Tổng Hợp Các Công Cụ Phái Sinh Tài Chính Của Một Số Ngân Hàng Thương Mại

các hoạt động mua bán này chưa thực sự sôi động. Các giao dịch chỉ tập trung vào chi nhánh các ngân hàng nước ngoài như HSBC hay Citibank và một số ít NHTM Việt Nam như Eximbank, Techcombank còn lại các ngân hàng vẫn không có giao dịch.

2.4.2. Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ


Về phía ngân hàng tham gia giao dịch:


Tháng 4/2005 NHNN đã bắt đầu triển khai thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với VNĐ. ACB là ngân hàng đầu tiên được thí điểm nghiệp vụ này, với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10,000 USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch giữa các ngoại tệ khác với VNĐ)

Tiếp theo ACB là ngân hàng Techcombank với giá trị hợp đồng là 8 triệu USD - 100,000 USD và chỉ được thực hiện với quyền chọn Châu Âu. BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 và kể từ đây không còn qui định giới hạn cho giá trị hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra, còn có các ngân hàng như Eximbank, GP.Bank cũng tham gia nghiệp vụ này. Như vậy, tính đến tháng 5/2008 đã có 7 ngân hàng được phép thực hiện giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với VNĐ.

Đặc điểm giao dịch:


Cũng giống như giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ với VNĐ yêu cầu các NHTM muốn thực hiện nghiệp vụ này cần phải có đề án chi tiết qui trình nghiệp vụ, phương án phòng ngừa rủi ro và phải được NHNN chấp nhận bằng văn bản. Qui định về tỷ giá thực hiện như sau:

Đối với hợp đồng quyền chọn USD/VNĐ: tỷ giá này không vượt quá tỷ giá kỳ hạn USD/VNĐ cùng thời hạn.

Đối với hợp đồng quyền chọn giữa ngoại tệ khác với VNĐ: tỷ giá do ngân hàng và khách hàng tự do thoả thuận.

Doanh số giao dịch:


Mặc dù triển khai từ năm 2005 nhưng doanh số mua bán thực tế của các NHTM không đáng kể, hầu hết các giao dịch đều được tiến hành theo kiểu Mỹ vì điều kiện thanh toán linh hoạt hơn. Qua kết quả thăm dò, các ngân hàng như ACB, Techcombank, BIDV, VIB dù là những ngân hàng tham gia nghiệp vụ này từ rất sớm nhưng họ mới chỉ thực hiện được một số hợp đồng với doanh số không đáng kể.‌

Riêng Vietcombank và Eximbank được xem là hai ngân hàng mạnh về lĩnh vực này nhưng doanh số hoạt động cũng không cao. Tính trong năm 2006- 2007 Vietcombank chỉ đạt khoảng 37.53 triệu USD (chiếm chưa đến 0.1% tổng doanh số giao dịch ngoại tệ), Eximbank đạt 128.12 triệu USD (chiếm khoảng 0.8% trong tổng số giao dịch ngoại tệ).

3. ĐÁNH GIÁ CHUNG


3.1 Thành tựu

Những quan ngại về tính biến động khôn lường đã khiến cho giao dịch tài chính tiền tệ là lĩnh vực chưa có sự xuất hiện của các nhà bảo hiểm. Tự bảo hiểm cho chính mình bằng việc chuyển hẳn hoặc san sẻ một phần rủi ro cho thị trường thông qua các công cụ phái sinh, có thể coi là sự lựa chọn khôn ngoan nhất của các chủ thể tham gia thị trường. Giao dịch các công cụ phái sinh đã xuất hiện từ lâu và đóng vai trò quan trọng tại các thị trường ngoại hối phát triển. Quá trình nghiên cứu và phân tích cho thấy, mặc dù thị trường các công cụ phái sinh ở Việt Nam còn mới mẻ nhưng cũng đã có được những thành tựu nhất định.

Thứ nhất, việc NHNN cho phép sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối đã góp phần hoàn thiện thị trường ngoại hối. Với mục tiêu xây dựng một thị trường ngoại hối hiện đại xứng tầm với kinh tế đất nước và là một trung tâm giao dịch trong khu vực, việc đưa các công cụ phái sinh vào thị trường là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng này.

Thứ hai, thị trường đã phần nào đón nhận các nghiệp vụ phái sinh như một phương thức mới để phòng ngừa rủi ro. Thông qua các NHTM, các công cụ tài chính phái sinh đã được tiếp cận với người sử dụng là các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Thứ ba, xét về tỷ lệ doanh số giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, có thể thấy doanh số giao dịch của các công cụ phái sinh ngày càng tăng. Điều đó chứng tỏ các công cụ phái sinh đã và đang giữ một vị trí quan trọng trên thị trường ngoại hối. Biểu đồ cơ cấu giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng dưới đây sẽ làm rõ hơn đánh giá này.


Biểu đồ: Cơ cấu giao dịch trên TTNTLNH ( % )


giao ngay kỳ hạn và hoán đổi

Biểu đồ: Cơ cấu giao dịch trên TTNTLNH

(%)

94.3

95.7

89

89.1

81.3

83.5

88.7

86.5

18.7

16.5

13.5

11

10.9

11.3

5.7

4.3

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008


Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2001 - 2008


Theo báo cáo thường niên của NHNN, doanh số giao dịch giữa các ngân hàng tăng cao và các giao dịch phái sinh đã dần được sử dụng nhiều hơn. Đặc biệt năm 2008, mặc dù bối cảnh cung - cầu ngoại tệ trên thị trường diễn biến phức tạp nhưng hoạt động thị trường liên ngân hàng vẫn tiếp tục sôi động với qui mô và doanh số giao dịch tăng cao. Tổng doanh số giao dịch tăng khoảng 25% so với năm 2007, trong đó, các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi tăng 13%. Các ngân hàng đã tiếp cận và sử dụng nhiều hơn các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.

Đánh giá riêng những kết quả đạt được của các công cụ phái sinh nhận thấy rằng:

- Giao dịch hoán đổi: Thời kì đầu tiếp cận với thị trường, khi mới chỉ được sử dụng bởi các ngân hàng, các giao dịch hoán đổi đã chung tay giải quyết những khó khăn của thị trường. Thị trường ngoại hối nói chung và thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam nói riêng đã ổn định chống lại được khủng hoảng cũng như các diễn biến mang nhiều tính tâm lý.

- Giao dịch kỳ hạn và hoán đổi chủ yếu được sử dụng trong thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Doanh số giao dịch ngày càng tăng là minh chứng cho sự phát triển của giao dịch quyền chọn, kể từ lúc được đưa vào thị trường Việt Nam vào năm 2005.

Để có thể thấy rõ thành tựu của các công cụ phái sinh, dưới đây là bảng tổng kết doanh số giao dịch các công cụ phái sinh tại bốn ngân hàng thương mại mạnh về giao dịch các công cụ phái sinh:

Bảng 6. Tổng hợp các công cụ phái sinh tài chính của một số ngân hàng thương mại

Đơn vị: Triệu đồng


Giao dịch

2007

2008

2009

Kỳ hạn

1,492,130

10,326,491

4,960,091

Hoán đổi

4,283,128

5,434,426

17,011,082

Quyền chọn

-

149,244

954,783

Tổng

5,775,258

15,910,161

22,925,956

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển - 9

Ghi chú: Giá trị được ghi nhận theo giá trị tại ngày ký kết hợp đồng.

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của các ngân hàng Eximbank, Vietcombank, ACB và Sacombank.

Quan sát bảng tổng hợp có thể thấy, doanh số giao dịch các công cụ có xu hướng tăng từ năm 2008. Cụ thể, doanh số giao dịch kỳ hạn năm 2008 tăng 6.9 lần so với năm 2007, trong khi doanh số giao dịch hoán đổi chỉ tăng nhẹ 1.2 lần. Năm 2008 đánh dấu sự chuyển mình của các giao dịch quyền chọn khi chúng được hưởng ứng với doanh số tương đối cao 149,244 triệu đồng. Bước sang năm 2009, mặc dù nằm trong số các quốc gia ít chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng các thành phần kinh tế của Việt Nam cũng đã chuyển sang sử dụng giao dịch hoán đổi khá nhiều. Chỉ xét riêng 4 NHTM nêu trên doanh số giao dịch đã gấp hơn 3 lần so với năm 2008, đạt hơn 17 nghìn tỷ. Về tổng giao dịch các công cụ phái sinh tiền tệ tại 4 NHTM này trong 3 năm gần đây doanh số giao dịch đã tăng hơn 4 lần. Có thể nói đó là một con số đáng kể giúp chúng ta thấy được tiềm năng phát triển lớn của thị trường các công cụ phái sinh trong tương lai.

3.2 Khó khăn

Trong khi tại các thị trường ngoại hối phát triển, giao dịch các công cụ phái sinh đã xuất hiện từ lâu và đóng vai trò quan trọng thì ở nước ta nhìn nhận một cách tổng quát, mức độ áp dụng các công cụ phái sinh còn rất hạn chế, xin được chỉ ra một vài điểm sau đây:

Giao dịch kỳ hạn: mặc dù xuất hiện sớm nhưng phát triển chậm, các giao dịch chỉ tập trung vào những giao dịch ngắn ngày (7- 60 ngày) với mức doanh thu thấp khoảng 5% so với giao dịch giao ngay.

Giao dịch hoán đổi: xuất hiện gần như cùng với giao dịch kỳ hạn nhưng chỉ hoạt động trên TTNTLNH chứ chưa phổ biến rộng rãi. Các giao dịch

với bên ngoài thì hầu như chỉ được hưởng ứng bởi những công ty nước ngoài hoặc các tập đoàn lớn.

Giao dịch quyền chọn: tính từ thời điểm ban đầu cho đến nay, hầu như đều được giao dịch bởi các doanh nghiệp XNK là chủ yếu.

Điểm lại những mốc chính xuất hiện của các công cụ phái sinh ở Việt Nam, dễ nhận thấy rằng nó chưa được thị trường đón nhận như là công cụ không thể thiếu trong phòng ngừa rủi ro. Ví như giao dịch hoán đổi, thời kỳ đầu chỉ được xem như một giải pháp tình thế khi thị trường căng thẳng về VNĐ hơn là một công cụ kinh doanh ngoại hối hay một công cụ thị trường đúng nghĩa. Xoay quanh vấn đề này có 4 nghi vấn được đặt ra: trước hết, các doanh nghiệp chưa thực sự có nhu cầu phòng chống rủi ro? Hay phải chăng khoảng cách giữa mong muốn phòng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp và các công cụ phái sinh còn quá lớn? Cũng có thể các doanh nghiệp chưa thực sự được tiếp cận đầy đủ với các công cụ phái sinh, hoặc liệu rằng họ còn có những vướng mắc nào khác? Để trả lời cho những điều trên ta sẽ phân tích những hạn chế của thị trường các công cụ phái sinh để thấy được nguyên nhân cơ bản và từ đó đưa ra giải pháp tối ưu cho vấn đề này.

Thứ nhất, cần phải nói đến môi trường tài chính của Việt Nam trong thời gian qua. Do trong suốt một thời gian dài, tỷ giá hối đoái - bộ phận xương sống của thị trường ngoại hối được duy trì ở mức khá ổn định và thường theo hướng VNĐ giảm giá dần, nhằm giữ bình ổn thị trường, việc này đã tạo tâm lý lơ là đối với các doanh nghiệp và các TCTD. Tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, bên cạnh đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây đã làm cho tỷ giá hối đoái trong nước và quốc tế biến động liên tục thì các biện pháp tự bảo hiểm là vô cùng cần thiết. Qui định của NHNN thường quá chặt chẽ khiến cho việc thương lượng hợp đồng giữa ngân hàng và khách hàng còn gặp khó khăn. Thị trường tài chính Việt Nam chưa có

hệ thống thông tin cập nhật khiến sự thiếu hụt thông tin thị trường, làm cho công tác phân tích và dự báo tỷ giá của ngân hàng và khách hàng gặp trở ngại. Từ đó khách hàng không có thông tin để ra quyết định liên quan đến phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Thứ hai, các doanh nghiệp nhận thức được việc cần phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhưng lại chưa có sự hiểu biết đầy đủ về các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Theo kết quả khảo sát về nhận thức và sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp, cho thấy:

Đối với hợp đồng kỳ hạn, cho đến thời điểm thực hiện khảo sát (2008) vẫn còn 17% doanh nghiệp chưa biết đến loại hợp đồng này. Ngoài ra, có đến 75% doanh nghiệp chưa hoặc ít sử dụng, chỉ có khoảng 25% doanh nghiệp là thường xuyên có sử dụng hợp đồng kỳ hạn.

Đối với hợp đồng hoán đổi: đến nay vẫn còn có 36% doanh nghiệp chưa hề biết đến loại hợp đồng này. Số còn lại có nghe nói đến nhưng chưa có hoặc ít sử dụng loại hợp đồng này.

Đối với hợp đồng quyền chọn: theo kết quả khảo sát cho thấy đến gần 80% số doanh nghiệp được khảo sát chưa hoặc ít sử dụng hợp đồng quyền chọn, trong đó có 21% chưa hề nghe nói đến loại hợp đồng này6.

Qua kết quả khảo sát trên có thể thấy: đến nay sự hiểu biết của các doanh nghiệp về các công cụ phái sinh giúp họ phòng ngừa được những rủi ro khi tham gia vào thị trường ngoại hối là còn ít. Số còn lại mặc dù có nhận thức nhưng tỷ lệ sử dụng còn thấp.

Thứ ba, vẫn còn nhiều trở ngại trong việc sử dụng các công cụ phái sinh. Việc vận dụng những lý thuyết nghiệp vụ phái sinh ngoại hối còn cứng


6 Hoµn thiÖn c¸c gi¶i ph¸p phßng ngõa rđi ro tû gi¸ nh»m chuÈn bÞ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ thÕ giíi, TS. NguyÔn Minh KiÒu, C«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc, Trang 39.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí