So Sánh Các Tiêu Thức Đo Lường Mức Độ Thỏa Mãn Với Đồng Nghiệp Tại Bidv Bsg Và Vietcombank Bsg


nguyên nhân và có giải pháp khắc phục. Tác giả tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý khách hàng của chi nhánh, đa số họ cho rằng đồng nghiệp các phòng ban khác chưa hỗ trợ nhiệt tình cho họ. Phòng quản lý khách hàng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với phòng quản trị tín dụng và phòng quản lý rủi ro. Phòng quản lý khách hàng làm nhiệm vụ phục vụ khách hàng, đảm bảo phục vụ nhanh, hiệu quả, tạo sự hài lòng của khách hàng. Do đo, đôi khi khách hàng cung cấp thiếu chứng từ hoặc chứng từ có sai sót, họ vẫn muốn giao dịch được thực hiện trước và bổ sung chứng từ sau. Phòng quản trị tín dụng có nhiệm vụ kiểm soát tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ trước khi thực hiện tác nghiệp nên đôi khi không chấp nhận việc thiếu chứng từ dẫn đến mâu thuẫn với phòng quản lý khách hàng. Còn đối với phòng quản lý rủi ro, nhiệm vụ của họ là thẩm định hồ sơ, đánh giá rủi ro của khoản vay trước khi thực hiện xét duyệt cho khách hàng vay. Đôi khi có những khoản vay đã được sự chấp thuận cho vay của bộ phận quản lý khách hàng nhưng bộ phận quản lý rủi ro lại không chấp thuận duyệt vay, từ đó xảy ra tranh cãi giữa hai phòng ban này.

Những người mà Anh/Chị làm việc cùng thường giúp đỡ lẫn nhau: điểm khảo sát là 3,72, cao nhất trong các biến quan sát của yếu tố đồng nghiệp. Từ đó cho thấy các nhân viên BIDV BSG thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau. Phỏng vấn một số nhân viên, họ cho rằng họ đánh giá sự giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở giúp đỡ của nhân viên cùng phòng. Theo cơ chế lương của BIDV, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng phòng ban ảnh hưởng lớn đến mức lương của các cá nhân trong phòng. Do đó, các nhân viên trong phòng thường có sự hỗ trợ lớn cho nhau nhằm hoàn thành tốt công việc của phòng và cạnh tranh xếp hạng với các phòng ban khác.

Đồng nghiệp của Anh/chị là những người có năng lực: kết quả khảo sát là 3,54 điểm, 70% nhân viên trả lời đồng ý, từ đó cho thấy các nhân viên khá hài lòng về năng lực của đồng nghiệp họ. Các nhân viên của BIDV được tuyển dụng rất kỹ qua nhiều giai đoạn với các yêu cầu khá cao, đảm bảo sàng lọc và tuyển chọn


ứng viên có chất lượng. Quy trình tuyển dụng được thực hiện tập trung, gồm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn sơ tuyển: ứng viên muốn nộp hồ sơ ngoài các yêu cầu về ngoại hình và kỹ năng mềm, ứng phải đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn như sau:

- Tốt nghiệp đại học chính quy, chuyên ngành tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, kế toán kiểm toán, quản trị kinh doanh của trường ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Ngân hàng, ĐH Ngoại Thương.

- Có bằng TOEIC 450 điểm trở lên, đối với vị trí thanh toán quốc tế yêu cầu TOEIC từ 600 điểm trở lên (hoặc các chứng chỉ khác tương đương).

- Thành thạo tin học văn phòng

Giai đoạn thi viết: ứng viên phải thực hiện một bài thi với các câu hỏi về nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục, thể thao,…và một bài thi kiểm tra trình độ tiếng anh. Giai đoạn sơ tuyển và thi viết sẽ được thực hiện tập trung và đánh giá bởi hội sở chính.

Giai đoạn phỏng vấn: ứng viên sẽ được phỏng vấn bởi Hội đồng tuyển dụng của từng chi nhánh để đánh giá lại kiến thức và các kỹ năng của ứng viên.

BIDV là một trong những ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng, do đó, số lượng ứng viên nộp hồ sơ tuyển dụng là rất lớn, trải qua 3 vòng thi với các tiêu chuẩn cao nên các ứng viên để được lựa chọn vào làm việc ở ngân hàng phải là những người có năng lực. Do đó, mức độ hài lòng của nhân viên khi đánh giá về năng lực đồng nghiệp là khá cao. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của biến quan sát này là 1,07 từ đó cho thấy mức độ chênh lệch trong câu trả lời của ứng viên, có 22/114 người trả lời họ không đánh giá cao năng lực của đồng nghiệp.

So sánh mức độ thỏa mãn với đồng nghiệp tại BIDV Bắc Sài Gòn và Vietcombank Bắc Sài Gòn


Bảng 2.14: So sánh các tiêu thức đo lường mức độ thỏa mãn với đồng nghiệp tại BIDV BSG và Vietcombank BSG


STT


Biến quan sát

BIDV BSG

VCB BSG

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Trung bình

Độ lệch chuẩn

1

Đồng nghiệp thoải mái, dễ chịu và thân thiện

3,07

0,82

3,12

0,62

2

Anh/Chị và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt

2,82

0,82

3,14

0,76


3

Những người mà Anh/Chị làm việc cùng thường giúp đỡ

lẫn nhau


3,72


0,69


3,67


0,79

4

Đồng nghiệp của Anh/chị là những người có năng lực

3,54

1,07

3,55

0,64


Đồng nghiệp

3,36

0,93

3,37

0,70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn - 7

(Nguồn: Kết quả khảo sát) Theo kết quả khảo sát, mức độ hài lòng đối với yếu tố đồng nghiệp của BIDV BSG và Vietcombank BSG gần giống nhau. Tuy nhiên, nhân viên Vietcombank

BSG hài lòng hơn về mức độ phối hợp làm việc giữa họ và đồng nghiệp.

2.2.2. 4. Phân tích thực trạng sự thỏa mãn công việc yếu tố điều kiện làm việc

Bảng 2.15 : Mức độ thỏa mãn theo yếu tố điều kiện làm việc


STT

Biến quan sát

Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị

lớn nhất

Giá trị

trung bình

Độ

lệch chuẩn

1

Công việc không bị áp lực cao

1

4

2,51

0,45

2

Công việc không đòi hỏi thường xuyên phải làm ngoài giờ

1

4

2,13

0,82

3

Trang thiết bị nơi làm việc an toàn, sạch sẽ

1

5

3,61

0,84

4

Công việc ổn định, không lo lắng về mất việc làm

1

5

3,72

0,55


Điều kiện làm việc

1

5

3,01

0,71

(Nguồn: kết quả khảo sát)


Qua khảo sát tình hình thực tế về điều kiện làm việc tại BIDV BSG, kết quả thông kê cho thấy nhân viên hài lòng về trang biết bị làm việc và sự ổn định của công việc nhưng lại cảm thấy công việc có áp lực cao và phải làm ngoài giờ thường xuyên, cụ thể như sau:

Công việc không bị áp lực cao: chỉ có 15,7% nhân viên đồng ý rằng công việc không bị áp lực cao và đến 74,5% nhân viên không đồng ý. Điều đó chứng tỏ áp lực công việc của các nhân viên là rất lớn. Mỗi phòng ban đều có những áp lực công việc khác nhau.

Giao dịch viên phải chịu áp lực khi tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều khách hàng, thực hiện nhiều giao dịch mỗi ngày và vẫn đảm nhanh chóng và chính xác với phòng cách giao dịch chuyên nghiệp, không xảy ra lỗi tác nghiệp. Giao dịch viên cũng chịu áp lực về chỉ tiêu huy động vốn. Mỗi giao dịch viên phải huy động được tối thiểu 1 tỷ tiền gửi tiết kiệm mỗi tháng để đạt được chỉ tiêu kinh doanh.

Chuyên viên quản lý khách hàng chịu áp lực về chỉ tiêu dư nợ tín dụng, áp lực khi phục vụ những khách hàng lớn. BIDV xuất thân là ngân hàng bán buôn, nên có nền tảng khách hàng là những doanh nghiệp với những dự án lớn. Một số dự án lớn mà BIDV Bắc Sài Gòn đã, đang và sẽ tài trợ cho vay:

Bảng 2.16: Một số dự án lớn mà BIDV Bắc Sài Gòn cho vay

(Đơn vị tính: tỷ đồng)



STT


Dự án

Khách hàng (Chủ

đầu tư/Nhà thầu thực hiện dự án)

Tổng

mức đầu tư

Mức

cho vay

1

Dự án tái định cư

khu dân cư Quận 2

Công ty TNHH Đầu

tư Quốc tế Thế kỷ 21

6.143

1.636

2

Dự án kho chứa

LPG lạnh Thị Vải

Tổng Công ty Khí

Việt Nam

2.517

715


3

Nhà ở xã hội HQC Plaza

Công ty CP Tư Vấn TM DV Địa Ốc

Hoàng Quân


1.700


540


4


Cầu Thủ Thiêm 4

Công ty CP Đầu Tư và Phát Triển Hạ

Tầng 620


1.439


500



STT


Dự án

Khách hàng (Chủ

đầu tư/Nhà thầu thực hiện dự án)

Tổng

mức đầu tư

Mức

cho vay


5


Cầu Mỹ Lợi

Công ty CP Đầu Tư

và Phát Triển Hạ Tầng 620


1.438


200


6

Dự án kho chứa LPG và trạm xuất xe bồn Dung Quất

Quảng Ngãi


Tổng Công ty Khí Việt Nam


226


158

(Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động năm 2015-Phòng Kế hoạch tổng hợp) Khi chạy những dự án lớn, số lượng công việc phát sinh rất lớn, yêu cầu thực hiện kịp thời để đáp ứng tiến độ dự án đã tạo ra áp lực cao cho các nhân viên liên quan đến mảng tín dụng, đó là các cán bộ của phòng quản lý khách hàng doanh nghiệp, quản lý rủi ro và quản trị tín dụng. Phòng khách hàng cá nhân hiện tại bị áp lực lớn về chỉ tiêu dư nợ bán lẻ, do định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam của BIDV trong thời gian sắp tới nhưng hiện tại mức độ chênh lệch về dư nợ tín dụng giữa khối bán lẻ và bán buôn còn quá xa, dư nợ bán lẻ chỉ chiếm 7,71% tổng dư nợ của chi nhánh. Hiện tại mỗi nhân viên khách hàng cá nhân có chỉ tiêu dư

nợ hàng tháng là 2 tỷ đồng, dư nợ huy động vốn là 1 tỷ đồng.

Phòng quản lý rủi ro chịu trách nhiệm nặng đảm bảo tất cả các hoạt động tuân thủ đúng quy trình, quy định của ngân hàng nhà nước, quy định chung của BIDV và quy định riêng của BIDV BSG, sao cho thời gian xét duyệt hồ sơ nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và tỷ lệ nợ xấu trong mức quy định.

Phòng quản trị tín dụng chịu áp lực giải quyết hồ sơ nhanh chóng mà vẫn đảm bảo hồ sơ đáp ứng được tính đầy đủ, tuân thủ điều kiện quy định trong quyết định cấp tín dụng, và đặc biệt là đúng thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, tác nghiệp chính xác là áp lực rất lớn đối với cán bộ quản trị tín dụng. Mỗi ngày, một nhân viên quản trị tín dụng thực hiện rất nhiều giao dịch trên core banking, vừa phải giải quyết nhiều hồ sơ trong cùng thời gian, nhưng nếu để xảy ra số lỗi tác nghiệp quá mức quy định, xếp loại thi đua của cán bộ sẽ bị


ảnh hưởng. Ví dụ, năm 2015 số lỗi tác nghiệp tối đa của một cán bộ là 5. Nếu vượt mức 5 lỗi, cán bộ không được xếp loại xuất sắc hoặc hoàn thành tốt mà chỉ được xếp tối đa ở mức hoàn thành. Tất cả các phòng ban phải đảm bảo hoạt động theo đúng tiêu chuẩn ISO.

Công việc không đòi hỏi thường xuyên phải làm ngoài giờ: điểm đánh giá của biến quan sát này thấp nhất trong tất cả các biến, chỉ bằng 2,13. Có đến 90/114 tương đương 78,9% nhân viên cho rằng họ thường xuyên phải làm ngoài giờ. Theo tình hình thực tế tại chi nhánh, các phòng thường xuyên làm việc ngoài giờ đó chính là phòng khách hàng doanh nghiệp 1 và 2, phòng khách hàng cá nhân, phòng quản trị tín dụng và các phòng giao dịch khách hàng. Theo nội quy lao động của ngân hàng, mỗi ngày nhân viên làm việc 8 giờ: buổi sáng từ 7h30 sáng đến 11h30 và buổi chiều từ 13h30 đến 5h, từ thứ hai đến thứ sáu. Tuy nhiên, hầu hết các ngày trong tuần, nhiều nhân viên phải làm việc đến 19h-20h, có khi hơn 21h trong các ngày cuối tháng, cuối quý, cuối năm hoặc trong những đợt kiểm toán, thanh tra vào kiểm tra hồ sơ của ngân hàng. Thậm chí, thứ 7 và chủ nhật nhiều nhân viên phải lên cơ quan làm việc. Trong khi nhân viên của các phòng thuộc khối nội bộ như phòng tổ chức hành chính, kế hoạch tổng hợp, tài chính kế toán có phần về đúng giờ hơn, đó là lý do vì sao biến quan sát này có độ lệch chuẩn khá cao: 0,82.

Trang thiết bị nơi làm việc an toàn, sạch sẽ: đánh giá về trang thiết bị nơi làm việc, có đến 75,4% nhân viên hài lòng. BIDV BSG thuê cả tòa nhà Tân Hoàng Minh tại 290 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3 để làm trụ sở chính. Tòa nhà gồm 14 tầng, được bố trí như sau:

Bảng 2.17: Sơ đồ bố trí tòa nhà


Tầng

Phòng ban

Tầng hầm

Bãi giữ xe

Tầng G

Phòng giao dịch khách hàng cá nhân

Tầng 1

- Phòng giao dịch khách hàng cá nhân

- Tổ ATM

Tầng M

Phòng kho quỹ


Tầng

Phòng ban

Tầng 2

- Phòng khách hàng cá nhân

- Phòng phó giám đốc phụ trách khối bán lẻ

Tầng 3

- Phòng khách hàng doanh nghiệp 1

- Phòng khách hàng doanh nghiệp 3

Tầng 4

- Phòng khách hàng doanh nghiệp 2

- Phòng phó giám đốc phụ trách khối doanh nghiệp


Tầng 5

- Phòng giám đốc

- Phòng họp lớn

- Phòng thờ

Tầng 6

- Phòng kế hoạch tổng hợp

- Phòng quản lý rủi ro


Tầng 7

- Phòng quản trị tín dụng

- Phòng phó giám đốc phụ trách khối nội bộ và tác nghiệp

- Kho hồ sơ tín dụng

Tầng 8

- Phòng tổ chức hành chính

- Phòng họp nhỏ

Tầng 9

- Phòng kế toán

- Kho hồ sơ kế toán

Tầng 10

Kho hồ sơ đã tất toán và trong thời gian còn lưu trữ

Tầng 11

Hội trường

Địa điểm làm việc của mỗi phòng ban rất rộng rãi, thoáng mát và nhiều cây xanh. Không những các phòng tại trụ sở chính mà các phòng giao dịch cũng tọa lạc tại những địa điểm có cơ sở vật chất tốt. Nhân viên được cung cấp đầy đủ trang thiết bị làm việc. Tuy nhiên, bên cạnh phần lớn nhân viên hài lòng, có 20 nhân viên đánh giá chưa hài lòng về cơ sở vật chất, do đó, độ lệch chuẩn khá cao: 0.84.

Công việc ổn định, không lo lắng về mất việc làm: điểm trung bình khá cao 3,72. độ lệch chuẩn thấp: 0,55 cho thấy đa số nhân viên hài lòng về sự ổng định của công việc. Trong thời gian gần đây, việc sáp nhập các ngân hàng hoạt động yếu kém đã dẫn đến tình trạng mất việc của rất nhiều nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên, BIDV là một trong những ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh và BIDV BSG là một trong những chi nhánh có hiệu quả hoạt động khá tốt nên hầu hết nhân viên đều tin tưởng vào sự ổn định của công việc. Từ trước đến nay chi nhánh chưa xảy ra tường hợp sa thải nhân viên.


So sánh mức độ thỏa mãn với điều kiện làm việc tại BIDV Bắc Sài Gòn và Vietcombank Bắc Sài Gòn

Bảng 2.18: So sánh các tiêu thức đo lường mức độ thỏa mãn với điều kiện làm việc tại BIDV BSG và Vietcombank BSG


STT


Biến quan sát

BIDV BSG

VCB BSG

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Trung bình

Độ lệch chuẩn

1

Công việc không bị áp lực cao

2,51

0,45

3,05

0,66


2

Công việc không đòi hỏi thường xuyên phải làm

ngoài giờ


2,13


0,72


3,22


0,65

3

Trang thiết bị nơi làm việc an toàn, sạch sẽ

3,61

0,84

3,60

0,59

4

Công việc ổn định, không lo lắng về mất việc làm

3,72

0,55

3,75

0,57


Điều kiện làm việc

3,01

0,71

3,41

0,62

(Nguồn: Kết quả khảo sát) Bảng 2.18 cho thấy mức độ hài lòng chung của nhân viên Vietcombank BSG về điều kiện làm việc cao hơn nhân viên BIDV BSG. Trong đó, nhân viên Vietcombank BSG đánh giá công việc của họ ít áp lực hơn, tình trạng làm ngoài giờ ít hơn. Riêng đánh giá về trang thiết bị nơi làm việc và sự ổn định của công việc thì

kết quả của nhân viên hai đơn vị này là xấp xỉ bằng nhau.

2.2.2.5. Phân tích thực trạng sự thỏa mãn công việc yếu tố đào tạo và thăng tiến

Bảng 2.19 : Mức độ thỏa mãn theo yếu tố đào tạo và thăng tiến



STT


Biến quan sát

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị lớn

nhất

Giá trị trung

bình

Độ lệch

chuẩn

1

Được biết những điều kiện để được thăng tiến

1

4

3,11

0,93

2

Ngân hàng tạo nhiều cơ hội thăng tiến

1

4

2,48

0,85

3

Chính sách thăng tiến công

1

4

2,26

0,90

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí