anormal. Suốt phần đời còn lại, hắn phải sống trong sám hối và cô đơn như một cách gánh nghiệp cho cha mình. Quế Hương cũng không ngần ngại chỉ ra hậu quả mà nam giới phải gánh chịu từ tư tưởng thống trị, sự độc đoán, ích kỉ của mình trong cách hành xử với tự nhiên và phụ nữ. Truyện cũng là lời cảnh báo về hậu quả mà con người phải trả giá khi đối xử bất công tàn bạo với giới tự nhiên. Cha của Tuệ anormal làm nghề buôn chó, thịt chó, cuối đời sống trong một nhân dạng của loài vật này: “ông ngồi chồm hổm, giơ chân gãi kịch liệt rồi thè lưỡi liếm người... Sáng nay, ông dậy, làm động tác rùng rùng lắc lắc như rũ lông rồi đi ra vườn” (Quế Hương, 2011). Đó là cái giá mà con người phải nhận lấy nếu còn mang tư tưởng thống soái với tự nhiên. Dưới đôi mắt “xét lại” của nữ giới, sự méo mó dị dạng về tâm hồn của thế giới đàn ông hoàn toàn bị lật mặt. Không đao to búa lớn hay trực diện tấn công vào tư tưởng nam quyền, nhưng Quế Hương đã đưa những nhân vật nữ thoát ra khỏi nỗi ám ảnh là vị trí “bên lề” của đàn ông bằng sự tự tin và sức mạnh riêng của mình. Hình ảnh cây tre nở hoa, chùm hoa tre vàng nhạt nở bung như pháo hoa trên đầu của Tuệ anormal khi hắn thả con Vàng, con Mực, mà cả con Lu tồ về với chủ nhân là hình ảnh vô cùng đẹp đẽ và thuần khiết, thể hiện một sự thức tỉnh của lương tâm con người. Nhân vật sau một hành trình dài chợt nhận ra mình đang làm điều ác và quyết định buông bỏ tất cả. Nhận thức được cái ác có nghĩa là đã chiến thắng được cái ác. Hình ảnh tre nở hoa đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng, tô đậm thêm ý nghĩa về giá trị khởi nguyên, giá trị cội nguồn và ý niệm về con người đốn ngộ, hướng thiện. Tuệ anormal có thể nói là biểu tượng cho con người với ý định huỷ hoại giới tự nhiên, hủy hoại cuộc sống, nhưng được cảm hóa bởi thiên tính nữ của Tú mà trở lại trong tâm thế hòa vào lòng thiên nhiên, vào lòng cuộc sống. Sự trả giá này cũng được thể hiện trong Con nhòng Bù Đốp. Một ông chủ đã bỏ bao nhiêu tiền của để nuôi dạy một con nhòng, thậm chí ông còn thuê gia sư để dạy nó chào hỏi bằng tiếng nước ngoài nhưng không phải vì “khao khát thiên nhiên và yêu quí cái đẹp mà chỉ để tiếng phong lưu, để khoe với khách”. Tức ở đây, người đàn ông chỉ coi giới tự nhiên như một đối tượng phục vụ mình và ông đã phải trả giá. Chi tiết con nhòng “phản chủ” khi nó tuôn ra một tràng tiếng Việt xọ tiếng Tây “Gớt-mo-ning... Rua- me-xừ... Đồ chết tiệt! Mẹt...mẹt” khiến vị khách kia từ “Sắc hồng tươi nhuận trên mặt khách từ từ ngả qua tím. Còn ông chủ ngả qua xanh lè” như một thông điệp về sự khẳng định vị trí của giới tự nhiên.
Tự nhiên vô sinh qua diễn ngôn của nữ giới cũng thực sự lên tiếng. Khuất phục giới tự nhiên là tham vọng và ý chí của người đàn ông. Tuy nhiên, họ cần phải thức tỉnh trước những đòn trả thù chí mạng của giới tự nhiên. Trong Màu biển lặng và Biển và người của
Quế Hương, biển mang đến những nguồn sống dồi dào nhưng cũng đặt con người vào những hiểm họa khôn lường. Biển đã gây nên những trận bão dữ dội: “sóng cuốn phăng tất cả, ném phận người khắp nơi trong mưa bão tơi bời” (Biển và người). Nục phải đối diện với muôn vàn nguy hiểm, đói khát. Ngày trở về Nục “nằm phơi trên chiếc áo phao nó như con mực lép kẹp dần bởi nắng gió và nước biển”. Biển cuốn trôi tất cả. Chuyến ra khơi của Nục còn lại nỗi kinh hoàng. Trong Màu biển lặng, không có cái dữ dội của bão nhưng biển cũng đặt con người vào “trò chơi sinh tử”, gây nên nỗi bất an khi con người ra khơi không có ngày về, để ngày nay mẹ con thằng Đen “mỏi mắt nhìn ra biển đợi vô vọng một phép lạ. “Mụ” biển xinh đẹp và muôn mặt. “Dịu dàng nhất cũng là mụ”. “hung hãn nhất cũng là mụ”. Biển đã cướp đi của thằng Đen tuổi thơ và ba người thân yêu nhất. Đó như là lời cảnh tỉnh con người “Tự nhiên luôn có những logic huyền bí của nó, nếu con người cư xử ngỗ ngược thì sẽ bị trừng phạt thê thảm” (Trần Thị Ánh Nguyệt, 2016). Giới tự nhiên và giới nữ là những thực thể bình đẳng, có sinh mệnh riêng. Nếu nam giới hành xử với họ như là “giới thứ hai” thì bằng cách này hay cách khác sẽ nhận sự trả giá từ sự lên tiếng phản ứng của họ.
Con sông Di (Sông - Nguyễn Ngọc Tư) hay số phận của những người phụ nữ đang phải chịu cách hành xử gia trưởng của nam giới sẽ có lúc cũng trở nên hung hiểm, khó lường và đầy hận thù chứ không phải lúc nào cũng “nín nhịn và dịu dàng, khéo léo và có vẻ vô hại”. Đó cũng là lời phản tỉnh về cách hành xử của con người với thiên nhiên và nữ giới. Trong nhiều truyện ngắn khác của Nguyễn Ngọc Tư như Khói trời lộng lẫy, Cánh đồng bất tận, Biển người mênh mông... con người luôn sống chan hòa giữa thiên nhiên Nam bộ, thiên nhiên rất ưu đãi với con người, nhưng dường như luôn bị con người lạm dụng và không dừng lại. Quá trình hủy diệt sinh thái dưới bàn tay của con người trong Khói trời lộng lẫy nhiều lần được tác giả đề cập đến: Rừng thì “được san phẳng và trồng lên một khu công nghiệp lớn nhất nước”. Những dòng kinh thì “người ta chặn lấp, những chỗ còn lại thành những ao tù đầy nước, ai đó cắm bảng “cho mướn nền”. Vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên đã một đi không bao giờ trở lại: “Đồng cỏ bạn đang dạo chơi một ngày kia sẽ biến mất. Dòng sông bạn đang tắm một ngày kia sẽ biến mất. Tiếng chim hót ban mai một ngày kia sẽ biến mất... Con người trừng trị thiên nhiên bằng cách hạ nhục, hủy hoại nó. Thiên nhiên trừng phạt con người bằng cách biến mất... Không có gì là mãi mãi, hãy cất giữ thế giới này” (Nguyễn Ngọc Tư, 2010, tr.105). Người đàn ông – người được phái đến để mong vớt vát được chút gì đó trước khi rừng biến mất thì yếu mềm để “rừng qua đời”. Người phụ nữ (nhân vật tôi) luôn nhạy cảm với sự thay đổi của thiên nhiên nên đã cảm thấy “thân phận
của con sông Ba Bẩy tôi vừa đi qua. Bèo thôi trôi, chỉ còn người trôi... di sản của con sông chỉ là hình ảnh mà tôi vừa nhặt nhạnh được” (Nguyễn Ngọc Tư, 2010, tr.105).
Vò Thị Xuân Hà cũng đã lắng nghe sự trở mình của thiên nhiên trước tình trạng bị xâm chiếm. Sông Hương không phải lúc nào cũng hiền hòa như một người mẹ nhân từ hiến mình cho cuộc sống được tiếp nối và phình ra những tế bào sống mới. Đôi khi dòng sông cũng nổi giận và lồng lên dữ dội như cảm nhận được sự tàn khốc của chiến tranh: “Dòng sông Hương giấu hết vẻ hiền từ vốn có như sắp lồng lên dữ dội. Bởi lúc bấy giờ cả ngôi làng như bị gió bốc lên khỏi mặt đất. Muôn loài hốt hoảng” (Vò Thị Xuân Hà, 2016, tr.9). Khi tự nhiên lên tiếng khẳng định quyền lực của mình, tính mạng con người trở nên nhỏ bé đáng thương: “cuối cùng con người bé nhỏ phải gánh chịu toàn bộ cơn cuồng phong của trời đất” (Vò Thị Xuân Hà, 2016, tr.7). Rò ràng, tự nhiên có một sinh mệnh riêng, sự phản kháng mạnh mẽ và dai dẳng đó là lời cảnh báo con người về sức mạnh của nó. Không hẳn cứ cam chịu, sự chuyển đổi vị thế từ nạn nhân nhỏ bé thua thiệt sang vị thế chủ động của nữ giới cũng như tự nhiên là sự phản tỉnh về diễn ngôn cao ngạo của nam giới, đó cũng là lời nhắc nhở về thái độ sống tôn trọng kẻ “khác” vì một triết lý giản đơn “tất cả chúng ta sinh ra từ cát bụi của các vì sao, là anh em họ hàng với động vật hoang dã, với hoa đồng cỏ nội. Con người không thể độc quyền trái đất. Nó là mái nhà của muôn loài” (Quế Hương, 2011).
Qua hệ thống diễn ngôn đối thoại, chất vấn, hoài nghi các tác phẩm văn xuôi mang âm hưởng nữ quyền sinh thái mở ra nhiều tầng ý nghĩa hàm ẩn về mối quan hệ giữa giới nữ và tự nhiên, giữa họ luôn có sự kết nối và liên hệ chặt chẽ trong quá trình phản kháng lại nam tính gia trưởng. Bằng diễn ngôn đối kháng, các cây bút nữ đương đại đã đánh thức tiếng nói của tự nhiên, đồng nghĩa chúng ta lắng nghe được cơn cuồng nộ của thế giới phi nhân dưới bàn tay tàn bạo của nhân loại. Lắng nghe những thanh âm của thiên nhiên, biết đặt mình vào vị thế của tự nhiên, các nhà văn nữ đương đại góp phần “đưa ra những luận điểm phản tỉnh để thúc đẩy sự công bằng không chỉ với tự nhiên mà với cả những số phận gần gũi, bảo vệ, che chở cho tự nhiên, kêu gọi một sự công bằng xã hội” (Trần Thị Ánh Nguyệt, 2016).
Có thể bạn quan tâm!
- Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 17
- Sự Chia Sẻ, Thấu Hiểu Của “Nữ Giới” Và “Tự Nhiên” Từ Vị Thế Ngoại Biên
- Bản Lĩnh Và Sức Đề Kháng Của “Tự Nhiên” Và “Nữ Giới”
- Tự Thuật “Kiểu Nữ Giới” – Một Phương Thức Tự Sự Đặc Trưng
- Tự Thuật Nhìn Từ Phương Thức Thể Hiện
- Phong Cách Hòa Phối Diễn Ngôn Của “Giới Thứ Hai”
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
Tiểu kết
Từ ý thức sáng tạo của các nhà văn nữ, “tự nhiên” và “giới thứ hai” qua góc nhìn của chủ thể nữ là những thực thể trung tâm, độc lập và bình đẳng. Diễn ngôn nữ quyền sinh thái được tổ chức bằng lối diễn đạt song hành nữ giới/tự nhiên. Trước hết, là sự tương quan trong vẻ đẹp thiên tính. Nếu như tự nhiên được xem là nguồn sống nuôi dưỡng cho sự tồn sinh của con người, thì phụ nữ lại mang thiên chức “sản sinh”, “chăm sóc”. Thứ nữa, mối tương quan với tự nhiên còn thể hiện ở nguy cơ phụ nữ cũng như tự nhiên dễ dàng trở thành nạn nhân, gánh nhiều hệ lụy từ việc tàn phá, hủy hoại môi sinh từ chiến tranh và quá trình đô thị hoá. Trong cuộc chiến đấu sinh tồn, thiên nhiên và nữ giới có lẽ bị chịu nhiều thiệt thòi, bất lực nhất, họ đều là nạn nhân của nam giới trung tâm, là kẻ nô lệ phục tùng núp sau bóng dáng quyền lực của nam giới, hoặc bị nam giới biến thành công cụ, phương tiện để củng cố vai trò thống trị của họ. Từ vị thế là nạn nhân, giữa tự nhiên và nữ giới còn là đồng cảm và đồng hành cùng nhau trong hành trình chống lại nam tính gia trưởng. Nhiều văn bản đã thể hiện sự hòa quyện giữa bất công của nữ giới với những dạng bất công trong xã hội, mặt khác, khẳng định sự nỗ lực vượt thoát sự áp chế của nam tính thống trị, tính nhị nguyên nhân loại/tự nhiên. Thiết lập những tiếng nói mới của “tự nhiên” và “nữ giới” trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại chính là một trong những phương thức mà các nhà văn nữ thực hiện để chuộc lỗi trước tự nhiên, khôi phục vẻ đẹp, sức sống và khẳng định vị thế “chủ thể” tự nhiên và nữ giới.
Cần nói thêm rằng, vị trí ngoại biên của nữ giới và tự nhiên không hẳn là được mặc định, mà nó là một quá trình nỗ lực giải trung tâm, trở thành cái ngoại biên là cách họ lựa chọn để tồn tại chống lại sự trấn áp và tiêu diệt của trung tâm. Mặt khác, mối quan hệ cái trung tâm và cái ngoại biên không bao giờ đơn giản là mối quan hệ của kẻ áp chế và kẻ bị áp chế, trong cấu trúc đó luôn tiềm ẩn một mối quan hệ xung đột về quyền lực, với nhu cầu “giải trung tâm”. Ngoại biên luôn tích tụ sức mạnh để gấy hấn ở những thời điểm cách mạng, không phải là hủy bỏ trung tâm và không thể đơn giản là thay một trung tâm này bằng một trung tâm khác, mà hướng tới một cấu trúc đa tâm. Diễn ngôn của những thân phận bên lề trong sáng tác của các nhà văn nữ đương đại, không đơn thuần là chấp thuận sự cai trị mà luôn có sự thách thức, đối kháng lại sự cai trị đó. Người đọc sẽ nhận ra quyền lực của diễn ngôn nam liên tục bị xâm lấn bởi quyền lực đối kháng với nó. Các cây bút nữ đương đại đã diễn tả một cuộc hoán vị, một sự thay đổi ngôi ngoạn mục giữa người nam và người nữ, giữa thế giới con người và thế giới phi nhân. Tự nhiên cũng như nữ giới đã thực sự lên tiếng trong một thế giới áp đặt của chủ nghĩa nam giới trung tâm luận.
Không chỉ là bày tỏ sự đồng cảm, nuối tiếc, thấu hiểu những mất mát của tự nhiên, phơi bày những cung bậc sợ hãi, ám ảnh trong thế giới phi nhân loại bằng một thái độ chân thành, các cây bút nữ đã thẳng thắn hơn trong việc thể hiện thái độ phản kháng tư tưởng nam giới trung tâm, bằng những bước công phá quyết liệt vào thành trì diễn ngôn nam quyền.
CHƯƠNG 4
“TỰ NHIÊN” VÀ “NỮ GIỚI” QUA PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC TRẦN THUẬT TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
4.1. Diễn ngôn trần thuật nữ – phương tiện thể hiện ý thức nữ quyền sinh thái trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại
4.1.1. Diễn ngôn trần thuật nữ
Trước đây, khi tìm hiểu tác phẩm tự sự, ta thường chỉ quan tâm đến nhân vật, hiện thực được kể, giờ đây ta cần phải nghiên cứu thêm cách kể của nhà văn. Chứng tỏ lý thuyết tự sự ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu văn học. Tìm hiểu diễn ngôn trần thuật giúp chúng ta hiểu thêm về chủ thể của tác phẩm tự sự, từ đó hiểu tác phẩm một cách sâu sắc và trọn vẹn hơn.
Diễn ngôn trần thuật là diễn ngôn có tính truyện kể – trần thuật gắn với việc tổ chức một câu chuyện nào đó. Nó xuất hiện ở mọi phạm trù lời nói trong tác phẩm: Lời người kể chuyện và lời nhân vật; mọi dạng cấu trúc lời nói: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; mọi hình thức lời nói: trực tiếp, gián tiếp, nửa gián tiếp. M. Bal cho rằng văn bản trần thuật không thể bỏ qua diễn ngôn người trần thuật, bởi “người trần thuật biến sự kể thành ngôn từ” (Bal, M., 1985). Trong cuốn Diễn ngôn trần thuật Genette viết rằng: “trần thuật có thể tồn tại vì nó kể một câu chuyện nào đó mà nếu không có thì diễn ngôn sẽ không còn là diễn ngôn trần thuật.” (Genette, G., 1998).
Trong tác phẩm tự sự của tác giả nữ, diễn ngôn trần thuật bộc lộ rò ý thức phái tính được biểu hiện thông qua những phát ngôn của người kể chuyện là chủ thể nữ hoặc thể hiện qua những ngôn từ của các nhân vật nữ. Họ tồn tại như một chủ thể thẩm mỹ độc lập, đem đến những tiếng nói mới công phá quyết liệt vào thành trì của diễn ngôn nam quyền bằng cách tạo ra những đặc trưng riêng trong phương thức tự sự của mình. Ở phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi quan niệm: diễn ngôn trần thuật nữ là diễn ngôn trần thuật gắn với việc tổ chức câu chuyện, được biểu thị thông qua lớp ngôn từ của người kể chuyện nữ trong tác phẩm tự sự.
4.1.2. Đặc trưng của diễn ngôn trần thuật nữ
Ở Việt Nam, suốt một thời gian dài chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng nho giáo và chế độ phụ quyền, giới tính trở thành sản phẩm của quan hệ quyền lực đặc thù. Với ý thức hệ nam giới trung tâm luận, nam giới chiếm hữu ngôn ngữ nhân loại, dùng ngôn ngữ đem
kẻ khác (bao gồm phụ nữ) khách thể hóa, khống chế họ. Vậy nên, để lấy lại quyền được nói, quyền diễn ngôn, không chỉ cần một thời điểm lịch sử mang lại những điều kiện thuận lợi mà còn ở sự nỗ lực bứt phá ra khỏi “đường ray” chính thống để định hình lại tiếng nói, cá tính của mình. Phụ nữ chủ trương viết văn “phụ nữ nhất thiết tham gia viết, nhất thiết phải viết về chính mình, nhất thiết viết về phụ nữ” (Nguyễn Thị Minh Thương, 2018). Chủ nghĩa nữ quyền căn cứ vào quan điểm của Foucault đã nhận ra bản thân sinh lý, tự nhiên của đàn ông và đàn bà là không phân biệt đẳng cấp, nhưng chế độ chính trị, xã hội, quan niệm văn hóa, quan hệ quyền lực đã tạo nên sự bất bình đẳng về giới. Trên cơ sở lý luận của Foucautl, chủ nghĩa nữ quyền cho rằng: bản thân người phụ nữ, với đặc điểm tự nhiên, hoàn toàn có thể có những thể nghiệm phong phú, thậm chí mãnh liệt và đa dạng. Quan điểm này đã cung cấp cho những người theo chủ nghĩa nữ quyền một khung lý luận để phân tích những thể nghiệm sinh tồn của phụ nữ tại sao lại đơn điệu, nghèo nàn, phụ nữ vì sao lại bị ràng buộc bởi những áp chế của văn hóa truyền thống. Trên diễn đàn văn chương, các tác giả nữ đã dùng ngôn ngữ như một phương tiện hữu hiệu để tìm lối thoát, để “cởi trói” và để khẳng định vai trò, vị trí của mình trong đời sống xã hội và trong nghệ thuật. Chứng tỏ mình trong lĩnh vực sáng tác là cách họ phản bác lại quyền lực diễn ngôn của nam giới. Có thể khẳng định rằng, trong lịch sử văn học Việt Nam, chưa bao giờ các nhà văn nữ có thể tự bộc lộ những khát vọng thầm kín cũng như miêu tả vẻ đẹp thân thể người phụ nữ một cách trực tiếp và táo bạo như vậy.
Các nhà văn nữ đã thực sự tạo một diễn ngôn trần thuật riêng của giới mình cùng song song tồn tại ngang bằng với diễn ngôn trần thuật của tác giả nam trên văn đàn Việt Nam đương đại. Diễn ngôn trần thuật của họ góp phần đa dạng hóa hướng tiếp cận và chiều kích của tự sự về đời sống. Nếu như diễn ngôn trần thuật nam thường tái hiện thế giới bên ngoài bằng cái nhìn khái quát hoá, thì diễn ngôn trần thuật nữ thường khám phá chiều sâu nội tâm, phơi bày những góc khuất tâm hồn và bộc lộ tính chất tự yêu mình. Nếu như diễn ngôn trần thuật nam thường đặt con người cá nhân gắn với sứ mệnh xã hội, sứ mệnh lịch sử, gắn với thời cuộc, thì diễn ngôn trần thuật nữ thường xoáy vào những tình cảm, cảm xúc, suy tư của đời sống thường nhật. Nếu như diễn ngôn trần thuật nam vươn ra bên ngoài, khám phá và khẳng định bản thể của mình thông thông qua nắm bắt chinh phục thế giới ngoại tại, nói như Simone de Beauvoir là họ “đem gương mặt mình áp đặt với thế giới” để rồi từ đó “bắt đầu có quan niệm về thế giới và bản thân mình” (dẫn theo Hồ Khánh Vân, 2013), thì diễn ngôn trần thuật nữ lại mang cái nhìn cảm tính, chủ quan, họ vừa là chủ thể tạo tình cảm, vừa là khách thể mang tính đối tượng của tình cảm
ấy thông qua phương thức “tự thuật” lại cuộc đời, số phận của mình, của giới mình. Như vậy, diễn ngôn trần thuật nữ chính là phương tiện giúp họ biến ước mơ “được thể hiện phái tính của mình” thành hiện thực.
Khi sử dụng nghệ thuật như một phương thức truyền tải diễn ngôn nữ quyền sinh thái (hoặc có thể hệ hình tư tưởng này đã chi phối một cách vô thức lên cảm hứng sáng tạo của họ), các cây bút văn xuôi Việt Nam đương đại đã xây dựng phương thức tổ chức trần thuật mang đặc trưng thiên tính nữ để phát ra những tín hiệu báo động cũng như thức tỉnh trong cách đối đãi với tự nhiên và nữ giới. Trong đó, tự nhiên và “giới thứ hai” như một nội dung tự sự được ưa chuộng thông qua phương thức tự thuật và điểm nhìn trần thuật bên trong của các cây bút nữ. “Giới thứ hai” không còn là hình tượng gián tiếp thông qua cái nhìn của nam giới mà đã trở thành đối tượng trực tiếp của thế giới nghệ thuật. Việc khai mở tính đối thoại với thế giới phi nhân qua cách hòa phối diễn ngôn, và xây dựng ký hiệu quyển sẽ củng cố thêm niềm tin của chúng ta đối với “quyền lực diễn ngôn” và giá trị xã hội của phê bình nữ quyền sinh thái từ đó sẽ có cái nhìn xa hơn, rò hơn những thách thức và nguy cơ chỉ trong vài thập kỉ tới nhân loại sẽ đương đầu. Quyền lực của diễn ngôn thể hiện ở chính tại đây.
4.2. Tự thuật như một hình thức kỹ thuật tự sự phổ biến
Để kết nối các sự kiện, trình bày, sắp xếp các yếu tố đặc trưng của tự sự tạo nên bản kể đặc thù, các nhà văn thường vận dụng một phương thức tự sự phù hợp với tư tưởng, tình cảm và ý đồ nghệ thuật của mình. Stanzel đã phân chia phương thức tự sự thành những tình huống tự sự điển hình sau: Thứ nhất, Tình huống tự sự ngôi thứ nhất (first-person narrative situation). Ở tình huống này, người trần thuật hiện diện như một nhân vật trong câu chuyện mình kể, kể lại câu chuyện của chính mình ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn từ bên trong; đó là một chuỗi sự kiện mà người trần thuật đã trải qua, là một câu chuyện về kinh nghiệm cá nhân. Người trần thuật ngôi thứ nhất cũng có hai dạng thức thể hiện là: cái tôi trải nghiệm (experiencing I) tức cái tôi thiên về hoạt động giao tiếp và phát triển trong thế giới nhân vật, và cái tôi trần thuật (narrating I) tức cái tôi thiên về hoạt động kể chuyện. Thứ hai, Tình huống tự sự quyền tác giả (authorial narrative situation). Ở tình huống này, người trần thuật hiện diện ở ngôi thứ ba, nhìn vào câu chuyện từ vị trí người bên ngoài (điểm nhìn toàn tri). Anh ta không tham gia vào câu chuyện với tư cách một nhân vật, nhưng có quyền năng thấu suốt toàn bộ thế giới nhân vật. Với một uy quyền tuyệt đối, anh ta biết tất cả về thế giới câu chuyện mà nhân vật sống trong đó. Thứ ba, Tình huống tự sự hoá thân (figural narrative situation). Đây là