Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Vệ Quyền Của Người Chưa Thành Niên Trong Tư Pháp Hình Sự Từ Năm 1945 Đến 1985.


Kỳ và Điều 83 Bộ luật hình sự Trung Kỳ quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên là “ người đủ 16 tuổi trở lên”. Và người từ 10 tuổi trở xuống hoặc từ 90 tuổi trở lên (trừ người già phạm tội đại hình xâm phạm an toàn của đất nước) không phải chịu trách nhiệm hình sự [11- tr84]. Tại khoản 1 Điều 66 Hình luật canh cải quy định người từ 13 tuổi đến 18 tuổi và khoản 1 Điều 57 Bộ luật hình sự Bắc Kỳ là dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm do cố ý.

Như vậy, pháp luật hình sự không có một quy phạm chung về độ tuổi bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự mà việc quy định này có sự khác nhau - từ 10 tuổi ở Trung Kỳ, từ 13 tuổi ở Nam Kỳ và không quy định cụ thể ở Bắc Kỳ.

Pháp luật hình sự thời kỳ này cũng ghi nhận chính sách xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, người chưa thành niên phạm tội từ 10 đến dưới 16 tuổi là một tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Pháp luật Tố tụng hình sự ở từng miền cũng khác nhau. ở Nam Kỳ do Toà án Pháp xét xử và áp dụng BLTTHS Pháp đối với những vụ án mà đương sự là người Pháp hay đồng hoá với Pháp. Thể lệ tố tụng đối với người Việt có một vài điểm khác biệt do những sắc lệnh riêng biệt của Tổng thống Pháp quy định nhưng nói chung cũng giống như luật của Pháp. ở Trung Kỳ, áp dụng BLTTHS được ban hành năm 1935. Theo đó, việc xét xử phải chịu sự kiểm soát của Chính phủ bảo hộ Pháp, các đại diện của Pháp có quyền duyệt chiếu tất cả các bản án. ở Bắc Kỳ, thời kỳ đầu thực dân Pháp duy trì hai loại Toà án đó là Toà án Đại Pháp để xét xử người Âu Tây và những người không có quốc tịch An Nam theo luật Pháp và Toà Nam An để xét xử những người dân An Nam theo Bộ luật Gia Long. Sau đó, khi quyền lực nằm trọn trong tay Pháp, triều đình Huế không còn ảnh hưởng nữa thì Nha kinh lược Bắc Kỳ bãi bỏ và áp dụng theo BLTTHS của Pháp.


Như vậy, ở thời kỳ này, pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của pháp luật Pháp. Các quy định bảo vệ người chưa thành niên chưa thể hiện rõ nét. Tuy vậy, xét về khía cạnh khoa học pháp lý, một số quy định của nó, như: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự, các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên cũng như án văn mẫu, thủ tục kháng cáo, thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, xét lại bản án có hiệu lực pháp luật cần được nhìn nhận giá trị pháp lý, là kinh nghiệm quý báu cho hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự.

1.2.3. Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự từ năm 1945 đến 1985.

Do hai miền Nam - Bắc có hai chế độ chính trị, kinh tế và văn hoá khác nhau nên pháp luật thời kỳ này ở hai miền có những chế định riêng.

- Ở Miền Nam Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Sau năm 1945, các quy định về bảo vệ quyền của người chưa thành niên về cơ bản vẫn giống thời kỳ Pháp thuộc. Ngày 03 tháng 7 năm 1958, Chính phủ Miền Nam Việt Nam ban hành luật số 11/58 thiết lập Toà án thiếu nhi. Tại Điều 1 quy định: “Toà án thiếu nhi sẽ được thiết lập bằng các sắc lệnh tại nơi xét thấy cần thiết”. Toà án Thiếu nhi có thẩm quyền xét xử các thiếu nhi dưới 18 tuổi can tội đại hình hay tiểu hình. Trong trường hợp có đồng phạm 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi thì Toà án thường có thẩm quyền xét xử nhưng phải áp dụng luật thiếu nhi với can phạm nhỏ dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, trường hợp nào là “cần thiết” thì lại không hề có văn bản pháp luật nào hướng dẫn. Do đó, trên thực tế đây chỉ là một quy định rập khuôn, không có tính khả thi.

Ngày 20 tháng 12 năm 1972 Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên được ban hành. Đã có một số quy định bảo vệ quyền cho người chưa thành niên nhưng rất sơ sài, không có thủ tục đặc biệt đối với những vụ án có người chưa thành

Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam - 4


niên tham gia. Điều 399 của Bộ luật quy định: “Bị can xuất đình có thể nhờ luật sư biện hộ. Trong trường hợp bị can tàn tật không thể tự bào chữa được, hoặc bị can có thể bị phạt lưu xứ, chánh thẩm phải chỉ định luật sư” [6-tr399]. Như vậy, chỉ những người tàn tật hay bị phạt lưu xứ thì mới được Chánh thẩm chỉ định luật sư chứ người chưa thành niên không được quyền này. Khi đề cập đến thủ tục thượng tố, tại Điều 522 quy định: “Đương sự phải đóng một số tiền dự phạt là năm ngàn đồng và dự khoản lệ phí là một ngàn đồng bằng không đơn xin thượng tố sẽ không được chấp nhận”. Tuy nhiên, “Vị thành niên dưới 18 tuổi sẽ không phải đóng khoản tiền này.”. Ngoài ra, đối với chế độ giam giữ cũng có quy định bảo vệ người chưa thành niên, cụ thể: “Người bệnh tật, người già yếu trên năm mươi tuổi, vị thành niên dưới mười tám tuổi, phụ nữ phải được giam ở trại riêng, thoáng khí, có đủ điều kiện vệ sinh cần thiết, hợp với tình trạng sức khoẻ và tuổi tác của họ” (Điều 679). Như vậy, mặc dù các quy định thể hiện trong Bộ luât tố tụng hình sự còn ít nhưng đã có những chế định pháp luật bảo vệ quyền cho người chưa thành niên.

- Ở Miền Bắc Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám thành công, cả nước hồ hởi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Bản Hiến pháp năm 1946 ra đời đã thể hiện sự quyết tâm giành và giữ chính quyền, tạo mọi điều kiện để chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước. Điều 14 Hiến pháp ghi nhận: “Trẻ em được săn sóc về mặt giáo dưỡng”. Đáng tiếc là thời kỳ này không có quy phạm cụ thể nào quy định về việc bảo vệ quyền của người chưa thành niên.

Sau Hiến pháp năm 1959 được ban hành, trong một số văn kiện của Đảng và Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm, bảo vệ và giáo dục các em thiếu niên, nhi đồng. Năm 1960, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 197/CT- TƯ nêu rõ: Quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng tức là quan tâm đến tiền đồ của sự nghiệp cách mạng, đến tương lai của đất nước. Trước tình trạng người


chưa thành niên phạm tội ngày một gia tăng cần có những quy định thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Luật tổ chức Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 đã đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử tư pháp Việt Nam. Điều 7 Luật tổ chức Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân ghi nhận: “Quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo”. Ngoài việc tự bào chữa, bị cáo có thể nhờ người khác bào chữa cho mình. Khi cần thiết, Toà án nhân dân chỉ định nguời bào chữa cho bị cáo. Để xác định rõ trường hợp nào là cần thiết, ngày 09 tháng 09 năm 1967, Toà án nhân dân Tối cao có thông tư số 06 hướng dẫn những trường hợp “Toà án cần chỉ định người bào chữa cho bị cáo là người có những nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần mà không thể tự bào chữa được và những vụ án mà bị cáo có thể bị xử phạt tù chung thân hoặc tử hình”. Việc chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo được ban hành kèm theo thông tư số 16 ngày 27 tháng 9 năm 1974 của Toà án nhân dân Tối cao: Bị cáo là vị thành niên, là người có nhược điểm về thể chất hoặc về tinh thần mà phạm pháp nghiêm trọng. Nếu bị cáo là vị thành niên thì người bào chữa có quyền chủ động kháng tố để bảo vệ những quyền lợi của bị cáo mà không cần phải được sự đồng ý của họ. Điều đó cho thấy rõ sự quan tâm của chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.

Ngày 15/6/1960 Toà án nhân dân Tối cao ban hành chỉ thị số 1024 hướng dẫn xử lý tội hiếp dâm nhằm khắc phục khuynh hướng coi nhẹ tính chất nghiêm trọng của loại tội này, nhất là coi nhẹ tội “hiếp dâm trẻ em”. Đến năm 1967 , Toà án nhân dân Tối cao thông qua bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và các tội khác về tình dục số 329 ngày 11/2/1967 đề cập một cách toàn diện bốn hình thức phạm tội: Hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với người dưới 16 tuổi và dâm ô. Theo đó, Toà án nhân dân Tối cao chỉ rõ: Trừng trị nghiêm khắc các hành vi xâm phạm đến quyền


của phụ nữ và trẻ em. Hiếp dâm khi có một trong các tình tiết nạn nhân là trẻ em dưới 14 tuổi, hiếp dâm người thân thuộc về trực hệ thì mức hình phạt có thể đến 15 năm tù. Đặc biệt là các trường hợp nạn nhân càng nhỏ tuổi, hậu quả càng nghiêm trọng nên cần phải xử phạt kẻ phạm tội nghiêm khắc hơn. Tất cả những quy định này đã thể hiện bước phát triển của văn bản quy phạm pháp luật, từ chỗ coi nhẹ tính chất nghiêm trọng của những hành vi xâm phạm tình dục người chưa thành niên đến chỗ ghi nhận và bảo vệ quyền của người chưa thành niên là nạn nhân của loại tội này.

Báo cáo tổng kết công tác xét xử ngành Toà án năm 1965 - 1968 của Toà án nhân dân Tối cao đánh giá về việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội: Toà án chưa chú ý triệu tập những người có trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục bị cáo ra trước Toà để tìm hiểu thêm về môi trường sống, hoàn cảnh giáo dục và hoàn cảnh phạm pháp của bị cáo để có thêm tài liệu cân nhắc, lượng hình; đồng thời trực tiếp vạch rõ phần trách nhiệm của họ trong việc phạm pháp của con em mình. Để làm rõ vấn đề này, trong thông tư số 16 ngày 27 tháng 9 năm 1974 của Toà án nhân dân Tối cao đã có hướng dẫn: Nếu bị cáo là người chưa thành niên, Toà án có thể yêu cầu cha, mẹ, người giám hộ hoặc giáo viên giúp đỡ đặt câu hỏi cho bị cáo nhưng cũng có thể yêu cầu những người này tạm rời phòng xử án nếu sự có mặt của họ làm cho bị cáo không dám khai. Sau khi bị cáo đã khai, chủ toạ phiên toà phải nhắc lại lời khai cho người đã tạm rời phòng xử án biết.

Bên cạnh việc bảo vệ quyền cho bị cáo là người chưa thành niên, thực tiễn xét xử về các tội xâm phạm quyền của trẻ em cho thấy, nạn nhân là trẻ em cũng được pháp luật bảo vệ. Tại công văn số 452 của Toà án nhân dân Tối cao đánh giá về thực tiễn xét xử các trường hợp trẻ em là người chưa thành niên như sau: “Không nên nghĩ rằng các em còn nhỏ tuổi chưa lao động được, chưa gánh vác được trách nhiệm cho xã hội, cho gia đình nên tác hại gây ra


không to bằng giết người lớn, các em còn nhỏ tuổi nhưng là thế hệ tương lai, là những người tiếp tục xây dựng sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”[39 - tr357]. Trên tinh thần đó, các Toà án khi xét xử cần nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của việc bảo vệ các em và nghiêm trị những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của trẻ em. Đồng thời, Toà án nhân dân Tối cao đưa ra chính sách xử lý về hình sự đối với can phạm là người chưa thành niên dưới 14 tuổi không bị truy tố, xét xử về tội giết người, Từ 14 đến 16 tuổi áp dụng biện pháp giáo dục là chủ yếu vì nhận thức của các em còn non nớt nên cần xử nhẹ hơn so với người đã thành niên và không áp dụng mức án tử hình. Những quy định này đã thể hiện rõ nét bản chất dân chủ và nhân đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra, trong thực tiễn xét xử có một loại tội xâm phạm đến quyền lợi của trẻ em đó là “Tội bắt cóc trẻ em”. Trong báo cáo tổng kết công tác xét xử của ngành Toà án, Toà án nhân dân Tối cao nhận định: Đây là một loại tội nghiêm trọng, vì vậy để bảo vệ nhi đồng, bảo vệ hạnh phúc gia đình của công dân và bảo vệ trật tự, trị an xã hội đối với loại tội này cần phải xử lý nghiêm khắc.

Như vậy, qua những phân tích trên cho thấy, những quy định về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự Việt Nam thời kỳ này tuy còn sơ sài, chưa cụ thể và rất ít nhưng đã phần nào nói lên sự quan tâm của xã hội đối với người chưa thành niên.

1.2.4. Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự từ năm 1985 đến nay.

Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 được kỳ họp thứ IX Quốc Hội khoá VII thông qua ngày 27/6/1985, có hiệu lực từ ngày 01/01/1986. Bộ luật đã kế thừa, phát huy những kinh nghiệm trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm thời kỳ trước đó, tiếp thu những quan điểm, những vấn đề


mới. Từ khi có Bộ luật hình sự năm 1985 và sau đó được thay thế bằng Bộ luật hình sự năm 1999 những quy định về bảo vệ quyền của người chưa thành niên đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với công cuộc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm.

Những quy định về quyền của người chưa thành niên được ghi nhận trong nhiều điều luật của Bộ luật hình sự cả ở phần chung (Chưong VII gồm 11 điều - Từ Điều 57 đến Điều 67) và phần các tội phạm. Điều 59 Bộ luật hình sự năm 1985 xác định nguyên tắc xử lý những hành vi phạm tội của người chưa thành niên như sau:

- Việc xử lý đối với người chưa thành niên không những nhằm mục đích trừng trị mà còn giáo dục, giúp đõ họ sửa chữa sai lầm, trở thành công dân có ích cho xã hội.

- Viện kiểm sát và Toà án áp dụng chủ yếu những biện pháp giáo dục, phòng ngừa, gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tham gia tích cực vào thực hiện những biện pháp ấy.

- Chỉ đưa những người chưa thành niên phạm tội ra xét xử và áp dụng hình phạt đối với họ trong những trường hợp cần thiết, căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa.

- Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình người chưa thành niên phạm tội. Khi phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội.

- Không được áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội.

- Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội không tính là căn cứ để xác định là tái phạm.


Ngày 13 tháng 11 năm 1986 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 141 - HĐBT ban hành quy chế về buộc phải chịu thử thách đối với người chưa thành niên phạm tội (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội ít nghiêm trọng đã bị Toà án quyết định buộc phải chịu thử thách với mục đích nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa lỗi lầm, phát triển lành mạnh để trở thành công dân có ích cho xã hội. Nội dung của quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của tất cả gia đình, xã hội trong việc giám sát, giáo dục và giúp đỡ người chưa thành niên khi họ buộc phải áp dụng biện pháp này.

Đối với những tội xâm hại về tình dục, hành vi không chỉ xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người bị hại mà còn ảnh hưởng về tâm lý lâu dài trong các em. Năm 1997 Bộ luật hình sự được sửa đổi, bổ sung quy định hình phạt rất nghiêm khắc đối với hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Theo đó, điều luật coi mọi hành vi giao cấu với trẻ em (kể cả được sự đồng thuận của các em) đều là hành vi phạm tội hiếp dâm và người phạm tội bị phạt từ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Nếu có một trong các tình tiết quy định tại Điều 112, như: Phạm tội có tổ chức, nhiều người hiếp một người, phạm tội nhiều lần, phạm tội có tính chất loạn luân, làm nạn nhân có thai thì sẽ tăng nặng từ mười lăm năm đến chung thân hoặc tử hình. Quy định này xuất phát từ sự phân tích tâm lý, sự tổn hại của trẻ em về cả thể chất và tinh thần cũng như mục đích bảo vệ sự phát triển bình thường của người chưa thành niên về sau.

Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng nhìn nhận chính xác vấn đề trách nhiệm hình sự đối với những người lợi dụng sự non nớt của người chưa thành niên mà rủ rê, lôi kéo và xúi giục người chưa thành niên phạm tội hay sử dụng họ là công cụ thực hiện tội phạm, như: “Tội dụ dỗ hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp” (Điều 148), Tội “Mua bán hoặc đánh tráo trẻ em”.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí