Kết Quả Kinh Doanh Năm 2009 Của Các Ctck Mới Niêm Yết

Bảng 12. Kết quả kinh doanh năm 2009 của các CTCK mới niêm yết


Mã CK

Vốn điều lệ (tỷ

đồng)

Doanh thu

thuần (tỷ đồng)

LNST (tỷ

đồng)

EPS (đồng)

VND

450

360

211,7

7.057

HCM

394,6

491,3

278,1

7.056

TAS

139

46,8

11,3

812

APG

135

39,5

41,1

2.910

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Các định chế tài chính và vai trò đối với thị trường chứng khoản Việt Nam - thực trạng và đề xuất - 10

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2009 của các công ty

1.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán

Hình 2. Thị phần môi giới cổ phiếu năm 2009


Nguồn: Báo cáo tổng kết TTCK năm 2009 của PSI

Năm 2009, hoạt động môi giới CK của các công ty đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng kết chung, mảng môi giới cho NĐT nước ngoài vẫn là ưu thế của các CTCK đã hoạt động lâu năm, trong khi thị phần môi giới trong nước thuộc về các CTCK năng động.

Cụ thể, tính đến tháng 8/2009, trên HOSE, vị trí dẫn đầu thị phần môi giới trong nước (tính theo giá trị môi giới giao dịch cổ phiếu), CTCK Thăng Long (TSC) vươn lên dẫn đầu toàn thị trường mảng môi giới cổ phiếu cho nhà đầu tư trong nước với 18.000 tài khoản. Hai vị trí tiếp lần lượt thuộc về CTCK Sacombank (SBS) và CTCK Sài Gòn (SSI). Trong khi đó, tại nhiều CTCK gạo cội như CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), CTCK ACB (ACBS) và CTCK Vietcombank (VCBS) là nhóm CTCK thu hút được số tài khoản nhiều nhất thị trường, có thể do cơ chế hoạt động hoặc nguyên tắc thận trọng nên các công ty chỉ giữ những vị trí thấp hơn.

Ở mảng môi giới nước ngoài, tính đến cuối tháng 8, SSI vẫn dẫn đầu (28,5% thị phần). Kế tiếp là HSC chiếm thị phần môi giới hơn 20%. Hai vị trí kế tiếp lần lượt thuộc về hai CTCK có mặt trên thị trường ngay từ ngày TTCK Việt Nam mới khai sinh: BVSC (CTCK Bảo Việt) và ACBS.

Tổng kết năm, thị phần môi giới có sự đổi ngôi mạnh mẽ. Vị trí dẫn đầu của SSI đã thuộc về TSC do công ty này đã có chiến lược kinh doanh linh hoạt và đột phá nhất trong năm. Bên cạnh đó, các CTCK trực thuộc NHTM dù có ưu thế về nguồn vốn từ các ngân hàng mẹ (SBSC, ACBS, VCBS) nhưng vẫn bị suy giảm đáng kể do sự vươn lên của các CTCK mới nổi (HSC, KimEng VN, VNDS…).

Năm 2009, trừ có CTCK Gia Anh (GASC) là công ty đầu tiên bị rút nghiệp vụ môi giới CK vì không đáp ứng đủ điều kiện về vốn pháp định, đối với các CTCK còn lại, đây là một trong những nghiệp vụ then chốt.

1.2. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành

Hiện nay có 30/105 CTCK khai thác nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CK, chủ yếu là những công ty lớn và phải đáp ứng đủ điều kiện vốn điều lệ cho nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng (theo Nghị định 14/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán).

Những năm trước đây, hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK tập trung chủ yếu vào mảng bảo lãnh phát hành các loại trái phiếu: TPCP cho Kho bạc Nhà nước, trái phiếu ngân hàng, trái phiếu đô thị. Chẳng hạn, năm 2007, 03

CTCK gồm BVSC, ACBS và TSC đã thực hiện 04 hợp đồng bảo lãnh phát hành với hình thức bảo lãnh cam kết chắc chắn. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít CTCK thực hiện việc bảo lãnh phát hành TPCP và các công ty chưa chú trọng đầu tư tìm kiếm khách hàng, đào tạo nhân sự, xây dựng quy trình chuẩn để triển khai nghiệp vụ này.

Bên cạnh tham gia bảo lãnh phát hành TPCP, một số CTCK còn chú ý đến mảng trái phiếu doanh nghiệp. Năm 2009, đáng chú ý có CTCK Ngân hàng Công thương - VietinBankSC bảo lãnh phát hành trái phiếu thời hạn 05 năm của CTCP Phát Triển Đô Thị Kinh Bắc (KBC) hay TSC tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu cho CTCP Xây dựng và Kinh doanh Vật tư với cùng thời hạn.

Năm 2009, thống kê doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của các CTCK không cao, chỉ có một số công ty báo cáo như: BVSC (1,9 tỷ đồng), SSI (9,2 tỷ đồng), SBS (14 tỷ đồng), TSC (5,2 tỷ đồng)…

Ngoài ra, do điều kiện khó khăn trong năm tài chính 2008, một số CTCK phải xin cắt giảm nghiệp vụ này: CTCK Quốc gia (NSI), CTCK Quốc tế Việt Nam (VISecurities), CTCP CK Hà Nội (HSSC),…

1.3. Nghiệp vụ tự doanh

Bảng 13. Các CTCK dẫn đầu về hoạt động tự doanh CK năm 2009


Mã Công ty/ Mã CK

Doanh thu tự doanh CK

(tỷ đồng)

Tỷ trọng đối với doanh

thu thuần

SSI

603,7

53,83%

SBSC

547,3

71,05%

KLS

337,2

77,55%

ACBS

313,2

59,94%

AGRISECO

251,7

48,60%

VND

244,1

67,81%

BSC

233,4

37,67%

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2009 của các công ty

Những diễn biến sáng sủa của TTCK từ quý II/2009 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các CTCK triển khai hai nghiệp vụ chính là môi giới và tự doanh, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các công ty này. Trong đó, mảng tự doanh chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu doanh thu của các CTCK.

Tổng kết thị trường năm 2009, hầu hết các CTCK được phép hoạt động nghiệp vụ tự doanh đều có kết quả tích cực. SSI dẫn đầu về doanh thu từ hoạt động đầu tư CK và góp vốn, chiếm gần 54% doanh thu thuần của công ty. Ngoài SBSC, ACBS, AGRISECO và BSC được xếp vào danh sách các CTCK có doanh thu tự doanh cao nhất, các CTCK con của NHTM khác đều báo cáo kết quả từ nghiệp vụ này cao: VCBS – 170,1 tỷ đồng (chiếm 52,03% doanh thu thuần), DAS – 77,5 tỷ đồng (chiếm 56,69% doanh thu thuần), MHBS – 97,2 tỷ đồng (chiếm 54,21% doanh thu thuần)…

Bên cạnh những đóng góp thu nhập đáng kể của nghiệp vụ tự doanh vào báo cáo kết quả kinh doanh của các CTCK, có một bộ phận các công ty sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 đã phải rút bớt hoạt động tự doanh CK khỏi các nghiệp vụ của mình. Đa phần trong số đó là các công ty có quy mô vừa và nhỏ như: CTCP CK Việt Tín (VTSS), CTCP CK Thái Bình Dương (PSC), CTCP CK Gia Anh (GASC), CTCP CK Mê Kông (MSC)...

1.4. Nghiệp vụ tư vấn

Trong nghiệp vụ tư vấn, tư vấn đầu tư CK cho các NĐT là một nghiệp vụ cơ bản của CTCK. Hiện nay, các CTCK đẩy mạnh tư vấn cho nhà đầu tư dưới các hình thức: ra các bản phân tích nhận định thị trường (ngành), báo cáo chuyên đề phân tích về tình hình kinh tế vĩ mô, về tình hình tài chính và tình hình hoạt động của DN... Đối với mảng tư vấn niêm yết, sau nửa đầu năm 2009 hoạt động IPO và niêm yết trầm lắng, từ quý III, làn sóng các DN đã và chuẩn bị niêm yết khiến hoạt động tư vấn của các CTCK được cải thiện rất nhiều. Trong số các CTCK tham gia nghiệp vụ tư vấn tài chính, chỉ có một số CTCK hàng đầu như SSI, BVSC, HSC… mới hoạt động thực sự mạnh và hiệu quả. Đây cũng là các CTCK thời gian qua dành được phần lớn hợp đồng tư vấn niêm yết

của các cổ phiếu lớn: BVH, CTG, VPH, BCI… Tuy nhiên, cũng có nhiều CTCK hạng trung cũng đã bắt đầu vươn lên như CTCK Rồng Việt tư vấn niêm yết cho cổ phiếu CSM, NBB. Nghiệp vụ tư vấn đòi hỏi vốn điều lệ rất khiêm tốn (10 tỷ đồng) nên không phải chỉ các CTCK lớn mới có hoạt động này, vì vậy phải đánh giá chất lượng qua giá trị hợp đồng thay vì số lượng hợp đồng mỗi công ty thực hiện được.

Đối với các dịch vụ tư vấn cao cấp hơn như mua bán sáp nhập (M&A), có một số hợp đồng thành công được công bố: BVSC tư vấn sáp nhập CTCP Hiệp Quang vào Dabaco; CTCK Bản Việt – VCS tư vấn PVD Invest sáp nhập PV Drilling, CTCP Xi măng Hà Tiên 2 sáp nhập CTCP Xi măng Hà Tiên 1… Khác với tư vấn niêm yết, mảng dịch vụ này chưa được nhiều công ty chú ý nên mới có một số ít đơn vị tham gia và đã có CTCK bước đầu thành công như VCS vốn chưa mạnh về môi giới và hoạt động tự doanh hạn chế.

1.5. Các nghiệp vụ khác

Đối với các CTCK, doanh thu từ những nghiệp vụ chính như môi giới CK, tự doanh CK, bảo lãnh phát hành CK mang lại khoảng 70-80% doanh thu, phần còn lại đến từ các nghiệp vụ phụ trợ như lưu ký CK, ủy thác đấu giá, quản lý danh mục đầu tư… và chiếm chủ yếu là doanh thu khác.

Từ đầu năm 2009, các CTCK đã gặp rất nhiều khó khăn để phục hồi, nhất là đối với các CTCK nhỏ trong điều kiện UBCKNN hối thúc tăng vốn khiến phải cắt giảm nghiệp vụ. Chính vì vậy, bên cạnh các nghiệp vụ chính, các công ty này càng phải chú trọng đẩy mạnh các hoạt động phụ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng như một cách hoạt động cầm chừng với giấy phép thành lập.

Từ quý II, TTCK có dấu hiệu phục hồi nên các CTCK bắt đầu thu hút khách hàng bằng các dịch vụ mới. Biện pháp phổ biến nhất là hỗ trợ NĐT sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua các nghiệp vụ phụ trợ.

CTCK An Bình cho phép NĐT hạng VIP được thấu chi 70% giá trị tài khoản. Một số CTCK đã kết hợp với NHTM cho NĐT cầm cố CK ngay từ khi khớp lệnh mua hay thậm chí cho NĐT mượn CK trong tài khoản tự doanh để

đầu tư theo dạng “lướt sóng”… Những hoạt động này mang lại cho các CTCK khá nhiều phí giao dịch.

2. Đánh giá

Trong những năm qua, các CTCK đã và đang theo sát diễn biến của TTCK, không ngừng phát triển, hoàn thiện vai trò của định chế cầu nối trực tiếp giữa công chúng đầu tư với thị trường. Các mảng nghiệp vụ đa dạng cùng với sự tích cực hoạt động của các CTCK thu hút được nhiều NĐT bước đầu chứng tỏ TTCK thực sự là kênh huy động vốn hiệu quả cho các thành phần kinh tế – xã hội, góp phần giảm đáng kể chi phí giao dịch và nâng cao khả năng sử dụng đồng vốn nhàn rỗi của các NĐT. Những điều này được minh chứng rõ qua một số thành tựu đạt được của định chế này:

- Về mặt tổ chức: Tính chuyên nghiệp được nâng cao rõ rệt, đội ngũ nhân sự được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, bộ phận lãnh đạo trực tiếp tham gia hiệu quả vào một số nghiệp vụ như tư vấn, tự doanh…

- Về mặt qui mô: Có thay đổi rất nhiều so với những ngày TTCK mới hoạt động, các CTCK lớn dần khẳng định được vị thế trong khi các CTCK nhỏ cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều nghiệp vụ mới. Các công ty đã đầu tư nhiều hơn cho hệ thống công nghệ, trợ giúp đắc lực cho các giao dịch với NĐT, giảm chi phí nhờ đặt lệnh qua điện thoại và Internet...

- Về mặt nghiệp vụ: Hoạt động môi giới và tự doanh chiếm ưu thế, mang lại doanh thu đáng kể, hoạt động bảo lãnh phát hành và tư vấn thúc đẩy được tiến trình cổ phần hóa các DN, hoạt động quản lý danh mục đầu tư bắt đầu phổ biến và có kết quả tốt (đạt được khoảng 8% doanh thu kinh doanh CK)…

Bên cạnh những mặt đạt được, thực tế hoạt động của các CTCK cũng cho thấy một số điểm yếu kém chưa thể khắc phục được đối với một TTCK Việt Nam non trẻ và có quá nhiều biến động.

- Hoạt động tự doanh của CTCK chưa thể hiện được vai trò bình ổn giá CK vì khi giá cả thị trường lên/xuống, các CTCK có động thái mua/bán như các NĐT để kiếm lời khiến giá CK càng tăng/giảm và càng không sát giá trị thực.

Tương tự với vai trò tạo lập thị trường, danh mục đầu tư của CTCK dù có mức độ rủi ro thấp hơn của NĐT nhưng lại chưa đa dạng về loại hàng hóa, chủ yếu là cổ phiếu trong khi bỏ ngỏ tự doanh trái phiếu.‌‌

- Trong hoạt động tư vấn, hình thức tư vấn trực tiếp của nhiều CTCK chưa hiệu quả khi chỉ phổ biến dưới dạng cung cấp thông tin, ít báo cáo phân tích chuyên sâu và đánh giá sâu sắc hoạt động của tổ chức phát hành, các bản tin diễn biến thị trường hàng ngày gây lãng phí và lượng thông tin chưa thật sự hữu ích. Đặc biệt, mảng tư vấn hậu cổ phần hóa hay hậu niêm yết chưa được nhiều CTCK khai thác.

- Vai trò giúp sức cho Nhà nước và các cơ quan quản lý thị trường trong việc giám sát các hoạt động thị trường chưa được đề cao. Nhiều CTCK còn có những vi phạm: không báo cáo và công bố thông tin các giao dịch nội bộ, không phản ánh trung thực, chính xác và chi tiết một số giao dịch của khách hàng, không thực hiện quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán, bù trừ…

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

I. Định hướng của Nhà nước

1. Giai đoạn đến năm 2010

1.1. Phát triển các định chế tài chính trung gian cho thị trường chứng khoán Việt Nam

a. Tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ của các công ty chứng khoán. Phát triển các công ty chứng khoán theo hai loại hình: Công ty chứng khoán đa nghiệp vụ và Công ty chứng khoán chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và khả năng chuyên môn hoá hoạt động nghiệp vụ.

b. Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện thành lập các công ty chứng khoán, khuyến khích các công ty chứng khoán thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực đông dân cư trong cả nước.

c. Phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Đa dạng hoá các loại hình sở hữu đối với công ty quản lý quỹ đầu tư. Khuyến khích các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư.

d. Thành lập một số công ty định mức tín nhiệm để đánh giá, xếp loại rủi ro các loại chứng khoán niêm yết và định mức tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam.

1.2. Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức

a. Thiết lập hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức bao gồm các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, các quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư..., tạo điều kiện cho các tổ chức này tham gia thị trường với vai trò là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của các nhà tạo lập thị trường.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí