Các định chế tài chính và vai trò đối với thị trường chứng khoản Việt Nam - thực trạng và đề xuất - 12

- Hiện nay ở Việt Nam, việc hình thành mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng đã không còn mới mẻ, có thể kể đến Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt hay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong khi đó thực tế có rất nhiều ngân hàng đã có hàng loạt công ty kinh doanh trực thuộc trong lĩnh vực tài chính (góp vốn, thành lập các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản bảo đảm…); phi tài chính (công ty bất động sản ngân hàng, công ty đầu tư xây dựng hạ tầng công trình, hạ tầng giao thông, công ty kinh doanh vàng bạc…).

- Một số NHTMCP đã có đủ điều kiện, có đủ các nhân tố cần thiết như quy mô, quản trị, thương hiệu, nguồn nhân lực… để đáp ứng kinh doanh nhiều mảng khác nhau của hoạt động tài chính và phi tài chính. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hoạt động trong nhiều lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính là một điển hình cho mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng dù chưa cổ phần hóa và lấy tên gọi tập đoàn.

- Sự kết hợp giữa các định chế dưới dạng công ty con hoạt động hiệu quả: các CTCK, công ty tài chính, công ty quản lý quỹ trực thuộc các NHTM (NHTMCP Ngoại thương, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Công thương…) và các CTBH lớn (Bảo Việt, Prudential…).

Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, nên lựa chọn mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng tại Việt Nam theo mô hình công ty mẹ – công ty con, lấy các NHTM làm gốc. Tuy nhiên, để đảm bảo các tập đoàn sau khi thành lập hoạt động có hiệu quả, cần chú ý một số nguyên tắc sau đây:

- Kế thừa và phát huy những ưu điểm của mô hình tổ chức hiện hành.

- Không dập khuôn máy móc mô hình của các tập đoàn tài chính – ngân hàng của nước ngoài.

- Không gây xáo trộn lớn đến hoạt động của các định chế cũ.

- Tập trung các chức năng quản lý cần thiết và chủ yếu tại ngân hàng gốc của tập đoàn.

- Xây dựng bộ máy gọn nhẹ, không trùng lắp hay chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.

- Phù hợp với pháp luật Việt Nam và các thông lệ quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động của các định chế tài chính trên thị trường chứng khoán

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Các định chế tài chính và vai trò đối với thị trường chứng khoản Việt Nam - thực trạng và đề xuất - 12

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, yếu tố con người luôn là vấn đề trọng tâm quyết định sự thành bại. Điều này càng cần thiết đối với lĩnh vực CK và TTCK, đòi hỏi một đội ngũ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ rất cao. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các ĐCTC cần chú trọng tới công tác tuyển dụng, đào tạo và có chế độ đãi ngộ, lương bổng hợp lý.

Thứ nhất, có kế hoạch và tuyển dụng cán bộ có trình độ năng lực, đạo đức nghề nghiệp. Các ĐCTC cần phải xây dựng được kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của mình trong một khoảng thời gian từ 5 – 10 năm, có những tiêu chí rõ ràng, cụ thể cho mỗi vị trí công việc để xác định được nhu cầu về số lượng nhân viên cho mỗi hoạt động nghiệp vụ, từ đó có kế hoạch tuyển dụng đủ và đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Thứ hai, tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn dưới nhiều hình thức:

Tổ chức các chương trình tự đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên bằng cách theo học các khóa học ngắn hạn ở các trường đại học, cơ sở đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài hoặc mời chuyên gia về giảng. Đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên tác nghiệp tại các CTCK, cần trợ giúp cho họ được theo các khóa học để thi lấy các chứng chỉ hành nghề chuyên môn: môi giới, phân tích tài chính, quản lý quỹ.

Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để những người làm việc lâu năm, có kinh nghiệm, đặc biệt là những người đã theo học các khóa học nghiệp vụ trong và ngoài nước sẽ truyền đạt, hướng dẫn lại cho những người mới. Hình

thức này vừa tiết kiệm được chi phí vừa nâng cao ý thức tự tích lũy kiến thức và chuyên môn cho đội ngũ nhân lực.

Thứ ba, xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp để “giữ chân” những người có năng lực, tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”. Các ĐCTC không nên trả lương theo mặt bằng mà nên trả lương theo kết quả công việc của từng nhân viên theo tháng. Với chính sách thưởng, ngoài chế độ thưởng chung cần có thêm những phần thưởng động viên kịp thời cho các cá nhân có thành tích tốt để tạo động lực cho nhân viên.

- Nâng cao năng lực quản lý điều hành của các ĐCTC

Hệ thống quản lý điều hành phải đảm bảo tăng tính chủ động, sáng tạo của mỗi cán bộ, nhân viên, mỗi bộ phận chức năng, đồng thời, tạo được một cơ chế giám sát chặt chẽ cũng như phối kết hợp giữa các đơn vị chức năng của các ĐCTC, từ đó nâng cao hiệu quả của các hoạt động.

- Hiện đại hóa và quốc tế hóa công nghệ của các ĐCTC như công nghệ thanh toán, công nghệ thông tin và xử lý thông tin

Các ĐCTC nên chú trọng trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho giao dịch, công bố thông tin, thanh toán và các hoạt động thống kê, phân tích, quản lý thị trường. Một nền tảng công nghệ hiện đại sẽ giúp các định chế giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian xử lý dữ liệu phục vụ cho việc lập báo cáo, minh bạch hóa thông tin với các thành viên khác của thị trường.

2.3. Hoàn thành cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước nhằm nâng cao tiềm lực về vốn

Hoạt động cổ phần hóa có vai trò nâng cao tiềm lực tài chính và quy mô hoạt động của các NHTM Nhà nước. Ngoài việc đảm bảo an toàn cho hoạt động cho cả hệ thống ngân hàng, cơ sở vốn bền vững còn là điều kiện cần thiết và là cơ hội để hiện đại hoá công nghệ và quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện vai trò, vị thế và uy tín quốc tế của hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam, đồng thời có thể hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển TTCK của nước ta.

Hiện nay, còn 02 NHTM tại Việt Nam vẫn hoạt động dưới hình thức NHTM Nhà nước là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). Sau khi 02 NHTM Nhà nước cũ là Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) và Ngân hàng Công thương (Vietinbank) được cổ phần hóa và niêm yết trên TTCK tập trung, có thể thấy, cổ phần hoá NHTMNN là một nhu cầu cần thiết và thực tế, một xu hướng tất yếu khi định hướng chung của kinh tế nước ta là hội nhập với kinh tế thế giới.

Trong những năm gần đây, Chính phủ đã và đang đẩy mạnh việc cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty, các công ty con của các tập đoàn lớn Nhà nước nên dù đã đặt lộ trình cho BIDV và Agribank thì kết quả là hai ngân hàng này vẫn phải xin lùi thời hạn. Nguyên nhân là do vấn đề tài chính, xác định giá trị DN vốn đã rất phức tạp, lại thêm việc chọn nhà đầu tư chiến lược gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, TTCK trước khủng hoảng tài chính toàn cầu thì chưa đủ lớn mạnh, sau khủng hoảng thì chưa phục hồi bền vững nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc cổ phần hóa.

Vì vậy để cổ phần hóa thành công các NHTM Nhà nước, cần phải quan tâm đến những yêu cầu sau đây:

- Cổ phần hóa các NHTM Nhà nước phải nằm trong kế hoạch tổng thể cơ cấu lại và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam. Một trong những trọng tâm của nó là việc nâng vốn của các NHTM Nhà nước lên càng sớm càng tốt, để khi tiến hành cổ phần hóa xong thì tỷ lệ an toàn vốn phải đạt chuẩn mực quốc tế.

- Cổ phần hóa các NHTM Nhà nước cần phải tiến hành từng bước thận trọng. Mang tính chất tương đối đặc thù, ngân hàng vốn được coi là một ngành nhạy cảm, hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng rất to lớn đến hầu hết các ngành khác trong nền kinh tế. Do đó, cổ phần hóa các NHTM Nhà nước cần hết sức thận trọng để đảm bảo độ an toàn và bền vững của không những hệ thống ngân hàng mà còn của toàn bộ nền kinh tế.

- Cổ phần hóa các NHTM Nhà nước phải gắn liền với việc nâng cao điều hành, quản trị, ứng dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại, tạo ra các sản phẩm ngân hàng mới, có sức cạnh tranh cao.

- Cổ phần hóa các NHTM Nhà nước phải gắn liền với trình xử lý các yếu kém tồn tại, lành mạnh hoá tài chính, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn.

- Cổ phần hóa các NHTM Nhà nước phải được tiến hành theo hướng công khai, minh bạch theo hướng đa sở hữu trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, tránh hiện tượng cổ phần hóa khép kín.

2.4. Mở rộng hình thức quỹ đầu tư chứng khoán

- Lựa chọn mô hình QĐTCK phù hợp

Hiện nay trên thế giới đang có hai mô hình QĐT tồn tại song song là QĐT theo mô hình tín thác và QĐT theo mô hình công ty.

Theo mô hình tín thác, vốn của quỹ sau khi được huy động, được ủy thác cho CTQLQ quản lý, dưới sự giám sát và bảo quản tài sản của ngân hàng giám sát. Người đầu tư góp vốn vào quỹ bẳng việc mua chứng chỉ quỹ đầu tư và mặc dù họ là chủ sở hữu hợp pháp của các tài sản của quỹ, nhưng lại không có quyền sở hữu đầy đủ của một cổ đông đối với công ty. Đại hội những người đầu tư có thể can thiệp, ra những quyết định quan trọng đối với quỹ, nhưng đại hội không có bộ phận thường xuyên như hội đồng quản trị.

Theo mô hình công ty, QĐT được tổ chức như một công ty. Người đầu tư sẽ góp vốn vào công ty bằng việc mua chứng chỉ quỹ và có đầy đủ quyền đối với quỹ như cổ đông của các công ty khác đối với công ty họ góp vốn. Đại hội cổ đông bầu ra hội đồng quản trị quỹ và hội đồng quản trị quỹ tham gia vào quản lý, giám sát các hoạt động của QĐT, còn ngân hàng thứ ba thực hiện chức năng quản lý danh mục hay bảo quản tài sản của quỹ.

Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có hình thức QĐT theo mô hình tín thác do kiến thức của phần lớn công chúng đầu tư còn hạn chế nên cần đến sự quản lý chuyên nghiệp của CTQLQ.

Tuy nhiên, để định chế QĐT hoạt động hiệu quả và phát huy được vai trò trên TTCK, cần công nhận mô hình QĐT dạng công ty. Với hình thức này, QĐT được hình thành và quản lý như một công ty cổ phần, do đó các NĐT nắm giữ cổ phiếu của quỹ có đầy đủ các quyền và lợi ích như các công ty cổ phần. Ngoài ra, trong điều kiện nhiều NĐT còn chưa tin tưởng tuyệt đối vào các ĐCTC thì mô hình QĐT dạng công ty sẽ có lợi thế cao hơn so với mô hình tín thác, do các NĐT được hưởng những quyền can thiệp nhất định vào hoạt động của quỹ.

- Thành lập QĐT thông qua “chứng khoán hóa” cổ phiếu của Chính phủ

Đây là một giải pháp để phát triển các QĐTCK khi hiện nay, Chính phủ vẫn sở hữu một số lượng không nhỏ các cổ phiếu của các DN cổ phần hóa. Để tăng hàng hóa cho thị trường, đồng thời tránh hiện tượng “Nhà nước hóa các công ty cổ phần”, cần thiết phải bán số CK này ra công chúng.

Để thực hiện công việc này, có thể tập trung số CK này thành một danh mục đầu tư và giao cho các ĐCTC Nhà nước quản lý. Sau đó “chứng khoán hóa” bằng cách phát hành chứng chỉ quỹ cho công chúng đầu tư.

2.5. Chuyên môn hóa hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm

Là một định chế có khả năng huy động vốn từ nhiều chủ thể trong nền kinh tế, các CTBH cần phải sử dụng nguồn vốn đó thật sự hiệu quả thông qua hoạt động đầu tư. Việc đầu tư quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm không chỉ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho bản thân doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến một nhánh dẫn vốn cho thị trường chứng khoán.

Do vậy, các CTBH Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp và nâng cao tính chuyên nghiệp trong đầu tư hay nói cách khác là chuyên môn hóa hoạt động đầu tư thông qua việc thành lập QĐT độc lập hoặc cùng góp vốn để thành lập QĐT chung. QĐT của CTBH sẽ là nơi tập hợp tiền để đầu tư vào các tài sản nhằm thu lại những giá trị lớn hơn chi phí bỏ ra. Các tài sản này bao gồm tài sản thực như máy móc, thiết bị, phương tiện đi lại… và tài sản tài chính hay CK mang lại quyền sở hữu về tài chính đối với các tổ chức phát hành.

QĐT của CTBH có thể được phân chia thành nhiều loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, những QĐT do các CTBH quản lý thường là những QĐTCK chuyên nghiệp. QĐTCK này sẽ quản lý theo danh mục đầu tư những CK phù hợp với mục tiêu đã quy định trong các văn bản thành lập quỹ.

Tại Việt Nam, hoạt động của các QĐTCK cũng đạt được một số hiệu quả nhất định cùng với hệ thống văn bản pháp luật sẵn có điều chỉnh QĐTCK và CTQLQ sẽ tạo tiền đề cho các QĐT của CTBH. Các CTBH lớn như Bảo Việt, Bảo Minh có thể thành lập trung tâm đầu tư hoặc QĐTCK. Các công ty khác có quy mô nhỏ hơn có thể cùng góp vốn thành lập QĐT chung, cùng cử đại diện tham gia điều hành quỹ, thông qua sự điều phối hoạt động của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Các CTBH sẽ góp phần vốn của mình vào danh mục đầu tư CK của quỹ này. Sau đó, tùy theo tình hình phát triển của quỹ và nhu cầu thực tại mỗi thời điểm đầu tư và với mỗi danh mục đầu tư nhất định, các CTBH tham gia góp vốn thành lập quỹ sẽ góp thêm những khoản vốn khác nhau và có chính sách tương hỗ giữa các CTBH trong việc điều phối vốn luân chuyển của QĐT. Trong quá trình điều hành quỹ cần thuê các CTCK chuyên nghiệp để quản lý QĐT và thông qua ngân hàng uy tín làm ngân hàng giám sát mọi hoạt động luân chuyển tiền tệ của quỹ.

Trên thực tế, việc hai CTQLQ như Prudential và Manulife hoạt động khá hiệu quả khiến nhiều CTBH nhân thọ ở Việt Nam muốn có CTQLQ, vốn là mô hình chung của bảo hiểm nhân thọ trên toàn thế giới. Để hiện thực hóa việc thành lập các CTQLQ, các công ty này bên cạnh việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng đầy đủ, còn hướng tới dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư – một tiền đề tiến tới thành lập CTQLQ. Đây chính là nhóm sản phẩm bảo hiểm đầu tư (bao gồm Bảo hiểm liên kết chung và Bảo hiểm liên kết đơn vị) có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức 78%22.

Tuy nhiên, giải pháp này nên được các CTBH áp dụng trong tương lai vì thị trường tài chính Việt Nam, nhất là TTCK hiện nay vẫn còn khá non trẻ và


22 Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2009.

người dân vẫn còn xu thế đầu tư theo tâm lý đám đông. Ngoài ra, các QĐT đang hoạt động ở Việt Nam mới chủ yếu dưới dạng quỹ đóng, vì vậy hạn chế các CTBH trong việc thành lập CTQLQ khi quy chế về quỹ mở vẫn chưa có.

2.6. Tổ chức lại hoạt động của các công ty chứng khoán

Trong giai đoạn đầu, các quy định về thành lập CTCK rất đơn giản. Bên cạnh Luật Chứng khoán 2006 quy định vốn điều lệ cho các CTCK chỉ là 44 tỷ đồng, Nhà nước còn áp dụng miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm đầu, giảm 50% thuế trong 03 năm tiếp theo, ưu đãi thuế 20% (thay vì 28% với các DN khác) để khuyến khích thành lập CTCK. Sau đó, do số lượng CTCK xin cấp phép hoạt động quá nhiều, yêu cầu về vốn đã tăng lên 300 tỷ đồng, phải có vốn thực góp…, đồng thời các ưu đãi về thuế cho CTCK mới thành lập đã được bãi bỏ. Tuy nhiên, do kinh doanh CK là ngành kinh doanh có điều kiện nên nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đáp ứng được mọi yêu cầu của pháp luật, UBCKNN vẫn phải cấp phép nên đến nay số lượng đã lên đến 105 CTCK.

Trên thực tế, một mặt các CTCK Việt Nam không ngừng nộp đơn xin thành lập thì mặt khác một số buộc phải rút bớt nghiệp vụ kinh doanh, thậm chí chỉ còn hoạt động với một nghiệp vụ do không thể tăng vốn để đáp ứng yêu cầu mới về vốn điều lệ. Điều này chỉ là giải pháp tình thế bởi nếu duy trì duy nhất một nghiệp vụ thì CTCK đó khó mà trang trải nổi chi phí hoạt động. Ngoài ra, một số CTCK trong diện co cụm hoạt động lại chọn giải pháp sáp nhập vì khả năng nội tại đang ở mức thấp, trong khi đối tác nước ngoài do thấy hết được những khó khăn của CTCK trong nước đang rất cần tiền để tăng vốn, duy trì nghiệp vụ kinh doanh nên trả giá tương đối rẻ. Việc làm này cũng không phù hợp bởi sau khi thực hiện sáp nhập, các CTCK mới này có thể vẫn không có đủ vốn để thực hiện các nghiệp vụ chính, đồng thời lại dễ gặp tranh chấp trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích giữa hai bên, nhất là khi một bên nhiều giá trị với một bên ít giá trị hơn.

Vì vậy, để ồn định số lượng ở mức độ vừa đủ và chất lượng hoạt động tốt hơn, cần xem xét vấn đề tổ chức lại các CTCK với hai hướng sau:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022