Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 12


gian đó để lắng nghe, cảm nhận và suy xét cuộc sống bên ngoài mà chẳng ai có thể thấu hiểu được.

Còn không gian riêng tư của của mẹ con chị góa, Lão Cóc, Mụ, cô con gái mụ, chị mặt rỗ… trong Bến vô thường; của lão Mị trong Luân hồi; Không gian của hai mẹ con cô gái (Giữa vòng vây trần gian), cũng là nơi Thữc tồn tại trong một thời gian là một căn nhà “tối đen”, “xung quanh hầu như không có cửa sổ”, “nằm giữa một khoảng sân đầy cát” đều như cô đơn, bị tách biệt, bị đóng kín, nằm biệt lập cách xa cộng đồng. Ở trong không gian ấy, nhân vật đối diện với những bi kịch riêng tư của cá nhân, nó là nỗi buồn, là sự lạc lõng. Miêu tả những khoảng không gian nhỏ bé này, các nhà văn đã tạo được sự ám ảnh cho người đọc về sự chật chội, bức bối, tù túng, thiếu tự do cũng như âm hưởng lạnh lẽo, buồn tẻ, vắng lặng tựa như thân phận của những kiếp người cô đơn tồn tại trong nó. Cảm thấu nỗi cô đơn, sự đau đớn âm thầm từ bên trong căn gác, gian phòng, ngôi nhà nhỏ, các nhà văn đã chạm tới được nỗi buồn lặng lẽ đè nặng lên tâm hồn, số phận của những con người.

Không gian xã hội: Từ không gian riêng tư chật chội, bức bối, đến với không gian xã hội bên ngoài, con người cũng phải đương đầu với những bi kịch không kém phần đau đớn, trước hết là sự lạc lõng, không thể hòa nhập. Đặt trong không gian này con người được soi chiếu từ nhiều góc độ, được khai thác trong nhiều chiều khía và những nỗi buồn, sự trầm tư, lặng lẽ cô đơn cũng như bám riết lấy họ.

Không gian làng Đồng trong Bước qua lời nguyền, Lão Khổ, Vòng trầm luân trần gian, Luân hồi,… thưa vắng, nghèo đói và lạc hậu, trì trệ, trói buộc con người trong những xiềng xích của tội ác, quẩn quanh trong vòng hận thù… Cái Làng Đồng bé nhỏ, tồn tại cô lập hiện lên trong cái xa vắng, cũ kĩ của thời gian, khiến người đọc có liên tưởng đến ngôi làng ven biển huyền ảo trong thành phố của G.marquez. Ở trong không gian đó, từ nhà ra ngõ, không khí ảm đạm, thù hằn luôn bao bọc con người. Mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ đều bị bao bọc bởi nỗi sợ, lòng thù hận, những tai họa luôn rình rập, sự ám ảnh và cuối cùng là nỗi cô đơn. Họ thu


mình lại, không giám chuyện trò bàn tán, không giám giao tiếp vì lo sợ .Tạo nên không khí căng thẳng bao trùm lên không gian làng Đồng nhỏ bé.

Đó còn là không gian “xóm ga xưa nay sống hỗn hào dữ dội” (Bến vô thường) chất chứa bao nhiêu mảnh đời, bao kiếp người không tên; biết bao phận người nghèo khổ, nhếch nhác .Và hơn hết“Xóm ga tự cô lập mình như một rẻo đất bị nguyền rủa với tất cả cái thế giới xung quanh. Mỗi mái nhà trong xóm ấy lại tự cô lập mình.”[132, tr.260]. Mỗi mảnh đời, mỗi nhân vật tồn tại trong không gian đó chịu sự chi phối của cái không khí tù túng, ngột ngạt của nỗi buồn, sự nghèo khổ và hơn hết là nỗi cô đơn.

Không gian khu phố G dường như bị ảo hóa “G là một trong những khu trung tâm của thành phố”, với nhiều từ phiếm chỉ “tại đó”, “đúng chỗ đó”,… cùng những ngóc ngách, siêu thị, các ki -ốt, nhà hàng, nhà thổ,… như để thấy cái mênh mông vô định của không gian. Và trên hành trình Đi tìm nhân vật đó, người tìm kiếm giống như một người thủy thủ lênh đênh giữa biển khơi mà trong tay chẳng có la bàn.

Căn phòng trọ của Thữc trong Giữa vòng vây trần gian chỉ được gợi lên một cách mờ nhạt, tạm bợ. Thế nhưng, từ không gian ngoằn nghoèo của đường phố đến không gian của dòng sông, của một bãi vắng, một làng nhỏ khép kín, một cái rẫy cũng vắng bóng người. Tất cả không gian đều vắng lặng, u mịch, đơn điệu buồn bã như làm nền cho nhân vật, để anh chìm ngập trong nỗi sợ bủa vây, chới với trong những hi vọng được hòa nhập cùng cộng đồng người, nhưng tất cả mong ước ấy của anh đều bị chối bỏ, anh cô đơn trong đó không thể nào thoát ra được.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Cuộc hành trình của nhân vật “ông” trong Cuộc đời ngoài cửa cũng đã đi qua nhiều không gian: Từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, qua nhiều con đường, nhiều trạm dừng chân. Nhưng tất cả đều buồn, đều cô đơn, con người sống ở mỗi vùng miền ông qua đều lặng lẽ và cũng mang nỗi cô đơn không thể chối bỏ mà cuộc đời đã trao cho. Ông không thể tìm thấy niềm vui mà làm lại cuộc đời như dự định. Mỗi ngày ông thêm suy nghĩ nhiều hơn về cuộc đời, về thế thái nhân


Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 12

tình. “Đứa con gái, niềm tin yêu, chỗ dựa tinh thần cuối cùng cũng đang tuột khỏi tầm tay. Ông cô đơn trọn vẹn giữa mảnh đất quen mà lạ này” [32, tr.222]

Giữa môi trường xã hội có nhiều biến động, đổi thay thời thị trưởng mở cửa, các nhà văn đã dựng lên từ cái nền không gian đó nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, đan xen chồng lớp tạo nên cảm giác ngột ngạt, chật chội, khó chịu bởi những toan tính, sự lên ngôi của đồng tiền và bởi nỗi bon chen nhọc nhằn của con người trong cuộc mưu sinh. Đặc biệt những người bước ra từ khói lửa đạn bom như Hai Hùng, Tám Tính trong Ăn mày dĩ vãng, Sáu Nguyện, Bảy Thu, Ba Đẩu trong Ba lần và một lần, Linh trong Vòng tròn bội bạc, Tướng Thuấn trong Tướng về hưu, Quang trong Bãi bờ hoang lạnh, Nam, Bình Lãm trong Phố,… được dựng trên cái nền không gian này. Đi từ không gian trận mạc đến không gian thời bình trong sự bung ra của các thành phần kinh tế cạnh tranh, xã hội biến động của cơ chế thị trường thời mở cửa, chưa được chuẩn bị hành trang cho cuộc sống khiến họ như “một con nộm rơm khốn khổ giữa cánh đồng đầy giông bão”, cô đơn, lạc lõng, chơi vơi giữa sự chảy trôi của xã hội, trở thành cái bóng nhợt nhạt giữa vô số thân phận cô đơn khác của cuộc đời. Trong sự vận hành của cơ chế mới, nảy sinh những hạn chế, sự phức tạp trong nhiều mối quan hệ xã hội, những toan tính ích kỷ, sự lên ngôi của đồng tiền và nỗi bon chen nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh luôn tạo cảm giác ngột ngạt, chật chội. Những người lính bước ra từ chiến trận không dễ dàng gì tìm được sự hòa nhập, tìm được tiếng nói chung đồng cảm. Họ rơi vào bi kịch cô đơn giữa đồng loại, họ “lạc thời”, thất thế trong xã hội hiện tại đó. Đặt nhân vật của mình vào kiểu không gian này, nhà văn đã cho người đọc thấm thía nỗi cô đơn của con người giữa cuộc sống mưu sinh hiện tại nhiều vất vả, nguy hiểm.

Không gian thiên nhiên lý tưởng: Những con người cô đơn luôn hướng đến một không gian đẹp đẽ của riêng mình. Thiên nhiên như một vị thần chở che, an ủi cho họ. Tìm đến với không gian này, phần nhiều là những người lính trở về từ sau trận chiến. Sáu Nguyện, Ba Đẩu và nhiều đồng đội (Ba lần và một lần) hướng về


rừng xanh núi đỏ, cùng giấc mơ lập một đại gia đình sống bình thản yên bình. Linh (Vòng tròn bội bạc) mệt mỏi với những bon chen, cơ hội, với những cơm áo, gạo tiền nhọc nhằn cũng tìm lên biên giới với những đồng đội của mình. Ở đó rừng núi, cỏ cây, con người đều thấm đẫm khí chất trong lành nguyên thủy có thể tiếp thêm sức mạnh cho họ bước tiếp. Quang (Bãi bờ hoang lạnh) đã phải từ bỏ hẳn cái ồn ào của phố thị để là một cư dân trên đỉnh núi. Một con người nham hiểm như Ba Thành (Ba lần và một lần), cũng phải tìm đến với ngôi nhà khu vườn rợp bóng cây trái hoàn toàn tách biệt với mọi ồn ào của phố thị,… “Tôi” (Bến vô thường) vì cô đơn giữa thực tại, bị đóng trong “khung khép kín”, nên tôi đã ước mong được hòa nhập cùng với thiên nhiên, cùng với ánh trăng. Đó là mảnh vườn mà mỗi đêm lão Khổ (Lão Khổ) vẫn thường ra đó để tư lự, để trải lòng, để uống rượu và suy nghĩ về cuộc sống, về kiếp người. Đó là không gian của một dòng sông, một bến đò mơ màng và cô liêu trong Chảy đi sông ơi; là một cánh rừng “xanh ngắt và ẩm ướt” đang độ xuân về trong Muối của rừng; là bạt ngàn rừng núi một sắc trắng hoa ban (Những người thợ xẻ);… Các nhân vật đã tìm đến, hướng đến những nơi đó để tự vấn, độc thoại với chính mình và được thả hồn vào đó.

Tìm đến với những không gian thiên nhiên trong lành này, con người hy vọng sẽ tìm được mối tương giao, có thể tìm thấy cho mình hạnh phúc, sự cân bằng, thiên nhiên sẽ làm dịu đi cái ngổn ngang, những nỗi khổ đau, bức bối trong long họ. Vậy nhưng chính giữa không gian thiên nhiên lý tưởng đó con người càng cảm thấy cô đơn, càng thấy bất lực hơn trong việc thực hiện khát vọng tìm được sự hòa nhập với cộng đồng, với cuộc đời. Chính cái không khí trong lành mát dịu đó càng làm nhân vật nhớ lại kỉ niệm tuổi trẻ, với những kí ức, khiến họ càng như những cái bóng nhỏ nhoi đi bên lề cuộc đời, không bao giờ hết cô đơn. Có thể nói, đặt nhân vật vào thế đối diện với thiên nhiên bao la, vĩnh hằng, các tác giả càng như để con người nhận ra thân phận bé nhỏ, cô đơn, mong manh và phù du của nhân sinh trước dòng chảy tự nhiên vĩnh cửu.



3.3.2 Nghệ thuật tổ chức thời gian

Thời gian nghệ thuật được xem là một hình tượng nghệ thuật, một sáng tạo mang tính khách quan, chịu sự chi phối chủ quan của người nghệ sĩ. Theo Pênêlốp: “Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của các tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật”. Thời gian nghệ thuật là yếu tố quan trọng góp phần tổ chức thế giới nghệ thuật cho tác phẩm, chứa đựng ý đồ của người cầm bút, mang nét riêng của giai đoạn, trào lưu, hoặc thời kì văn học.

Nếu văn học sử thi thường xây dựng kiểu thời gian tuyến tính, gắn liền với những sự kiện lịch sử, vì vậy sự phát triển của số phận, tính cách nhân vật gắn liền với sự kiện lịch sử, chú trọng bám sát thời gian hiện tại, hướng tới tương lai chứ không chú trọng đến thời gian quá khứ, thời gian tâm trạng, thì văn xuôi đương đại chú trọng tới thời gian cá nhân, thời gian tâm trạng chảy theo dòng tâm trạng của nhân vật. Các mốc sự kiện lịch sử gần như không xuất hiện, những năm tháng cụ thể ít được chú trọng. Xây dựng kiểu thời gian sự kiện rút ngắn, kéo dài thời gian tâm trạng như vậy các nhà văn nhằm khá phá, miêu tả đời sống tâm hồn phong phú, bí ẩn của con người. Nhân vật có những dòng suy nghĩ tầng lớp, đứt đoạn, để nhận thức về cuộc đời, con người. Thậm chí, các nhà văn gia tăng thời gian tâm lí, nhằm xoáy sâu vào nỗi buồn, cô đơn của cá nhân.

Trong Đi tìm nhân vật qua lời kể của nhân vật “tôi”, ở chương I từ Thời điểm quá khứ “Tôi” đi tìm tin tức vụ thằng bé đánh giày bị giết trên phố G, “tại chỗ đó”, vào một cửa hiệu rồi nhớ lại quá khứ hồi mấy năm sống nhầy nhụa nghèo khó. Đến chương II lại tiếp tục cuộc truy tìm nhân vật, kể về vụ anh thợ săn giết ông già gác rừng, sau đó nhớ lại buổi tối kẻ thù giết cha xuất hiện,…

Bên cạnh đó các cây bút cũng chú trọng xây dựng thời gian đồng hiện. Không còn thời gian sự kiện tuyến tính mà nhân vật sống trong nhiều khoảng thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Chẳng hạn trong Chương II của Lão Khổ đang ở thời gian hiện tại “Đêm nay, vì quá cô đơn, lão bỏ ra vườn một mình”, chuyển đến thời


gian quá khứ “Năm ấy, lão còn là anh chân sào nổi tiếng”; rồi lại rời khỏi kí ức trở về hiện tại: “Lão Khổ lặng lẽ đến bên vợ cũng vừa lúc bà Khổ quay vào.” Xuyên suốt tác phẩm luôn có sự đan xen đồng hiện của các khoảng thời gian.

Cuộc hành trình ngược về quá khứ thường gắn với hoài vọng, tiếc nuối, những tín hiệu thiêng liêng, sự gắn kết mà hiện tại họ thật khó tìm thấy. Mở đầu tác phẩm Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng là thời gian hiện tại rồi từ đó trở về thời gian quá khứ. Trong quá khứ họ là những chàng trai rắn rỏi thì nay lại ốm yếu, nhếch nhác… họ bị đẩy ra giữa cuộc sống đầy tất bật. Không tìm được niềm vui, sự hòa nhập và tiếng nói chung của cuộc sống hôm nay, cảm nhận rõ vị thế cô đơn của mình ở hiện tại, con người lại hướng về quá khứ như muốn tìm kiếm sức mạnh nâng đỡ mình trong cuộc sống hiện tại. Thậm chí ở những tác phẩm này có sự gia tăng thời gian quá khứ để nhấn mạnh ám ảnh của chiến tranh vẫn đồng hành cùng con người trong cuộc sống. Vậy nên, con người thật không thể yên ổn, không thể hòa nhập với thực tại. Chính vì thế nhân vật phải lội ngược thời gian tìm về quá khứ.

Trong Lão khổ thời gian đi về giữa hai thời đại, từ chế độ cũ đến những năm cải cách ruộng đất. Và chìm ngập trong thời gian ấy chính là Lão Khổ với một thân phận chìm nổi, nhiều nỗi đau đời. Đến cuối cuộc đời lão “mới biết kiếp người còn có thêm nhiều nỗi khổ nữa. Nỗi khổ của sự nhận ra mình là người”. Bao năm lão đã sống hóa ra chỉ là kiếp con vật!

Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Danh Lam cũng không chú trọng đến năm tháng cụ thể trong tác phẩm, chỉ nêu tên sự kiện là mốc thay đổi cuộc đời của nhân vật. Trong Cuộc đời ngoài cửa (Nguyễn Danh Lam) nhân vật trải qua các mốc sự kiện là việc đổ vỡ hôn nhân, nghỉ việc. Từ hai mốc sự kiện ấy khiến “Ông” trở thành người cô đơn giữa cõi đời: Không gia đình, không công việc. Mốc sự kiện cuối cùng là việc ông lựa chọn đi tìm cuộc sống bên ngoài. Bên cạnh đó, người đọc có thể thấy thời gian trong Cuộc đời ngoài cửa cũng có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Dừng lại ở đúng nơi mà trước kia gia đình ông đã vô cùng hạnh phúc khi đi nghỉ cùng nhau khiến ông


không thôi hoài niệm, quá khứ ngọt ngào ùa về “Ông một bên, cô một bên, con trai ở giữa, con gái địu sau lưng. Đúng hình ảnh một gia đình hạnh phúc”[32, tr.63]. Thế nhưng, hiện tại thật phũ phàng, “Tất cả đã đổi thay, đã cuốn tới, chỉ mình ông ngồi lại, hay lạc sang một nẻo khác của cuộc đời.”[32, tr 64]. Nhân vật Anh (Giữa dòng chảy lạc) cũng đã trải qua rất nhiều sự kiện: thất nghiệp, đi phỏng vấn, đi học thêm tiếng anh, kết hôn,… Thế nhưng, cuối cùng nhân vật cũng chỉ là một lạc thể cô đơn giữa cuộc đời. Trong truyện ngắn Cún (Nguyễn Huy Thiệp) nhân vật đến với cuộc đời cũng không có ngày tháng cụ thể, rồi đến sự kiện Cún về ở với Lão Hạ, đi ăn xin, có con với cô Diệu, Cún chết,…

Dựng lên nhiều kiểu không gian khác nhau, tái hiện nhiều khoảng thời gian đan cài. các nhà văn đã mở rộng phảm vi hiện thực phản ánh, khai thác sâu hơn thế giới nội tâm nhân vật cô đơn, đồng thời có thể theo sát tái hiện được chân dung con người với tư cách cá nhân, công dân, có những số phận riêng tư một cách sâu sắc.

3.4. Ngôn ngữ - giọng điệu

3.4.1. Ngôn ngữ

* Ngôn ngữ đối thoại – độc thoại

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Lời đối thoại là lời trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như là phản ứng đáp lại lời nói của người khác”.

Điều kiện để thực hiện đối thoại là phải có sự hiện diện của người nói và người nghe. Đối thoại là hình thức giao tiếp sử dụng ngôn ngữ trực tiếp giữa người nói và người nghe. Trong văn xuôi thì lời đối thoại chính là lời nói trực tiếp giữa nhân vật này với nhân vật khác. Văn xuôi đương đại có nhiều kiểu nhân vật, các nhân vật thường có sự giao tiếp với nhau nên ngôn ngữ đối thoại thường chiếm một số lượng nhất định. Đối thoại làm cho diễn biến của câu chuyện thêm sinh động, mặt khác qua đối thoại các nhân vật không chỉ đạt được mục đích giao tiếp mà còn phần nào đó nói lên tính cách, con người nhân vật. Có thể xem, đối thoại là phương tiện để nhân vật tự thể hiện mình. Lời đối thoại có thể ngắn, dài, có những đối thoại chậm theo dòng suy nghĩ của


nhân vật, cũng có những lời đối thoại diễn ra chớp nhoáng khác nhau tùy vào cách thức xây dựng của nhà văn. Thông qua đối thoại, tính cách các nhân vật và bản chất các mối quan hệ được thể hiện, đồng thời qua những lời thoại có sự hô ứng khác thường , nội dung lời thoại và giọng điệu đối thoại độc đáo có sức hấp dẫn riêng nhằm hướng tới con người đời thường, con người cô đơn giữa đời sống.

Trong Vòng tròn bội bạc hai người đồng đội cũ gặp lại nhau sau khoảng thời gian chia tay khá dài. Cuộc sống thời bình đẩy những người lính cùng thời chiến đấu đi về nhiều ngả đường khác nhau. Gặp lại, bao nhiêu tình cảm, bao nhiêu tâm sự muốn trút bỏ cho vơi đi. Nỗi nhớ đồng đội day dứt, kỉ niệm chiến đấu ngày xưa trào về:“Đã có lúc tôi nghĩ giá cứ chết với nhau lại hơn! Trở về sống mệt quá! Mệt gấp ngàn lần đánh giặc. Lúc khác lại nghĩ: còn thằng nào là được thằng đó, sống ngày nào là lãi ngày đó. Sống năm năm nay rồi mà có thấy lãi gì đâu. Toàn lỗ! Lại muốn trở về rừng! Trớ trêu quá! Thì ra hạnh phúc nhất là sự thanh thản và bị kịch nhất lại không phải là cái chết”[31]. Cuộc đối thoại giữa Linh và đồng đội cũ gặp lại, cho thấy nỗi cô đơn khủng khiếp của Linh giữa cuộc sống hiện tại. Anh suy nghĩ về sự được mất, sống còn. Và từ những nỗi buồn phải gánh chịu sau ngày trở về, anh cay đắng nhận ra không phải cái chết lại mà phải sống cô đơn mới thực sự là bị kịch của con người.

Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng sử dụng ngôn ngữ “đối thọai ngầm” để hướng đến người đọc. Là một kẻ “lạc loài” ở hiện tại và phải lội ngược dòng thời gian tìm về quá khứ, không ít lần Hai Hùng tự bộc bạch nỗi lòng của mình trước người đọc:

“- Vâng, thưa bạn đọc! thì tôi vẫn đang nói về người đàn bà ấy chứ. Ấy là vào một đêm hè oi ả… Chao! Lại lẩm cẩm rồi. Tội vạgì mà thiên hạ động nhắc tới kỉ niệm lại nhất thiết cứ phải là đêm nhỉ?” [59].

Thưa bạn đọc! Chắc bạn đọc sẽ bực mình mà hỏi: Ơ hay cái thằng cha vớ vẩn này! Mi còn định tìm đến đây làm gì nữa khi mà đêm qua chính mi đã bị một cú bẽ mặt đáng lẽ phải tớm đến già rồi!... Vâng, điều đó sẽ hoàn toàn chính xác nếu như tôi còn biết bẽ mặt hay còn mặt để mà bẽ. Tuy nhiên cũng xin thưa rằng tôi chưa đến nỗi vô sĩ

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí