Báo Cáo Các Giao Dịch Hoán Đổi Lãi Suất Còn Đang Hiệu Lực Thực Hiện Tháng 6/ 2005

Khi mới được đưa vào thực hiện, giao dịch hoán đổi chỉ được thực hiện một chiều giữa NHNN với các NHTM. Thực tế, các NHTM rất ít thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại tệ với NHNN, chứng tỏ khả năng tự cân đối được vốn khả dụng. Tính từ 17/7/2001 chỉ có hai thời kỳ các NHTM đồng loạt thiếu VNĐ trầm trọng phải sử dụng đến nghiệp vụ hoán đổi.

Lần thứ nhất là vào tháng 7/2001: Trong 6 tháng đầu năm 2001, đặc biệt là quí II, thị trường ngoại hối biến động mạnh, tỷ giá USD/VNĐ tăng nhanh 3 -7đồng/ngày trong 6 tháng. Do đó, tuy lãi suất ngoại tệ thấp hơn nhưng dân cư vẫn chuyển đổi gửi VNĐ sang gửi USD, các doanh nghiệp vay VNĐ để mua USD nhằm phòng ngừa rủi ro. Theo NHNN, vốn huy động VNĐ đến tháng7/2001 chỉ tăng 6.6% so với cuối năm 2000, USD tăng 12.8% trong khi nhu cầu vay USD giảm 6.7%, VNĐ tăng 9.9% dẫn đến việc các NHTM khan hiếm tiền đồng. Trên phiên đấu giá tín phiếu kho bạc (21/7/2001) chỉ có ngân hàng Công thương tham gia, trúng thầu 20 tỉ đồng lãi suất 5.5%/năm, nhưng đến phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ đợt 3 trúng thầu 150 tỷ đồng lãi suất 7.3%/năm thì ngân hàng Công thương cũng cần VNĐ. Ngân hàng Công thương đã phải xin thực hiện nghiệp vụ hoán đổi 30 triệu USD trong 90 ngày để thanh toán. Sau đó NHNN đã quyết định thực hiện nghiệp vụ hoán đổi cho Ngân hàng Đầu tư và phát triển 30 triệu USD trong 90 ngày và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 triệu USD trong 30 ngày. Tổng giá trị hoán đổi cho 3 NHTM là 80 triệu USD tương đương với 1,200 tỷ VNĐ, nhiều hơn cả lượng tiền cung ứng trong 6 tháng đầu năm với 400 tỷ VNĐ thông qua nghiệp vụ thị trường mở, 480 tỷ VNĐ thông qua việc NHNN mua tín phiếu kỳ hạn 1 năm cho các NHTM, và các hoạt động đẩy mạnh tái chiết khấu cấp vốn cho các NHTM.

Sau sự kiện ngày 11/9/2001, trong thời gian ngắn trên thị trường có hiện tượng rút USD chuyển lại sang VNĐ hoặc vàng và các loại đầu tư khác

như bất động sản … Một số NHTM trong những ngày từ 13- 18/8/2001 lại thiếu VNĐ để mua ngoại tệ, tuy nhiên các NHTM vẫn hạn chế thực hiện nghiệp vụ hoán đổi với NHNN. Sau đó, các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi VNĐ cũng như phát hành kỳ phiếu VNĐ kì hạn 12 tháng với lãi suất tương đối cao, thị trường giao dịch hoán đổi USD- VNĐ giữa NHNN và các NHTM trở lại bình ổn.

Lần thứ hai là vào đầu tháng 2/2002, trước Tết âm lịch, nhu cầu tiền mặt trong nền kinh tế tăng vọt, tổng cộng trong toàn hệ thống NHTM thiếu khoảng 2,000 tỷ VNĐ, phải nhờ tới nghiệp vụ tái chiết khấu giấy tờ có giá và nghiệp vụ thị trường mở nhưng NHNN mua vào rất hạn chế nên các NHTM phải xin thực hiện nghiệp vụ hoán đổi. Đáng chú ý là, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đã mạnh dạn xin thực hiện nghiệp vụ này tuy doanh số còn khiêm tốn. Cụ thể là ngày 06/02, NHNN đã tiến hành hoán đổi 82 triệu USD, trong đó Ngân hàng Công thương chiếm tới 40 triệu USD, Ngân hàng Ngoại thương; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn mỗi ngân hàng 20 triệu USD, còn 2 triệu USD là chi nhánh NHTM Chinfon (Đài Loan). Vài ngày sau đó, cả ngân hàng Đầu tư và phát triển cũng tham gia, tổng số ngoại tệ trong nghiệp vụ hoán đổi của cả 4 NHTM lần này gấp đôi ngày 06/02, lên tới 161 triệu USD. Cho đến tháng 4/2002, một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cũng rơi vào tình trạng thiếu VNĐ, tổng cộng ít nhất 1,000 tỷ VNĐ, trong khi các ngân hàng này phải chấp hành một số hạn chế về việc đi vay vốn và huy động tiền gửi nội tệ và phải phụ thuộc vào các đối tác là NHTM trên thị trường liên ngân hàng. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Standard Chartered Bank, ABN AMRO bank…) phải tính đến sử dụng nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối với NHNN, với họ đây tuy là giải pháp hữu hiệu và nhanh chóng nhưng vẫn chỉ là biện pháp hỗ trợ cuối cùng.

Với áp lực thiếu tiền VNĐ từ phía các NHTM, NHNN đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục như hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạ lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu, tiến hành các giao dịch thị trường mở, mua các giấy tờ có giá ngắn hạn do các NHTM phát hành … và đặc biệt là cho phép các NHTM áp dụng hoán đổi USD - VNĐ để tạm thời giải quyết nhu cầu vốn VNĐ cho khách hàng.

Từ khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường Việt Nam, đã có một số ngân hàng như ABN AMRO Bank (nay là The Royal Bank of Scotland Việt Nam), Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trong phạm vi đồng USD từ ngày 01/3/2005 tới 02/2006. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền USD và VNĐ (hoán đổi lãi suất chéo) đã được thực hiện từ trước khi có qui định chính thức của NHNN. Cho tới lần đầu tiên được NHNN cho phép, HSBC (Ngân hàng Hồng Kông- Thượng Hải) đã cung cấp gói Swaps tiền VNĐ cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD trên thị trường Việt Nam. Theo đó, HSBC sẽ đưa VNĐ và nhận lại USD từ khách hàng, tới tháng 12/2007 HSBC sẽ đưa USD và nhận lại VNĐ từ khách hàng. Với giao dịch này, khách hàng đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn VNĐ kỳ hạn 3năm mà không chịu bất cứ rủi ro nào về tỷ giá USD/VNĐ. Bên cạnh đó, HSBC cũng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn (Daily range accrual), thời hạn của hợp đồng tối đa là 5 năm. Theo thỏa thuận hoán đổi này, khách hàng vay của HSBC sẽ trả Sibor cộng với phần chênh lệch và tổng lãi suất phải trả này không vượt quá mức lãi suất cao nhất đã được định trước. Đổi lại HSBC sẽ trả Sibor cộng với phần chênh lệch cho những ngày lãi suất Sibor dao động trong một khoảng được định trước. Cụ thể, hợp đồng này thỏa thuận giữa khách hàng vay vốn với thời hạn 6 năm lãi suất thả nổi. Nếu đến ngày đáo hạn lãi suất Sibor không vượt quá mức lãi suất xác định trước (4.5%/năm) thì

HSBC sẽ trả lãi suất cho khách hàng với mức lãi suất Sibor + 1.1% . Trường hợp vượt mức lãi suất định trước thì HSBC không phải trả mức lãi suất này. Đổi lại khách hàng sẽ trả cho HSBC mức lãi suất Sibor+0.6% nhưng mức tối đa không vượt quá 5.1%/năm.

Chính hành động của HSBC đã tạo ra nền tảng phát triển cho các giao dịch hoán đổi ngoại hối sau này. Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam đã thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa hai đồng tiền đối với các khoản vay ngoại tệ của khách hàng sau khi khách hàng vay ngoại tệ; thực hiện cung cấp sản phẩm gắn với rủi ro tín dụng - lãi suất cơ cấu cho tiền gửi và giấy tờ có giá, theo đó lãi suất của khách hàng được hưởng sẽ không cố định mà nằm trong một khoảng giao động nhất định và phụ thuộc vào biến động của một số yếu tố thị trường như tỷ giá, lãi suất, giá cả thị trường ...

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện hoán đổi tiền tệ chéo. Đó là việc trao đổi các dòng tiền trong tương lai bằng các đồng tiền khác nhau. Trong các giao dịch hoán đổi chéo thường có việc hoán đổi thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền sang thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền khác. Số tiền gốc trong giao dịch có thể được hoán đổi vào đầu kỳ (nếu có) và cuối kỳ, hoặc nhiều kỳ trong thời hạn hiệu lực của giao dịch.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (nay là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank) đã thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn với các đối tác là TCTD hoạt động tại Việt Nam và các pháp nhân khác hoạt động ở trong và ngoài nước, phù hợp với qui định của pháp luật. Quyền chọn thuộc về Ngân hàng Ngoại thương là quyền được kết thúc trước thời hạn hợp đồng hoán đổi đối với các khoản vay.


Bảng 5. Báo cáo các giao dịch hoán đổi lãi suất còn đang hiệu lực thực hiện tháng 6/ 2005


Ngân hàng


Khách hàng


Đơn vị


Giá trị hợp đồng


Lãi suất hoán đổi:

lãi suất nhận

Lãi suất hoán đổi: lãi suất

trả


Thời hạn hợp đồng

Standard Chartered

Hợp đồng 1


SC London


GBP


5,114,829.75


5,34



2 năm


Tokyo Mitsubishi Hợp đồng 1

Hợp đồng 2


VN Japan Gas Kein H.Muramoto


USD USD


2,000,000

1,372,000


SIBOR+0,55 6M SIBOR

+1,5%



4 năm

4 năm

Vietcombank

Hợp đồng 1


SC London


USD


22,000,000


LIBOR 6m



15/1/2015

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển - 8


Hợp đồng 2

Hợp đồng 3

Hợp đồng 4

Sc London

Citibank, SGP Citibank, SGP

USD

USD USD

6,400,000

19,500,000

20,500,000

LIBOR 6m

LIBOR 6m LIBOR 6m


15/7/2015

15/1/2014

15/7/2014

ABN AMRO

Hợp đồng 1


VNA


USD


44,037,650


Nil



Citibank

Hợp đồng 1


HOLCIM


USD


20,000,000


4,8%



5 năm


Nguồn: NHNN Việt Nam – Vụ chính sách tiền tệ: Báo cáo các giao dịch hoán đổi lãi suất còn đang hiệu lực thực hiện tháng6/2005.5

Qua bảng trên ta thấy trong khi các NHTM đều cố gắng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi thì sự hưởng ứng của thị trường vẫn chưa thực sự được như mong đợi. Các doanh nghiệp tham gia nghiệp vụ có thể thấy là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc là do các ngân hàng thực hiện với nhau. Các doanh nghiệp này đã có được sự tiếp xúc đối với các công cụ phái sinh trước đây (đối với doanh nghiệp nước ngoài) nên họ có được sự chủ động trong việc sử dụng những công cụ này, trong khi đối với những tổ chức kinh tế trong nước vẫn còn khá lạ lẫm.

2.4. Thực trạng giao dịch quyền chọn

Theo như cơ sở pháp lý áp dụng cho giao dịch quyền chọn thì giao dịch quyền chọn gồm quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ và quyền chọn ngoại tệ với nội tệ (VNĐ).

2.4.1 Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ Về phía ngân hàng tham gia

Trong giai đoạn thí điểm, các NHTM muốn thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ phải là ngân hàng đã được phép kinh doanh ngoại hối, có vốn tự


5 Kû yÕu héi th¶o khoa häc “Gi¶i ph¸p ph¸t triÓn thÞ tr­êng ph¸i sinh ë ViÖt Nam”, (2007), NXB V¨n hãa th«ng tin, Trang 122.

có tối thiểu là 200 tỷ VNĐ, kinh doanh ngoại tệ có lãi trong ít nhất 5 năm gần nhất và doanh số mua bán ngoại tệ của năm trước tối thiểu là 1 tỷ USD. Ngoài ra, NHTM phải lập ra qui trình nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận bằng văn bản cho thực hiện thí điểm. Như đã đề cập ở trên, Eximbank là NHTM đầu tiên thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Sau Eximbank, NHNN cho phép 7 ngân hàng khác thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, gồm có hai ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là Citibank và HSBC chi nhánh TP Hồ Chí Minh và 5 ngân hàng trong nước là Ngân hàng đầu tư và phát triển(BIDV), Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Argibank), Ngân hàng công thương Việt Nam (nay là Vietinbank).

Sau khi quyết định 1452/2004/QĐ - NHNN được ban hành thì có thêm nhiều NHTM đưa giao dịch quyền chọn vào phục vụ khách hàng.

Về doanh số giao dịch:


Tính đến tháng 6/2004, mặc dù lợi ích trong việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro đã thấy rõ như một nhu cầu cấp thiết nhưng số lượng hợp đồng được ký kết chỉ dừng lại ở con số 50 hợp đồng quyền chọn với doanh số thực hiện hơn 50 triệu USD của Eximbank ký với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian thí điểm nghiệp vụ quyền chọn. Trong đó quyền chọn mua ngoại tệ chiếm 68%, còn 6 ngân hàng còn lại không ký được hợp đồng nào. Qua tổng kết 6 tháng thực hiện, Eximbank mới chỉ có vài chục khách hàng và trên thực tế ngân hàng này buộc phải ký lại các hợp đồng quyền chọn nhận được với các ngân hàng nước ngoài giống như một dạng tái bảo hiểm. Sở dĩ làm như vậy vì ngân hàng có số lượng khách hàng tham gia nghiệp vụ quyền chọn quá ít và không đủ điều hòa rủi ro tỷ giá. Thêm vào đó số lượng ngân hàng nội địa có khả năng tham gia vào nghiệp vụ này còn ít

nên việc tham gia nghiệp vụ quyền chọn với các ngân hàng nước ngoài là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên làm như vậy thì Eximbank sẽ không có lãi do phí quyền chọn thu được từ khách hàng lại phải đóng mức tương đương cho các đối tác nước ngoài.

Sở dĩ, doanh số của các giao dịch quyền chọn chưa đạt được kết quả khả quan trong thời gian thí điểm là bởi một số qui định về thí điểm đã bộc lộ một số hạn chế như:

- Qui định về điều kiện TCTD được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn, đặc biệt là doanh số mua / bán ngoại tệ tối thiểu là 1 tỷ USD/ năm là cao chưa thực sự phù hợp với thực tế, chỉ có các NHTM nhà nước và một số ít các NHTM cổ phần đáp ứng được điều kiện này. do đó hạn chế khả năng sử dụng nghiệp vụ này của các TCTD có qui mô trung bình.

- Giới hạn số dư giao dịch là 500,000 USD hoặc ngoại tệ khác tương đương sẽ hạn chế và không khuyến khích các khách hàng là các doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu lớn tham gia sử dụng nghiệp vụ quyền chọn. Thời hạn giao dịch từ 7 ngày đến 3 tháng là khá hẹp chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng về kỳ hạn của khách hàng, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Việc chỉ cho phép sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi, không cho phép sử dụng VNĐ trong giao dịch quyền chọn thực sự không khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sử dụng nghiêp vụ quyền chọn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Bởi vì, biến động tỷ giá VNĐ/USD tương đối độc lập với biến động tỷ giá các đồng tiền khác so với USD. Sử dụng giao dịch quyền chọn đề phòng biến động tỷ giá VNĐ/USD là cần thiết với các doanh nghiệp.

Từ 2004 đến 2007, mặc dù không còn giới hạn về số lượng NHTM tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ nhưng thực tế cho thấy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022