và tổng thuật của các nhà nghiên cứu như Phạm Phương Chi, Đặng Thị Thái Hà, Lê Quốc Hiếu, Trần Ngọc Hiếu, Hoàng Tố Mai, Nguyễn Trường Sinh. Qua những công trình nổi tiếng về phê bình sinh thái của các chuyên gia văn học có uy tín trên thế giới, cuốn sách đã mang đến những tri thức nền tảng về phê bình sinh thái, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về lý thuyết này. Tuy thành tựu khá khiêm tốn nhưng lý thuyết nữ quyền sinh thái đã được dịch thuật, có thể kể đến bản dịch tiêu biểu của Phạm Phương Chi: Tự nhiên như là một vấn đề nữ quyền: Thúc đẩy nữ quyền luận sinh thái bằng cách thu thập dữ liệu thực nghiệm một cách nghiêm túc của tác giả Karen J. Warren. Bài dịch thuật giải thích luận điểm mấu chốt của nữ quyền sinh thái là “tự nhiên là một vấn đề nữ quyền” bằng những cứ liệu thực tế. Karen J. Warren đã vận dụng cách tiếp cận nữ quyền để bàn về mối liên hệ phụ nữ và tự nhiên và cả những nhóm người khác. Bà khẳng định rằng sự ảnh hưởng của môi trường sinh thái tác động lên tất cả nhân loại tuy nhiên phụ nữ, trẻ em, da


màu và người nghèo trên khắp thế giới phải chịu những hiểm họa về môi trường cao hơn nên tự nhiên được nhìn đúng như là một vấn đề thuộc nữ quyền. Trong bài dịch và tổng thuật: Môi trường luận và phê bình sinh thái của Richard Kerridge cũng trình bày quan điểm về việc đồng nhất “phụ nữ với thiên nhiên bây giờ có được xem như là một nguồn sức mạnh” hay vấn đề: phụ nữ với đàn ông có được coi như là tự nhiên đối với văn hóa?” (Kerridge, R., Phạm Phương Chi Dịch, 2017, tr.126). Công trình dịch thuật này đưa ra nội dung chủ chốt của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là đi đến việc giải thích tình trạng đồng ý ngầm của phụ nữ về sự lệ thuộc của họ, sự chấp nhận logic chung trong sự thống trị con người, những niềm tin hợp pháp hóa tình trạng bị áp bức của phụ nữ cũng hợp pháp hóa sự phá hủy môi trường... từ mặt nhân học cấu trúc luận, và các yếu tố trong nền văn hóa.

1.2.2. Về thực hành phê bình nữ quyền sinh thái

Nhiều nhà nghiên cứu nữ bày tỏ sự quan tâm đến lối tiếp cận phê bình sinh thái. Tuy nhiên, vấn đề thực hành chuyên sâu về nữ quyền sinh thái hầu như còn bỏ ngỏ. Vấn đề này chỉ được trình bày thêm như là một nhánh của phê bình sinh thái trong các công trình nghiên cứu của các nhà phê bình sinh thái chẳng hạn:

Năm 2016, Trong bài viết: Tìm về với Mẹ Thiên Nhiên: Cánh Đồng Bất Tận của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn nữ quyền luận sinh thái, Phạm Ngọc Lan có đề cập đến tính ứng dụng của phê bình nữ quyền sinh thái trong dòng văn học đô thị ở Việt Nam. Tác giả cũng đã làm rò mối liên hệ với phê bình sinh thái của phê bình nữ quyền sinh thái cũng như đặc trưng riêng của nó: “Nữ quyền sinh thái cũng có liên hệ với phê bình sinh thái... nhưng nữ quyền sinh thái còn nhấn mạnh những biểu đạt mang tính gia trưởngvẫn thường gắn liền tự nhiên, đất đai và thế giới động thực vậtvới nữ tính, với sự bí ẩn mời gọi khám phá, thụ hưởng và khai thác” (Phạm Ngọc Lan, 2016). Không chỉ đưa ra những luận điểm về lý thuyết, việc kiến giải thấu đáo trong một văn bản cụ thể của tác giả đã góp phần khai mở thực hành phê bình nữ quyền sinh thái ở Việt Nam.

Năm 2016, công trình tiêu biểu về phê bình sinh thái của Trần Thị Ánh Nguyệt, Lê Lưu Oanh (2016): Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn sinh thái đã trình bày một cách có hệ thống lịch sử hình thành và phát triển của phê bình sinh thái trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong đó nữ quyền sinh thái là bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của chủ nghĩa sinh thái. Tác giả cho rằng thuyết nhị nguyên và thuyết nam giới trung tâm là nguồn gốc của mọi thống trị áp bức bất công. Phản đối tư tưởng thống trị của nam giới, ca ngợi thiên tính nữ giới, thấu hiểu đồng cảm với giới tự nhiên và khẳng định sự kết nối xuất phát từ vị trí ngoại hiện của nữ giới và tự

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí