Phân Tích Thực Trạng Động Viên Nv Theo Yếu Tố Đặc Điểm Công Việc


thần của từng nhân viên, thường xuyên tổ chức các hoạt động giải trí cuối tuần hoặc sau giờ làm để gắn kết tình cảm.

- Tại NamABank, đa số nhân viên gắn bó với ngân hàng đã từ rất lâu và có truyền thống lâu đời xem nhau như một gia đình, cho nên không khí làm việc ở các đơn vị rất vui vẻ và thoải mái. Lãnh đạo hòa đồng với nhân viên và luôn quan tâm, bảo vệ nhân viên của mình, đây là một điểm mạnh và cũng là một đặc trưng khi làm việc ở NamABank.

Nhược điểm:


- Một số nơi cũng chưa có được sự kết nối như trên, vài đơn vị có nhân sự thay mới nhiều, chủ yếu là chức danh quản lý, nên chưa hòa nhập được vào văn hóa chung tại đây.

- Một số nhân viên cảm thấy không được động viên trong mối quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp, có nhiều chi nhánh, nhân viên thường xuyên nghỉ việc, hoặc bị điều chuyển đi nơi khác, hoặc có sự bố trí mới, do mối quan hệ giữa nhân viên và cấp trên không được chặt chẽ, chưa có tinh thần tập thể cao như mong muốn.

Nguyên nhân: Nhiều đơn vị mới và chi nhánh mới được thành lập trong thời gian ngắn, chưa xây dựng được truyền thống lâu đời như các chi nhánh khác, nên tinh thần tập thể chưa cao và chưa có tính đoàn kết.Lãnh đạo nhiều nơi đa số là nhân sự mới từ các nơi khác chuyển đến hoặc từ ngân hàng khác sang, nên chưa thể hòa nhập và gắn kết được với nhân viên của mình, dẫn đến nhiều vấn đề bất đồng về cách làm việc và giải quyết công việc, nhân viên và cấp trên chưa hiểu nhau, thường xuyên mâu thuẫn.

2.3.7 Phân tích thực trạng động viên NV theo yếu tố Đặc điểm công việc


Đây là yếu tố ít quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự động viên nhân viên tại NamABank với hệ số β=0.083 (Phụ lục 11), còn đối với Vietcombank, đây cũng là một yếu tố ít quan trọng với hệ số β=120 (Phụ lục 14).


Bảng 2.19: TB và độ lệch chuẩn của biến Đặc điểm công việc tại NamABank



Biến quan sát

NamABank

Vietcombank

N

TB

ĐLC

N

TB

ĐLC

CV1

Công việc ở ngân hàng cần nhiều kỹ năng:

giao tiếp, thuyết phục…

235

3.42

1.172

164

3.29

1.347

CV2

Anh/chị hiểu rõ quy trình dịch vụ NH

235

3.71

1.174

164

3.37

0.847

CV3

Anh/chị hiểu rõ tính rủi ro trong công việc

ngân hàng

235

3.54

1.185

164

3.45

0.776

CV4

Anh/chị nhận được sự phản hồi của cấp

trên

235

3.44

1.166

164

3.30

0.947

CV5

Công việc ở ngân hàng thú vị và thu hút

235

3.49

1.160

164

3.40

1.432

CV7

Anh/chị được chủ động thực hiện công

việc ở ngân hàng

235

3.51

1.231

164

3.63

0.591

CV8

Môi trường làm việc NH đầy đủ tiện nghi

235

3.56

1.169

164

3.27

1.216


Đặc điểm công việc

235

3.52

1.180

164

3.39

1.022

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Các giải pháp nâng cao sự động viên nhân viên tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á - Khu vực TPHCM - 9

Ta thấy điểm trung bình các nhân tố thuộc biến Đặc điểm công việc tại NamABank cao hơn so với Ngân hàng đối thủ là Vietcombank.Tại NamABank, quy trình làm việc linh họat hơn, phong cách làm việc cũng chuyên nghiệp hơn.

Mô hình Giao dịch một cửa vừa được triển khai vào tháng 4/2015 đã cải tiến đáng kể quy trình giao dịch trước đây.Trong Mô hình giao dịch một cửa một dấu khách hàng chỉ tiếp xúc và nhận kết quả với một nhân viên giao dịch trong suốt quá trình giao dịch,bỏ bớt những thủ tục rườm rà không cần thiết, giao dịch nhanh chóng và thuận tiện hơn cho khách hàng. Bên cạnh đó, NamABank hiện đang tiếp tục triển khai nâng cao chất lượng phục vụ, dành cho Giao dịch viên, Chuyên viên tín dụng,Chuyên viên tư vấn,và ngay cả Nhân viên bảo vệ cũng có một Bộ quy chuẩn riêng. Khi tuân thủ Bộ quy chuẩn này, nhân viên sẽ được đánh giá thường xuyên, để ngày càng nâng cao và cải thiện chất lượng phục vụ của đơn vị mình.

Môi trường làm việc tại NamABank có thể nói rất đầy đủ tiện nghi,cơ sở vật chất như máy móc thiết bị vận hành tốt, hệ thống điều hòa áp trần được mở liên tục, mạng wifi miễn phí tại Hội sở được mở 24/24 để phục vụ việc truy cập internet của khách hàng và nhân viên. NamABank hiện đang tiến hành sửa chữa tất cả các chi


nhánh, phòng giao dịch theo chuẩn nhận diện mới,các quầy giao dịch,bàn ghế, phòng ốc được thiết kế lại sang trọng và bắt mắt, tạo ra một bộ mặt ngân hàng hoàn hảo. Ngoài ra, phần mềm nhập liệu được nâng cấp và cải tiến liên tục nhằm thúc đẩy thời gian giao dịch và gia tăng tiện ích.

Ưu điểm:

- Hiện NamABank đang tiến tới mục tiêu “Ngân hàng đẹp, dịch vụ tốt”, chính vì mục tiêu đó nên đòi hỏi cán bộ nhân viên phải được đào tạo kỹ lưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và cả chất lượng phục vụ. Quy trình Giao dịch một cửa và một số quy trình cải tiến rút ngắn thời gian giao dịch này ra đời đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng, họ cảm thấy thoải mái hơn, thuận tiện hơn vì nhu cầu được giải quyết một cách nhanh chóng và đơn giản nhất có thể. Từ đó nhân viên cũng cảm thấy thoải mái hơn, không phải chịu áp lực từ phía khách hàng.

Nhược điểm: Các cấp lãnh đạo chưa chú trọng đến việc khảo sát ý kiến của nhân viên về công việc, tham khảo nhận xét và đánh giá của họ. Công việc mang tính chất lặp đi lặp lại ở một số bộ phận, dễ gây sự nhàm chán.

Nguyên nhân : Đặc trưng công việc ở ngân hàng là rất khó thay đổi, một số quy trình còn mang tính chất máy móc, rập khuôn, vì luôn nằm trong những cơ chế quản lý chặt chẽ, nên khó có thể phát huy sáng tạo.Công việc ở ngân hàng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và quan trọng nhất là tính trung thực, nên một số cán bộ quản lý còn mang tính áp đặt và không coi trọng đánh giá của nhân viên trong công việc, một số trường hợp cần linh hoạt lại không thể linh hoạt, gây khó khăn cho nhân viên trong việc chủ động thực hiện công việc.



Tóm tắt chương 2


Trong chương này, tác giả đã giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Nam Á thông qua các đặc điểm về loại hình kinh doanh, cơ cấu nhân sự và văn hóa của ngân hàng.

Tác giả đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát với hơn 300 nhân viên ngân hàng và thu được kết quả có giá trị, từ đó phân tích thực trạng tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên tại Ngân hàng Nam Á, bao gồm ưu, nhược điểm và nguyên nhân của vấn đề để có thể đưa ra giải pháp thích hợp


Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á - KHU VỰC TPHCM

3.1 Tầm nhìn và mục tiêu NamABank đến năm 2020.


3.1.1 Tầm nhìn, sứ mệnh


Tầm nhìn: Ngay từ những ngày đầu hoạt động, NamABank đã xác định tầm nhìn là trở thành NH TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Sứ mệnh: Tham gia đóng góp vào phát triển lớn mạnh, an toàn của hệ thống ngân hàng đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước trên cơ sở đáp ứng kịp thời các nhu cầu hợp lý về phát triển sản xuất,kinh doanh,dịch vụ của khách hàng bằng các phương tiện hiện đại, sản phẩm dịch vụ mới với phong cách phục vụ chuyên nghiệp,tận tâm, nhằm đem lại lợi nhuận và lợi ích cao nhất cho tập thể NamABank, cho từng cổ đông NamABank và tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân và cũng như gia đình của toàn thể cán bộ nhân viên NamABank.

3.1.2 Mục tiêu phát triển của NamABank đến năm 2020


3.1.2.1 Mục tiêu về đào tạo và đổi mới


- Xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực có tâm huyết và năng lực chuyên môn, có khả năng tác nghiệp để tạo ra giá trị đặc trưng của NamABank và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Ngân hàng.

- NamABank đang xây dựng chiến lược “Phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực” theo phương châm “Tài năng của bạn là tài sản quý báu của chúng tôi”.

Theo đó, các cán bộ nhân viên của NamABank được đào tạo và đào tạo lại


nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những kỹ năng và trình độ chuyên môn cần thiết, cam kết phục vụ hài lòng khách hàng, trung thực trong giao dịch và đoàn kết vì mục tiêu chung của Ngân hàng.

3.1.2.2 Mục tiêu nâng cao và cải tiến quy trình dịch vụ


- Đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại đủ khả năng đáp ứng nhu cầu quản trị, điều hành, ứng dụng sản phẩm mới hiện đại, chất lượng và tính an toàn cao;

- Nâng cao năng lực kiểm soát,chú trọng các kỹ thuật quản trị, điều hành theo kịp tiến trình hội nhập; đảm bảo được tính minh bạch của báo cáo tài chính.

- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO, BVQI để đảm bảo công tác quản trị ngày càng có hiệu quả;

3.1.2.3 Mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ


- Hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ theo hướng tiếp cận dễ dàng nhất với khách hàng, ứng dụng tối đa hàm lượng công nghệ trong mỗi sản phẩm, phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng mọi lúc mọi nơi.

- Xây dựng hình ảnh NamABank với những nét đặc trưng riêng biệt gắn kết với phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự; Tiếp tục xây dựng và cải tiến chuẩn vận hành mới với tiêu chí “Ngân hàng đẹp, dịch vụ tốt”.

3.1.2.4 Mục tiêu tài chính


- Vốn điều lệ tăng lên 6.000 tỷ đồng, tổng tài sản bình quân mỗi năm tăng 15% đến cuối năm 2020 đạt trên 100.000 tỷ đồng.

- Huy động vốn từ cá nhân và tổ chức kinh tế bình quân mỗi năm tăng 25 - 30%, đạt 80.000 tỷ đồng vào cuối năm 2020; dư nợ cho vay đạt 64.000 tỷ đồng vào cuối năm 2020.

- Lợi nhuận trước thuế bình quân mỗi năm tăng 20 - 25%, đạt trên 800 tỷ đồng đến cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5%.


3.2 Các giải pháp nâng cao sự động viên nhân viên tại Ngân hàng Nam Á - Khu vực TPHCM.

3.2.1 Các giải pháp nâng cao sự động viên nhân viên thông qua yếu tố đào tạo và thăng tiến

Đào tạo và thăng tiến là yếu tố quan trọng nhất cần được chú trọng nâng cao để gia tăng sự động viên nhân viên.

Theo khảo sát, ta thấy mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến động viên nhân viên là cao nhất với β=0.356 tuy nhiên tác động của các chính sách Đào tạo và thăng tiến đến sự động viên tại NamABank gần như là thấp nhất (Điểm trung bình là 2.86).

Như vậy có thể nói, nhân viên NamABank chưa thỏa mãn với những chính sách đào tạo và thăng tiến hiện tại, chính vì thế cần phải chú trọng vào các chính sách này nhằm nâng cao sự động viên nhân viên.

Nhóm giải pháp thứ nhất, chú trọng đào tạo về nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ mới và kỹ năng mềm thường xuyên.

Chính sách nhân sự của NamABank được xây dựng với mục đích biến nguồn nhân lực trở thành ưu thế đặc biệt, giữ vai trò quyết định để thực hiện thành công những mục tiêu chiến lược đề ra. Chính vì thế, cần chú trọng:

- Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản cho cán bộ nhân viên:

Duy trì thời lượng học từ 2 – 3 tiếng đồng hồ cho một buổi đào tạo.

Phát triển nội dung các khóa học đa dạng và phong phú, nâng cao chất lượng mỗi khóa học.


Ngoài giảng viên nội bộ là các cấp quản lý, có thể mời them một số chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đến để thỉnh giảng giúp nhân viên trao dồi them kiến thức một cách sâu rộng.

Định kỳ hàng tháng, phòng nhân sự đưa ra kế hoạch đào tạo lên mạng nội bộ của toàn hệ thống NamABank, các cán bộ nhân viên sẽ tham khảo và đăng ký tham gia những lớp học phù hợp với vị trí của mình.

Bảng 3.1: Các lớp đào tạo cần triển khai mỗi tháng


STT

Lớp đào tạo

Thành phần tham dự

1

Kế toán ngân hàng cơ bản

Giao dịch viên, Kế toán tổng hợp, Kế toán tài chính

2

Kế toán thuế

Giao dịch viên, Kế toán tổng hợp, Kế toán tài chính

3

Nghiệp vụ thẻ

Giao dịch viên, Chuyên viên tư vấn

4

Nghiệp vụ NH điện tử

Giao dịch viên, Chuyên viên quan hệ khách hàng

5

Nghiệp vụ tín dụng

Chuyên viên quan hệ khách hàng, Chuyên viên tư vấn

6

Chuẩn giao dịch KH

Giao dịch viên, Chuyên viên tư vấn, Nhân viên bảo vệ


- Ngoài quy trình dịch vụ cơ bản, còn phải đào tạo thêm về kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, làm cơ sở để xem xét đề bạt, thăng tiến.


Bảng 3.2: Các lớp đào tạo được đề xuất cho cán bộ quản lý


STT

Lớp đào tạo

Thành phần tham dự

1

Kỹ năng giao tiếp

Ban Giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh

2

Kỹ năng giải quyết khiếu nại

Trưởng phòng kinh doanh, Kiểm soát viên

3

Kỹ năng quản lý thời gian

Ban Giám đốc,Trưởng phòng kinh doanh, Kiểm soát viên

4

Kỹ năng bố trí công việc

Ban Giám đốc,Trưởng phòng kinh doanh, Kiểm soát viên


- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống Thư viện online, là chuyên trang thông tin của NamABank, thường xuyên được cập nhật văn bản mới, các quy trình,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2023