Đề Tài Về Đời Sống Thiếu Nhi Trong Nền Văn Xuôi Việt Nam Hiện Đại

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

BỨC TRANH ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRONG HAI TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI CHUYỆN CỦA LÝ CỦA MA VĂN KHÁNG

1.1. Đề tài về đời sống thiếu nhi trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại

1.1.1. Khái niệm về đề tài

Trong các bộ môn nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, đề tài là phạm vi cuộc sống mà nhà văn chọn lựa để sáng tác. Chỉ cần xem tác phẩm viết về cái gì là có thể xác định được đề tài của tác phẩm đó. Hay nói cách khác, đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm [13, tr.110]. Đọc bất cứ tác phẩm nào chúng ta cũng bắt gặp những người, những cảnh và tâm tình cụ thể sinh động. Đó là phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm. Tính chất của phạm vi miêu tả trực tiếp trong các tác phẩm có thể hết sức đa dạng: có thể là chuyện con người, con thú, cây cỏ, chim muông... nên đề tài của tác phẩm văn học bao giờ cũng xuyên qua một phạm vi miêu tả cụ thể để khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống nhất định có ý nghĩa sâu rộng hơn.

Đề tài là phạm vi đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, lí giải và tái hiện trong tác phẩm. Con đường nhận thức đề tài là đi từ nội dung trực tiếp của tác phẩm, xác định những đường nét xã hội lịch sử của nó. Mỗi nhân vật của tác phẩm đều có thể tiêu biểu cho một tầng lớp xã hội, mang một tính cách xã hội, hoạt động trong một lĩnh vực đời sống, đều có thể tiêu biểu cho một đề tài. Chẳng hạn, tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, bên cạnh đề tài về cuộc sống bi thảm của người nông dân còn có các đề tài về cuộc sống của bọn quan lại tham lam, ích kỉ, về cuộc đời của các em bé nghèo khổ… Như vậy, khi nói đến đề tài của một tác phẩm văn học, chúng ta không chỉ nói tới một đề tài mà là một hệ thống đề tài liên quan nhau, bổ sung cho nhau tạo thành đề tài của tác phẩm.

Đề tài tác phẩm chẳng những gắn với hiện thực khách quan mà còn do lập trường tư tưởng và vốn sống nhà văn quy định. Mỗi nhà văn, tùy theo sở trường của mình, có thể chọn lựa một địa hạt nào đó để phản ánh. Có những đề tài dường như thường lặp đi lặp lại trong văn học ở mọi nơi và mọi thời đại như đề tài tình yêu và

hạnh phúc, chiến tranh và hòa bình, sự sống và cái chết…Có người cho rằng đấy là những đề tài vĩnh cửu của văn học. Thật ra, đó chỉ là một cách nói. Bởi vì, ngay chính một nhà văn khi viết về một phạm vi cuộc sống thì đề tài của tác phẩm cũng là một cái gì mới mẻ, không trùng lặp.

1.1.2. Đề tài về đời sống thiếu nhi trong hai tiểu thuyếtCôi cút giữa cảnh đời

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Chuyện của Lýcủa Ma Văn Kháng

Nếu như những trang viết của Ma Văn Kháng, kể cả viết cho thiếu nhi và viết cho người lớn trước thập kỷ 80 thể hiện cái nhìn mang tính sử thi, thì ở giai đoạn sau nhà văn đã chuyển sang cái nhìn thế sự đời tư. Cuộc sống hiện lên trong tác phẩm của ông giờ đây không còn đơn tuyến mà đa tuyến, nhiều chiều, cái xấu xen lẫn cái tốt, ma quỷ chen lẫn với thần thánh. Ông quan tâm, phản ánh số phận con người trong nhiều quan hệ, nhiều hoàn cảnh khác nhau và cố gắng nắm bắt mọi khía cạnh của cuộc sống để lột tả nó một cách đầy đủ nhất trong tính đa dạng, toàn vẹn của nó. Ông thực sự muốn dùng sức mạnh ngòi bút của mình để mang tới những giá trị nhân văn cho con người và con người ở nghĩa rộng nhất.

Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng - 3

Với quan niệm viết văn là việc “Đào bới vào bản thể ở chiều sâu tâm hồn”. Ma Văn Kháng đã tạo cho mình một tiếng nói, một phong cách nghệ thuật riêng. Đúng như ông đã từng nói: “Chỉ viết được những gì mình đã trải nghiệm và mỗi cuốn văn xuôi tự sự dài đều có một phần đời của tôi” [29, tr. 299]. Điều này được thể hiện rất rõ ở trong các sáng viết về thiếu nhi của nhà văn.

Ở trong các sáng viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng nói chung hai cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của Lý nói riêng, ta thấy, Ma Văn Kháng luôn quan tâm và đề cập đến vấn đề cốt tử của đời sống con người, của vận mệnh dân tộc, đặc biệt là đời sống con người thiếu nhi. Đó là đời sống thiếu nhi trong gia đình, đời sống thiếu nhi trong học đường nhà trường và trong các mối quan hệ xã hội khác.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã căn dặn, muốn giáo dục thiếu niên, nhi đồng thì chúng ta “phải biết kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội để nuôi dạy và giáo dục các cháu. Tất cả mọi người, mọi đoàn thể, mọi ngành, mọi gia đình phải có trách nhiệm chăm sóc các cháu…phải chú ý đến các cháu thiếu tình cảm gia đình,

những người phụ trách cần tìm cách bù đắp cho các cháu. Lỗi các cháu một phần thì lỗi người lớn chúng ta là mười phần”… Chính vì thế, mà các đề tài viết về đời sống thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của Lý cũng đã được Ma Văn Kháng phản ánh tương đối toàn diện, đề cập đến tất cả các khía cạnh trong đời sống tâm hồn của các em.

1.1.2.1. Đời sống thiếu nhi trong gia đình

Trong nếp sống của người Á Đông, gia đình có vai trò rất lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn và giáo dục nhân cách con người. Vì “gia đình là một nhóm người cùng sống chung thành đơn vị tổ chức nhỏ nhất trong xã hội. Họ gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu. Gia đình thường bao gồm vợ chồng là cha mẹ và con cái” [40, tr. 43]. Cho nên, khi viết truyện cho thiếu nhi, Ma Văn Kháng đặc biệt quan tâm đến tình cảm gia đình. Bởi trẻ em là một trong những thành phần quan trọng cấu thành gia đình. Phải xác định gia đình hạnh phúc chính là nơi an toàn nhất cho trẻ em.

Ở trong các sáng tác của Ma Văn Kháng viết cho thiếu nhi, ta thấy đời sống thiếu nhi trong gia đình hiện lên khá rõ nét. Đó là đời sống thiếu nhi trong các gia đình khá giả, giàu có và đời sống thiếu nhi trong các gia đình nghèo khổ.

Đại diện cho lớp thiếu nhi sống ở trong các gia đình nghèo khổ nhưng họ lại chăm ngoan, hiếu học, giàu tình cảm và có ý chí vượt lên trên hoàn cảnh để sống tốt như Duy, Thảm (Côi cút giữa cảnh đời) và Lý (Chuyện của Lý).

Trước hết là Duy - một cậu bé đã từng được sống trong một gia đình rất hạnh phúc có người bà hiền hậu như bà Tiên trong truyện cổ tích; có bố mẹ đều là những người thợ giỏi rất thương yêu nhau và quan tâm đến con. Thế nhưng quãng thời gian đó chẳng kéo dài được bao lâu thì lần lượt bao biến động không tốt đã ập đến gia đình và tuổi thơ của cậu bé. Tai họa bắt đầu từ lúc bố Duy làm bộ đội lái xe ở chiến trường Cam - pu - chia biệt vô âm tín với gia đình. Mẹ Duy ở nhà tin vào lời một quẻ bói là chồng đã chết nên chị đã bỏ gia đình, bỏ nghề nghiệp đi theo người đàn ông lái xe tải, để lại cho mẹ chồng đứa con trai năm tuổi. Vậy là từ một tuổi thơ ăm ắp hạnh phúc, tràn đầy tiếng cười nói vui vẻ, thế mà bỗng chốc Duy đã trở thành một đứa trẻ côi cút, thiếu vắng sự chăm sóc, quan tâm của cả cha lẫn mẹ, chỉ có bà

nội là chỗ dựa duy nhất của em.

Mẹ Duy vừa bỏ đi chưa được bao lâu, thì cái căn nhà từng là tổ ấm êm đềm ngày xưa của gia đình Duy đã bị ông Đào Chí Hứng - Trưởng phòng hành chính, nơi mẹ Duy làm việc câu kết với ông Luông - Chủ tịch phường Ngọc Sinh, nơi bà cháu Duy cư trú đến thu hồi, thực chất là chiếm riêng cho bản thân. Từ căn hộ hai mươi tư mét vuông, chỉ để lại cho bà cháu Duy một góc phòng sáu mét vuông vừa kê được một chiếc giường chen giữa lối đi chung cho cả hai nhà. Bây giờ hai bà cháu phải sống trong cảnh chật chội, chèn ép và đặc biệt phải hàng ngày chứng kiến, chịu đựng những hành động thô bỉ, xỉ vả, hành hạ, truy bức của bọn ma giáo kia vì lý do này nọ, kể cả vu khống chính trị.

Thế rồi, số phận nghiệt ngã vẫn chưa chịu buông tha cho hai bà cháu nghèo khổ, bơ vơ. Giữa lúc thiếu thốn, cùng cực thì cô Quỳnh - em ruột bố Duy lại mang đứa cháu gái còn đỏ hỏn - kết quả của mối tình lầm lỡ về nhờ bà ngoại nuôi hộ, còn bản thân mình lại phải ra đi nơi khác để lập nghiệp. Với đồng lương hưu công nhân ít ỏi, may ra chỉ đủ mua gạo cho hai bà cháu. Bây giờ bà cháu Duy lại bắt đầu quãng thời gian phải chi tiêu tằn tiện, chắt bóp hơn để nuôi thêm một sinh linh bé nhỏ phải đêm ngày giành giật sự sống với bệnh tật.

Phải nói, tuổi thơ của Duy là một tuổi thơ đầy rẫy những bất hạnh, những ngang trái. Mặc dù sống trong gia đình có mẹ, có cha mà lại hóa ra côi cút. Nhưng bằng sức mạnh tình thương và sự che chở của bà, bằng sự giúp đỡ, động viên của rất nhiều người tốt đặc biệt là bằng tinh thần tự chủ, sức mạnh của ý chí và sự cố gắng cao của bản thân đã giúp Duy vượt qua được những ngày tháng nhọc nhằn, oan nghiệt để có ngày được gặp lại bố và mẹ trong những giây phút hạnh phúc đoàn tụ muộn mằn sau này.

Số phận éo le và có phần buồn tủi hơn cả Duy là tuổi thơ của bé Thảm. Thảm chưa từng biết đến thế nào là hạnh phúc gia đình, em là con cô Quỳnh - cô ruột của Duy, làm công nhân nông trường bị một tên Sở Khanh lừa gạt, khiến đời cô phải lỡ làng. Thảm sinh ra chẳng được bao lâu thì mẹ Quỳnh mang Thảm về nhờ bà ngoại nuôi hộ. Còn mình thì bỏ nông trường, bỏ làng để đi nơi khác lập nghiệp.

Thảm sinh ra chỉ được ít ngày bú sữa mẹ, còn những ngày về sau em được nuôi

nấng hoàn toàn nhờ vào sữa đi bú chực của các cô, các chị có con nhỏ trong phường và bằng những thìa nước đường, nước cơm nặng tình bà.

Thảm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất ở thuở ấu nhi. Vào tuổi thứ ba của cuộc đời em mới tập đi và bập bẹ nói những tiếng nói đầu tiên. Em lớn nhanh, dễ nuôi, khác với đứa trẻ cùng lứa, em chẳng đòi hỏi gì cả. Thảm nhanh nhẹn, thông minh, hay nói, hay chuyện, rất đáo để. Nó là đứa trẻ không chịu khuất phục trước một sức mạnh nào từ trò ma cũ bắt nạt ma mới của mấy bạn trong lớp đến những lời nói không mấy thiện cảm của cô giáo Thìn trong ngày đầu tiên vào lớp. Bé Thảm sống dồi dào và phong phú hơn Duy. Nếu như nhiều lúc Duy cảm thấy chơ vơ, mặc cảm giữa một tập thể gồm những cá nhân tí hon nhìn thì vui mắt nhưng cũng đủ mọi chuyện phức tạp, rắc rối thì bé Thảm hoàn toàn khác. Em “xông xáo, ngây thơ, thẳng thắn, tin yêu. Nó không hề có mặc cảm kém cỏi để câm lặng, chịu nhận thua thiệt. Nó lăn xả vào đòi công bằng. Và nó chinh phục được cả người có thành kiến với nó” [24, tr. 270].

Cũng giống anh Duy, Thảm sống giàu tình cảm. Em gắn bó với bà bằng một chiều sâu hiếm có không phải chỉ là tình bà cháu ruột thịt thông thường mà còn là mối quan hệ của hai phần một cơ thể. Với bà, nó không chỉ có lòng kính yêu mến mộ. Bà còn là một từ mẫu tinh thần, là cái linh hồn sống động tỏa sáng trong tâm hồn em. Với mẹ, tuy xa cách từ nhỏ nhưng hình như vẫn có một sợi dây liên hệ vô hình không thể hình dung nổi giữa Thảm và người mẹ yêu dấu bất chấp cả không gian xa cách, thời gian đằng đẵng và sự hạn chế của các phương tiện thông tin. Trong thẳm sâu tâm hồn nó vẫn có những giây phút nhớ và mong ngóng mẹ đến nhường nào.

Đã thế, Thảm lại gặp vô vàn khó khăn. Em sinh ra trong hoàn cảnh không được sự thừa nhận của xã hội, chịu nhiều thiệt thòi về vật chất và tinh thần. Nhưng em lại là đứa trẻ có tinh thần tự lập từ rất sớm. Khi bà ốm, Thảm cùng anh Duy tự bảo nhau trông nom vườn rau, nuôi gà. Thảm giống như một người chủ quán xuyến gia đình thật sự khi có thể thay bà lo cơm nước, chợ búa rất chu toàn. Hơn nữa,Thảm còn biết an ủi, chăm sóc bà rất chu đáo.

Bé Thảm đã bù đắp cho những gì còn thiếu hụt trong tính cách của Duy. Em đã

cùng Duy - hai đứa trẻ tội nghiệp lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà, cùng bà vượt qua những quãng ngày khó khăn, thiếu thốn và khắc nghiệt nhất. Cuộc đời của hai em tưởng chừng như sẽ chìm vào đáy của vực sâu thất vọng đến tuyệt vọng nếu như không có bàn tay một tấm lòng che chở, đỡ nâng: Đó là bà. Bà vừa là bà nội vừa là bà ngoại của hai đứa trẻ thơ. “Bà là Phật bà, là cô tiên giáng trần đã che chở cưu mang chúng cháu bằng tình thương yêu và các phép màu huyền nhiệm, thần kỳ!” [24, tr. 289]. Bà có một sức lực lớn lao - sức lực toát ra từ tình thương, từ một trí tuệ nhạy bén và từng trải…Nhưng trội lên tất cả vẫn là nét cứng cỏi, quả cảm và giàu sức chống trả mà chống trả trong sự vật vã nội tâm và không cam chịu thất bại về tinh thần; chống trả với sự bền bỉ và sáng láng của thiên lương, của một tấm lòng vì con, cháu. Bà cũng là người đã đưa “chiếc bè gia đình” về bến an toàn mặc dù riêng bà đã rơi vào cảnh “sức cùng lực kiệt” và phải ra đi - sau khi đã làm một cuộc bàn giao lại “sự nghiệp” cho người con trai cả mà bà thường trông ngóng, đợi chờ, hi vọng, thắc thỏm và cũng vì đó mà bà đã cố gắng vượt lên.

Bà là người vốn có phẩm chất tốt đẹp. Điều đó còn được hiện ra rõ ràng hơn trong tâm thức của Duy khi bà không còn hiện diện bằng xương bằng thịt giữa cuộc đời. Mơ ước của Duy là bà sẽ sống mãi với mình nhưng cuối cùng chỉ là ao ước. Có thể nói, Duy và Thảm chính là hiện thân của “tuổi thơ dữ dội” nhưng rất tự chủ, năng động và tràn trề năng lượng sống. Hai em đã biến những buồn đau, mất mát trong cuộc sống thành những niềm vui nho nhỏ, những kỷ niệm ấm áp bên người bà có tấm lòng nhân hậu, bao dung, chở che. Với những gì đã thể hiện, Thảm và Duy thực sự là những mầm cây khỏe mạnh vươn lên từ mảnh đất khô cằn, khốc liệt bất chấp những rào cản, những bão giông, nắng lửa của cuộc đời.

Luôn gần gũi, thân thiết với Duy và Thảm là Việt. Không phải sống trong sự khốn khó, bĩ cực như Thảm và Duy, Việt được sống trong một gia đình rất hạnh phúc, yên ấm, có “bố mẹ là cán bộ lãnh đạo cấp Sở”. Thế nhưng, Việt hoàn toàn khác với những đứa con nhà giàu khác ở trong tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời. Việt sống giàu tình nhân ái, lòng trắc ẩn với người khó khăn. Cậu sở hữu một tinh thần nghĩa hiệp cao cả, yêu công lí, một tấm lòng sẵn sàng sẻ chia. Bởi vậy, vượt lên trên bức tường phân biệt giàu nghèo, Việt đã trở thành người bạn thân,

người đồng hành với mọi éo le của Duy trong cuộc sống. Việt dám bênh vực Duy, dám tố cáo những lời vu cáo Duy của bọn con nhà giàu hư đốn trong lớp với cô giáo đòi công bằng, lẽ phải cho Duy. Ở nhà, Việt cùng Duy đọc sách, học bài, bàn chuyện, chơi bi, chơi cờ, cùng làm việc giúp bà nội. Từ ngày có em Thảm, Việt lại cùng Duy trông em. Những lúc em hay hờn dỗi, Việt tìm đủ mọi cách dỗ dành em. Việt nặn đồ chơi, làm mặt nạ Tôn Ngộ Không, làm trò cười cho em Thảm vui. Việt chính là một nốt nhạc thanh thoát trong bản hòa ca của cuộc sống, một hình ảnh trong lành và thánh thiện tạo nên những niềm vui nho nhỏ cho thời thơ ấu nhiều nỗi buồn đau của Duy và Thảm.

Cũng có hoàn cảnh tương tự như bé Thảm là bé Lý trong tác phẩm Chuyện của Lý. Lý là đứa trẻ sinh ra phải chịu nhiều thiệt thòi về cả vật chất lẫn tinh thần. Vì “Lý là con không giá thú. Là con không cha. Là con hoang. Là một thành viên của nhân loại năm tỷ con người. Nhưng không phải là công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đến cái giấy khai sinh cũng không có nữa là. Cái Lý không có tên trong sổ hộ tịch. Nó không được hưởng tiêu chuẩn gì hết từ khi hoài thai trong bụng mẹ. Mẹ nó không được khám thai. Không có tiêu chuẩn nằm nhà hộ sinh. Không được cấp tiền để sắm tã lót. Không có tiền bồi dưỡng. Không được nghỉ một tháng trước và một tháng sau khi sinh” [28, tr. 83].

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Lý lại là đứa trẻ rất ngoan, sớm có chí và can đảm. Biểu lộ ý chí và can đảm của Lý là ở từ động tác tập lẫy, tập đi, tâp nói, rồi đối mặt với ác thú. Lớn lên, Lý cũng không khác gì hồi còn là đứa trẻ sơ sinh, Lý vẫn là một nết na đã ổn định ấy: “Chẳng hề khóc lóc vòi vĩnh bao giờ! Mẹ, bà Pham cho ăn gì nó ăn nấy. Đến giờ, bà Pham ra bế lên giường nằm một lúc nghe bà Pham hát ru bài dân ca Dao, hay kể chuyện Sự tích mặt trăng mặt trời là y như rằng, nó nằm im như lắng nghe, hết câu hát ru, hết câu chuyện kể mới gà gà mắt” [28, tr. 81]. Như thế, Lý chẳng những ngoan ngoãn mà còn chóng khôn ngoan vì thông minh tiềm ẩn. Lý là đứa trẻ khỏe khoắn, ngây thơ, xông xáo: “Cả năm liền không một lần hu hi vang mình sốt mẩy, chẳng biết gì đến sài đẹn, cảm cúm”. Chưa đến sáu tuổi nhưng Lý đã biết tự đánh răng, rửa mặt, tắm táp, giặt giũ hay đi lên rừng lấy củi cùng mẹ. Lý biết giúp đỡ bà Pham nhặt rau, nấu cơm, quét nhà, quét sân, cho gà vịt ăn. Lý là

đứa trẻ chịu thương chịu khó, lao động giúp đỡ mẹ.

Nhưng khác với Duy và Thảm, Lý được mẹ ấp ủ nên em là đứa trẻ giàu lòng tình yêu thương, Lý hết lòng giúp đỡ bạn bè, gần gũi với cha mẹ, ông bà. Lý là điểm tựa tinh thần để mẹ vượt qua những cơn ốm đau hay sự mất mát đau thươ ng vì bố Khánh. Lý được bố đẻ và bố dượng, hai mẫu hình hoàn thiện nhân cách, soi đường. Lý được mọi người đùm bọc yêu thương và được cuộc sống, học vấn bồi đắp, rèn đúc. Lý là cái mầm sống hồn nhiên và tràn đầy sinh lực, là hình ảnh một con người sống trong dòng chảy lịch sử đa sắc tạp bằng tất cả sức mạnh tự nhiên và ngạo nghễ, hoàn chỉnh tư cách con người của mình. Lý là hình ảnh một thiếu nhi Việt Nam lớn lên trưởng thành trong cuộc sống vừa phồn tạp vừa văn vẻ tươi đẹp của đất nước mình.

Nói chung, Lý là con bố Khánh, mẹ Nhu, bố dượng Dương nhưng cũng là máu thịt của cuộc sống, là con đẻ của cuộc đời. Lý là đứa con sinh ra từ cuộc sống của người đời, trong tình yêu thương của con người.

Bên cạnh những đứa trẻ con nhà nghèo nhưng lại năng động, tự chủ, giàu ý chí, nghị lực, khát vọng, giàu tình yêu thương, sự hi sinh, lòng bao dung còn có không ít đứa trẻ con nhà giàu, có dư thừa điều kiện vật chất nhưng sống ích kỷ, không biết thương yêu, đùm bọc những người khốn khó thậm chí còn bao bọc trong mình những thói hư tật xấu ở dạng mới manh nha, dưới hình thức ngây dại. Những đứa trẻ không ngoan như Kim Phú, Văn Giang, Vàng Anh, Vành Khuyên (Côi cút giữa cảnh đời) và Đào Lê Anh (Chuyện của Lý)... đã gây không ít những đau khổ, rắc rối cho cuộc đời vốn đã không bình lặng của Duy, Thảm và Lý...

Văn Giang và Kim Phú là hai đứa bạn cùng học một lớp với Duy. Chúng đều là những đứa con nhà giàu, nhiều tính xấu, học hành thì chểnh mảng nhưng ỷ thế con nhà giàu luôn lên mặt bắt nạt, gây sự với bạn, đặc biệt là Duy - đứa bạn con nhà nghèo nhưng lại học tốt luôn bị coi là cái gai trước mặt chúng. Những ngày học đầu tiên được sự bao che của cô Thìn, chúng đặt nhiều vu vạ gây nhiều oan ức, tủi hờn cho Duy. Chúng chỉ được cái khoe mẽ bề ngoài, còn thực ra môn nào chúng học cũng kém. Cô vừa đặt câu hỏi, chúng đã giơ tay nhanh chóng nhưng đứng lên thì nói huyên thuyên chẳng ra đâu vào đâu.

Ngày đăng: 18/09/2023