của GVCN nhằm phát triển nhân cách HS và nâng cao chất lượng GD toàn
diện.
b. Các biện pháp QL công tác chủ nhiệm
Chỉ đạo GVCN kế hoạch hóa các công tác, các hoạt động:
+ Hướng dẫn GVCN xây dựng kế hoạch công tác, kế các hoạt động chủ nhiệm lớp
+ Duyệt kế hoạch
+ Kiểm tra thực hiện kế hoạch
Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chủ nhiệm:
hoạch tổ
chức
+ Phân công công tác phù hợp với năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của GVCN sao cho họ có đủ thời gian cho công tác chủ nhiệm lớp, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cá nhân và đảm bảo cuộc sống ổn thỏa.
+ Xây dựng qui chế cụ thể, rõ ràng về mối quan hệ giữa GVCN với các thành phần trong và ngoài nhà trường.
+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ GVCN thông qua hướng dẫn (tập trung, riêng), tập huấn, tham quan, cung cấp tài liệu, dự giờ tiết sinh hoạt lớp và trao đổi kinh nghiệm, viết và phổ biến kinh nghiệm.
Thường xuyên nắm chắc tình hình và kịp thời xử lý (đôn đốc, uốn nắn) bằng cách đổi mới công tác thông tin:
+ Thường xuyên kiểm tra thực tế hoạt động của HS (chủ yếu)
+ Qui định hàng tuần GVCN gửi phiếu thông tin và báo cáo kịp thời
+ Sử dụng email, phương tiện thông tin khác.
Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng động viên:
+ Khen, nêu gương GVCN làm tốt kịp thời để GVCN khác học tập;
trường hợp GVCN có hạn chế, tồn tại cần phê bình nhắc nhở đúng mức và hướng dẫn cách khắc phục, tránh gây áp lực.
+ Đánh giá chính xác thành tích đạt được của GVCN, chú ý dựa vào sự chuyển biến tích cực của HS và hiệu quả GD của GVCN, tránh chỉ dựa vào tổng số thành tích của HS đạt được.
+ Khen thưởng thích đáng cả tinh thần và vật chất cho GVCN có thành tích cuối học kỳ, cuối năm.
1.3. Các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề công tác chủ nhiệm lớp:
Do vai trò, nhiệm vụ quan trọng của GVCN nên Bộ GD&ĐT quan tâm nhiều đến công tác chủ nhiệm, cụ thể:
1.3.1.Thông tư số 08/TT, ngày 21 tháng 3 năm 1988 của Bộ GD&ĐT có qui định nhiệm vụ cụ thể của GVCN trong việc khen thưởng và kỷ luật HS.
1.3.2. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ
thông có nhiều cấp học
ban hành kèm theo Thông tư
số:
12/2011/TTBGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã quy định về nhiệm vụ của GVCN và quy định về quyền của GVCN (tại khoản 2, điều 31).
1.3.3. Đồng thời Qui định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2009/TTBGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đã quy định nhiệm vụ của GVCN lớp (điều 4):
a. Tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức GD sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng HS và của cả lớp;
b. Phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, chủ động phối hợp với các GV bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản HCM, Đội Thiếu niên tiền phong HCM, các đoàn thể và các tổ chức XH khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và GD học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
c. Nhận xét, đánh giá xếp loại HS cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị
khen thưởng và kỷ luật HS, đề nghị danh sách HS được lên lớp, danh sách HS phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ HS;
d. Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động GD và rèn luyện HS do nhà trường tổ chức;
1.3.4. Quy định
Chuẩn nghề
nghiệp GV THCS, GV THPT,
ban hành
kèm theo Thông tư số 30/2009/TTBGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Theo quy định này, chỉ những GV đạt xếp loại khá trở lên mới có thể đảm đương được vai trò, nhiệm vụ của GVCN.
1.3.5.Qui định
Chuẩn hiệu trưởng trường
THCS, trường
THPT và
trường PT có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT
BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ
GD&ĐT. Theo đó,
hiệu trưởng phải QL tốt công tác chủ
nhiệm lớp thì mới có thể
được xếp
loại khá trở lên. Từ các văn bản chỉ đạo cho thấy Ngành GD rất quan tâm đến
công tác chủ THPT.
nhịêm lớp nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã hệ thống hóa một số nội dung cơ bản của các vấn đề QL, công tác chủ nhiệm lớp, QL công tác chủ nhiệm
lớp, biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp và các văn bản chỉ đạo của Nhà
nước,
Bộ GD&ĐT
về vấn đề
công tác chủ
nhiệm lớp, trong đó, các biện
pháp QL công tác chủ nhiệm lớp là sự biểu hiện cụ thể của việc thực hiện
các chức năng QL như
lập kế
hoạch, tổ
chức, chỉ
đạo, kiểm tra đánh giá.
Biện pháp QL của hiệu trưởng về
công tác chủ
nhiệm lớp bao gồm: Xây
dựng và phát triển đội ngũ GVCN lớp và nâng cao năng lực của đội ngũ GVCN, nhằm đáp ứng yêu cầu GD toàn diện HS. Đây cũng là cơ sở cho việc
định hướng nghiên cứu thực trạng QL công tác chủ nghiệm lớp và đề ra các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ LÀO CAI TỈNH LÀO CAI
Cai
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Lào
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Lào Cai là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Lào Cai có diện tích tự
nhiên là 22.697,2 ha. Phía Đông và phía Nam giáp Huyện Bảo Thắng, phía Tây giáp Huyện Bát Xát và phía Bắc giáp Huyện Hà Khẩu của tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Do phía bắc giáp với huyện Hà Khẩu của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và là cầu nối giữa các huyện trong tỉnh, giữa tỉnh Lào Cai với các tỉnh
bạn nên thành phố
Lào Cai có vị
trí đặc biệt quan trọng về an ninh – quốc
phòng và là cửa ngõ của của các khu du lịch nổi tiếng Sa Pa, Bắc Hà.
Thành phố Lào Cai thuộc vùng địa hình thấp của tỉnh, nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, được tạo bởi 02 dãy núi Con Voi và Hoàng Liên Sơn nên rất thuận lợi cho việc mở rộng phát triển đô thị.
Thành phố
Lào Cai thuộc tiểu vùng khí hậu nhiệt đới và chịu
ảnh
hưởng chủ yếu của khí hậu miền Bắc nước ta, khí hậu chia làm bốn mùa rõ rệt Xuân Hạ Thu Đông nên rất thuận lợi trong việc phát triển sản xuất rau, hoa, quả, nhưng không thuận lợi đối với ngành GD như mùa đông rất rét, mùa mưa lũ quét, sảt lở núi, sông suối và rừng núi hiểm trở... gây nguy hiểm đối với GV và HS đến trường
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Thành phố Lào Cai có 17 xã, phường, 418 thôn, tổ dân phố (05 xã và 12 phường), trong đó có 15 xã, phường thuộc khu vực I, 02 xã thuộc khu vực II là xã Tả Phời và xã Hợp Thành. Ước tính đến hết năm 2010 dân số thành phố có
trên 100.000 người, trong đó số có hộ khẩu cố định tại thành phố trên 96.000 người; trên 4000 người thuộc đối tượng khách du lịch, tạm trú trên địa bàn.
Thành phố Lào Cai có 26 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Bảng 2.1. Dân số các dân tộc
Dân tộc | Tổng số (người) | Tỷ lệ % | TT | Dân tộc | Tổng số (người) | Tỷ lệ % | |
1 | Kinh | 76.638 | 75,8 | 14 | Tu rí | 25 | |
2 | Tày | 7.998 | 10,5 | 15 | Cao Lan | 33 | |
3 | Dáy | 5.557 | 7,3 | 16 | Cờ Tu | 01 | |
4 | Xa Phó | 903 | 0,93 | 17 | Khơ me | 03 | |
5 | Mông | 407 | 0,6 | 18 | Hà Nhì | 08 | |
6 | Dao | 2.437 | 3,0 | 19 | Sán Dìu | 02 | |
7 | Nùng | 268 | 0,4 | 20 | Xá | 40 | |
8 | Mường | 319 | 0,45 | 21 | Lào | 03 | |
9 | Thái | 77 | 22 | Phù Lá | 15 | ||
10 | Hoa | 493 | 0,417 | 23 | Kơ Rông | 01 | |
11 | Êđê | 04 | 24 | Gút | 01 | ||
12 | Pa rí | 47 | 25 | H’Rai | 04 | ||
13 | Bố Y | 24 | 26 | K’Ho | 04 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai - 2
- Khái Niệm Công Tác Chủ Nhiệm Lớp
- Nội Dung Quản Lý Công Tác Chủ Nhiệm Lớp Bao Gồm:
- Kết Quả Xếp Loại 2 Mặt Gd Học Sinh Thcs Năm Học 20102011
- Các Biểu Hiện Về Khuyết Điểm Ở Hs Hiện Nay Thường Vi Phạm
- Mức Độ Thực Hiện Công Việc Của Các Gvcn
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
Kinh tế
của Tỉnh Lào Cai chủ
yếu là nghề
nông, ngoài ra còn có các
nghề thương mại và dịch vụ du lịch, một số nghề phụ khác. Do đó thu nhập của người dân thấp và không đồng đều giữa các huyện trong tỉnh, khó khăn nhất là các huyện miền núi, sát biên giới. Kinh tế ở thành phố Lào Cai chủ yếu là dịch vụ và thương mại, nên kinh tế vùng khá phát triển. Thành phố Lào Cai lại là nơi giao thoa của nhiều hoạt động giữa các vùng, đặc biệt là du lịch, nên đời sống của người dân khá.
2.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục – đào tạo
Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế xã hội phát triển nhất nên ngành GD&ĐT thành phố Lào Cai cũng phát triển nhất trong tỉnh Lào Cai từ GDMN đến GD trung học PT.
2.2.1. Giáo dục Mầm non
Mạng lưới trường, lớp MN được mở rộng đến tận thôn bản ở các xã. Cùng với các trường công lập, các trường, lớp MN tư thục, các nhóm trẻ gia
đình đã được mở ở
các phường nội thị
như
Kim Tân, Cốc Lếu, Phố
Mới,
Duyên Hải, Pom Hán, Bắc Lệnh, Bình Minh, góp phần nâng cao tỷ lệ huy
động trẻ ra lớp ở trên địa bàn cao. Tổng số có 24 trường (có 03 trường đạt
chuẩn Quốc gia), 628 nhóm lớp, 7593 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ từ 05 tuổi ra
lớp đạt 87,3 %, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi được học và hoàn thành chương trình GDMN trẻ 5 tuổi đạt 100%.
Các trường tích cực đổi mới PP dạy học theo tinh thần lấy trẻ làm
trung tâm, phát huy vai trò tích cực của trẻ trong mọi hoạt động; phối hợp
chặt chẽ với gia đình để tổ chức cho trẻ ở bán trú và phổ biến kiến thức tới cha mẹ trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GV luôn
được chú trọng
ở các trường. Năm học 2010 2011
có 123 GV được công
nhận GV dạy giỏi cấp thành phố. Có 17/24 trường đã thực hiện công nghệ thông tin trong công tác QL trường MN.
ứng dụng
Chất lượng nuôi dạy đạt khá cao. Theo số liệu tổng kết năm học 2010
– 2011, số trẻ phát triển bình thường về cân nặng đạt tỷ lệ 98,15%; số trẻ phát triển bình thường về chiều cao đạt tỷ lệ 98,24%; số trẻ suy dinh dưỡng
chỉ còn tỷ lệ 2% (giảm 0,2% so với năm học trước). Số trẻ được xếp loại
nhận thức khá, giỏi đạt tỷ lệ 82,5% (tăng so với năm học trước 1,8 %); 17,4
% số trẻ được xếp loại đạt yêu cầu (giảm 1,5%); 42/42 trẻ khuyết tật được đánh giá có tiến bộ.
2.2.2. Giáo dục Tiểu học
Tất cả các phường, xã đều có từ 01 đến 02 trường tiểu học. Tổng số có 23 trường tiểu học (trong đó có 09 trường đạt chuẩn Quốc gia) với 321 lớp, 8435 HS. Đến năm 2000 tất cả các phường, xã đã đạt chuẩn phổ cập GD tiểu học; năm 2002 hầu hết các phường xã đã đạt chuẩn phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi.
Các trường tiểu học đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng GD. Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới PP dạy học theo tinh thần lấy học sinh làm trung tâm cho đội ngũ GV luôn được chú trọng đã tạo được chuyển biến tích cực về chất lượng đội ngũ GV. Năm học 2010 – 2011 có 68 GV được công nhận GV dạy giỏi cấp thành phố, 14 người được công nhận GV dạy giỏi cấp tỉnh. Các CBQL và GV đang tích cực ứng dụng công nghệ thông trong dạy học và QL. Tất cả các trường đều đã kết nối mạng Internet.
Bên cạnh đó, các trường xã vùng cao đều thực hiện dạy môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình công nghệ GD cho tất cả HS lớp 1 là người dân
tộc thiểu số, triển khai dạy môn Tiếng Anh (6517 HS ở 205 lớp của 18
trường đã được học Tiếng Anh), tổ chức bán trú và dạy học 2 buổi / ngày (tất cả các trường đều tổ chức dạy 2 buổi/ngày ở một số ngày trong tuần, trong
đó các trường ở nội thị tổ chức học 2 buổi/ ngày cho các ngày trong tuần).
Công tác GD đạo đức, thể chất, vệ sinh học đường, phong trào văn hóa văn nghệ cũng được đẩy mạnh thực hiện thường xuyên ở tất cả các trường. Do
đó, chất lượng GD đạt được khá cao. Theo số 2011:
liệu tổng kết năm học 2010
Số HS được xếp loại thực hiện đầy đủ đạt tỷ lệ 99,94 %, Số HS giỏi đạt tỷ lệ 38,46 %, số HS tiên tiến đạt tỷ lệ 38 %
Số HS hoàn thành chương trình bậc tiểu học đạt tỷ lệ 99,93%.
2.2.3.Giáo dục trung học cơ sở