Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển - 11

Bên cạnh đó, khi đã có đủ trình độ và điều kiện, NHNN nên cho phép các NHTM tự quyết định tỷ giá kỳ hạn mua bán như vậy mới tạo đựợc tính cạnh tranh trên thị trường có như vậy mới thu hút được khách hàng tham gia thị trường.

2.2.2. Giao dịch ngoại hối quyền chọn


Hiện tại, việc NHNN cho phép các NHTM tham gia nghiệp vụ quyền chọn đã là một động thái hết sức tích cực. Để phù hợp với trình độ thị trường và nhu cầu thực tiễn, trước mắt NHNN có thể cho phép và hướng dẫn các NHTM tiến hành thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ. Vì quyền chọn rất phức tạp về nội dung nghiệp vụ do đó cần triển khai từng bước từ đơn sơ đến phức tạp.

- Mới đầu nên thực hiện giao dịch qua quầy như vậy thuận tiện cho công tác quản lý cũng như giao dịch, khi mà thị trường đã phát triển tốt hơn thì các chủ thể tham gia có thể tự mình giao dịch như thị trường ngoại hối của các nước phát triển khác.

- Về mặt thời hạn của hợp đồng có thể kiểm soát được và tránh tâm lý đầu cơ, nên qui định ngắn từ 3 tháng trở xuống. Khi thị trường đã ổn định và phát triển thì thời hạn của hợp đồng nên dành cho khách hàng và ngân hàng.

2.2.3. Giao dịch ngoại hối tương lai


Dù đã có văn bản pháp lý đưa ra những khái niệm về giao dịch ngoại hối tương lai nhưng trên thực tế, nghiệp vụ tương lai chưa thực sự được giao dịch tại Việt Nam. Do đó, trước mắt NHNN cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để việc ứng dụng nghiệp vụ này được dễ dàng hơn, cụ thể là:

- Xác định chủ thể tham gia: đó là các NHTM và các doanh nghiệp là thành viên chủ chốt, ngoài ra còn có các nhà môi giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Xác định những đồng tiền cơ sở: các đồng tiền tham gia giao dịch là các đồng tiền tương đối mạnh, được giao dịch nhiều trên thị trường

quốc tế và những đồng tiền của các quốc gia có quan hệ xuất nhập khẩu với Việt Nam. Đầu tiên, các hợp đồng được yết theo USD trong đó VNĐ sẽ là đồng tiền giao dịch và được yết theo USD. Khi mà thị trường đã hình thành được tỷ giá linh hoạt hơn thì việc các hợp đồng được yết giá theo các ngoại tệ tự do chuyển đổi là cần thiết.

Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển - 11

- Qui định ngày giá trị của hợp đồng. Hiện giờ có thể nhu cầu của thị trường chưa cao, đồng thời để tạo sự linh hoạt cho các thành phần tham gia vào giao dịch thì ngày giá trị của hợp đồng nên rút ngắn lại so với thông lệ quốc tế.

- Qui ước về khối lượng giao dịch chuẩn của các đồng tiền. Hiện nay, tiềm lực của thị trường Việt Nam còn nhỏ nên không thể học tập các sở giao dịch nước ngoài thực hiện với khối lượng lớn, chúng ta chỉ nên đặt qui ước chỉ bằng 1/10, khi mà thị trường đã có những đón nhận và phát triển thích hợp thì có thể tăng khối lượng của giao dịch chuẩn.

- Xúc tiến xây dựng Sở giao dịch tiến hành các giao dịch tương lai. Với tình hình Việt Nam thì ban đầu nên do Nhà nước quản lý với hình thức quốc doanh sau đó mới từ từ chuyển sang hoạt động độc lập.

Có thể ban đầu, Sở giao dịch tương lai chỉ mang tính chất quốc gia nhưng chúng ta nên tin rằng sau một thời gian phát triển cùng với sự đi lên của kinh tế đất nước, Sở giao dịch này sẽ là một trung tâm giao dịch lớn của khu vực và được quốc tế quan tâm, tham gia.

2.2. Hoàn thiện phương thức giao dịch ngoại hối tại các NHTM


2.2.1. Chuẩn hóa tổ chức hoạt động của phòng kinh doanh ngoại tệ của NHTM

Hiện nay các giao dịch kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế được thực hiện qua những hệ thống thông tin hiện đại, chủ yếu thông qua hệ thống Reuters Dealing 2000, qua các phòng Dealing Room. Hệ thống giao dịch kinh

doanh ngoại tệ quốc tế cho phép tiếp cận nhanh chóng với những thông tin về biến động tỷ giá, lãi suất, các chỉ số về tình hình kinh tế thế giới và các sự kiện quan trọng liên quan đến các thị trường tài chính, chứng khoán, và thị trường hối đoái quốc tế.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối quốc tế tại các Dealing Room hiện nay được thực hiện trực tiếp giữa các ngoại tệ tự do chuyển đổi. Các chi tiết giao dịch đều tuân thủ nghiêm ngặt luật lệ, tập quán quốc tế. Một số NHTM Việt nam đã giao dịch ngoại hối trực tiếp với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối toàn cầu như ngân hàng ở Singapor, Hong Kong, Tokyo …

Để thực hiện tốt chức năng của mình trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ đồng thời mở rộng khả năng ứng dụng các công cụ phái sinh tiền tệ, mỗi NHTM phải tổ chức một phòng kinh doanh ngoại tệ có qui mô thích hợp và đầy đủ thẩm quyền để thực hiện giao dịch tức thời. Thông thường một ngân hàng tích cực trong kinh doanh ngoại tệ thường tổ chức phòng kinh doanh ngoại tệ gồm 3 bộ phận quan trọng sau:

Bộ phận kinh doanh: Tại đây nhà kinh doanh trực tiếp mua bán trong Interbank, nghĩa là, họ phải đối mặt với thị trường, đối thủ cạnh tranh. Đây là nơi thể hiện năng lực, trình độ, sự thành công hay thất bại của mỗi Dealer nói riêng và của ngân hàng nói chung.

Đặc điểm của phòng kinh doanh là luôn có cuộc giao ban vào đầu giờ của mỗi ngày làm việc để xem xét những biến động của thị trường qua đêm, đọc các bản tin liên quan đến thị trường mở cửa sớm hơn, thảo luận về diễn biến thị trường và các đồng tiền liên quan và thảo luận về nội dung các kế hoạch trong ngày. Bộ phận kinh doanh phải kiểm soát được một cách chắc chắn trạng thái trường hay đoản của đồng tiền tại bất kỳ thời điểm nào, cũng như phương án thoát ra khỏi trạng thái đó như thế nào. Cán bộ kinh doanh phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả lãi lỗ trong hoạt động của

mình , đảm bảo rằng hoạt động của mình luôn nằm trong giới hạn quản lý rủi ro cho phép hay có thể kiểm soát được.

Bộ phận thanh toán: Đây là bộ phận có chức năng độc lập, có nhiệm vụ xác nhận giao dịch, thanh toán, đối chiếu số dư, sao kê tài khoản.

Bộ phận quản lý rủi ro: Có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi giám sát các hạn mức mà các nhà kinh doanh được phép sử dụng, tránh không để cán bộ kinh doanh vượt ra ngoài khuôn khổ thẩm quyền và quá mạo hiểm trong kinh doanh, nhất là hoạt động đầu cơ. Bên cạnh đó, cần tuyển dụng những cán bộ kiểm soát có kinh nghiệm trong việc đánh giá rủi ro để có thể đưa ra những chiến lược và ý kiến nhận định khi cán bộ kinh doanh không thể tự mình quyết định, giúp cho hoạt động kinh doanh luôn thông suốt và đảm bảo được mức độ an toàn.

2.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ các cán bộ kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ là một nghiệp vụ còn khá mới mẻ đối với các NHTM Việt Nam. Hơn nữa tính chất nghiệp vụ của nó lại phức tạp và có thể gây ra rủi ro cho chính NHTM nếu được dùng với mục đích đầu cơ. Chính vì vậy, công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ ngân hàng phải được coi trọng đúng mức và phải tiến hành thường xuyên; cần đào tạo cả lý thuyết và thực hành, trong và ngoài nước. Các cán bộ kinh doanh cũng cần thường xuyên cập nhật thông tin, nắm bắt những diễn biến thị trường cũng như những chiến lược, những phương pháp mới trên thế giới để có thể đưa ra những tư vấn, quyết định đúng lúc, kịp thời. Có như vậy, cán bộ kinh doanh ngoại hối mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.

2.2.3. Trang bị kỹ thuật hiện đại cho phòng kinh doanh ngoại tệ

Do thị trường ngoại hối là thị trường có tính cạnh tranh cao, các thông tin trên thị trường luôn biến đổi không ngừng nên các nhà kinh doanh phải luôn tức thời và cập nhật thông tin liên tục. Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngoại hối thì việc trang bị cho phòng kinh doanh ngoại tệ các trang thiết bị hiện đại thuận tiện cho việc cập nhật thông tin là vô cùng quan trọng. Các giao dịch ngoại hối thường có giá trị lớn nên việc tính toán chính xác đóng vai trò lớn do đó một hệ thống quản lý là cần thiết. Bên cạnh đó, thiết bị kỹ thuật hiện đại đáp ứng được việc bảo mật thông tin khách hàng và thông tin giao dịch tốt hơn, tạo được tâm lý an toàn cho nhà đầu tư.


2.3. Giải pháp đối với nhóm khách hàng mua bán lẻ


Ngoài việc nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh ngoại hối với các NHTM thì khách hàng của họ cũng cần phải có được những kiến thức nhất định về thị trường ngoại hối đặc biệt là các công cụ phòng ngừa rủi ro như các công cụ phái sinh tiền tệ.

Các NHTM cần học tập các Sở giao dịch lớn trên thế giới, nên cung cấp cho khách hàng của mình những kiến thức nền tảng về thị trường. Trên các website của Ngân hàng nên có phần hướng dẫn học tập, đưa ra những thông tin cơ bản nhất để khách hàng có được những hiểu biết nhất định về công cụ phái sinh ngoại hối cũng như thị trường ngoại hối. Bên cạnh đó, các NHTM hoặc NHNN có thể mở các lớp học ngắn hạn, để các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng như các nhà đầu tư lớn nâng cao kiến thức, qua đó làm cho thị trường ngoại hối phát triển mang tính chất chuyên nghiệp hơn.


KẾT LUẬN


Không chỉ đơn thuần là một bộ phận của thị trường ngoại hối, thị trường các công cụ phái sinh ngoại hối còn giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Tại Việt Nam, do được đưa vào áp dụng trong một thị trường ngoại hối còn tương đối non trẻ nên các công cụ phái sinh vẫn được coi là mới mẻ đối với thị trường. Đại bộ phận các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của phòng ngừa rủi ro, đồng thời chưa nhạy trong hành động nắm bắt và ứng dụng những công cụ mới, đã khiến cho việc tiếp cận thị trường của các công cụ này ít nhận được sự hưởng ứng rộng rãi.

Tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện thị trường ngoại hối qua đó thúc đẩy các công cụ phái sinh phát triển. Có thể tổng kết lại như sau:

1. Bên cạnh việc hoàn thiện chính sách tỷ giá và phát triển thị trường liên ngân hàng, cần nâng cao vai trò của NHNN đối với thị trường ngoại hối để NHNN là cơ quan quản lý, tổ chức điều hành thị trường.

2. Hoàn thiện các giao dịch trên thị trường các công cụ phái sinh theo hướng tới những chuẩn mực của thế giới nhưng vẫn phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.

3. Nâng cao vai trò cũng như kiến thức của các NHTM và nhóm khách hàng mua bán lẻ.

Điều kiện cần để các công cụ phái sinh phát triển là một môi trường kinh tế tốt đi đôi với một môi trường pháp lý ổn định, chặt chẽ. Trong đó, cần lấy con người làm nhân tố chủ đạo. Có quan tâm và đầu tư đúng đắn đến các giải pháp liên quan đến chủ thể kinh tế thì mới có sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường các công cụ phái sinh nói riêng.

Phát triển kinh tế hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc thị trường ngoại hối cũng phải phát triển đồng bộ và toàn diện. Muốn thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển xứng tầm với nền kinh tế đang trên đà tiến tới một trung tâm kinh tế khu vực của đất nước, thì việc hoàn thiện hơn nữa thị trường ngoại hối là cấp bách và cần thiết.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


1. Việt Bảo, (2007) “Phát triển nghiệp vụ phái sinh ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng số 22/2007, trang 37 - 39.

2. TS. Nguyễn Kim Anh, Ths. Phạm Hoàng Anh, (2007), “Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, trang 76

- 86.


3. Ban kế hoạch phát triển - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, (2007) “Thị trường tài chính phái sinh và thực trạng tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, trang 40 - 60.

4. Nguyễn Ninh Kiều, (2006) “Hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí