dạng nhân vật mà văn xuôi giai đoạn trước chưa có hoặc có nhưng còn mờ nhạt. Nếu văn xuôi giai đoạn trước với quan niệm về con người anh hùng gắn liền nới nó là kiểu nhân vật sử thi thì văn xuôi đương đại với sự đổi mới về tư duy nghệ thuật, đã khuyến khích, cổ vũ người cầm bút được lựa chọn, mở rộng và sáng tạo tự do đối với nhân vật của mình. Theo đó, họ có cơ hội nhìn lại, làm mới quan niệm nghệ thuật về con người theo trường thẩm mĩ mới phù hợp với nhu cầu tiếp nhận của công chúng. Các nhà văn tập trung vào đời sống riêng tư, đào xới tận cùng bản thể con người trên mọi bình diện, tầng bậc, mạnh dạn bày tỏ thế giới tâm thức bí ẩn trong con người. Bởi thế văn xuôi đương đại xuất hiện nhiều kiểu dạng nhân vật mới được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau: Đó có thể là kiểu nhân vật sám hối đầy những suy tư, dằn vặt, thức tỉnh như trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu; cũng có thể là kiểu nhân vật vừa đáng ghét, vừa đáng thương trong một số sáng tác của Ma Văn Kháng; hay là kiểu nhân vật kiếm tìm trong một số sáng tác của Tạ Duy Anh, Chu Lai,… cũng có thể là kiểu nhân vật cô đơn trong một số sáng tác của Dạ Ngân, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Danh Lam,… Sự đa dạng về các kiểu nhân vật đã đem đến cho văn xuôi đương đại sức hấp dẫn riêng đặc biệt, qua đó cũng khẳng định phạm vi phản ánh hiện thực cũng như quan niệm nghệ thuật về con người đã có nhiều đổi mới, phong phú hơn.
Qua tìm hiểu, có thể nhận thấy mỗi nhân vật trong văn xuôi đương đại đều có những đoạn đời sóng gió, gập ghềnh và cả những nỗi niềm trắc ẩn, những mất mát, tổn thương, hơn hết là cảm giác cô đơn luôn thường trực. Con người đời tư pha lẫn sự cô đơn, ưu tư, dằn vặt, đau đớn, day dứt, sám hối. Họ dằn vặt trước thời cuộc, sống trong sự tự bộc bạch, tự mổ xẻ chính mình như Chị Nhân, Hạnh (Bến không chồng), Giang Minh Sài (Thời xa vắng), Kiên (Nỗi buồn chiến tranh), chị Cả Thuần (Dòng sông Mía), Hai Thìn (Lời nguyền hai trăm năm), Thuần (Giời cao đất dày)… Con người với những nỗi niềm đắng cay, xa xót bộc lộ ra sự sai trái của mình bởi nhiều lúc con người đã để mình rơi vào những khoảng tối. Hạnh (Bến không chồng) luôn
mang nỗi day dứt, khổ đau và cô đơn để rồi cuối cùng Hạnh nhận ra “trên đời này không có ai tốt như chú Vạn và không có ai khổ cô đơn như chú Vạn”. Lão Khổ trong tiểu thuyết cùng tên mãi chìm đắm trong hận thù, cuối đời khi không còn đủ sức để dằn vặt, để thù hận nữa mới thú nhận “Bố cảm thấy cô đơn quá”; Con người cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời như là Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng) phải lội ngược quá khứ làm một kẻ “ăn mày”; Là cảm giác lạc lõng, cô đơn của Linh (Vòng tròn bội bạc) sống giữa gia đình nhưng anh luôn thấy mình là “người thừa” để rồi phải day dứt tự hỏi: “Hay lại khoác ba lô lên mà đi?”; Là ông Thuấn (Tướng về hưu) không thể thích nghi, hòa nhập cùng gia đình, để phải đau đớn tự hỏi: “Sao tôi cứ mãi lạc loài”,… Dù vậy, cùng với những mất mát trong cuộc sống, những cảm xúc bị đè nén, nỗi cô đơn thường trực thì ở trong mỗi nhân vật luôn ẩn chứa sự thức tỉnh, muốn thay đổi, muốn nhập cuộc và luôn hướng tới sự hoàn thiện, bảo vệ nhân cách của mình.
Như vậy, đổi mới tư duy nghệ thuật là sự vận động hợp quy luật phát triển của lịch sử. Nó mở ra nhiều ngã đường cho văn học nói chung, văn xuôi nói riêng đi sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống thời bình để kiếm tìm, phát hiện tận cùng những nét đẹp cũng như mọi khổ đau, ẩn ức… của số phận người. Sự đóng góp đó đã đem lại sức sống mới, chiều sâu mới cho văn xuôi đương đại bằng những trang văn rất riêng, khẳng định tiếng nói, tâm hồn, bản lĩnh mà các nhà văn đã miệt mài sáng tạo. Xây dựng nhân vật cô đơn, các nhà văn như muốn gửi đi bức thông điệp của mình đến độc giả. Trong cuộc sống, mỗi người cần biết lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm, thấu hiểu, quan tâm nhau nhiều hơn, để mỗi người đừng bị rơi vào tình trạng cô đơn.
1.3. Cảm hứng cô đơn trong văn xuôi Việt Nam sau 1975
Cảm hứng được xem là một yếu tố của bản thân nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học, của thái độ, tư tưởng cảm xúc của người nghệ sĩ đối với thế giới được mô tả.
Cùng với cảm hứng bi kịch, cảm hứng thế sự đời tư… có thể nói cô đơn là nguồn cảm hứng khá đậm trong văn học Việt Nam. Nhìn lại các chặng đường vận
Có thể bạn quan tâm!
- Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 1
- Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 2
- Đổi Mới Tư Duy Nghệ Thuật Và Cảm Hứng Cô Đơn Trong Văn Xuôi Việt Nam Sau 1975
- Các Kiểu Dạng Nhân Vật Cô Đơn Trong Văn Xuôi Việt Nam Đương Đại
- Nhân Vật Cô Đơn Vì Không Thể Hòa Nhập Với Cuộc Sống Thực Tại
- Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 7
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
động và phát triển của văn học nước nhà có thể thấy văn học Việt Nam trong khoảng ba mươi năm đầu thế kỉ XX, đặc biệt là khuynh hướng văn học lãng mạn, trong đó Thơ mới là nơi thể hiện dạt dào cảm hứng cô đơn. Khi người nghệ sĩ không tìm thấy chỗ đứng của mình trong xã hội, khi con người thoát ly khỏi cuộc đấu tranh giai cấp nhưng lại không hòa hợp được với cuộc sống nhố nhăng “ối a ba phèng” (Vũ Trọng Phụng) đương thời, họ tự tách mình ra khỏi cộng đồng, thoát khỏi thực tại để theo đuổi thế giới riêng, cảm giác cô đơn đến với họ là điều tất yếu. Nỗi cô đơn ấy khiến nhà thơ Vũ Hoàng Chương phải thốt lên:“Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỉ/ Một đời người u uất nỗi chơ vơ”. Hay đó là nỗi cô đơn rợn ngợp của cái tôi bé nhỏ giữa dòng thời gian vô biên, giữa không gian vô tận trong thơ Xuân Diệu: “Ta là một là riêng là thứ nhất/ Không có ai bạn bè nổi cùng ta”.
Thông qua nhân vật, các cây bút văn xuôi đương đại đã thể hiện đa dạng những dạng thức cô đơn của con người. Trong cái thế giới phức tạp của đời sống nhân sinh, xã hội, con người hôm nay phải đối diện với nhiều vấn đề thế sự. Họ không chỉ buồn, cô đơn vì quá khứ đã qua, mà còn là nỗi cô đơn ngay giữa cuộc sống, chính trong gia đình, giữa những người thân. Trong thẳm sâu tâm hồn mỗi người luôn ẩn chứa những nỗi niềm, tâm sự cả ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Các nhà văn đương đại trong đó có Nguyễn Huy Thiệp,Tạ Duy Anh, Chu Lai, Nguyễn Danh Lam và nhiều nhà văn, nhà thơ đã khai thác thể hiện nỗi cô đơn của con người lên trang viết thông qua các nhân vật của mình. Đó có thể là nỗi cô đơn khi không thể hòa nhập với cuộc sống, luôn thấy mình như bị gạt ra bên lề xã hội, như một người chậm bước khó thích nghi thậm chí không thể thích nghi với cuộc sống vẫn chảy trôi bên mình. Nếu trong sáng tác của Chu Lai, nhân vật cô đơn, không thể hòa nhập được với cộng đồng, với đời sống hiện tại là bởi họ đã dành hết niềm tin, lý tưởng ở quá khứ thì ở Nguyễn Huy Thiệp, đó là nhân vật cô đơn trong hành trình đi tìm cái thiện, cái đẹp hay nỗi cô đơn của những người bình dân giữa đời sống. Ở Tạ Duy Anh, đó là nhân vật cô đơn, phân vân từ khi còn chưa chào đời hay là nỗi cô đơn của
con người lạc bước vào hành trình đi tìm nhân vật của mình, càng đi càng thấy mình chơi vơi, lạc lõng, cô đơn. Đó còn là nỗi cô đơn của những con người phải sống trong một làng quê chất đầy những hủ tục, những cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các dòng họ, những mối thù truyền kiếp. Ở Nguyễn Danh Lam, đó là những “lạc thể” vô danh lạc bước giữa dòng đời, đi bên ngoài cuộc đời. Đó còn là những con người cô đơn vì họ không thể chen nổi vào đời sống, không thể tìm thấy tiếng nói chung với những người xung quanh, sống giữa nhiều người, sống giữa cộng đồng, giữa biển người mênh mông nhưng luôn có cảm giác bị bỏ rơi trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Đó còn là con người cô đơn vì không biết chăm sóc đời sống tinh thần, chỉ mải miết tìm kiếm giá trị vật chất trong sáng tác của Ma Văn Kháng và trong nhiều sáng tác của các nhà văn đương đại,…
Có thể nói, bằng những tìm tòi và những nỗ lực sáng tạo không mệt mỏi, các nhà văn đương đại đã thể hiện khá sâu sắc những vấn đề nhức nhối, nóng rát hàng ngày. Trong đó, con người phải đối diện với bao vấn đề mà quan trọng hơn nhất là cảm xúc cá nhân. Những suy tư, sự buồn đau, hay là nỗi cô đơn luôn thường trực như một trạng thái tâm lý không thể tránh khỏi.
1.4. Khái quát về kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn học và văn học Việt Nam
1.4.1. Cô đơn – một trạng thái tâm lý bản thể
Mỗi người là một thực thể sống khác nhau, tự trong bản thân mỗi người đều có bảy cung bậc cảm xúc của: Hỉ, nộ, ái, ố, bi, ai, lạc. Tuy nhiên, trong bảy cung bậc cảm xúc đó, bản thân mỗi người lại có cái buồn riêng, có cái vui riêng. Cũng như vậy, bên trong mỗi bản thể nhỏ bé ấy, nỗi cô đơn lại tồn tại ở nhiều dạng thức, mức độ khác nhau, có người chỉ thoáng thấy mình cô đơn, có người cứ thấy mình cô đơn triền miên, có người thì dai dẳng mang trong mình nỗi cô đơn từ khi sinh ra đến khi mất đi,… Con người cô đơn bởi nhiều lí do, có thể vì họ quá khác biệt với thế giới xung quanh, có thể họ không thể tìm được tiếng nói chung, không được chia sẻ,
không thể hòa nhập với cộng đồng, họ tự tách mình ra khỏi cộng đồng ấy. Cũng có thể, nỗi cô đơn của con người như một mặc định theo họ đi suốt cuộc đời. Như vậy, cô đơn là một trạng thái tâm lý bản thể của con người.
Theo Từ điển tiếng Việt : Cô đơn là “chỉ có một mình, không có người thân, không nơi nương tựa (cảnh cô đơn, con người cô đơn)” [41].
Trong Từ điển tâm lý học, cô đơn được định nghĩa là “một trong những yếu tố căn nguyên tâm lý ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của con người khi ở vào tình huống không quen thuộc (bị thay đổi) hoặc hoàn cảnh bị cách ly với người khác. Khi rơi vào trạng thái cô đơn do sự cách ly thực nghiệm, địa lý, xã hội hay do bị tù, các mối quan hệ trực tiếp với những người khác bị cắt đứt gây ra những phản ứng cảm xúc cấp tính trong một loạt các trường hợp xuất hiện sự sốc tâm lý với các biểu hiện chính: lo âu, trầm cảm và rối loạn thần kinh thực vật…”[41]. Cô đơn có những cảm xúc tương ứng của chủ thể là xa lánh. “Xa lánh biểu hiện trong những mối quan hệ sống của chủ thể với thế giới xung quanh. Trong đó cá nhân tự tách mình ra khỏi những cá nhân khác, coi họ đối lập với bản thân mình. Xa lánh thể hiện trong những cảm xúc tương ứng của chủ thể: cảm giác bị tách biệt, cô đơn, bị ruồng rẫy, mất cái tôi” [41].
Từ góc độ triết học, cô đơn thuộc về vô thức. Tức là “cô đơn tồn tại như một bản năng của con người.”. Con người ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nỗi cô đơn, tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh chứng tỏ điều đó. Nó là nỗi cô đơn bản thể, cô đơn tiền định, không thể lý giải vì sao nó cô đơn, bởi nó là “sự sai khiến của dòng chảy thần thánh trong từng huyết quản của con người”. Nó thuộc về cội nguồn bản thể, tự cô đơn.
Theo Các Mác “Con người là tổng hòa các mối quan hệ”. Nhưng khi sự tổng hòa đó bị phã vỡ, một mối quan hệ nào đó bị đứt gãy, thì sẽ xuất hiện trạng thái cô đơn. Và nếu xét về mặt tâm lý, cô đơn là trạng thái con người cảm thấy lẻ loi, hụt hẫng khi bị cắt đứt sợi dây liên hệ với cộng đồng, xã hội xung quanh. Con người cô
đơn là bị loại ra khỏi cộng đồng do có sự chênh lệch. Cá nhân tự ý thức về mình và tự tách mình, loại trừ mình và tự đứng lệch ra khỏi chuẩn chung.
Từ góc độ khoa học nhân văn, cô đơn là trạng thái đáng thương của con người, đồng thời cũng là ý thức đặc biệt về giá trị của mỗi cá nhân.
Có thể nói, với mỗi cá nhân, hầu hết chúng ta đều phải trải nghiệm nỗi cô đơn trong cuộc sống của mình. Nỗi cô đơn ấy có thể “là trạng thái hoang mang, lạc lõng và khó chịu khi không có ai ở bên mình” [41]. Vì vậy, có thể xem, cốt lõi của sự cô đơn là nỗi sợ bị bỏ rơi, nỗi sợ rằng cuộc sống dường như cũng đã lãng quên mình, cùng với đó là nỗi sợ hãi rằng sự cô đơn đó – cảm giác không ai muốn có mình, không được công nhận, không được thấu hiểu và đồng cảm – sẽ kéo dài mãi mãi chẳng có ai đến chia sẻ cùng mình.
Octavio Paz – nhà văn lớn của Mêxicô trong chuyên luận Thơ văn và tiểu luận của mình cho rằng: “Cái cô đơn là đặc trưng cuối cùng của thân phận con người.”[41]. Nỗi cô đơn, vốn là chính bản thể của cuộc sống chúng ta, xuất hiện trước chúng ta như một thử thách, như một sự gột rửa với mục đích cuối cùng là mất đi mọi đau đớn và thất thường. Sự hoàn thiện, sự tụ hội vốn là sự nghỉ ngơi và hạnh phúc, sự hòa hợp với thế giới chờ đón chúng ta ở điểm nút ở mê lộ cô đơn.
Cá nhân là riêng tư, không trộn lẫn với ai và không có phiên bản khác. Mỗi cá nhân là một tiểu vũ trụ bí ẩn. Không ai hoàn toàn hiểu nó, và bản thân nó cũng không thể hiểu được người khác dù luôn có ý thức muốn được hiểu và hiểu được người khác. Nhu cầu hiểu và được hiểu này thể hiện qua nhu cầu giao tiếp, tự thể hiện, nhu cầu nhập cuộc với xã hội để trưởng thành, để tồn tại. Nhưng trong quá trình nhập cuộc, dấn thân, con người luôn phải trượt từ môi trường này sang môi trường khác, từ môi trường quen thuộc sang môi trường xa lạ để tìm thấy sự quen thuộc, hơi ấm của bầy đàn, để hóa giải sự cô đơn, cô độc. Hành trình đó có sự chi phối của bản năng vô thức vì theo E.Fromm “Con người luôn hoài nhớ một cách vô thức thời kì bào thai của mình, thời kì nó nằm trong Thiên đường bụng mẹ, nay không còn nữa,
nó phải tìm đến tình bạn, tình yêu, tình dục nhằm thấy lại sự thanh bình, ấm áp và an toàn đã mất.”[50].
Như vậy, có thể xem, cô đơn là bản chất, một trạng thái cảm xúc cố hữu của con người. Đã là con người, chúng ta không thể tránh khỏi nỗi cô đơn.
2.1.2.Kiểu nhân vật cô đơn trong tác phẩm văn học
Kiểu (type) là “toàn bộ nói chung những đặc trưng của một kiểu loại, làm phân biệt với các kiểu loại khác” [37, tr.11] “Kiểu là cách gọi để đánh giá một sản phẩm hay một tính chất nào đó, tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm và vào cả thẩm mĩ, tiêu chí của người đánh giá. Kiểu thường được tự quy ước nên chỉ mang tính chất tương đối, không có những căn cứ rõ ràng. Kiểu nhân vật cũng vậy, nó là kiểu người có những nét đặc trưng mang tính chuẩn mực được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật” [37, tr.12]. Kiểu nhân vật, kiểu cốt truyện, chịu sự quy định của kiểu sáng tác (phong cách - style) của tác giả. Có nghĩa là kiểu nhân vật phải phù hợp với tính chất cốt truyện, bố cục, kết cấu của tác phẩm do nhà văn sáng tạo nên. Nhân vật được tạo dựng thành công trở thành một kiểu hình, kiểu mẫu hay một dạng hình tượng được nhắc đi nhắc lại, có nghĩa là nhân vật đã gắn bó với tác giả của nó và làm nên tên tuổi của tác giả đó. Kiểu nhân vật là một phần nào đó của kiểu (phong cách) tác giả, dù không hoàn toàn đồng nhất.
Trong tác phẩm văn học, các kiểu dạng nhân vật rất đa dạng. Người ta có thể xét trên nhiều phương diện, ở nhiều khía cạnh, trong nhiều góc độ để phân loại các kiểu dạng nhân vật, chẳng hạn: Kiểu nhân vật anh hùng, kiểu nhân vật tha hóa, kiểu nhân vật sám hối, kiểu nhân vật tranh đấu và nổi loạn, kiểu nhân vật bi kịch, kiểu nhân vật kiếm tìm, kiểu nhân vật cô đơn,… Khảo sát qua các sáng tác của thời kì trước, từ văn học phương Đông sang văn học phương Tây, ta có thể thấy đã xuất hiện nhiều kiểu nhân vật như: Kiểu “nhân vật dưới hầm” trong sáng tác của Dosstoievsi, kiểu “nhân vật nhỏ bé” trong sáng tác của các nhà văn Nga như Gogol, Tsekhov, Puskin,… kiểu nhân vật nông dân bị bần cùng hóa hay kiểu nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao,…
Với tác phẩm văn học, nhân vật là “phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng”. “Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định” [14, tr.126]. Nhân vật là “công cụ” hữu hiệu và đắc lực nhất để nhà văn chuyển tải những suy nghĩ của mình về con người, về nhân sinh. Nhân vật cô đơn trong văn học là chỉ một loại hình nhân vật mà trong đó nhân vật thể hiện những đặc tính của con người cô đơn. Đó có thể là sự buồn bã, nỗi cô đơn, lạc lõng ngay tự bản thân mình cảm thấy, hay là sự xa lánh với gia đình, bị bỏ rơi giữa thực tại, giữa cộng đồng xã hội muốn hòa nhập mà không thể.
Những nhân vật đã được các nhà văn khái quát hóa trong tác phẩm văn học chính là những con người tiêu biểu của cuộc sống được nhìn nhận và tái hiện thông qua lăng kính của nhà văn. Tính cách của nhân vật thường được khắc họa trong hoàn cảnh tương ứng. Những “con người này” (Heghel) biểu hiện trên trang sách qua điểm nhìn gần như “biết tuốt” của nhà văn. Dù khách quan hay chủ quan thì những kiểu nhân vật được xây dựng phổ biến trong sáng tác của những tác giả ấy chủ yếu dựa trên góc nhìn cá nhân, cảm quan riêng tư của tác giả. Đó là những cảm nhận của người nghệ sĩ về cuộc đời, thường là những bài học chiêm nghiệm mà nhà văn hướng đến người đọc. Nhưng đôi khi cũng có cả góc nhìn, cảm nhận phiến diện, một chiều, tác động đến độc giả, việc quan trọng là độc giả biết nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách đa diện, sâu sắc, thậm chí là phản ánh lại, cảm hóa nhà văn, không đi theo lối mòn lệch lạc, sai lầm. “Vai trò của người nghệ sĩ là chiêm nghiệm để “tạo lập một thế giới” mới qua hình tượng nhân vật, còn chức năng của người đọc lại là đưa nhân vật và thế giới trở về cuộc sống, nhận biết ảnh hình của con người trong thế giới đời thường. Vì vậy có thể thấy nhà văn và kiểu nhân vật có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau. Nhân vật là đứa con tinh thần tâm huyết nhất, gần gũi nhất của nhà văn”.[37, tr.12- 13].
Cùng một đề tài, cùng cảm hứng, cùng một kiểu nhân vật nhưng mỗi nhà văn lại có thế mạnh, tài năng thể hiện và hướng khai thác riêng: Có thể về tâm lý, tính cách,