Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 10


con người trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn. Sau nhiều tai biến, lão mệt mỏi, “Lão như người câm người điếc trước mọi sự”[3, tr.17], thường hay suy nghĩ, dằn vặt, đấu tranh tư tưởng, mỗi ngày “sống ẩn dật trong khu vườn thâm u, tịch mịch như khu chùa” [3, tr.17]. Ở cái mảnh đất dữ dằn “người sống tàn sát nhau liên miên”, trong cái “vương quốc của lòng hận thù ấy, lão Khổ cũng đã từng là người cán bộ xã được dân làng kính nể tin yêu. Tuy nhiên, sau những cống hiến “oanh liệt” mà lão đã cống hiến, một ngày lão bị giấy gọi của toà án. Đối diện với thực tế “Có lẽ vì quá cô đơn, lão Khổ bỏ ra vườn một mình. Lão không muốn bất kì ai, ngay cả vợ lão chứng kiến nét mặt nhàu nát, thảm hại của lão”[3, tr.32]. Có nhiều chuyện diễn ra ở cái Làng Đồng ấy diễn ra ngay trước mắt, nhưng chính lão cũng không hề nhận ra “Lão mù lòa ngay trong cộng đồng của lão. Có một cuộc sống bất chấp quy tắc diễn ra, trong đó lão bị căm ghét và thương hại” [3, tr.90]

Những ám ảnh về lòng hận thù, kẻ thù của lão thì tự sát hại nhau theo một định mệnh nào đó khiến“Lão Khổ thấy cô đơn đến khủng khiếp”. “Lão cô đơn vì lão thấy mệt mỏi đến tận cùng trong các cuộc loại trừ nhau”[ 3, tr.227]. Và hơn hết, lão không biết ý nghĩa cuộc sống là gì? Khi mà người ta cứ hận thù nhau, tàn sát nhau dai dẳng thế. Không tìm được câu trả lời khiến lão rơi vào nỗi co đơn, tuyệt vọng. Lần lượt những người cùng thế hệ lão đã nằm xuống đất. Lão lo sợ mình sẽ là người cuối cùng nằm xuống, lão sẽ chẳng thể nào chịu đựng nổi một sự trừng phạt khủng khiếp đến thế và nhận ra những cuộc tranh giành đua chen đã chẳng còn có ý nghĩa gì. Lão dần rơi vào trạng thái mê sảng, lo sợ, chới với trong giấc mơ “Đừng bỏ tao cô đơn.”[3, tr.188]. Lão sợ chỉ còn mình lão lạc lõng, cô độc ngay giữa đồng loại. Lão nhận thấy sự bé nhỏ của kiếp người so với vũ trụ, chẳng là gì cả. “Lão có cảm giác của kẻ đang chạy trốn bị bủa vây bởi lạnh lùng và cô đơn.”[3, tr.228]. Lão đã mơ hồ nhận thấy cái sự sai lầm của nhân loại, của thế hệ lão khi chìm ngập trong hận thù, trong cuộc loại trừ nhau tàn khốc đó. Lão tuyệt vọng và thú nhận “Bố thấy cô đơn quá.” [3, tr.228].


Không chỉ Lão Khổ, mà những công dân của Làng Đồng đều gánh chịu nỗi cô đơn như sự trừng phạt của cuộc đời dành cho những người chỉ biết đến lòng thù hận.

“Tôi” trong Giã biệt bóng tối là đứa trẻ mồ côi lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm, làm đủ mọi nghề từ đứa bé đánh giày, bưng bê đến việc hót phân để kiếm tiền sinh sống. Nhưng bản thân “tôi” đã phải hứng chịu biết bao sự đối xử bất công, tàn nhẫn, thậm chí còn bị đánh cắp thành quả lao động. Nó như một thiên sứ lạc loài, cô đơn giữa biển người độc ác. Không ai chở che và bệnh vực nó giữa cuộc đời

Các nhân vật trong một số sáng tác của Tạ Duy Anh cũng đều phải thốt lên trong nỗi cô đơn vây bủa, nó biểu hiện sự trống trải trong tâm hồn của mỗi nhân vật.

Nhân vật “tôi” – người chứng kiến, kể lại mọi sự đơn độc, lẻ loi, buồn tủi và cô đơn của những kiếp người trong làng Đồng, cũng là người dám chống lại cả làng Đồng để bước qua lời nguyền, hơn ai hết “tôi” cũng là người cô đơn. Trốn chạy khỏi sự thật, trốn tránh sự thật, trốn chạy khỏi sự trả thù đã được tiền định từ trước. Điều này như một sự trốn chạy cái chết hay một tai họa nào đó luôn rình rập, trốn chạy cuộc đời mình trong quá khứ cũng là biểu hiện của nỗi cô đơn: Quyết định rời khỏi gia đình, rời khỏi làng Đồng vì không muốn chứng kiến mối hận thù của các dòng họ thêm nữa, Bỗng dưng tôi cảm thấy cô đơn”, tôi chấp nhận “cuộc dấn thân cô độc”, không muốn ngoan ngoãn tuân thủ, chịu chấp nhận nuôi dưỡng lòng hận thù như thế hệ cha ông đã làm, tôi ngột ngạt trong cái không khí hận thù, quyết định rời khỏi làng quê tăm tối ấy và “ Tôi lặng lẽ bước, nghe tiếng chân mình cô độc trên con đường trải đầy lá rụng [1, tr.175], “ vào sáng ấy khi còn lại một mình với những bước chân cô độc, tôi đã khóc thưởng thức [1, tr.189], “tôi bước vội đi, lòng tan nát và cay đắng đến cùng cực… Trong phút chốc tôi cảm thấy mình bị bỏ côi cút giữa cuộc đời đen bạc [1, tr.191]. “Tự dưng tôi cảm thấy mình bị rơi đến đáy của nỗi cô đơn [1, tr.63]. Đó là chú Hổ trong Vòng trầm luân trần gian. Chính cái cô đơn đã đẩy đến sự bế tắc, mỏi mệt và muốn được thoát ra khỏi thực tại đó: Tôi cô đơn. Tôi muốn thoát khỏi cuộc đời này”. Đó là cuộc đối thoại im lặng trong nỗi cô đơn kéo dài dằng dặc


giữa ông Nhị và người vợ trẻ hay buồn trong Chuyện không có chủ đề. Đến phút chót cuộc đời được sống bên nhau, họ vẫn là những khối cô đơn còn đầy sự bí ẩn. Đó là Lão Nhị trong Chuyện không có chủ đề mang một tâm hồn trĩu nặng nỗi ưu tư của sự cô độc. Hàng ngàn đêm trôi qua, lão bị bó lại trong căn nhà hoang vắng. Cái án mà lão đang mang chính là sự cô đơn. Hình ảnh người vợ chết trẻ của lão đã để lại một nỗi ám ảnh kinh sợ “nàng hoàn toàn mãn nguyện trong nỗi cô đơn khủng khiếp” [1 tr.372]…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Cô đơn là một căn bệnh trầm kha của con người, trong hoàn cảnh xã hội hiện đại ngày càng đi vào trạng thái phân mảnh, nhiễu loạn thì con người càng cảm thấy cô đơn hơn. Tại sao con người lại cô đơn giữa xã hội dân chủ, văn minh, hiện đại? Phải chăng khi xã hội càng phát triển thì con người càng cô đơn hơn?. Khi mà “Con người ngày càng đông như kiến nhưng chẳng ai giống ai. Mỗi người buồn một kiểu, vui một lối. Tại cái gì, tại ai mà bao nhiêu thế hệ đều nhiễm một cái buồn thâm căn cố đế” (Dĩ Vãng – Nguyễn Thị Thu Huệ), thật khó để đi tìm câu trả lời.

Nhân vật của Nguyễn Danh Lam, đặc biệt những con người sống giữa thời hiện đại cô đơn vì nhiều nguyên cớ. Đó là nỗi cô đơn của ông – người thầy giáo đã nghỉ hưu trong tiểu thuyết Cuộc đời ngoài cửa. Sau những mất mát về tinh thần, đổ vỡ hôn nhân, ông sống đơn độc, lủi thủi một mình ở cái phòng trọ “tạm bợ, dạt phiêu, buồn tủi” khiến cho bao kẻ phải tò mò. Là một người thầy tâm huyết và yêu nghề, cả mấy chục năm trời dạy học chỉ biết “cắm mặt vào giáo án,bục giảng” ông tự nhận mình “chẳng có bất kì kĩ năng sống nào khác” [33, tr.7], khiến ông như một học sinh còn vỡ lòng, chưa biết gì về cuộc đời ngoài kia. Lạc lõng giữa cuộc sống cuộn chảy cùng những mưu toan tiền bạc, quyền lợi, ông thú nhận: “Cũng buồn, bằng này tuổi rồi coi như lạ lẫm tập đi.”. Cơn lốc đô thị hóa, xã hội kinh tế thời mở cửa khiến con người chạy đua theo công nghệ, theo ngoại ngữ. Nghề văn thời nào đứng trên đỉnh cao trượt dần vào một hố sâu không đáy. Giá trị truyền thống bị xem thường, ít được coi trọng. Điều đó khiến ông buồn lòng và cũng chỉ ông là số ít người còn chưa thích nghi theo

Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 10


cuộc sống mới. Ông rơi vào sự cô đơn, lạc lõng. Thế nên, ông quyết định một cuộc hành trình đơn độc phiêu dạt như là chuyến đi cuối cùng của cuộc đời để cắt đứt với hiện tại:“Hai đứa con, sợi dây liên kết cuối cùng với đời sống hôm qua, bằng cuộc ra đi này cũng coi như cắt đứt”[33,tr.15]. Thế nhưng, cô con gái suốt ngày chỉ dán mắt chơi game trên điện thoại di động, nhoay nhoáy với cả đống tin nhắn cũng đòi đi theo khi biết tin: “Ba muốn đi để có một đời sống khác, để gột rửa quá khứ, để học lại đời mình… như ba đã nói. Vì vậy, con cũng muốn đi để làm mọi điều như ba”. Bởi, cô con gái của ông cũng cô đơn, nạn nhân chịu sự cô đơn vì bi kịch gia đình, sống cùng mẹ và anh trai nhưng chính cô cũng phải thừa nhận “Con không cảm thấy đó là nhà của mình” [33, tr.22].

Hai cha con lên đường, những tưởng chuyến đi này “Có bóng dáng con gái gần bên, trên những dặm đường thăm thẳm, ông sẽ bớt cô độc” [33, tr.29]. Qua đó, hai cha con có thể sẽ có những cảm thông, hiểu nhau hơn sau quãng thời gian dài sống xa cách. Nhưng không, khoảng cách giữa hai cha con, hai thế hệ mỗi ngày như nới rộng hơn. Với ông, được sở hữu một tủ sách là cả gia tài: “Ba đã từng mơ ước để lại số sách đó cho các con. Đó là tài sản lớn nhất của ba” [33, tr.120], nhưng cô con gái nói không dấu giếm “ít khi đọc”, không cần quan tâm đến. Suy nghĩ này của con đã khiến ông choáng. Đi ngang nghĩa trang, ông tâm sự: “Những con người trong ấy, họ nằm lại bởi chiến tranh. Cuộc chiến mà con học trong sách đó. Hàng triệu người đã nằm xuống. Và rất nhiều người chưa được về với quê hương bản quán. Những người ở đây cũng vậy” [33, tr.123]. Điều đó khiến ông thương xót, day dứt, nhưng cô con gái lại dửng dưng đến vô cảm: “Con tưởng có chuyện gì?”. “Họ chết rồi, còn con thì đang phải sống”. Ông trân trọng, gìn giữ, coi những giá trị truyền thồng như một gia tài quý giá thì cô con gái lại thờ ơ, vô cảm, không tiếc rẻ. Cách nhìn nhận, suy nghĩ của hai thế hệ đã là một vấn đề lớn khiến ông buồn lòng. Hơn hết, đó phải chăng là việc thất bại trong hôn nhân, không có một gia đình trọn vẹn để giáo dục, để chia sẻ, để truyền thụ cho con cái?


Cuộc hành trình tưởng như sẽ cho ông tìm lại được niềm vui, sự hòa nhập với cuộc sống sau những thua thiệt, đổ vỡ cuộc đời, nhưng càng đi ông càng trượt dài trong nỗi buồn: “Ông như hòn sỏi trượt đi trong đáy nước, chiếm một khoảng thể tích vô cùng khiêm tốn nào đó. Tới một ngày phát hiện, quanh mình vẫn là thứ nước ấy, nó đẩy ông đi, bản thân ông không thể vận hành” [33, tr.133]. Càng muốn cố gắng, càng trượt ra xa hơn vòng quay của cuộc sống, không còn thấy được sự tồn tại của mình trong cuộc sống này nữa. Ông thú nhận “Ba không hiểu nổi bạn bè, cũng như không hiểu nổi mình. Không hiểu nổi mọi thứ xung quanh”. [33, tr.40 ]. Ông là một thực thể cô đơn vì không hiểu được cuộc sống, không hiểu được bạn bè, không hiểu chính mình.

Đi trên cùng một chuyến xe, cùng va chạm nhiều cảnh đời, nhưng hai cha con, hai thế hệ không hiểu nhau, tuồng như đẩy nhau xa hơn. Sự bực bội diễn ra thường xuyên. Những lúc nhắc lại chuyện ly hôn của ông cũng gây cho cô con gái cú sốc nặng nề về tâm lý. Xung đột được đẩy đến đỉnh điểm khi cha con cãi nhau kịch liệt: “Trong khoảnh khắc thấy bóng con vừa vùng lên, định gào tiếp một câu gì đó, ông dang thẳng cánh tay, tát giữa mặt con một cú như trời giáng”[33, tr.239]. Chính vì cơn gi ận dữ

không kiểm soát, ông đã đẩy cô con gái tự tìm cách kết thúc số phận của mình.Ông

tuyệt vọng và cô đơn hơn bao giờ. Hạnh phúc chẳng bao giờ đủ đầy viên mãn đối với ông “Tuồng như ông đã bỏ cả thế giới sau lưng, hay chính cái thế giới này đã từ chối ông bằng mọi cách” . [33, tr.231]. Ông chỉ còn một mình giữa cuộc đời “Phải chăng cuộc đời ngoài cửa xe ông, ông ở ngoài cửa cuộc đời”[33, tr.261].

Đến Giữa dòng chảy lạc, người đọc có thể thấy đó là nỗi cô đơn của nhân vật Anh một chàng trai đã tốt nghiệp đại học, sống giữa một xã hội công nghiệp hiện đại. Anh cũng đã từng lăn lộn với đời, lại là người tinh tế, khôn ngoan, biết nhẫn nhịn, biết tự trọng, tôn trọng người khác, thế nhưng anh đứng trước một tương lai là gã tâm thần đơn độc với tuổi già phía trước”. Sau mấy tháng trời thất nghiệp, sau mấy lần xin việc rồi lại nghỉ bởi anh thấy khó có thể hòa nhập được với công việc, với con người mới “Trong cao ốc cũ anh là kẻ lạc lối bị đẩy bật ra” và khi đến một công ty mới anh lại tự


hỏi “Còn nơi này, có chỗ của mình không?” [34, tr.146]. Không thể hòa nhập với công việc, với đồng nghiệp, với xã hội văn minh hiện đại, anh luôn có “cảm giác cô đơn thường trực” [34, tr.28], “cảm giác mình là một người thừa” [34, tr.73], “xưa giờ tôi luôn là một người thừa đối với cả cuộc đời này.” [34, tr.50].

Anh sống một mình trong căn nhà trống không, gia đình anh ở nước ngoài, chỉ có con mèo là bạn duy nhất trong căn nhà ấy cũng chết, “để lại cho anh một nỗi buồn mất mát chưa từng nếm trải” [34, tr.133]. Dù ý thức rõ sự tạm bợ, chán ngán và vô nghĩa của mình nhưng anh không đủ bản lĩnh để thoát ra khỏi cuộc sống đó. Anh cô đơn nên chân thành tìm kiếm tình yêu, muốn kết hôn như để thoát khỏi cuộc sống một mình tẻ nhạt vô nghĩa, để có người chia sẻ, để thay đổi số phận, để thay đổi cuộc đời. Nhưng, tuần trăng mật của anh diễn ra tẻ nhạt hiu hắt. Những ngày sau đó cuộc sống thật căng thẳng, nhạt nhẽo và buồn rầu. Anh muốn quan tâm, muốn hiểu vợ, nhưng càng theo đuổi thì càng mất hút. Bí mật của vợ với anh ngày càng lớn. Dù có cố gắng đến kiệt sức anh cũng chẳng thể giữ được. Tuyệt vọng, buồn bã và cô đơn vì anh đã từng hi vọng và mong mỏi, thậm chí là ước mơ một gia đình êm ấm như bao người, mong mỏi có con, nhưng vợ anh cứ xa lánh anh, bỏ nhà đi miết… Biết được sự thật, anh đã tha thứ, đã thông cảm, đã muốn níu giữ cô ở, tha thiết được tiếp tục có cô ở bên cạnh mình, nhưng cô đã từ chối. trả lại anh nỗi buồn đau, sự trống trải và cô đơn nặng nề hơn lúc cô chưa đến.

Dường như tác giả đã nhấn nhân vật của mình vào tận cùng của sự vô nghĩa trong cuộc sống. Vợ mới cưới được ba tháng đã bỏ đi. Người bạn hoạ sĩ tâm giao cũng chết đột ngột không rõ nguồn cơn. Người bạn thời sinh viên, sau tai nạn phải sống thực vật cũng đã ra đi. Mấy lần đi xin việc rồi phải bỏ việc. Anh như một “lạc thể” không “tương thích” trôi chảy giữa dòng đời, phải đối diện với nỗi trống vắng của tâm hồn. Chỉ còn lại một mình đơn độc, bất lực, vô vọng, không biết về đâu, không chốn nương thân giữa dòng chảy cuộc đời đã nhiều lần anh lên cơn điên hiện sinh tưởng đã chia lià cõi đời phù du này… Tất cả những con người cô đơn đó cũng chỉ là một phiên bản


những con người cô đơn, dở dang, vô vọng “Tất cả đều lạc nẻo, càng cố trở về càng trôi xa hút, càng cố kiếm tìm càng hoài công mệt mỏi”[34, tr.304].

Anh luôn tra hỏi về sự hiện diện của mình. “Câu hỏi thường trực trong đầu, tại sao mình lại ở đây, trong một thế giới mênh mông, đầy xa lạ…Chẳng nơi đâu là nhà, chẳng nơi nào là quê hương?”[34, tr.320]. Đi hưởng trăng mật với vợ, anh ngồi một mình ở bãi biển và tự hỏi “Sao mình lại ngồi đây “[34, tr.232]. Trên đường đưa gia đình ra sân bay, anh lại tự hỏi “không biết mình đang đi đâu, tại sao lại đi.”[34, tr.277].Ở chỗ làm, anh lại tự hỏi “còn ở nơi này, anh có chỗ của mình không?”[34, tr.146]. Anh như bị lạc đi giữa xã hội, giữa vòng quay cuộc đời.

Trong nỗi ám ảnh về nỗi cô đơn của kiếp người, các nhà văn cũng dành sự chú ý đặc biệt cho những người phụ nữ. Họ đẹp như những nhân vật nữ của truyền thuyết giữa bao định kiến thù hận hẹp hòi, nhưng hơn hết họ lại nổi bật giữa đám đông bởi cái đẹp lạc loài: Đó là chị Thư trong Truyền thuyết viết lại chị khiến người đọc nhớ đến những nàng tiên trong truyện cổ tích, trong lịch sử “Chị đã gợi dậy trong ký ức làng Đồng nỗi kinh hoàng về một hiểm họa do một người đàn bà đẹp gây ra” [34, tr.179]. Và người ta trút lên chị nỗi hằn học vô cớ. Người ta hắt hủi chị như là “sự chối bỏ một điều vô phúc từng xảy xa ở làng Đồng”. Chị bơ vơ, cô đơn ngay giữa chính cộng đồng, làng xóm của mình. Chị lạc lõng, chị bị ruồng bỏ với chính cái nhan sắc lộng lẫy của mình giữa những người đen đủi tật nguyền. “Quanh năm chị chỉ biết vụng trộm với bọn trẻ”, nỗi cô đơn thấm đẫm trong những bài hát khe khẽ, buồn thảm thiết của chị.

Chị Túc trong truyện ngắn Xưa kia chị đẹp nhất làng của Tạ Duy Anh đã chôn vùi tuổi xuân của mình vì chiến tranh, chị đã để tuổi xuân trôi qua cùng với niềm hy vọng, khát khao, ham muốn thầm kín. Những tiếng nấc nghẹ nén sâu trong lồng ngực chị đọng lại nỗi buồn tủi, cô độc của người đàn bà tuổi ba lăm. Chiến tranh qua đi, chẳng mấy ai còn nhớ “xưa kia chị Túc xinh đẹp và tài đảm nhất làng”. Không còn những lời trầm trồ khen ngợi : “Em là cô tấm trong phép màu chứ không phải là người trần mắt thịt!” [61]. Hình ảnh hiện tại của chị Túc chỉ còn là “một thân phận héo mòn


cô đơn”, “âm thầm như một con vạc lẻ đàn”. Mênh mang trong tác phẩm là âm hưởng ngậm ngùi thương cảm: “ Chị chờ ai, chờ cái gì và điều đó đem lại cái gì”. Cái điệp khúc bi tráng: “ Ngày nào đó,…” càng viền nổi gương mặt nàng vọng phu hiện đại hóa đá cả sự chờ đợi và nỗi buồn cô đơn.

Đó là Quý Anh, Quý Hương trong Bước qua lời nguyền, Tâm trong Lão Khổ những bé gái có vẻ đẹp trong suốt, tự nhiên lẻ loi lạc loài giữa một làng Đồng chìm ngập hận thù, đầy những nanh nọc, giữa những bộ mặt “đờ đẫn như chuột say khói”, cô độc giữa “những bầy người nhếch nhác ghẻ lở, đói khát và gian nanh”. Chúng phải chịu hậu quả “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Tuổi thơ của các nhân vật đều sống trong sự ghẻ lạnh, hắt hủi, ngược đãi của đồng loại, lủi thủi sống trong một thế giới chỉ có hương hoa, cây cỏ. Cái đẹp bị chối bỏ, cái đẹp bị trơ trọi, cô đơn, lạc loài. Nhưng lại chính vẻ đẹp ấy như thách thức những lời nguyền độc ác và sự cô đơn.

Thảo Miên trong Đi tìm nhân vật, cô gái có cặp mắt rợp một nỗi u buồn và vì thế nó cũng khá bí ẩn, le lói tận sâu thứ ánh sáng của miền cứu rỗi...cho dù có dìm cô xuống đáy bùn thì tâm hồn cô vẫn tỏa hương trinh trắng” [52] - con người thánh thiện ấy cứ như từ một cõi khác ngơ ngác và xa lạ.

Cô bán bảo hiểm, vợ của Anh trong Giữa dòng chảy lạc hay cô con gái của ông thầy giáo trong Cuộc đời ngoài cửa, Dung trong Bãi bờ hoang lạnh, Thảo trong Phố đều là những cô gái mang trong mình nỗi cô đơn.

Từ khảo sát về các kiểu dạng con người cô đơn trong sáng tác của bốn cây bút Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Tạ Duy Anh và Nguyễn Danh Lam có thể thấy cô đơn là trạng thái tâm lý phổ biến của con người. Xây dựng kiểu nhân vật này, các nhà văn như muốn gửi đến người đọc những thông điệp nhân văn sâu sắc. Mỗi người tự bản thân đã mang trong mình nỗi cô đơn, nhưng giữa cộng đồng, người thân, gia đình, xã hội không đồng cảm, sẻ chia, không quan tâm đến nhau thì con người càng cô đơn hơn. Vấn đề đặt ra là, hãy cải tạo hoàn cảnh, hãy biết sống yêu thương, sẻ chia để con người đừng rơi vào bi kịch thê thảm của sự cô đơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023