- Tăng cường thu nợ hạch toán ngoại bảng, lãi treo, đảm bảo hiệu quả chi nhánh.
- Thay đổi cơ cấu tín dụng theo hướng giảm dần tỷ trọng dư nợ trung dài hạn, đa dạng hóa nền khách hàng theo cơ cấu ngành có thể mạnh so sánh trong lĩnh vực, giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản và cơ sở hạ tầng, tăng tỷ trọng dư nợ thuộc các ngành nghề như xuất khẩu, thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp nhẹ, bán lẻ…
Hoạt động huy động vốn:
- Tái cấu trúc nền vốn theo hướng tăng trưởng mạnh các nguồn vốn từ các đối tượng khách hàng ổn định như dân cư, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời giữ ổn định nền vốn của khối khách hàng lớn và định chế tài chính.
Hoạt động dịch vụ:
- Tiếp tục tập trung phát triển các sản phẩm đang là thế mạnh của Chi nhánh gồm: bảo lãnh, tài trợ thương mại, thanh toán. Bên cạnh đó, triển khai hiệu quả các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, sản phẩm công nghệ.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, thay đổi phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nâng cao sự hài lòng của khách hàng…
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:
- Tập trung cải thiện thu nhập từ hoạt động tín dụng, huy động vốn theo hướng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động huy động vốn và dịch vụ cao hơn tỷ trọng thu nhập từ tín dụng trong tổng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Các Tiêu Thức Đo Lường Mức Độ Thỏa Mãn Với Đồng Nghiệp Tại Bidv Bsg Và Vietcombank Bsg
- So Sánh Các Tiêu Thức Đo Lường Mức Độ Thỏa Mãn Với Đào Tạo Và Thăng Tiến Tại Bidv Bsg Và Vietcombank Bsg
- Đánh Giá Thực Trạng Sự Thỏa Mãn Công Việc Theo Yếu Tố Phúc Lợi
- Điều Kiện Thực Hiện Và Tính Khả Thi Của Giải Pháp
- Kết Quả Thảo Luận Nhóm Xây Dựng Thang Đo
- Các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn - 13
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
- Phấn đấu lợi nhuận gia tăng tương ứng với năng suất lao động, đảm bảo lợi nhuận bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước.
Đẩy mạnh công tác bán lẻ:
- Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các ngân hàng thương mại hiện nay nhằm gia tăng thị phần và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh của các Ngân hàng. Do đó cần quán triệt hoạt động bán lẻ là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của BIDV trong định hướng kinh doanh của chi nhánh.
3.2. Mục tiêu và quan điểm xây dựng giải pháp
3.2.1. Mục tiêu xây dựng giải pháp
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thực hiện tăng vốn điều lệ, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích nhất.Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như thế, để tạo sự khác biệt, đầu tư vào nguồn nhân lực là giải pháp hàng đầu. Ngân hàng chỉ hoạt động tốt khi có được nguồn nhân lực chất lượng, những người làm việc tận tụy, trung thành, gắn bó vì sự phát triển của ngân hàng. Do đó, nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà lãnh đạo BIDV BSG nhằm quản lý và sử dụng lao động hiệu quả nhất, góp phần đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
3.2.2. Quan điểm xây dựng giải pháp
Dựa trên kết quả phân tích thực trạng và đánh giá về mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên, BIDV BSG cần có những giải pháp để cải thiện các yếu tố liên quan đến bản chất công việc, phúc lợi, đồng nghiệp, điều kiện làm việc, đào tạo và thăng tiến, cấp trên. Để các giải pháp mang tính cụ thể và thiết thực, tác giả dựa trên cơ sở phân tích mức độ thỏa mãn, ưu, nhược điểm và nguyên nhân chưa thỏa mãn của từng yếu tố đã phân tích ở chương 2 kết hợp với kết quả phỏng vấn các chuyên gia về nhân sự tại ngân hàng trong để xây dựng giải pháp.
3.3. Các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên
3.3.1. Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn đối với bản chất công việc
3.3.1.1. Nội dung giải pháp
Theo kết quả phân tích, đánh giá ở chương 2, nhân viên còn cảm thấy bị thuyên chuyển sang làm việc ở những vị trí không phù hợp với chuyên môn, sở thích của họ và cảm thấy ít thú vị đối với công việc. Dựa trên nguyên nhân dẫn đến sự không thỏa mãn đối với bản chất công việc và phần gợi ý giải pháp cho vấn đề này từ cuộc phỏng vấn sâu (theo Phụ lục 7), tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
Giải pháp 1: Luân chuyển công việc định kỳ cho nhân viên
- Hiện tại BIDV có cơ chế luân chuyển đối bắt buộc với những cán bộ có thời gian công tác liên tục từ 5 năm trở lên cho cùng một vị trí. Tuy nhiên, cơ chế này chưa được thực hiện rộng rãi tại chi nhánh. Hiện tại còn một số nhân viên công tác tại một ví trí trên 5 năm mà chưa được luân chuyển sang vị trí khác. Công việc trong ngành ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng phải được thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ các quy trình, quy định, quy chế cụ thể. Vì vậy, làm việc tại một vị trí trong thời gian quá dài sẽ gây ra cảm giác nhàm chán cho nhân viên, họ sẽ không còn hứng thú khi làm việc. Do đó, trước tiên, ngân hàng cần sắp xếp, bố trí lại công việc phù hợp với đặc điểm tính cách, sở trường của nhân viên để tạo sự thoải mái trong công việc. Công việc phù hợp với sở thích của nhân viên sẽ giúp nhân viên cân bằng với những áp lực trong công việc. Phòng hành chính nhân sự cần phải đánh giá lại toàn bộ nhân sự hiện có. Lãnh đạo phòng là người gần gũi và tiếp xúc nhiều nhất với nhân viên, họ có thể nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân viên. Phòng hành chính nhân sự cần phối hợp với lãnh đạo các phòng để thống kê danh sách những nhân viên chưa có công việc phù hợp để báo cáo Ban giám đốc xem xét và điều chuyển vị trí thích hợp hơn, tạo điều kiện cho họ phát huy thế mạnh, cảm thấy công việc thú vị hơn và có động lực làm việc hơn.
- Đáp ứng việc luân chuyển vị trí công tác khi nhân viên có nhu cầu chứ không phải chỉ khi đến thời hạn bắt buộc phải luân chuyển. Cụ thể như sau:
Nhân viên có nhu cầu chuyển đổi công việc sẽ trao đổi trực tiếp với lãnh đạo phòng đang công tác và bộ phận nhân sự
Sau khi tiếp nhận nhu cầu của nhân viên, bộ phận nhân sự sẽ tìm hiểu thông tin, nguyên nhân muốn thay đổi công việc và tư vấn cho nhân viên
Bộ phận nhân sự sẽ trao đổi lại với lãnh đạo hiện tại của nhân viên để xem xét lại nguyên nhân, giải quyết khó khăn để nhân viên có thể tiếp tục làm việc hoặc liên hệ với các phòng ban khác để xem xét việc tiếp nhận nhân viên.
Nếu nhân viên đáp ứng được các điều kiện thì sẽ được chuyển sang vị trí công tác mới.
- Việc luân chuyển vị trí công việc cần có sự trao đổi và chấp thuận của nhân viên. Việc tự ý luân chuyển sẽ tạo nên những kháng cự trong tâm lý của nhân viên, nhân viên cảm thấy không được tôn trọng và bất mãn, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Giải pháp 2: Tổ chức các chương trình thi thua
Chi nhánh nên tổ chức những chương trình thi đua cá nhân, tập thể đạt để tạo sự thú vị cho họ. Khen thưởng và vinh danh những có nhân, tập thể có thành tích tốt. Nhân viên được ghi nhận sự đóng góp của họ sẽ cảm thấy thỏa mãn với công việc hơn. Đối với các nhân viên quản lý khách hàng, có thể áp dụng giờ giấc làm việc linh hoạt để giúp họ tự chủ hơn, miễn là họ hoàn thành hoàn thành công việc được giao.
3.3.1.2. Điều kiện thực hiện và tính khả thi của giải pháp
- Bảng mô tả công việc cần thể hiện chi tiết, cụ thể những công việc cần thực hiện của từng vị trí cụ thể để nhân viên có thể nắm rõ ở từng vị trí, họ cần phải làm những công việc gì, cần có những kiến thức, kỹ năng gì, từ đó, họ có thể chọn công việc phù hợp với khả năng của mình.
- Cấp lãnh đạo phòng thường xuyên trao đổi và nắm bắt nhu cầu, khó khăn của nhân viên để phối hợp giải quyết kịp thời, tạo điều kiện cho họ phát triển và không ảnh hưởng đến kết quả công việc.
- Việc luân chuyển cán bộ có thể được thực hiện thông qua sự phối hợp giữa phòng tổ chức hành chính và các phòng ban khác, phần thưởng cho các chương trình thi đua được tính toán trên cơ sở cân đối giữa lợi ích và chi phí, chủ yếu trên tinh thần khuyến khích và tuyên dương nhân viên nên không phát sinh tăng nhiều chi phí. Do đó, giải pháp có thể thực hiện được.
3.3.2. Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn đối với phúc lợi
3.3.2.1. Nội dung giải pháp
Giải pháp1: Tạo điều kiện cho nhân viên được nghỉ phép khi có nhu cầu
Lãnh đạo phòng bên cạnh việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên, cần phân công 2 nhân viên làm việc dưới dạng “cặp hỗ trợ”. Hai nhân viên trong cặp phải tìm hiểu các yêu cầu công việc của nhau. Nếu một trong hai người có khối lượng cùng việc phát sinh lớn và thời gian gấp cùng lúc, người còn lại nếu công việc không đòi hỏi hoàn thành ngay có thể hỗ trợ đồng nghiệp trong cặp của mình. Hỗ trợ qua lại thường xuyên giúp hai thành viên nắm bắt được công việc của nhau, khi một trong hai có việc bận đột xuất, người còn lại có thể làm tốt công việc, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Giải pháp 2: Bổ sung một vài chế độ phúc lợi cho nhân viên và người thân
- Hỗ trợ chế độ bảo hiểm sức khỏe cho người thân của nhân viên.
- Quan tâm đời sống của nhân viên: phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ dưới 1 tuổi có giờ làm việc linh động hơn, tăng thêm giờ nghỉ trưa nửa tiếng để đảm bảo có thời gian giải quyết công việc cá nhân, giảm bớt khối lượng công việc so với các nhân viên khác để đảm bảo sức khỏe cho những nhân viên này
- Quà tặng cho nhân viên nhân các dịp lễ, tết nên lấy ý kiến số đông nhân viên trước khi quyết định tặng quà gì để tránh trường hợp quà tặng không được sử dụng, gây lãng phí.
Giải pháp 3: Tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí cho nhân viên
- Mỗi năm, chi nhánh nên tổ chức ít nhất một lần chương trình như thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng, tặng quà cho các em học sinh nghèo,… kết hợp với các hoạt động vui chơi giải trí cho nhân viên.
- Trong các kỳ du lịch hàng năm, chi nhánh nên tổ chức các trò chơi vận động, giao lưu giữa các phòng ban để gia tăng tinh thần đoàn kết.
Các nhân viên bắt buộc tham gia các hoạt động chung của chi nhánh, trừ phụ nữ có thai, có con nhỏ và những người có lý do chính đáng phải xin phép Ban giám đốc cho việc vắng mặt. Bởi một vài nhân viên còn ngại việc vận động, các hoạt động này chủ yếu tổ chức vào thứ 7, chủ nhật nên nếu tham gia, họ sẽ không đủ sức khỏe để làm việc vào ngày thứ 2 sau đó. Tuy nhiên, các nhân viên phải tham gia cùng nhau thì mới có thể mở lòng ra, trò chuyện cùng nhau thoải mái hơn, thân
thiện hơn và có thể góp ý cho nhau giải quyết được những khó khăn, vướng mắc mà trong công việc, họ không có điều kiện để trao đổi. Do đó, tác giả đề xuất khi thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí hay du lịch, chi nhánh có thể chia ra làm 2 nhóm. Một nhóm xuất phát vào tối thứ 5 và về vào sáng chủ nhật, một nhóm xuất phát vào tối thứ 6 và về vào sáng thứ 2. Nhóm 1 sẽ được nghỉ ngơi ngày chủ nhật ở nhà để có thể có đủ sức khỏe làm việc vào sáng thứ 2. Nhóm 2 sẽ được nghỉ ngày thứ 2, nhóm 1 sẽ hỗ trợ công việc cho họ trong ngày này vì họ đã làm việc hỗ trợ công việc của nhóm 1 vào ngày thứ 6. Các trò chơi tập thể, giao lưu giữa các phòng ban được tổ chức vào ngày thứ 7, ngày có đầy đủ nhân viên. Như vậy, nhân viên có đủ thời gian để tái tạo sức lao động, nhiệt tình tham gia các hoạt động của ngân hàng. Nhân viên các phòng ban giao lưu với nhau, hiểu nhau hơn và có thể phối hợp làm việc tốt hơn.
- Tầng 11 của tòa nhà được dùng làm Hội trường, chỉ sử dụng khi có các sự kiện tại chi nhánh như tổng kết kết quả kinh doanh 6 tháng, tổng kết cuối năm, hội nghị phát triển bán lẻ,…Bình thường, tầng 11 để trống, do đó, các nhân viên nam của chi nhánh đề nghị được tổ chức chơi bóng bàn sau giờ làm việc tại đây. Đây cũng là đề nghị hợp lý, tham gia các hoạt động thể dục thể thao có thể giúp nâng cao sức khỏe cho nhân viên, giúp giảm stress cân bằng áp lực trong công việc.
Giải pháp này cũng phần nào giúp giải quyết vấn đề các phòng ban phối hợp với nhau chưa tốt trong yếu tố đồng nghiệp và vấn đề áp lực công việc cao của yếu tố điều kiện làm việc.
3.3.2.2. Điều kiện thực hiện và tính khả thi của giải pháp
- Lãnh đạo phòng phân công “cặp hỗ trợ” gồm hai nhân viên với công việc có bản chất tương đồng, để họ dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt công việc của nhau, thường xuyên đôn đốc nhân viên hỗ trợ nhau.
- Chi nhánh có thể mua bảo hiểm cho người thân nhân viên từ các sản phẩm bảo hiểm của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) hoặc Công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ BIDV Metlife (BIDV Metlife), như các sản phẩm bảo hiểm cho nhân
viên, hai công ty này đều thành viên của BIDV, do đó, mức phí bảo hiểm sẽ ưu đãi hơn.
- Công đoàn lên kế hoạch sớm cho các hoạt động vui chơi giải trí, thông báo trên mạng nội bộ ít nhất 2 tháng trước khi tổ chức và lấy ý kiến đóng góp của nhân viên.
- Việc mua bảo hiểm và tổ chức các hoạt động vui chơi có thể tăng thêm chi phí cho ngân hàng tuy nhiên, chi phí này có thể trích từ quỹ phúc lợi.
- Các nhân viên của chi nhánh đã được hỗ trợ nhiều loại bảo hiểm và chi phí khám chữa bệnh, nên việc mua bảo hiểm cho người thân sẽ được xem xét nếu nguồn quỹ của chi nhánh còn đảm bảo sau khi thực hiện các giải pháp khác.
- Các giải pháp khác là có thể thực hiện.
3.3.3. Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn đối với đồng nghiệp
3.3.3.1. Nội dung giải pháp
Theo kết quả phân tích, đánh giá ở chương 2, đối với yếu tố đồng nghiệp, nhân viên còn cảm thấy một số đồng nghiệp chưa thoải mái, thân thiện, sự phối hợp giữa các nhân viên một phòng tương đối tốt tuy nhiên giữa các phòng ban khác nhau lại chưa tốt. Giải pháp 3 được trình bày trong yếu tố phúc lợi phần nào giúp giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất thêm một số giải pháp như sau:
Giải pháp 1: Nêu cao tinh thần đoàn kết tập thể
Ban giám đốc cần có cuộc họp với lãnh đạo các phòng để nhấn mạnh về việc nâng cao tinh thần đoàn kết, phối hợp chặt chẽ trong công việc nhằm xử lý công việc một cách nhanh nhất, phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Cụ thể như sau:
- Vì mục tiêu chung của ngân hàng, tất cả các phòng ban phải tập trung phục vụ khách hàng, không được phân biệt khách hàng là của phòng quản lý khách hàng, chỉ có phòng quản lý khách hàng mới có trách nhiệm phục vụ khách hàng mà khách hàng là của ngân hàng, là người tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, là người duy trì sự ổn định công việc của toàn thể nhân viên. Do đó, tất cả các phòng ban có trách nhiệm hỗ trợ phòng quản lý khách hàng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
- Hồ sơ luân chuyển giữa các phòng ban phải được thể hiện trên biên bản bàn giao, thể hiện rõ tình trạng và giờ giao nhận hồ sơ. Các phòng xử lý hồ sơ phải đảm bảo đúng thời gian được quy định trong quy trình của ngân hàng. Đưa ra cơ chế xử phạt đối với các trường hợp chậm trễ làm ảnh hưởng đến kết quả công việc nhằm đẩy nhanh tiến độ phối hợp giữa các phòng ban.
- Tuy nhiên, để tránh rủi ro, đối với các hồ sơ còn chưa đầy đủ theo quy định, ví dụ thiếu chữ ký, thiếu chứng từ của khách hàng, phòng quản lý rủi ro cần đưa ra quy định cụ thể, những trường hợp nào có thể linh động bổ sung hồ sơ sau, những trường hợp nào không thể cho nợ hồ sơ vì rủi ro cao. Thời gian bổ sung hồ sơ cũng phải quy định cụ thể. Từ đó, các phòng nghiêm túc thực hiện, để tránh trường hợp phòng quản lý khách hàng chạy theo chỉ tiêu, vì sự hài lòng của khách hàng mà yêu cầu các phòng ban khác thực hiện những hồ sơ rủi ro cao, gây tổn thất cho ngân hàng. Định kỳ hàng tháng, các phòng báo cáo những hồ sơ còn chưa bổ sung đúng thời gian quy định cho Ban giám đốc để có hình thức xử lý kịp thời.
Giải pháp 2: Minh bạch trong khâu tuyển dụng
Khâu tuyển dụng cần tính minh bạch, tuân thủ các quy định chung của BIDV, ứng viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, giảm thiểu tối đa việc tuyển dụng không qua kênh chính thức.
3.3.3.2. Điều kiện thực hiện và tính khả thi của giải pháp
Các giải pháp có thể thực hiện mà không tốn nhiều nguồn lực, chủ yếu phụ thuộc vào phong cách lãnh đạo, khả năng quản trị xung đột của Ban giám đốc. Bên cạnh đó, Ban giám đốc cần có thái độ khách quan, công bằng giữa các phòng, tạo không khí thoải mái, thân mật, nơi làm việc như là gia đình thứ 2 của nhân viên.
3.3.4. Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn đối với điều kiện làm việc
3.3.4.1. Nội dung giải pháp
Để giảm bớt áp lực cho nhân viên, các hoạt động thể dục thể thao được trình bày trong giải pháp 3 của yếu tố phúc lợi phần nào giúp giải quyết vấn đề này. Bên cạnh