Nhân Vật Cô Đơn Vì Lạc Lõng Giữa Cộng Đồng, Gia Đình


bệnh như anh nữa. Anh vẫn còn gia đình ở trong phố, còn “mẹ già và đứa em nhỏ nhưng cậu ta không chịu được chỗ ngột ngạt đông người” đành tự tách mình ra khỏi cuộc sống giữa mọi người để được “một mình làm cư dân trên đỉnh đồi”. Quang – một người vốn được xem là người hùng trong chiến trận ngày nào “Một mình nó bắn gục hơn hai chục thằng Pôn Pốt…Sức nó khỏe như bò tót chẳng thằng nào chịu nổi một đòn” [59] giờ không còn nhớ gì và cũng không bao giờ chịu nói về mình. Anh sống hoang sơ và cô lập với cuộc sống vẫn đang diễn ra thường nhật. Chỉ thỉnh thoảng trong đêm người ta nghe thấy tiếng hú dài ghê rợn. Đấy là tiếng hú báo hiệu bãi biển dưới kia có động, hoặc đó là lúc căn bệnh của anh hoành hành. Chính vết thương trên cơ thể, vết thương chiến tranh đã gây nên sự mất mát, tổn thương, đẩy Quang rơi vào nỗi cô đơn, lạc loài, không thể hòa nhập cùng cuộc sống đang chảy trôi. Anh phải tách mình ra khỏi cộng đồng để sống cuộc đời khác.

Là người đại úy quân báo kì cựu và tài năng, chỉ huy giỏi trong chiến trận, giàu lòng vị tha và đức hi sinh, biết quên mình vì người khác, được đồng đội hết lòng yêu mến khen ngợi, Sáu Nguyện (Ba lần và một lần) dành tâm huyết cho cuộc chiến“hết thảy những gì không liên quan đến cuộc chiến là gạt phắt hết, là một con số KHÔNG to tướng hết”[28, tr.34]. Bởi “những giọt tinh chất cuối cùng đã được chiết ra để nắm giữ cây súng” thì họ chẳng còn biết đến cá nhân nữa. Vậy mà sau cuộc chiến trở về, Sáu Nguyện cũng không thoát khỏi “nỗi cô đơn, tuyệt vọng ghê gớm của mình”.

Ông là một người cô đơn đến đáng thương theo như lời giới thiệu của người quận trưởng ồn ào xởi lởi: “Thằng chả lúc này thiệt tội, hoàn toàn thân cô thế cô, chẳng còn một ai là họ hàng thân thích chi hết! [28, tr.25]. Không có người thân thích, ông hoàn toàn cô đơn giữa đời. Với cái vẻ ngoài khắc khổ, đôi mắt phảng phất nét u buồn mà theo nhận xét của Út Thêm – người đồng đội, người bạn, người “con gái” trong quân ngũ thì “Con người này không chỉ lạnh băng về mặt mũi mà còn lạnh băng cả tâm hồn” [28, tr.14]. Nỗi cô đơn của ông đã được người khác nhìn thấy. Qua


miêu tả, qua những lời nhận xét của những người xung quanh, Sáu Nguyện quả thực là người cô đơn, khác biệt với mọi người. Trong chiến tranh, ông bị người vợ sắp cưới và người bạn thân, cũng là đồng chí phản bội, “Một nỗi chán ngán đến tận cùng xen vào một sự giận dữ đến nhức nhối khiến anh oải người đi, đầu óc hoàn toàn trống không” [28, tr.73]. Nỗi đau đớn ấy đưa đến cho ông một sự cô đơn âm thầm, im lặng đến đáng sợ. Để rồi sau đó, ông luôn một mình“ngồi trước cái sự rộng dài tít tắp để chiêm nghiệm mọi điều” [28, tr.80]. Và hơn hết, nỗi cô đơn đó cứ dai dẳng đeo bám ông trong suốt cuộc hành trình thích nghi với cuộc sống mới, công việc mới.

Sài Gòn Giải phóng, ông như người bị bắn ra xa hơn cuộc sống. Trong quân đội, người ta không còn cảm thấy ông thích hợp nữa, ông “chấp nhận loại ngũ” mà “khó nhọc như nuốt đi một cái gì đó đang chặn ngang cổ”. Để rồi, ông âm thầm ra đi, bước vào cuộc sống đời thường với muôn vàn những mánh khóe, lọc lừa. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn này, ông - một con người thất nghiệp khốn khổ đã phải lăn lộn trên nẻo đường với nhiều công việc từ công việc của người công nhân cạo mủ cao su cho nông trường , đến cán bộ phòng kế hoạch, sau là người làm thuê trông nom cánh đồng tôm, trông nom cửa hàng sửa chữa phụ tùng xe máy, tới việc làm bảo vệ cho một xí nghiệp xây dựng,… càng muốn tồn tại, càng muốn nhập cuộc, càng muốn cống hiến sức mình vào công việc, nhân vật càng thấy mệt mỏi, cô đơn. Ông nhận thấy quá nhiều sai trái, những cơ hội, toan tính lạnh lùng, ông đã “cố nhắm mắt làm ngơ mọi sự để được sống yên tĩnh qua ngày” [28, tr.124], nhưng “vô nghĩa, vô ích, vô cùng”,“chán nản, hư vô đến não lòng”. Chán đời, bất mãn với thực tại, không thể hòa hợp với hoàn cảnh thực tế quá nhiều phức tạp; con người thì lạnh lùng, toan tính, vụ lợi. Dù ông biết, ở một “Thời đại mới, công việc mới, đòi hỏi đầu óc cũng phải mới” [28, tr.115] nhưng ông vẫn không thể bước qua giới hạn chật hẹp của mình, ông như lọt thỏm giữa sự đổi thay của xã hội. Ông không muốn nhìn thấy những bất công sai trái, bản chất người lính được tôi luyện trong chiến đấu không cho phép ông làm ngơ, im lặng trước những sai trái, bất bình và vô lý đó, vậy nên, ông đã đơn độc trong


hành trình tố cáo cái xấu, cái ác ngay giữa một tập thể nhu nhược, không đủ dũng cảm để cất lên tiếng nói bảo vệ sự thật. Tuy nhiên, động cơ tốt đẹp đó lại chẳng dễ gì để tìm được tiếng nói đồng cảm. Sống trong môi trường mà mọi người đã quen với sự cam lòng, nhẫn nhịn, dè chừng trước những cái bóng quyền thế thì hành động đầy trách nhiệm và chính trực của ông lại mang tính bất tường, lạ lẫm trong mắt những người xung quanh. Ông buồn bã tự nhận mình là “ông già đau đời” để “Đêm đêm, sự cô đơn của anh đã được lấp đầy” – Đó là cái nỗi cô đơn thường trực xảy đến với Sáu Nguyện trong những thăng trầm của cuộc đời.

Muốn cố gắng để có thể tìm được lý do mà ở lại cùng tập thể, được hòa đồng, làm việc cùng mọi người nhưng không được chấp nhận, Sáu Nguyện thấy mình nhỏ nhoi “giữa cuộc đời vẫn cuồn cuộn chảy ngoài kia”. Ông “rơi tõm vào trạng thái cô đơn tuyệt vọng” [28, tr.126]. Bởi đằng sau những công việc ông cố gắng làm, đằng sau những sự việc trái khoáy ông từng biết đều có bàn tay điều khiển của Long Thành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

– người đồng chí, đồng đội, người anh em Năm Thành thủa xưa đã từng phản bội ông. Tất cả cứ như sự thử thách ác nghiệt của số phận đã gắn với cuộc đời ông. Gần hết cuộc đời, đã đi qua nhiều biến động, nhiều nhọc nhằn, thua thiệt, ông vẫn luôn cô đơn. Cuối cùng, khi đối diện với người đồng đội đã phản bội mình, gặp lại “người đàn bà phản trắc vẫn ám ảnh” đã khiến ông trở thành một phạm nhân bất đắc dĩ . Cuộc đời ông đã quá mệt mỏi, quá cô đơn nên ông “muốn mượn tay pháp luật để trốn chạy cuộc đời”.

Đăng Điền và Vũ Nguyên (Cuộc đời dài lắm), hai người lính trở về cuộc sống lao động thời bình nhưng lại đối ngược nhau như như nước với lửa. Trong “cuộc chơi” của thời kinh tế thị trường, nếu Vũ Nguyên là con người đại diện đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp thì Đăng Điền ngược lại. Thế nhưng, ở hai con người ấy đều có những suy tư, trăn trở, những ưu phiền và trạng thái nỗi cô đơn của kiếp người. Vũ Nguyên là người tài giỏi nhưng lại là người mang nhiều nỗi bất hạnh, rủi ro, nhọc nhằn giữa cuộc sống. Vũ Nguyên luôn sống với những toan tính, tham vọng và nhẫn

Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 8


tâm nhưng cũng là một con người cô đơn, bởi thế, hắn ước “có một người bạn tri kỉ để uống để trò chuyện(…) nhưng từ bé hắn chưa có một người bạn gọi là tri kỉ.” [29, tr.190].

Không chỉ có tướng Thuấn, Linh, Quang, Sáu Nguyện, Hai Hùng,…. Còn nhiều nhân vật khác của văn học đương đại cũng là những nhân vật cô đơn, lạc lõng giữa gia đình, cộng đồng hiện tại. Hàng ngày họ vẫn sống, vẫn có những mối quan hệ nhất định nhưng dù có cố gắng đến mấy thì họ cũng không tránh khỏi cảm giác mình là một người bị bắn ra khỏi cuộc sống với quá nhiều bộn bề phức tạp. Cuộc sống ấy dường như không có chỗ để dành cho những con người mà cả thể xác lẫn tâm hồn đã nhàu nát và mang nhiều thương tật chiến tranh. Cho nên dù có mãi loay hoay thì cuối cùng họ cũng chỉ là những người thừa. Lực trong Cỏ lau, Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu; Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là tiêu biểu khác của con người cô đơn thời hậu chiến. Với Lực, chiến tranh chẳng hề gây thương tích cho anh, nhưng lại để cho anh một vết thương đau nhức trong tâm hồn. Anh không thể vui vẻ hạnh phúc với thế giới hiện tại vì anh không thể quên đi quá khứ đẹp đẽ, quên đi người đàn bà đã từng là vợ mình. Với Quỳ, cũng bước ra từ chiến tranh nhưng chị cũng không thể thoát khỏi những ám ảnh đeo bám của quá khứ. Vì vậy, sống giữa đời thực nhưng cứ đêm đêm chị lại theo “chuyến tàu tóc hành” của riêng mình về với chiến trường năm xưa. Với Kiên, đi qua cuộc chiến và trở về với cuộc sống đời thường nhưng có lẽ anh sẽ chẳng thể nào sống được cuộc sống bình thường như bao con người bình thường khác, bởi tâm hồn anh đã mất mát quá nhiều do chiến tranh. Quá khứ chiến tranh với những cảnh tượng kinh hoàng luôn hiện về ám ảnh tâm hồn Kiên khiến anh bị ảo giác lúc nào cũng có người “từ phía bên kia” đang gọi tên mình. Vì thế càng ngày Kiên càng rơi vào cảm giác lạc lõng, cô đơn, anh không thể nào hòa nhập được vào cuộc sống hiện tại. Sự tồn tại của anh ở hiện tại dường như không phải là đang sống mà là “đang mắc kẹt lại trên cõi đời này”. Trong cái nhìn của mọi người xung quanh, Kiên là một kẻ không bình


thường. Không ai hiểu được Kiên và cũng không ai muốn hiểu, đến cả Phượng, người con gái anh yêu thương và yêu thương anh nhất cũng không hiểu được anh. Việc sống và trở về của anh những tưởng là niềm vui nhưng đó lại là nỗi buồn.

Đó còn là những người một thời xông pha trận mạc, cái suy nghĩ giản đơn và cái chất lính đã bám chặt, ăn sâu vào tư tưởng khiến họ “lạc thời” giữa sự đổi thay chóng mặt của xã hội, khiến họ như quê mùa như Bình, Nam trong Phố của Chu lai; Đông trong Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng; là Hoàng Lương trong Trung tướng giữa đời thường của Cao Tiến Lê; là chú Vạn trong Bến không chồng của Dương Dướng; là Giang Minh Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu; Ông Dần trong Góc tăm tối cuối cùng của Khuất Quang Thụy.…Trong cuộc sống hiện tại họ hay “bị mắc kẹt lại trên cõi đời này”, bị “bắn ra khỏi lề đường”; họ là những “người khách đến không đúng lúc”. Rõ ràng, quá khứ hào hùng không mang lại sự bình yên và hạnh phúc ở hiện tại, những con người anh hùng một thời ấy thật khó tìm được cho mình một chỗ đứng trong cuộc sống thời bình. Họ là những anh hùng thời trận mạc, nhưng đến cuối cùng họ lại chính là nạn nhân của nỗi buồn đau, mất mát và cô đơn ở thời bình. Họ chỉ còn có thể bấu víu vào những hoài niệm chiến trường để lấy đó làm niềm an ủi. Cuộc sống thời hậu chiến và cuộc sống trong chiến tranh có độ chênh nhất định, giống như một bậc thềm ngăn cách mà người lính nào bước qua cũng không khỏi cảm thấy hụt hẫng, chênh vênh. Thể hiện những điều này, cho thấy các nhà văn đã có sự cảm thông sâu sắc và sự trăn trở, day dứt khôn nguôi về cuộc đời, số phận của những con người một thời đi qua chiến tranh.

2.2.2. Nhân vật cô đơn vì lạc lõng giữa cộng đồng, gia đình

Không chỉ có những người trút bỏ áo lính trở về hiện tại thời bình mới phát hiện ra sự xa lạ, lạc lõng, cô đơn, không thể hòa nhập với hoàn cảnh thực tại mà ngay cả những con người sống ở thời bình, sinh ra từ thời bình cũng luôn thấy khối cô đơn của kiếp người cứ đè nén cuộc sống, khiến họ nghẹt thở, chới với, lạc lõng giữa mênh mông cõi người. Khảo sát qua văn xuôi đương đại, người đọc có thể tìm thấy kiểu nhân


vật này trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Dạ Ngân, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Danh Lam,… Cũng vẫn là kiểu nhân vật cô đơn vì thấy mình như người thừa giữa cuộc đời, không thể hòa nhập với cộng đồng và không được cộng đồng chấp nhận, họ muốn lẩn tránh, trốn chạy khỏi thực tại đó để tìm đến một thế giới khác.

Trong Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh), tồn tại trong một xã hội thiếu tính liên kết, nhốn nháo, xô bồ và nhiều bất trắc khiến con người cảm thấy cô đơn. Nhân vật “tôi” “sống một mình tẻ nhạt và cô độc”. Nơi “tôi” ở là “chiếc chuồng chim” , “tôi là người thích sống lánh mình, có thể do mặc cảm thời niên thiếu”, những nỗi buồn còn đọng lại thời niên thiếu từ những va chạm, xung đột của cha mẹ, đến sự ra đi của con bé hủi khiến trái tim non nớt của tôi đã thổn thức đau đớn, rồi biến ”Tôi thành đứa trẻ câm lặng, đầy mặc cảm, luôn trốn tránh đám đông, luôn bị ám ảnh về cái chết”[52]. Qua lời giới thiệu ấy, cho biết nhân vật là người cô đơn và luôn ám ảnh tuổi thơ, cùng những nỗi sợ hãi. Điều đó khiến cho nhân vật tự tìm một thế giới khác- nhân vật ra đi. Tuy nhiên, trên hành trình tìm thế giới khác ấy, nhân vật cũng không khỏi thoát khỏi nỗi sợ hãi và cô đơn.

Trong suốt hành trình đi tìm nhân vật của mình, “tôi” đã gặp rất nhiều người nhưng mỗi người là một thực thể riêng biệt, họ dù tồn tại cùng một khu phố nhưng dường như đều không biết gì về nhau và về “tôi”. Họ có nói chuyện cùng nhau nhưng trong mỗi câu chuyện không có nhu cầu được chia sẻ, được giao tiếp, điều này được thể hiện thông qua những cuộc đối thoại rời rạc, hoặc thậm chí đối thoại bị từ chối. Mỗi người như một thế giới cô lập trong cuộc đối thoại đó.

“ Một đám đông cứ ngày căng phình rộng ra ùn lại trước mặt tôi. Mọi người hỏi nhau rối rít mà không thấy ai trả lời.

Từ bao giờ? – Một gã đàn ông hỏi một chị phụ nữ. Từ bao giờ? – Chị này hỏi lại một người khác.


Từ bao giờ? – Ông già cạnh tôi giật áo một bà nội trợ. Cái gì từ bao giờ? – Bà này hất tay một cách khó chịu. Có chuyện gì thế? – Tôi tò mò hỏi một cô bé.

Chính cháu hỏi đến ba câu “có chuyện gì thế” mà chưa biết có chuyện gì đây,…[52]

Càng tìm thì “tôi” lại càng không có được tiếng nói chung, khiến tôi phải “co mình lại, tự thu nhỏ, khép mình vào trong một ốc đảo của sự cô đơn để từ đó phóng chiếu đôi mắt dò xét cuộc đời, hoài nghi cuộc đời và hoài nghi ngay cả sự tồn tại của chính mình” Suốt chiều dài tác phẩm, nhân vật luôn phải tự tranh đấu một mình, và rồi tôi nhận ra “một sự trống rỗng cứ loang dần ra. Dòng người vẫn chảy miết, như một cảnh trong phim câm. Bởi vì giữa tôi và họ là một khoảng cách lạnh lùng. Họ là hàng trăm thứ khuôn mặt, loa lóa vụt qua trước mắt tôi. Tôi tự hỏi: Không biết khi nhìn tôi mỗi người trong số họ suy nghĩ gì nhỉ?”,…[52]. Hoặc cũng có thể, chính cái đám đông trong đó thích lôi người ta vào mọi chuyện phiếm tập thể hơn là sự cô lập, ruồng bỏ. Tôi thấy mình xa lạ,, cô đơn, nhiều khi không xác định được “mình còn là mình nữa hay không, bắt đầu tin vào sự tan loãng về mặt bản thể”.

Không chỉ “tôi” nhận ra nỗi cô đơn của chính mình, đơn độc lạc bước trong cái thế giới của mình mà qua ghi chép của ông Bân, Chu Quý, Tôi, hay là Hắn như khẳng định thêm về nỗi cô đơn của “tôi”: “Phố G là toàn bộ thế giới, từ sự kiện thằng bé đánh giày bị giết. “ Từ đây hắn bắt đầu cuộc phiêu lưu đơn độc”, “nhưng ngay lập tức hắn rơi vào một tình cảnh thê thảm: Trở thành đứa bé mù lòa lạc giữa rừng sâu. Trong khi cố gắng tìm kiếm lối ra hắn không những lạc sâu thêm mà còn bị quỷ sứ tạo ra những ảo ảnh để đánh lừa”,…[52]. Họ không biết hắn là ai, bản thân hắn cũng không còn đủ tự tin để khẳng định hắn vẫn là hắn. “Hắn buộc phải dừng lại để cảm nhận về bi kịch tương lai: Đó là sự vong bản của con người. Mất quê hương tất yếu thành lưu lạc.”. ,…[52].

Chương trong Con gái thủy thần (Nguyễn Huy Thiệp) cũng là nhân vật tự tách mình ra khỏi cộng đồng, hiện thực để đi tìm con gái thủy thần. Là một thanh


niên nông thôn có gia đình, làng xóm với những công việc nghề nông đơn thuần nhưng Chương bị ám ảnh bởi huyền thoại về Mẹ Cả. Anh dấn thân vào cuộc hành trình tìm kiếm không biết mệt mỏi và hành trình ấy tưởng chừng như còn kéo dài mãi mãi, kể cả khi thiên truyện đã khép lại. Trong ba câu chuyện, có những lúc Chương tưởng mình đã tìm được con gái thủy thần qua sự hiện diện của những người phụ nữ anh từng gặp: Cô giáo Phượng (Truyện thứ nhất), cô Phượng con ông trùm xứ đạo (Truyện thứ hai) và cô chủ Phượng (Truyện thứ ba). Song rút cục, anh ngộ ra rằng tất cả đều không phải và mãi mãi không phải là người anh kiếm tìm. Vượt qua biết bao nhiêu khó khăn vất vả, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng để ra đi, Chương vẫn tin rằng con gái thủy thần đang đợi anh, đang vẫy gọi anh ở một chốn xa xôi nào đó. Đốt lòng Chương là câu hỏi: “Nàng là ai? Nàng ở đâu?”. Và quyết tâm ra đi để tiếp tục được kiếm tìm: “Tôi cứ đi, đi mãi … Vì cái gì? Bởi lẽ gì? Để tôi mượn màu son phấn ra đi?” [61].

Ngay lời giới thiệu, nhân vật hiện lên đã là một thực thể cô đơn tuyệt đối: “Tôi không có tiền bạc, công danh, không có gia đình để yêu thương, lo nghĩ, không có bạn bè… Ngay cả giấy tờ tùy thân cũng không có nốt. Tôi là con số không. Tôi vui một mình, tôi buồn một mình, mơ mộng một mình…[61]. Tôi chỉ có “nỗi cô đơn và sự bất lực của mi nào ai thấy được ngoài mi” và tôi chỉ có con gái thủy thần.” Chương vin vào mẹ Cả, hi vọng vào con gái thủy thần, coi đó là “chỗ dựa cuối cùng cho sự cô đơn hoang vắng ở trong lòng tôi”. Chương tự nhận thấy “Tuổi thơ của tôi u buồn và bề bộn, mà việc nào cũng vất vả, tôi chẳng có thì giờ để ý đến chuyện người dưng”.[61].

Cuộc sống của Chương trôi đi trong sự lặp lại đơn điệu, tẻ nhạt, quanh quẩn hết làm ruộng lại đi đào đá ong, lột giang đan mũ…lầm lũi một mình với đầy ắp những công việc trong một ngày. Song tâm trí thì lại luôn bị ám ảnh bởi huyền thoại về Mẹ Cả. Khi giấc ngủ kéo đến thì hình ảnh của mẹ Cả lại kéo đến chen vào không còn chỗ hở. Sống giữa làng quê, gia đình, nhưng Chương tự tách mình là một thực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023