Thực Trạng Ứng Dụng Và Phát Triển Các Công Cụ Phái Sinh Trên Ttnh Việt Nam

hàng Ngoại thương là ngân hàng chuyên doanh duy nhất được phép hoạt động và kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, mở tài khoản tại nước ngoài trong khi các ngân hàng khác chỉ được hoạt động trong nước.

Tuy nhiên, trước nhu cầu đổi mới của đất nước, nhằm bảo vệ độc lập và chủ quyền về tiền tệ, phát triển kinh tế quốc dân, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và văn hóa, ngày 18/10/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 161/HĐBT về “Điều lệ quản lý ngoại hối”. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 33 - NH/TT ngày 15/3/1989 về việc hướng dẫn thi hành điều lệ quản lý ngoại hối. Theo đó, việc quản lý và kinh doanh ngoại hối được thực hiện thông qua NHNN Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là cơ quan được phép kinh doanh ngoại hối. Các ngân hàng chuyên doanh khác, các ngân hàng liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế trong nước muốn kinh doanh ngoại hối hoặc dịch vụ thu ngoại tệ đều phải được NHTW cho phép. Đây là một sự khởi đầu tạo ra môi trường và điều kiện cho hoạt động của thị trường ngoại hối có tổ chức.

Trên thực tế, trước đòi hỏi phát triển của các nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NHNN đã lần lượt cấp giấy phép cho các Ngân hàng thương mại hoạt động ở Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề tỷ giá vẫn là một vướng mắc của thị trường lúc bấy giờ khi mà tỷ giá vẫn được NHNN áp đặt nên vẫn còn khoảng cách xa so với sức mua thực tế của VNĐ và thị trường ngầm.

1.2. Giai đoạn từ 1991 đến 11/1994


Đây là giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi cơ chế theo hướng phát triển kinh tế thị trường. Trong giai đoạn này, Việt Nam đứng trước một tình thế vô cùng khó khăn. Trước sự tan rã của hệ thống các nước XHCN cũ, việc thanh toán quốc tế được chuyển đổi từ đồng Rúp chuyển nhượng sang

ngoại tệ tự do chuyển đổi (chủ yếu là USD) đã làm cán cân vãng lai và cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt lớn. Điều đó đặt ra một nhu cầu cấp bách về ngoại tệ trong thanh toán quốc tế. Cùng với việc áp dụng các chính sách, NHNN đã đề xuất Chính phủ thành lập Quỹ điều hòa ngoại tệ tại NHNN để tập trung đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế đang gặp khó khăn và can thiệp để ổn định tỷ giá.

Đồng thời, năm 1991 là một mốc lịch sử quan trọng về hình thành nền móng cho thị trường ngoại hối Việt Nam. Ngày 16/8/1991, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 107 - NH/QĐ về “Qui chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại hối”. Trên cơ sở đó, hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh (8/1991) và tại Hà Nội(11/1991). Quy chế đã thiết lập nên một hệ thống các qui định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại hối, cụ thể như sau:

- Đối tượng tham gia: Các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ; Các tổ chức XNK kinh doanh trực tiếp với nước ngoài; các tổ chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ thu ngoại tệ; Ngân hàng Nhà nước.

- Cơ cấu tổ chức Trung tâm: Do một Ban điều hành lãnh đạo gồm có ba đại diện của NHNN và bốn đại diện của các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ. Trong đó Chủ tịch Ban điều hành là người do Thống đốc NHNN chỉ định.

- Thời gian giao dịch: Tổ chức đấu giá vào 14h thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần.

- Đồng tiền giao dịch: Đôla Mỹ (USD) và đồng Việt Nam (VNĐ)


- Nguyên tắc hoạt động: theo nguyên tắc đấu giá từ thấp đến cao hoặc ngược lại để đạt được cân bằng cung cầu về ngoại tệ.

- Số lượng ngoại tệ cho mỗi lần giao dịch: Tối thiểu là $ 10,000.

- Thời hạn thanh toán: Không quá hai ngày làm việc sau ngày giao dịch (không tính ngày nghỉ); Chậm thanh toán sẽ chịu phạt và mức phạt được qui định theo từng thời kỳ.

- Lệ phí: Phí thành viên: 200USD/năm; Phí giao dịch: 0.01% trên doanh số giao dịch do bên mua ngoại tệ trả nhưng tối đa không quá 100USD.

- Tỷ giá áp dụng: Tỷ giá mua vào không được vượt quá 0.5% so với tỷ giá ấn định tại phiên giao dịch trước.

Kể từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động vào 1/12/1994, hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ đã có kết quả hoạt động rất khả quan, cụ thể là:

- Tổng số phiên giao dịch: 692 giao dịch, trong đó tại TP. Hồ Chí Minh là 431 giao dịch, Hà Nội là 261 giao dịch.

- Tổng doanh số mua - bán là 660.5 triệu USD, tại TP.Hồ Chí Minh là

159.5 triệu USD và tại Hà Nội là 501 triệu USD.


- Hoạt động của hai Trung tâm đã góp phần ổn định giá trị VNĐ, tỷ giá USD/VNĐ nhờ vào việc xác định dựa trên tỷ giá đóng cửa của các phiên giao dịch trước. Đồng thời phản ánh trung thực hơn về quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường, rút ngắn được sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường ngầm.

- Do tỷ giá được duy trì ổn định đã tạo tâm lý tốt cho thị trường vì thế đã thu hút được một lượng kiều hối và đầu tư nước ngoài khá lớn vào Việt Nam. Cùng với việc duy trì lãi suất thực dương của VNĐ cao đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ để gửi bằng VNĐ. Các yếu tố trên đã ảnh hưởng tích cực đến tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia.

Hoạt động của hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ đã phát huy tích cực vai trò của mình trong việc điều hòa cung cầu ngoại tệ, tạo ra phương thức kinh doanh giao dịch mang tính thị trường góp phần ổn định tỷ giá, giá cả và

kích thích đầu tư tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trước nhu cầu phát triển ngày càng lớn của thị trường thì hai Trung tâm giao dịch đã bộc lộ những hạn chế nhất định, không đáp ứng được nhu cầu giao dịch ngoại tệ của toàn quốc gia cũng như sự nhanh nhạy kịp thời trong giao dịch và thanh toán trước những biến động thường xuyên của thị trường. Trước thực trạng đó, NHNN đã ban hành các quyết định thành lập Thị trường ngoại tệ Liên ngân hàng.

1.3. Giai đoạn từ 12/1994 đến nay


Trong giai đoạn này, nhiều chính sách cũng như các qui định ra đời nhằm từng bước thực hiện khả năng chuyển đổi của VNĐ trong hoạt động ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Nhà nước. Có thể nói đến Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 về quản lý ngoại hối thay thế cho Nghị định số 161/HĐBT ngày 18/10/1988. Theo đó, Nghị định đã đưa ra những nội dung mới như vấn đề cư trú để công tác quản lý ngoại hối thuận lợi hơn; qui định nguyên tắc xác định tỷ giá của VNĐ; qui định cụ thể việc phát hành giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ; qui định về việc chuyển ngoại tệ vào và ra khỏi Việt Nam đối với các tổ chức cá nhân. Vấn đề cốt lõi của chính sách quản lý ngoại hối là kiểm soát được thị trường ngoại tệ và cải thiện được cán cân thanh toán quốc tế, trên cơ sở đó, góp phần duy trì ổn định giá trị VNĐ. Đó là yêu cầu cơ bản để hướng tới mục tiêu “trên lãnh thổ Việt Nam chỉ dùng tiền Việt Nam”.

Ngày 20/9/1994, NHNN đã ra Quyết định số 203/QĐ-NH9 về việc thành lập Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và Quyết định số 203/QĐ-NH13 về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thị trường ngoại tệ Liên ngân hàng (TTNTLNH). Đây là bước ngoặt lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam. Qui chế đã đưa ra những qui định chi tiết về cách thức tham gia, các thủ tục, qui trình thực hiện, đồng tiền được phép giao dịch, cách xác định tỷ giá… Vào thời điểm đó, các thành viên

của TTNTLNH chỉ bao gồm NHNN và các NHTM được phép kinh doanh ngoại hối, NHNN vừa là thành viên vừa là người tổ chức giám sát và điều hành TTNTLNH. Hoạt động của TTNTLNH so với Trung tâm giao dịch ngoại tệ mang tính chất thị trường cao hơn, linh hoạt hơn, sâu rộng hơn và khách quan hơn. Chính vì vậy mà tỷ giá VNĐ so với ngoại tệ cũng được hình thành một cách khách quan hơn và phản ánh tương đối thực tế sức mua của VNĐ. Đó là bước phát triển mới ở mức độ cao hơn của hoạt động kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam.

Song song với sự phát triển của TTNTLNH, cơ cấu tổ chức kinh doanh ngoại tệ của các NHTM cũng từng bước được hoàn thiện. Khi mới bắt đầu tham gia thị trường thì các NHTM mới chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ mua bán ngoại tệ để hưởng phí chứ không có các nghiệp vụ kinh doanh do biến động tỷ giá. Tuy nhiên trước sức cạnh tranh của thị trường cũng như tiến trình hội nhập kinh tế đất nước, các NHTM đã mở rộng các nghiệp vụ của mình để phù hợp với tình hình thực tế. Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 được ban hành ngày 10/1/1998 về “Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái” đã tạo nền tảng pháp lý để các NHTM thực hiện kinh doanh ngoại tệ đồng thời tăng cường sự quản lý giám sát của NHNN về lĩnh vực ngoại hối. Bắt đầu từ năm 1998, giao dịch ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi được đưa vào áp dụng trên thị trường. Năm 2005, giao dịch quyền chọn ngoại tê đã được NHNN cho phép thực hiện thí điểm và đến nay đã được áp dụng tại các NHTM.

Ngày 13/12/2005, Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PLUBTVQH11 ra đời và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/6/2006. Pháp lệnh này qui định chi tiết về hoạt động kinh doanh ngoại hối. Pháp lệnh điều chỉnh hoạt động ngoại hối giữa người cư trú và người không cư trú tại Việt Nam. Pháp lệnh cũng phân biệt sự khác nhau giữa giao dịch “vãng lai” và giao dịch “vốn”. Theo đó, giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú (ngoại trừ

việc chuyển vốn) và giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú và người không cư trú trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào các giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài và các hình thức khác theo qui định của pháp luật Việt Nam.‌

Có thể nói, các hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại hối Việt Nam đang ngày càng được hoàn thiện và sẽ có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.

2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRÊN TTNH VIỆT NAM

2.1. Cơ sở pháp lý và môi trường kinh tế cho việc phát triển giao dịch phái sinh trên TTNH

2.1.1. Đối với giao dịch kỳ hạn


Trong năm 1998, NHNN đã ban hành một loạt các văn bản liên quan đến hoạt động ngoại hối đặc biệt là việc ấn định tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá hoán đổi. Các quyết định của NHNN về việc qui định nguyên tắc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động giao dịch ngoại hối kỳ hạn, hoán đổi, đó là:

- Quyết định số 16/1998/QĐ- NHNN7 ngày 10/1/1998 về việc qui định nguyên tắc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi.

- Quyết định số 88/1998/QĐ- NHNN7 ngày 28/2/1998 về việc bổ sung qui định nguyên tắc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi.

- Quyết định số 289/1998/QĐ- NHNN7 ngày 26/8/1998 về việc Quy định nguyên tắc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động giao dịch kỳ hạn, hoán đổi.

- Quyết định số 1198/2001/QĐ- NHNN ngày 18/9/2001 về việc sửa đổi một số qui định liên quan đến các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ.

- Quyết định 259/2000/QĐ- NHNN7 ngày 30/8/2000 về việc sửa đổi khoản 1 điều 2 Quyết định số 65/1999/ QĐ- NHNN7 ngày 25/2/1999 của Thống đốc NHNN.

- Quyết định 679/2000/QĐ-NHNN ngày 1/7/2002 về việc ban hành một số qui định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ.

- Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28/5/2004 của NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 679/2000/QĐ-NHNN ngày 1/7/2002.

Để dễ dàng cho việc theo dõi, sau đây là bảng tổng hợp phương pháp yết tỷ giá kỳ hạn, hoán đổi từ 1998 đến 2004.


Bảng 3. Tổng hợp phương pháp xác định tỷ giá kỳ hạn theo qui định của NHNN



Thời gian

Từ 10/1/98

đến

28/2/98

Từ 28/2/98

đến

6/8/98

Từ 6/8/98 đến

26/8/98

Từ 26/8/98

đến

30/8/00

Từ 30/8/00

đến

18/9/01

Từ 18/9/01

đến

1/7/02

Từ 1/7/02 đến

28/5/04

Dưới 1 tuần

+ 1.0%

+0.25

+0.19

-

-

-

-

1tuần- 2 tuần

+1.0%

+0.5

+0.38

-

-

0.40

0.50

2tuần- 3tuần

+1.0%

+0.75

+0.57

-

-

0.40

0.50

3tuần- 4tuần

+1.0%

+1.0

+0.82

-

-

0.40

0.50

30ngày

+1

+1

+1.64

+0.58

+0.2

0.40

0.50

31- 44 ngày

+1.5

+1.5

+1.64

+0.87

+0.25

1.5

1.2

45- 59 ngày

+1.5

+1.5

+1.64

+1.16

+0.40

1.50

1.2

60- 74 ngày

+2

+2

+2.45

+1.45

+0.45

1.50

1.5

75- 89 ngày

+2

+2

+2.45

+1.75

+0.65

1.50

1.5

90- 104 ngày

+2.5

+2.5

+3.25

+2.04

+0.79

1.50

2.5

105- 119

ngày

+2.5

+2.5

+3.25

+2.33

+1.01

1.50

2.5

120- 134

ngày

+3

+3

+4.05

+2.62

+1.14

2.35

2.5

135- 149

ngày

+3

+3

+4.05

+2.92

+1.26

2.35

2.5

150- 164

ngày

+3.5

+3.5

+4.84

+3.21

+1.38

2.35

2.5

165- 179

ngày

+3.5

+3.5

+4.84

+3.5

+1.48

2.35

2.5

180ngày

+3.5

+3.5

+4.84

+3.5

+1.5

2.35

2.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển - 6



động

Ghi chú: Tỷ giá kỳ hạn tối đa = tỷ giá giao ngay tối đa + %biên độ dao


Nguồn: Văn bản pháp qui của NHNN.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí