Cấu trúc mô hình tóm tắt như sau: Cho các biến Xj (j = 1..p), tìm r biến Yk (k = 1..r) đôi một trực giao, có dạng:
Yk =uk1X1 + uk2X2 + ... + ukpXp Trong đó: uk là hệ số tải
Sao cho r biến này báo tồn được nhiều nhất sự khác biệt của các cá thể phản ánh qua p - biến ban đầu.
Các nhân tố (Yk) nhận được từ lời giải của mô hình đồng thời nhận được các hệ số tổ hợp của các biến.
Mô hình này chỉ tổng hợp từ các biến mục tiêu vì vậy cần kết hợp với kết quả mô hình đã nêu trên đối với mỗi biến mục tiêu, từ đó có thể tính toán được cho mỗi khác hàng một điểm số duy nhất với các nhân tố được xác nhận là có tác động đến trạng thái của khách hàng trong quan hệ với ngân hàng.
c. Đánh giá phương pháp mô hình toán
- Ưu điểm: Mô hình toán chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu một cách cụ thể chính xác là bao nhiêu. Đây là cơ sở quan trọng giúp các NHTM có thể đánh giá, phân loại khách hàng
Mô hình toán loại bỏ hoàn toàn tính chủ quan bị áp đặt vào kết quả xếp hạng, tạo điều kiện cho khách hàng được đánh giá một cách khách quan.
Mô hình toán là phương tiện giúp các chuyên gia khẳng định, hay phủ định giả thuyết đưa ra trong việc đánh gián sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến kết quả XHTDNB tại các NHTM.
Chi phí sử dụng để thực hiện phương pháp mô hình toán có chi phí thấp và
đơn giản hơn nhiều so với phương pháp chuyên gia.
Hạn chế: Một hạn chế duy nhất nhưng rất quan trọng mà các NHTM cần quan tâm khi áp dụng phương pháp này trong XHTDNB đó là phương pháp mô hình toán bị phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn số liệu đầu vào. Do đó, chất lượng XHTD chỉ có được khi và chỉ khi có được khi nguồn thông tin thực sự chuẩn xác, tin cậy.
2.2.3. Vai trò của quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM
2.2.3.1. Đối với hoạt động tín dụng
Các nhà kinh tế nhận định: hoạt động kinh doanh của hệ thống các NHTM là “ngành kinh doanh rủi ro”. Trên thực tế, kinh doanh tiền tệ - tín dụng có khả năng
dẫn đến rủi ro rất lớn. Vì vậy, rủi ro tín dụng của bất cứ NHTM nào cũng đều có thể gây rủi ro lớn đối với nền kinh tế. Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, giá trị thương hiệu giảm sút nhanh chóng có thể dẫn tới phá sản. Vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là một việc làm cần thiết đối với các NHTM.
2.2.3.2. Đối với khách hàng vay vốn
Việc tư vấn, phân tích các dấu hiệu rủi ro trong quá trình xét, thẩm định hồ sơ vay vốn, với các biện pháp phòng ngừa rủi ro của mình, các NHTM không những đã làm giảm thiểu các tổn thất mà còn giúp cho các khách hàng tránh được những rủi ro liên quan đến mỗi cá nhân khách hàng như: Rủi ro thanh khoản; rủi ro trong việc thực hiện các cam kết đối với khách hàng khác, cam kết đối với ngân hàng, nhờ đó phòng tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh cho khách hàng mang đến từ các khoản vay của ngân hàng.
2.2.3.3. Đối với nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, kết quả kinh doanh của ngân hàng phản ánh kết quả hoạt động của nền kinh tế. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có sự ảnh hưởng, tác động rất lớn đến các thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, hệ thống các ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng domino cùng với rủi ro của các thành phần kinh tế. Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.
2.2.4. Vai trò của XHTDNB trong quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.
Theo Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng (2005) cho rằng: “Quản lý Nợ xấu là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ xấu, đi kèm với các biện pháp xử lý những khoản nợ xấu đã phát sinh,
từ đó nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM” [4].
Vì vậy, để phòng ngừa rủi ro tín dụng cần giải quyết một số vấn đề sau: (1)Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng; (2) Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh; (3) Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng; (4) Nhận diện rủi ro liên quan đến khách hàng vay; (5) Thực hiện chấm điểm khách hàng và phân loại nợ; (6) Hoàn thiện hệ thống kiểm tra kiểm soát tín dụng; (7) Thực hiện nghiêm chính sách trích lập dự phòng và xử lý rủi ro; (8) Ứng dụng những dụng cụ đo lường rủi ro tín dụng khác.
Trong 08 biện pháp trên, có các biện pháp (2),(4),(5),(8) đều được áp dụng trong hoạt động XHTDNB. Có thể coi đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất, giúp các NHTM có thể phân loại khách hàng và đưa ra quyết định cho vay chính xác, khách quan, quản trị rủi ro hiệu quả.
2.3. XHTDNB theo phân khúc thị trường của NHTM
2.3.1. Khái niệm XHTDNB theo phân khúc thị trường
Trên cơ sở khái niệm về XHTDNB của một NHTM đã được đề cập tại mục
2.2.1. Thuật ngữ XHTDNB: “XHTDNB là một công cụ sử dụng một hệ thống thông tin khai thác được từ phía khách hàng để phân tích, đánh giá về khả năng hoàn trả cả gốc lẫn lãi khi khách hàng có giao dịch vay vốn của ngân hàng”
Khái niệm về phân khúc thị trường được đưa ra tại mục 2.1.2.2 Phân khúc thị trường:“Phân khúc thị trường là phân chia tổng thể khách hàng của ngân hàng thành những nhóm khách hàng nhỏ hơn có nhu cầu tương đồng về sản phẩm, dịch vụ; về tập quán, văn hóa, thói quen, sở thích; về quy mô tài sản; về tiềm năng huy động hoặc vay vốn…”
Kết hợp khái niệm về XHTDNB và khái niệm phân khúc thị trường trên đây, có thể đưa ra khái niệm: XHTDNB theo phân khúc thị trường là việc xếp hạng, đánh giá về khả năng hoàn trả của khách hàng khi phát sinh quan hệ tín dụng với một NHTM dựa trên hệ thống tiêu chí được xây dựng phù hợp với tính chất, đặc điểm của khách hàng theo từng khúc thị trường phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó.
2.3.2. Đặc trưng của XHTDNB theo phân khúc thị trường
Khác với hệ thống XHTDNB hiện nay các NHTM ở Việt Nam và trên thế giới đang sử dụng, hệ thống XHTDNB theo phân khúc thị trường có một số dặc trưng sau:
Một là, hệ thống XHTDNB được xây dựng dựa trên cơ sở phân khúc thị trường trong nội bộ NHTM.
Hai là, hệ thống XHTDNB có hệ thống chỉ tiêu đánh giá phù hợp với những nhóm khách hàng ở cùng một khúc thị trường.
Ba là, hệ thống chỉ tiêu khác nhau trên những khúc thị trường khác nhau.
Trên thực tế, mỗi vùng miền, khu vực có mặt bằng dân trí, mặt bằng về trình độ khoa học kỹ thuật, mặt bằng về mặt nhận thức rất khác nhau. Ví dụ: Nếu lấy chỉ số đánh giá về trình độ học vấn ở thành phố cao nhất là tiến sĩ; ở một số địa phương, chỉ số này cao nhất là đại học. Do vậy, trên thực tế, việc đánh giá chung các tiêu chí giống nhau đối với tất cả khách hàng có điều kiện sống, điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội khác nhau chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro hay khả năng trả nợ của các khách hàng.
2.3.3. Vai trò của việc XHTDNB theo phân khúc thị trường đối với NHTM
2.3.3.1. Trong quản trị rủi ro tín dụng
Như nội dung đã phân tích, hoạt động chiếm tỷ trọng về vốn lớn nhất, có khả năng mang lại lợi nhuận lớn nhất của các NHTM tại Việt Nam hiện nay là hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn phải gắn liền với rủi ro cao. Để giúp các NHTM tăng cường hiệu quả nguồn vốn đầu tư, một trong những phương pháp rất hữu hiệu mà các NHTM hiện đang nỗ lực thực hiện đó là xây dựng và hoàn thiện hệ thống XHTDNB.
Việc phân chia khách hàng từ một thị trường lớn thành những thị trường nhỏ hơn, đồng nhất hơn sẽ giúp ngân hàng quản trị khách hàng hiệu quả hơn. Thông qua việc thu thập, phân tích số liệu từ phía khách hàng, các NHTM có thể đánh giá được khả năng thanh toán, mức độ rủi ro của các khoản vay của từng khách hàng tương đối chính xác. Từ kết quả XHTDNB theo phân khúc thị trường, ngân hàng có những giải pháp, quyết định mức đầu tư, phương án xử lý và chính sách cụ thể và
phù hợp đối với từng đoạn thị trường, qua đó giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng của các NHTM.
2.3.3.2. Trong quản lý khách hàng
Việc phân khúc thị trường tạo điều kiện cho các NHTM quản lý khách hàng thuận lợi hơn. Các khách hàng được quản lý theo từng nhóm không chỉ hỗ trợ ngân hàng nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng mà còn là công cụ đắc lực nâng cao hiệu quả trong việc nhận định đánh giá khách hàng về nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Đây cũng là mục đích quan trọng mong muốn hướng tới của bất kỳ một NHTM nào. Qua các thông tin của khách hàng đã được đăng ký, cập nhật, ngân hàng có thể nhận rõ khách hàng nào đã được ngân hàng phục vụ tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ; khách hàng nào còn nhiều tiềm năng; khách hàng nào phải tăng hoặc giảm hạn mức tín dụng để tránh rủi ro thanh khoản cho chính bản thân khách hàng. Từ đó đưa ra giải pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng; giám sát chặt chẽ đối với khách hàng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn; có tư vấn hiệu quả giúp khách hàng nâng cao hiệu quả vốn vay của ngân hàng.
2.3.3.3. Trong hoạch định chính sách
Trên cơ sở thị trường khách hàng đã được phân khúc, các NHTM có thể nghiên cứu đưa ra chính sách đối với từng đoạn thị trường. Ví dụ:
- Chính sách cấp tín dụng: Tùy thuộc vào kết quả xếp hạng, ngân hàng có thể đưa ra hạn mức, cung ứng các sản phẩm dịch vụ gia tăng, đi kèm. Một mặt, tăng doanh thu cho ngân hàng, mặt khác tăng tiện ích cho khách hàng.
- Chính sách phí: Qua kết quả XHTDNB đã được phân khúc thị trường, ngân hàng hoàn toàn có khả năng nhận biết được lợi thế, điểm hạn chế, tiềm năng… của từng nhóm khách hàng. Do đó, việc đưa ra chính sách phí phù hợp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phục vụ khách hàng tốt hơn và khách hàng có điều kiện thanh toán phu hợp hơn.
- Chính sách về tài sản đảm bảo: Việc XHTDNB theo phân khúc thị trường nhằm mục tiêu lớn nhất là hỗ trợ các NHTM quản trị rủi ro tín dụng. Trong hoạt động tín dụng, tài sản đảm bảo là một nội dung không thể thiếu khi xem xét, thẩm định một món vay. Khi khách hàng đã được chấm điểm XHTD theo “khúc” thị trường, đồng nghĩa với việc ngân hàng có thông tin đầy đủ để quyết định chính sách tài sản đảm bảo đối với từng nhóm khách hàng nhằm quản lý tốt vốn đầu tư.
2.4. Thực trạng công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường tại các NHTM Việt Nam, bài học kinh nghiệm
2.4.1. Sự hình thành và quá trình phát triển XHTDNB theo phân khúc thị trường tại các NHTM Việt Nam
2.4.1.1. Thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (1952 -1988)
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thành công, miền Bắc bước vào khôi phục và xây dựng kinh tế theo cơ chế kế hoach hóa tập trung mang tính bao cấp chi phối mọi mối quan hệ kinh tế. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975, cơ chế kế hoach hóa tập trung được áp dụng thực thi trong cả nước. Hệ thống ngân hàng là hệ thống một cấp đó là: Ngân hàng vừa thực hiện chức năng của một ngân hàng trung ương vừa thực hiện chức năng của một NHTM.
Trong cơ chế kế hoạch hóa, các doanh nghiệp được nhà nước giao kế hoạch chỉ tiêu số lượng hàng hóa sản xuất ra; cung ứng toàn bộ nguyên vật liệu đầu vào và bao tiêu toàn bộ sản phẩm hàng hóa sản xuất ra. Vì vây, các doanh nghiệp thường ít gặp phải rủi ro trong sản xuất nên việc hoàn trả nợ cho ngân hàng thường ít gặp khó khăn. Trong giai đoạn này, các ngân hàng không quan tâm đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Hệ thống XHTDNB tại Việt Nam chưa có điều kiện ra đời.
Để phân loại các doanh nghiệp kinh doanh tốt và chưa tốt dựa trên kết quả kinh doanh trong giai đoạn này, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định 172/HĐBT/1982. Quyết định này đã có những tác động tích cực đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Ngân hàng đã dựa vào Quy định này để ra quyết định cho vay. Chất lượng tín dụng được quan tâm hơn.
Như vậy, trong giai đoạn này, do rủi ro tín dụng là không đáng kể nên việc phân tích và XHTDNB tại các ngân hàng chưa được quan tâm thực hiện.
2.4.1.2. Giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi từng bước sang cơ chế thị trường (từ năm 1989 đến nay)
Đại hội VI của Đảng đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế của nước ta sang vận hành theo cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Tiếp theo Nghị quyết đại hội VII, VIII và XI đều nhất quán và khẳng định con đường đổi mới theo định hướng đó. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng VI, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 53/HĐBT ngày
26/3/1988 chính thức chuyển hoạt động của hệ thống ngân hàng từ mô hình một cấp sang mô hình hai cấp: Hệ thống Ngân hàng Nhà nước và hệ thống Ngân hàng chuyên doanh. Ngày 24/5/1990, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Lệnh số 37/LCT/HĐNN8) quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là bước chuyển đổi cơ bản hoạt động ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát triển. Ngày 16/6/2010, căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung, Quốc hội đã ban hành Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 thay thế Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QH10 năm 1997. Với sự ra đời của một loạt văn bản pháp quy đã tạo hành lang pháp lý vững vàng cho hoạt động ngân hàng nói chung và cho hoạt động quản trị rủi ro nói riêng.
NHNN đã ban hành rất nhiều qui định để kiểm soát và quản lý tình hình nợ xấu tại các NHTM như: Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ (có hiệu lực từ tháng 6/2014; thành lập công ty VAMC (Vietnam Asset Management Company) nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ rủi ro của các NHTM có xu hướng tăng dần, đặc biệt từ năm 2009 - 2013. Theo các tổ chức xếp hạng độc lập cũng như các nhà kinh tế khác nhận định, mức nợ xấu được các NHTM công bố chính thức còn thấp hơn thực tế rất nhiều. Theo giới chuyên gia kinh tế nhận định, tỷ lệ nợ xấu trung bình của các NHTM có thể vượt quá 10%.
4.5
4
3.5
3
Line 1
2.5
2
1.5
1
0.5
0
T12 | T12 | T12 | T12 | T12 | T12 | T12 | T12 | T12 | T12 | |
2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Chấm Điểm Xhtd Cá Nhân Của Ernst & Young (E&y)
- Số Lượng Sinh Viên Phân Bố Tại 07 Vùng Trong 03 Năm 2011-2013
- Thu Nhập Bình Quân Nhân Khẩu 1 Tháng Chia Theo 7 Vùng
- Thực Trạng Công Tác Xhtdnb Theo Phân Khúc Thị Trường Tại Một Số Nhtm Việt Nam
- Số Ngành Được Phân Chia Trong Hệ Thống Xhtdnb Của Một Số Nhtm Việt Nam
- Quy Mô Tài Sản, Nguồn Vốn, Dư Nợ Của Agribank Từ Năm 2010 -31/7/2015
Xem toàn bộ 303 trang tài liệu này.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt nam từ 31/ 12/ 2004 – 31/12/2014
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNN, Tạp chí Tài chính.vn
Đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thắt chặt việc quản lý rủi ro tín dụng, NHNN đã quan tâm khuyến khích các NHTM chủ động xây dựng và thực hiện chấm điểm XHTDNB. NHNN đã ban hành một số văn bản như: Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/1/2002 về triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp; Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng.
XHTDNB được đề cập lần đầu trong nội dung đề án phân tích, XHTD doanh nghiệp. Tại Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN, NHNN đã cho phép Trung tâm Thông tin tín dụng triển khai thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng theo lĩnh vực kinh doanh như: Doanh nghiệp ngành nông, lâm, ngư nghiệp; ngành thương mại dịch vụ; ngành xây dựng; ngành công nghiệp. Xếp hạng theo quy mô như: Quy mô lớn; quy mô vừa; quy mô nhỏ.
Theo sự chỉ đạo của NHNN, một số NHTM nhà nước ở Việt Nam đã triển khai hoạt động XHTD như: Ngân hàng Công thương Việt Nam năm 1994, Ngân hàng Đầu tư và PTVN đã tổ chức phân loại doanh nghiệp từ năm 1995, năm 1998 (theo văn bản số 493/NHĐT về tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp theo phương thức tính điểm); Agribank đã có thông báo số 1963/NHNo ngày 18/8/2000 về phân loại khách hàng; và bắt đầu xây dựng hệ thống XHTDNB từ cuối năm 2009, chính thức thực hiện XHTDNB vào tháng 11/2011; việc chấm điểm XHTDNB tại Vietcombank được thực hiện theo công văn số 117/QĐ-VCB.CSTD ngày 17/3/2010 về việc ban hành hệ thống XHTDNB và Công văn số 410/QĐ- VCB.CSTD ngày 16/9/2010 về việc ban hành quy trình chấm điểm XHTDNB… Đến nay, đã có rất nhiều NHTM đã xây dựng xong và được NHNN cho phép áp dụng XHTDNB.
Mỗi NHTM khác nhau, mô hình XHTDNB được xây dựng với nhiều chỉ tiêu khác biệt. Hệ thống XHTDNB được xây dựng cho một số đối tượng khách hàng như: Khách hàng doanh nghiệp; khách hàng hộ/cá nhân kinh doanh; khách hàng cá nhân; khách hàng là các định chế tài chính. Đối với các doanh nghiệp, các NHTM cũng đã xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu theo ngành và quy mô kinh doanh. Một số NHTM như VCB, …chưa có hệ thống XHTDNB đối với một số đối tượng