Nghệ Thuật Xây Dựng Nhân Vật Cô Đơn



Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT CÔ ĐƠN

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất giữa nội dung và hình thức. Nhà văn không chỉ quan tâm đến nội dung mà còn phải thể hiện được tài năng nghệ thuật của mình trong đó. Và nghệ thuật xây dựng nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong mỗi tác phẩm khi viết về con người, miêu tả con người. Khảo sát qua sáng tác của các cây bút Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Tạ Duy Anh và Nguyễn Danh Lam chúng tôi nhận thấy, để xây dựng thành công nhân vật cô đơn các nhà văn đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật, trong đó đặc biệt chú trọng đến các thủ pháp sau:

3.1. Thủ pháp nhòe mờ, tẩy trắng nhân vật

Có thể nói, thủ pháp nhòe mờ, tẩy trắng tên nhân vật đã xuất hiện từ sớm trong văn học, tiêu biểu như A.Q chính truyện của Lỗ Tấn, Lâu đài của F.Kafka, Trăm năm cô đơn của G.Marquez,… Sang đến thế kỉ XXI, tiếp nối và cách tân, các nhà văn đương đại đã nhòe mờ và tẩy trắng nhân vật một cách đậm đặc trong sáng tác của mình. Việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này thích hợp với hoàn cảnh sống và cả trong việc biểu hiện số phận nhỏ bé, cô đơn của nhân vật. Trong tác phẩm cái tên của mỗi người đều mang một dấu ấn và ý nghĩa riêng trong cuộc đời. Trong tác phẩm văn học, nhà văn đặt tên cho nhân vật của mình cũng đều có những ước tính, những tiêu chí riêng để có thể tạo nên những hiệu ứng nghệ thuật riêng cũng như tư tưởng mà nhà văn muốn phản ánh. Khảo sát qua sáng tác của bốn tác giả, có thể thấy rất nhiều nhân vật không có tên riêng. Các nhân vật được gọi tên bằng những điểm dị biệt như chị mặt rỗ, thằng câm, thằng mắt híp, thằng sừng trâu, cô tóc tém, cô hai giờ, ba giờ, bốn giờ, thằng chữ kí, lão Toét, lão Cóc,… (Bến vô thường); Lão Khổ, lão Tạ, lão Tự,…(Lão Khổ). Có khi chỉ được kí hiệu mã số hoặc gọi bằng nghề nghiệp: ông họa sĩ, cô bán bảo hiểm,…(Giữa dòng chảy lạc). Bà hộ lý, ông bác sĩ, cô sinh viên,… (Thiên thần sám hối). Nhân vật không xuất xứ, nhân vật không rõ nhân dạng, hoang tưởng: Lão trắng, lão đen, (Giữa vòng vây trần gian).

Ngay cả nhân vật chính của tác phẩm cũng không có tên, chỉ được định danh bằng đại từ “Anh” (Giữa dòng chảy lạc), “Tôi” (Đi tìm nhân vật, Bước qua lời


nguyền; “Ông”Cuộc đời ngoài cửa); Gã, hắn, mụ, tôi… (Bến vô thường). Cô gái, mụ, họ,…(Giữa vòng vây trần gian), hoặc được gắn với những ngôi xưng: “Mẹ tôi, cha tôi, bà tôi” (Bước qua lời nguyền). Có nhân vật dù được tác giả ưu ái đặt tên nhưng cái tên cũng rơi vào vòng xoáy của sự quẩn quanh, bế tắc và cô đơn, không đúng nghĩa một tên gọi riêng như nhân vật Thữc (Giữa vòng vây trần gian)

Bên cạnh việc làm mờ hóa tiểu sử, nhiều tác giả làm mờ hóa nhân dạng của nhân vật. Nếu như văn xuôi trước 1975 thường thiên về mô tả kĩ lưỡng các chi tiết mặt mũi đầu tóc, với hình tượng điển hình lí tưởng thì sau 1975, các tác giả chỉ ưu đãi cho những “gờ nổi”, “mặt tiền” hoặc những gợi ý mang tính định dạng về nhân vật như “bào thai” (Thiên thần sám hối), “cô gái điên”, “hắn” (Đi tìm nhân vật). Nếu được khắc họa, nhân vật thường được khắc họa trong những nét lạ lẫm, teo tóp, dị hình dị dạng như Tốn trong Không có vua, Cún trong Cún của Nguyễn Huy Thiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Nhân vật hiện diện trong hình hài của kí ức, không diện mạo, không lai lịch, thậm chí có nhân vật giữ vị trí quan trọng trong tác phẩm nhưng thực tế chỉ là tiếng nói vang vọng từ tâm tưởng của nhân vật khác. Nhân vật không được nổi lên bằng đường nét cá tính, cũng không thể hiện một đường viền lịch sử nào, không có chiều dày thực thể mà chỉ giống như những giọng nói, những hình dung, những biểu tượng.

Dường như các nhân vật bị đánh mất hay nói đúng hơn là bị tước mất lí lịch. Điều này cho thấy, con người cá nhân không còn là một bản thể trọn vẹn, họ chỉ như mảnh vỡ, một phiến đoạn cuộc đời. Xây dựng kiểu nhân vật này, nhà văn như muốn tái hiện cuộc sống, số phận con người không tên họ, không tiểu sử tất yếu sẽ nảy sinh những bất bình thường trong đời sống, giữa những mối quan hệ. Như một dự báo về sự mất mát, khổ đau và cuối cùng là rơi vào trạng thái cô đơn lạc lõng.

Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 11

3.2. Chú trọng tới cảm giác, nội tâm của nhân vật

L.Tônxtôi đã từng nói: "Mục đích chính của nghệ thuật là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được". Ðể làm được điều đó, nhà văn tất yếu phải hiểu sâu sắc cuộc sống và


con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật.

Để xây dựng nhân vật cô đơn, các nhà văn rất chú tâm sử dụng và sử dụng hiệu quả biện pháp nghệ thuật này, nhờ vậy đã tái hiện được đời sống nội tâm, những cảm xúc, sự liên tưởng của các nhân vật về các vấn đề của đời sống. Nhân vật luôn sống với những dòng hồi tưởng, dòng ý thức, những suy nghĩ miên man, những dằn vặt và đau khổ của chuyện quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó, các nhân vật đều có một thế giới nội tâm với nhiều diễn biến khác nhau, nhiều nỗi trăn trở, ưu tư, dằn vặt, cả sự chông chênh, cô đơn giữa sự chảy trôi của cuộc đời.

Đọc Giữa dòng chảy lạc (Nguyễn Danh Lam), có thể thấy thế giới nội tâm của nhân vật “anh” hiện lên qua rất nhiều dòng ý thức khác nhau. Từ ý thức về cuộc sống vô nghĩa của chính mình, đến những ý thức về công việc và sau nữa là ý thức về hôn nhân. Là một thanh niên hiện đại, có kiến thức và giàu cảm xúc, cũng có những dự định, mong muốn, dù luôn cảm thấy buồn, cô đơn trong chính cuộc sống của mình nhưng anh cũng ý thức được rằng mình cần phải làm việc, cần phải thay đổi. Vậy nhưng anh luôn rơi vào bi kịch của sự cô đơn, tự cảm thấy mình “là người thừa với thế giới” khi mà phải sống dựa vào sự chu cấp của bà chị, khi đã muốn cố gắng làm một công việc gì đó mà vẫn không thành. Anh cũng đã chân thành tìm kiếm tình yêu, một mái ấm gia đình thực sự, đã cố gắng tự muốn thay đổi , nhưng anh vẫn luôn cô đơn và cuối cùng “nỗi cô đơn đã chuyển hóa thành sự tuyệt vọng”. Càng cố gắng anh lại càng thất bại, càng lạc lõng và cô đơn. Qua đó, tác giả như muốn nhấn mạnh, phản ánh một kiểu người của thực tại không thể hòa nhập được với cuộc sống hiện tại đang cuồn cuộn chảy.

Nhân vật “ông” trong Cuộc đời ngoài cửa (Nguyễn Danh Lam), cũng là người mang nhiều suy tư, cảm xúc. Thất bại trong hôn nhân và công việc, ông đã phải chịu đựng những cú va đập tâm lý, ông trở thành người cô đơn giữa thế giới. Ông muốn ra đi để tìm một cuộc sống khác. Trong cuộc hành trình “Đi để bắt đầu lại. Để học cách


sống cuộc sống của mình” đã biết bao lần ông ngồi suy tư, với những dòng hoài niệm xen lẫn thực tại, và chính điều đó lại khiến ông cứ như người “lẩn thẩn với những mảnh kí ức được lắp ghép”, ông đau khổ, dằn vặt, tiếc nuối và cuối cùng ông vẫn là kẻ cô đơn tuyệt đối.

Cũng như thế các nhân vật “tôi”, “hắn”, “gã” trong Bến vô thường” cũng là những nhân vật luôn đối diện với những dòng suy nghĩ của chính mình. Và cùng với sự đồng hiện của không - thời gian, họ luôn hiện lên là những thực thể cô đơn giữa một động đồng thiếu sự sẻ chia, đồng cảm.

Trong các truyện Cún, Không có Vua, Tướng về hưu, Huyền thoại phố phường,… Nguyễn Huy Thiệp luôn để các nhân vật sống giữa gia đình mà như “không gia đình”, sống giữa cộng đồng mà như đứng bên ngoài cộng đồng. Họ luôn là những thực thể bị cô đơn. Bởi lẽ đó, họ luôn có những thiên hướng “co” về thế giới riêng của mình với nhiều cảm xúc suy tư khác nhau.

Xuyên suốt Con gái thủy thần là những dòng cảm xúc suy tư của nhân vật Chương. Dõi theo câu chuyện, chúng ta có thể thấy ước mơ, khát khao của nhân vật gắn liền với bao suy nghĩ, cảm xúc khác nhau. Từ những lời tự bạch hết sức chân tình” tôi là một thanh niên nông dân ngu độn” đến những bí mật của tâm hồn “trái tim tôi thuộc về nàng, thuộc về mẹ Cả, thuộc về Con gái thủy thần.”. Trong cuộc hành trình khó khăn gian khổ khi đi tìm Mẹ Cả, nhân vật đã không ít lần bộc lộ đời sống nội tâm với nhiều trạng thái khác nhau. Khi thì “chua xót”, “đờ đẫn”; lúc lại “sửng sốt”, “thẫn thờ buồn bã” thậm chí “tê tái cảm giác chua xót”.

Thương nhớ đồng quê, “tôi” là nhân vật có nhiều suy tư “mơ mộng”, lại “hay nghĩ”, thích quan sát, đánh giá thói quen của từng người, tôi có thế giới tâm hồn dễ “xao động”, với những suy tư cứ xối xả tuôn chảy:

“Tôi nghĩ

Tôi nghĩ về sự đơn giản của ngôn từ Sự bất lực của hình thức biểu đạt


Mà nỗi nhọc nhằn đầy mặt đất Bao tháng ngày trôi đi

Bao kiếp người trôi đi

Sự khéo léo của ngôn từ nào kể lại được…”[61]

Dù vậy, không ít lần người đọc vẫn bắt gặp tâm trạng xót xa, ngậm ngùi của nhân vật trước những mặc cảm của thân phận: “Thân phận tôi, ở đâu người ta cũng nhận là kẻ làm thuê làm mướn”. Và hơn hết, nhân vật nhận ra một khoảng trống mênh mông kì lạ không dễ lấp đầy: “Chiều vẫn xuống chậm, Nắng hoe vàng. Trong lòng tôi trống rỗng lắm, một khoảng trống rỗng không.” Thậm chí, có những tâm tư và nỗi lòng của tôi đầy bí hiểm, khó lí giải khi “Tôi cười. Mẹ tôi chẳng hiểu nụ cười của tôi đâu.” Cái khoảnh khắc nhận tin dữ, “tôi” đã trải qua nỗi đau đớn tột cùng khi mất mát người thân. Cảm giác ấy “tôi” đã phải “đưa tay lên miệng để bít những âm thanh thổn thức trong cổ”.

Đọc Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Giã biệt bóng tối, Thiên thần sám hối, Bước qua lời nguyền,… chúng ta có thể thấy, đan xen trong những câu chuyện giữa quá khứ và hiện tại là những chiêm nghiệm, cảm xúc đánh giá của nhân vật về con người, cuộc đời, xã hội và về chính bản thân mình. Tạ Duy Anh luôn để cho nhân vật của mình sống trong thế giới của suy tưởng, cảm xúc với nhiều luồng tư tưởng tình cảm phức tạp, trái chiều. Dù vậy, những cảm xúc ấy cũng không đưa nhân vật thoát khỏi vòng vây của trạng thái cô đơn.

Những người lính trở về với cuộc sống có nhiều đổi thay như tướng Thuấn (Tướng về hưu), Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng), Sáu Nguyện (Ba lần và một lần), Linh (Vòng tròn bội bạc),… sống giữa thời bình nhưng dường như họ chưa có phút giây nào được thanh thản, bình yên với cuộc sống hiện tại. Quá khứ cuộc chiến cùng những đổi thay của xã hội mà những người lính trở về chưa kịp “chuẩn bị” khiến họ luôn đau khổ, dằn vặt rồi tự đẩy mình vào trạng thái cô đơn, lạc lõng với hiện tại, không còn biết bấu víu vào đâu. Họ chìm trong những suy nghĩ của riêng mình, tự tìm đến một không gian của riêng mình. Lúc nào họ cũng thấy mình là người cô đơn, lạc thời.


Có thể nói, bằng việc chú tâm thể hiện những dòng ý thức, cảm xúc riêng của nhân vật, các nhà văn đã để nhân vật được bộc lộ suy nghĩ, với những bí ẩn riêng của tâm hồn. Nhờ vậy, người đọc có thể hiểu được một cách đầy đủ hơn về những hồi ức, những ước muốn mà cả những mất mát trong cuộc sống của các nhân vật.

Qua những dòng ý thức, những cảm xúc ấy càng làm nổi bật rõ nỗi cô đơn của con người trong cuộc sống, dường như nhân vật tự cảm thấy cái vô nghĩa mà cuộc sống đem lại, sống chỉ là sự tồn tại một cách hờ hững. Nhân vật cảm nhận được tình cảm của con người trong xã hội này là một xã hội thiếu tính liên kết, thiếu sự quan tâm đến nhau. Cái tôi của nhân vật không sao cố gắng để hòa nhập vào cái ta chung của xã hội. Bởi vậy, nhân vật luôn tự cảm thấy mình cô đơn.

3.3. Nghệ thuật tổ chức không gian - thời gian

3.3.1 Nghệ thuật tổ chức không gian

Trong Dẫn luận thi pháp học Pênêlôp đã chỉ ra:“Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào tồn tại ngoài một nền cảnh nào đó”. Vì thế, mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng có một không gian riêng, mỗi nhà văn bao giờ cũng có kiểu không gian tương thích của riêng mình, và một thời kì văn học bao giờ cũng tồn tại những mẫu không gian đặc trưng, tạo thành nét riêng cho văn học thời đại đó.

Trước 1975, các nhà văn thường xây dựng không gian sử thi hoành tráng, rộng lớn mở rộng hết chiều kích để tỏa sáng vẻ đẹp anh hùng lí tưởng của nhân vật. Ngoại cảnh luôn được miêu tả trong sự bao bọc, che chắn cho con người nên không có sự đơn độc giữa cá thể với môi trường. Sau 1975, cảm hứng sáng tác trong văn xuôi đương đại đã thay đổi tất yếu dẫn đến sự thay đổi trong việc tạo dựng không gian của tác phẩm. Để thể hiện nhân vật cô đơn, các nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Tạ Duy Anh và Nguyễn Danh Lam đã chú tâm xây dựng những không gian nghệ thuật phù hợp: Không gian riêng tư gia đình, không gian xã hội bên ngoài, không gian thiên nhiên lý tưởng...


Không gian riêng tư: Đặt nhân vật vào không gian này, các nhà văn phát hiện được chiều sâu cảm xúc, tâm hồn, sự phức tạp của con người giữa cuộc sống gia đình. Nếu không gian chiến trận là nơi để con người vượt lên hoàn cảnh, thể hiện chất sử thi thì trong không gian gia đình, con người được bộc lộ tất cả những mặt mâu thuẫn, những cảm xúc, suy nghĩ và độ chênh về ý thức. Đó là không gian căn phòng, căn gác xép, căn hộ độc thân, ngôi nhà khuất xa sự ồn ào của phố thị. Cuộc sống của cá nhân như bị phong kín ở bên trong, tách biệt với môi trường bên ngoài, ở đó con người phải sống lặng lẽ cô đơn. Trong không gian ấy, con người được sống trọn vẹn là mình với những buồn vui được mất của một cá nhân thành thật nhất. Ở trong không gian của chính mình, nhân vật có điều kiện đối diện với nỗi cô đơn, sự trống vắng của tâm hồn.

Trong Tướng về hưu, ông Thuấn từ không gian chiến trận về với không gian gia đình. Trong không gian này, ông phải chứng kiến những toan tính ích kỉ, vụ lợi, lạnh lùng của cô con dâu và ông Bổng – em trai ông. Cũng trong không gian gia đình, ông một mình phải đối diện với những việc ông chưa từng biết, chưa từng nghĩ đến. Ông ghê sợ khi cô con dâu mỗi ngày đem rau thai về nấu cho chó, cho lợn. Những trò bát nháo ầm ĩ trong đám tang vợ, trong đám cưới của đứa cháu làm ông chếnh choáng. Không gian gia đình tưởng ấm cúng, thân mật, lại hóa thành sư xa cách, khiến nhân vật rơi vào trạng thái cô đơn “Sao tôi cứ mãi lạc loài”. Bởi nó quá khác so với không gian chiến trận ông đã từng sống trải:

Linh trong Vòng tròn bội bạc cũng từ không gian chiến trường về không gian gia đình rồi lại di chuyển lên “căn cứ ở ẩn”, “cái lều vịt trên cao , rộng 2m, dài 2,5m, đủ để kê một cái giường và cái bàn học trò…” [31, tr.87]. Ở không gian gia đình anh không tìm thấy niềm vui, sự gần gũi với các thành viên. Mọi người như có một khoảng cách lớn với anh, xa cách anh, ngại gần anh. Và cái không gian “lều vịt trên cao” nhỏ bé, chật chội ấy càng tách xa anh hơn với mọi người, càng khắc đậm hơn nỗi cô đơn của anh.


Không gian của “tôi” trong Bến vô thường “cái hộp vuông gần bốn mét bề ngang, bốn mét bề dọc, bốn mét bề cao”[32, tr.20] cộng với một căn phòng phụ “rộng hai mét vuông. Tính ra hết thảy thế giới của tôi là mười tám mét vuông”]32, tr.20-21]. Ở không gian đó, nhân vật không có điều kiện tiếp xúc với thế giới, cuộc sống lặp lại một cách đơn điệu tẻ nhạt với những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi người mẹ trong những lúc bà mang thức ăn lên.

Đó là không gian của nhân vật Anh (Giữa dòng chảy lạc) một “căn nhà chỉ thực sự mình anh nếu không tính con mèo”. Một mình trong không gian đó, nhân vật đã trải qua biết bao ưu tư dằn vặt đấu tranh tâm hồn, mỗi đêm phải mượn đến bia mới tìm được giấc ngủ, rồi cô đơn, thất vọng. Cũng ở không gian đó, anh càng cô đơn hơn khi bao đêm hai vợ chồng nằm xoay lưng lại với nhau, hai người như hai cái bóng lặng lẽ, không thể cùng nhau xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Cuộc đời ngoài cửa, sau những mất mát buồn tủi trong cuộc đời, nhân vật ông lủi thủi trong cái “khu nhà trọ có phần ô hợp”, mỗi đêm ông lặng lẽ đi về “căn phòng tối đen, lạnh lẽo hơi người, mang mang mùi ẩm mốc”, “Những chiếc vali, ba lô xếp đầy sàn nhà. Những bộ đồ nhăn nhúm, treo trên mấy hàng đinh đóng quanh tường, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, lược chải đầu… cắm trên chiếc ly để trên thành cửa sổ. Tất cả đều mang dấu ấn tạm bợ, dạt phiêu, buồn tủi” [33, tr.30]. Trong không gian đó, mỗi đêm ông phải mượn đến men bia và mùi thuốc lá để có thể chìm vào giấc ngủ. Không gian đó như một minh chứng cho sự cô đơn của ông. Và ông đã chọn giải thoát ra đi để tìm niềm vui, tìm lại mình.

Trong Đi tìm nhân vật “tôi” cũng “sống độc thân trong gian nhà nhỏ ở tít tầng trên cùng của một khu tập thể.” “Ngày ngày, ngoài giờ đi làm, tôi chui vào chiếc "chuồng chim" và thêu dệt những giấc mơ sực mùi nước cống rãnh. Tôi tự coi tôi như một anh hùng bị sa vào chiếc lưới thời mạt vận.”[ 52]

Nhưng có lẽ cái không gian chật chội và bí bách nhất là không gian mà nhân vật thai nhi trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối cư trú. Một mình ở trong không

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí