Thu Nhập Từ Lãi Và Các Khoản Thu Nhập Tương Tự


hướng giảm mạnh, đặc biệt năm 2016 chỉ tiêu này giảm mạnh cho thấy sự suy giảm về hiệu quả HĐTD trong đó có thể thấy MSB giảm mạnh nhất ở mức -4,39 tiếp theo là TCB giảm xuống còn mức -0,17% do các ngân hàng trong năm phải trích dự phòng rủi ro nhiều, NIM từ cho vay thấp, lãi suất đầu ra có xu hướng giảm. MSB trong năm 2012-2016 hiệu quả đều ở mức âm, năm 2016 là -4,39 cho thấy HĐTD của ngân hàng này không đem lại hiệu quả mà lợi nhuận của ngân hàng được đem lại từ các hoạt động khác như thu phí dịch vụ, đầu tư tài chính, nguyên nhân là do ngân hàng này đã giảm dư nợ liên tiếp trong những năm gần đây, nợ xấu tăng cao chi phí trích dự phòng cao khiến cho HĐTD không đem lại hiệu quả, lợi nhuận có được chủ yếu từ hoạt động đầu tư tài chính chiếm tới 40% nguồn vốn kinh doanh, nếu như ngân hàng vẫn không chú trọng phát triển lợi nhuận từ hoạt động truyền thống là cho vay thì tính theo dài hạn hoạt động của ngân hàng này dễ chịu các rủi ro lớn. Hiệu quả từ HĐTD của SHB cũng có xu hướng giảm do hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, ngân hàng này năm 2012 nhận sáp nhập Habubank khiến cho một lượng lớn nợ xấu được chuyển sang do vậy áp lực từ chi phí dự phòng ngày cang cao và phải mất nhiều thời gian ngân hàng mới có thể khắc phục được. MBB một ngân hàng được đánh giá là ngân hàng có hiệu quả cao trong những năm gần đây hiệu quả HĐTD cũng giảm trầm trọng năm 2011 tăng cao nhất ở mức 5.22 đến năm 2016 giảm còn 1.30, đó cũng là diễn biến chung của các ngân hàng do áp lực nợ xấu và chi phí dự phòng tăng cao qua bảng số liệu và biểu đồ đều có diễn biến đi xuống (bảng 3.3 và biểu đồ 3.1). Tuy nhiên so sánh với các ngân hàng trên địa bàn thì MBB vẫn là ngân hàng có hiệu quả cao từ HĐTD chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng này vẫn mang tính chất bền vững nợ xấu ở mức thấp. Đối với VPB một ngân hàng cũng có tỷ suất lợi nhuận thuần ở mức tương đối cao so với các ngân hàng trên địa bàn ở mức 2,47 mặc dù tỷ lệ nợ xấu không hề giảm, qua phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng này thì việc thu nhập từ cho vay của VPB cao do trong năm 2015, 2016 ngân hàng này có mức tăng trưởng tín dụng khá cao duy trì 20-30% trong đó việc VPB mua lại công ty tài chính và tăng trưởng cho vay tiêu dùng với lãi suất cao cũng khiến cho thu nhập từ lãi cho vay tăng, tuy nhiên việc các khoản dư nợ tăng mạnh trong năm 2015, 2016 chưa phát sinh nợ quá hạn nhiều, nếu như việc quản trị và kiểm soát không tốt thì trong những năm tới các khoản dư nợ tăng mới này có thể sẽ phát sinh nợ quá hạn và hiệu quả từ HĐTD tương ứng sẽ giảm.

Trong mối tương quan so sánh với VCB một ngân hàng lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh và ổn định trên thị trường thì kết quả của hoạt động cho vay không mấy khả quan và có xu hướng giảm, năm 2015 ở mức thấp 0,30 đến năm 2016 tăng


nhẹ ở mức 0.51. VCB là một ngân hàng có cổ phần chính nhà nước với quy mô lớn do vậy tỷ suất lợi nhuận từ cho vay không được cao như những ngân hàng nhỏ khác do phải phát sinh nhiều chi phí khác cho hoạt động tín dụng, trong những năm gần đây hiệu quả từ HĐTD của ngân hàng này cũng giảm theo xu thế chung của thị trường, tuy nhiên việc hiệu quả giảm chủ yếu do việc chêch lệch lãi suất giữa cho vay và huy động có xu hướng giảm trong khi chi phí hoạt động tăng cao không phải nợ xấu tăng cao như những ngân hàng khác do VCB luôn có đối tượng khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp tốt hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

b/ Phân tích các yếu tố cấu thành Thu nhập thuần từ HĐTD

Theo phân tích ở trên và công thức tính toán được diễn giải từ chương 3, để làm rõ hơn chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐTD cũng như Thu nhập thuần từ HĐTD, tác giả tính toán sự liên quan của các yếu tố cấu thành đến Thu nhập thuần từ HĐTD để từ đó làm rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐTD ở phần sau được thể hiện theo công thức:


Thu nhập thuần từ = HĐTD

Doanh thu từ

lãi cho vay - (1)

Chi phí trả lãi cho vay (2)


Chi phí dự

- -

phòng (3)

Chi phí cho HĐTD (4)


Theo công thức tính toán trên, để đánh giá xác thực hơn về tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐTD trên cơ sở công thức tính toán về tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐTD như đã để cập và giả định ở trên, luận án phân tích thực trạng các yếu tố cấu thành Thu nhập thuần từ HĐTD để làm rõ hơn chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần thuần từ HĐTD qua các nội dung cụ thể như sau:

- Doanh thu từ lãi cho vay (1)

Doanh thu từ lãi bao gồm dư nợ cho vay nhân với chi phí lãi (lãi suất cho vay bình quân), để thuận tiện cho việc lấy số liệu luận án tính tương đối và giả định là Doanh thu từ lãi cho vay = Thu nhập thuần từ lãi và các khoản tương tự, do trong thu nhập thuần từ lãi và các khoản tương tự trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng thì thu nhập thuần từ lãi cho vay khách hàng là mục chiếm chủ yếu các khoản mục khác chiếm không đáng kể. Doanh thu từ lãi cho vay phản ánh một đồng cho vay đem lại thu nhập bao nhiêu, doanh thu từ lãi được xác định từ dư nợ cho vay và lãi suất cho vay bình quân. Nếu như dư nợ cho vay tăng và lãi suất cho vay bình quân không đổi thì doanh thu từ lãi tăng hoặc nếu dư nợ không đổi nhưng lãi suất cho vay bình quân tăng cũng sẽ làm cho doanh thu từ lãi cho vay tăng, do vậy việc kiểm soát và tăng


trưởng doanh thu từ lãi cho vay là một vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi các ngân hàng phải có tư duy chiến lược tốt và hết sức linh hoạt trong việc đặt ra kế hoạch tăng trưởng dư nợ cũng như xác định một mức lãi suất cho vay phù hợp trên thị trường. Việc duy trì mức tăng trưởng tín dụng hợp lý và mức lãi suất cho vay thị trường có thể chấp nhận được sẽ giúp cho các ngân hàng sẽ có mức tăng trưởng về doanh thu cho vay ở mức ổn định. Số liệu về doanh thu từ lãi cho vay được tính toán theo báo cáo tài chính của các ngân hàng làm đối tượng nghiên cứu cụ thể như sau:

Bảng 3.4: Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự

Đơn vị: tỷ đồng


STT

Ngân hàng

2012

2013

2014

2015

2016

1

MB

15,438

13,456

13,644

13,537

15,552

2

TCB

17,622

13,281

12,931

13,374

15,736

3

VPB

10,341

11,194

12,404

18,759

25,631

4

SHB

9,951

9,174

10,312

11,992

14,568

5

MSB

11,927

8,789

9,136

9,191

6,347

6

VCB

31,733

28,309

28,222

31,360

37,713

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội - 8

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng


40,000


35,000


30,000


MB TCB VPB SHB MSB VCB

25,000


20,000


15,000


10,000


5,000


0

2012 2013 2014 2015 2016


Biểu đồ 3.2: So sánh Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng


Có thể thấy trong giai đoạn 2012-2016 thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự một số ngân hàng trên địa bàn Hà nội có mức tăng trưởng không đồng đều và ở mức thấp một số ngân hàng thậm chí còn giảm, điều này cũng do xu thế chung của ngành ngân hàng trong giai đoạn này đang tái cơ cấu sau một thời gian tăng trưởng nóng do vậy tốc độ tăng trưởng không cao trong khi lãi suất cho vay bình quân có xu hướng giảm dẫn đến thu nhập từ cho vay giảm, việc thu nhập từ cho vay giảm cũng dẫn tới hiệu quả tín dụng giảm. Thu nhập từ cho vay chịu tác động chủ yếu từ quy mô cho vay và lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng, các ngân hàng có quy mô lớn thì thu nhập từ lãi cao hơn như VCB có mức thu nhập từ lãi lớn hơn gấp nhiều lần các ngân hàng khác. Qua bảng số liệu có thể thấy các ngân hàng đều có mức tăng trưởng thu nhập từ lãi cho vay, trong giai đoạn 2012-2016 thu nhập từ lãi của các ngân hàng hầu như giữ nguyên hoặc tăng trưởng rất thấp mặc dù dư nợ tín dụng ngày càng tăng do các ngân hàng hầu hết đều mở rộng quy mô và phát triển mạng lưới, điều này là do lãi suất cho vay trong thời gian vừa qua có xu hướng giảm. Qua đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên địa bàn giai đoạn này có thể thấy rằng, việc thu nhập từ lãi giảm chủ yếu là do việc hạch toán về thu nhập từ lãi cho vay của các ngân hàng đã rõ ràng hơn, nếu như trước đây các ngân hàng thường hạch toán một lượng lớn lãi dự thu trong khi thực chất không thu được đặc biệt là đối với các khoản nợ cơ cấu thì hiện nay NHNN đã siết chặt quản lý buộc các ngân hàng phải hạch toán đúng tính chất của các khoản lãi thu được khiến cho doanh thu từ lãi cho vay sẽ giảm. Như vậy thu nhập từ lãi trong giai đoạn này đã thực chất hơn phản ánh đúng tình hình cho vay của ngân hàng.

- Chi phí trả lãi cho vay (2)

Phản ánh chi phí huy động nguồn vốn đầu vào để cho vay, nếu như ngân hàng có chi phí vốn vay rẻ thì hiệu quả cho vay cao và ngược lại, điều này đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn huy động vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu cho vay đồng thời phải tìm kiếm các nguồn vốn huy động rẻ như huy động không kỳ hạn với lãi suất thấp. Chi phí từ lãi bao gồm quy mô cho vay nhân với chi phí trả lãi (lãi suất huy động bình quân), để thuận tiện cho việc lấy số liệu luận án tính tương đối và giả định là Chi phí trả lãi cho vay = Chi phí trả lãi và các khoản chi phí tương tự, do trong Chi phí trả lãi và các khoản chi phí tương tự trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng thì chi phí trả lãi cho vay là mục chiếm chủ yếu các khoản mục khác chiếm không đáng kể. Chi phí đầu vào hay chi phí cho huy động vốn đóng vai trò quan trọng, một mặt các ngân hàng phải huy động vốn đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay, mặt khác phải xác định mức lãi suất huy động theo các kỳ hạn một cách hợp lý để có mức lãi suất huy động bình quân giảm.


Nếu như một ngân hàng huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế không đủ đáp ứng cho nhu cầu cho vay thì sẽ phải tăng lãi suất huy động để huy động đủ hoặc mua bán vốn với giá cao trên thị trường liên ngân hàng khiến cho lãi suất huy động bình quân cao và làm tăng chi phí trả lãi ảnh hưởng đến thu nhập thuần từ HĐTD, điều này thường xảy ra đối với các ngân hàng có quy mô nhỏ và chưa có thương hiệu, đối với các ngân hàng lớn có thương hiệu như MBB thì huy động vốn luôn dư thừa cho nên lãi suất đầu vào sẽ giảm. Số liệu về chi phí trả lãi được tính toán theo báo cáo tài chính của các ngân hàng làm đối tượng nghiên cứu cụ thể như sau:

Bảng 3.5: Chi phí trả lãi và các chi phí tương tự


Đơn vị: Tỷ đồng


STT

Ngân hàng

2012

2013

2014

2015

2016

1

MB

8,835

7,332

6,609

6,219

7,573

2

TCB

12,507

8,946

7,159

6,166

7,593

3

VPB

7,374

7,042

7,113

8,406

10,464

4

SHB

8,076

7,070

7,586

8,296

10,393

5

MSB

9,918

7,175

7,963

7,604

4,095

6

VCB

20,792

17,517

16,214

15,907

19,185

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng


25,000



20,000



MB TCB VPB SHB MSB VCB

15,000



10,000



5,000



0

2012 2013 2014 2015 2016


Biểu đồ 3.3: So sánh Chi phí trả lãi và các chi phí tương tự

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng

Trong giai đoạn 2012-2016 mặc dù quy mô dư nợ tăng nhưng chi phí trả lãi không tăng mà còn có xu hướng giảm, điều này cũng do xu thế chung của ngành ngân


hàng đang tái cơ cấu sau một thời gian tăng trưởng nóng do vậy tốc độ tăng trưởng không cao trong khi lãi suất huy động bình quân có xu hướng giảm dẫn đến chi phí từ cho vay giảm, nếu các nhân tố khác không đổi việc chi phí cho vay giảm dẫn đến hiệu quả từ cho vay cao và ngược lại. Tuy nhiên trên thực tế những năm vừa qua mặc dù chi phí cho vay giảm nhưng lãi suất cho vay cũng giảm và tốc độ giảm của lãi suất cho vay lớn hơn tốc độ giảm của lãi suất huy động dẫn đến hiệu quả của hoạt động cho vay không cao, chi phí trả lãi chịu tác động chủ yếu từ quy mô huy động vốn và lãi suất huy động bình quân. Qua bảng số liệu có thể thấy chi phí trả lãi của các ngân hàng những năm vừa qua không có thay đổi nhiều mặc dù quy mô tổng tài sản của các ngân hàng đều tăng, huy động vốn tăng điều này chủ yếu là do lãi suất huy động bình quân liên tục giảm mạnh, thời điểm 2011-2012 lãi suất huy động ở mức 15% đến 2015 - 2016 chỉ còn dao động 5-7%. Các ngân hàng có quy mô càng cao thì chi phí trả lãi càng cao, tại VCB chi phí trả lãi và các chi phí tương tự năm 2016 đạt 19,185 tỷ đồng cao gấp đôi gấp ba so với các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối trên địa bàn.

- Chi phí dự phòng (3)

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là mức chi phí mà mỗi ngân hàng phải trích lập từ lợi nhuận chưa trích lập dự phòng rủi ro và thuế thu nhập doanh nghiệp. Để đảm bảo cho an toàn hệ thống ngân hàng, NHNN đã đưa ra nhiều chính sách, thông tư yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự phòng đúng và đủ theo phân loại nợ của ngân hàng. Có thể thấy trong những năm gần đây chi phí dự phòng của các ngân hàng ngày càng tăng cao do áp lực nợ xấu, bên cạnh đó cũng có sự giám sát chặt chẽ của NHNN trong việc trích lập rủi ro của các NHTM. Có thể nói rằng hiện nay chi phí dự phòng ảnh hưởng trực tiếp nhất đến hiệu quả cho vay của ngân hàng khi mà tình hình nợ xấu ngày một tăng.

Hiện nay các NHTM trích dự phòng được quy định theo các quyết định, thông tư hướng dẫn của NHNN, các ngân hàng đang áp dụng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN(2013) theo đó dự phòng cụ thể được trích theo công thức tính toán như sau:


Trong đó R Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng là 1

Trong đó:

R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;


là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 2

: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1

đến thứ n.


Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:

Ri = (Ai - Ci) x r Trong đó:

Ai: Số dư nợ gốc thứ i;

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 điều này. Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0”.

Tỷ lệ trích lập được quy định cụ thể như sau:

Bảng 3.6: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể


Nhóm

Loại nợ

Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể (%)

1

Nợ đủ tiêu chuẩn

0

2

Nợ cần chú ý

5

3

Nợ dưới tiêu chuẩn

20

4

Nợ nghi ngờ

50

5

Nợ có khả năng mất vốn

100

Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN ngày 21/01/2013

Các NHTM trên địa bàn tính toán mức trích dự phòng theo hướng dẫn và quy định của NHNN theo từng thời kỳ hiện tại đang áp dụng theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN, được áp dụng trích theo công thức đã nêu ở trên, việc trích dự phòng của các ngân hàng hiện nay đã được minh bạch hơn và chịu sự thanh tra giám sát chặt chẽ của NHNN, các chế tài được đưa ra nhằm tránh việc các ngân hàng không phản ánh đúng tình trạng nợ và trích dự phòng thiếu phản ánh sai lệch trong hoạt động kinh doanh, khi xảy ra nợ quá hạn không đủ chi phí để bù đắp. Trong thời gian gần đây việc giám sát việc trích dự phòng được NHNN đặc biệt quan tâm tránh trường hợp giấu nợ xấu đẩy lợi nhuận lên cao để chia cho các cổ đông như thời gian trước đây, do vậy có một số ngân hàng sau khi trích dự phòng thì lợi nhuận đã giảm mạnh thậm chí còn âm cả vào vốn chủ sở hữu. Một số ngân hàng như GPB, Oceanbank do nợ xấu tăng cao sau khi trích dự phòng thì nguồn vốn chủ sở hữu không đủ bù đắp, NHNN phải mua để tái cơ cấu nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người gửi tiền, điều này cũng đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng. Việc giám sát chặt chẽ của NHNN trong việc trích dự phòng làm cho hoạt động ngân hàng lành mạnh hơn, lợi nhuận ngân hàng đã phản ánh


đúng thực trạng của từng ngân hàng đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho các cổ đông khi tham gia góp vốn vào ngân hàng, số liệu chi phí dự phòng của các Ngân hàng trong giai đoạn 2012-2016 cụ thể như sau:

Bảng 3.7: Chi phí dự phòng các ngân hàng


Đơn vị:tỷ đồng


STT

Ngân hàng

2012

2013

2014

2015

2016

1

MB

1,658

1,892

2,018

2,102

2,030

2

TCB

1,450

1,413

2,258

3,623

3,661

3

VPB

400

1,025

979

3,278

5,313

4

SHB

-564

-492

621

841

1.302

5

MSB

460

326

722

527

1.743

6

VCB

3,303

3,544

4,591

6,068

6,406

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng


7000


6000


5000


2012

2013

2014

2015

2016

4000


3000


2000


1000


0


-1000


MB TCB VPB SHB MSB VCB


Biểu đồ 3.4: So sánh chi phí dự phòng các ngân hàng

Nguồn: Tính toán của tác giả từ các báo cáo thường niên ngân hàng


Qua bảng số liệu cho thấy các ngân hàng trên địa bàn đều có mức chi phí dự phòng tăng qua các năm riêng chỉ có SHB năm 2012, 2013 là được hoàn dự phòng nhiều do từ cuối năm 2011 SHB sáp nhập Habubank một lượng lớn nợ xấu từ Habubank chuyển sang đã được xử lý và có được cơ chế đặc biệt của Chính phủ và NHNN trong việc giảm tỷ lệ trích dự phòng, tuy nhiên sang năm 2014, 2015 và 2016

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023