Tất cả các phường, xã đều có từ 01 đến 02 trường THCS, đáp ứng đủ
cho nhu cầu học tập của con em các dân tộc. Tổng số có 20 trường (06
trường đạt chuẩn Quốc gia) với 182 lớp với 5745 HS. Năm 2007 tất cả các phường xã đều được công nhận đạt chuẩn phổ cập GD trung học cơ sở. Các trường đều nghiêm túc thực hiện dạy học các môn theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và tích cực thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng GD. Một biện pháp được đặc biệt chú ý là không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đổi mới PP dạy học cho đội ngũ GV đã thu được kết quả
tốt. Năm học 2010 2011 có
87 GV được đánh giá xếp loại từ
khá trở
lên
trong cuộc thi sử dụng thiết bị dạy học; 20 GV thi đồ dùng dạy học tự làm có sản phẩm được đánh giá đạt từ loại khá trở lên. Cuộc thi thiết kế ELearning có 05 sản phẩm của 05 trường có chất lượng được chọn gửi dự thi lên cấp trên (các trường THCS Lê Quý Đôn, Hoàng Hoa Thám, Bắc Cường, Hợp Thành, số 1 Tả Phời). Có 18/20 trường có sản phẩm tham gia xây dựng nguồn học liệu mở của ngành với 118/171 sản phẩm được chọn gửi lên cấp trên. Có 42 người được công nhận là GV dạy giỏi cấp tỉnh, trong đó 03 GV đạt giải cá nhân xuất sắc ở các môn Toán, Ngữ văn (trường Lê Quý Đôn), môn GDCD (trường Ngô Văn Sở). Việc bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu; thực hiện
đổi mới việc kiểm tra, đánh giá HS; phân tích kết quả thi tuyển sinh vào
THPT để rút kinh nghiệm, điều chỉnh việc giảng dạy của GV đều được các trường thực hiện nghiêm túc, tích cực. Bên cạnh đó, công tác GD đạo đức, thể chất, vệ sinh học đường, phong trào văn hóa văn nghệ cũng được đẩy mạnh thực hiện. Vì vậy, chất lượng GD của các trường THCS của thành phố Lào Cai liên tục đứng đầu so với các huyện khác trong tỉnh Lào cai. Hàng năm có trên 75 % số HS được tuyển vào trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai là HS thuộc thành phố Lào Cai. Một số HS của thành phố Lào Cai cũng đã thi đỗ vào các trường THPT chuyên ở Hà Nội.
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại 2 mặt GD học sinh THCS năm học 20102011
Xếp loại | Tỷ lệ % | So với cùng kỳ năm học 2009 2010 | |
Hạnh kiểm | Tốt | 69.26% | tăng 3,58% |
Khá | 27.52% | giảm 2,51% | |
TB | 3.12% | giảm 0,99% | |
Yếu | 0.10% | giảm 0,08% | |
Học lực | Giỏi | 8.48% | tăng 2,9% |
Khá | 38.76% | tăng 1,9% | |
TB | 46,82% | giảm 1,62% | |
Yếu | 5.8% | giảm 0,62% | |
Kém | 0.24% |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Công Tác Chủ Nhiệm Lớp
- Nội Dung Quản Lý Công Tác Chủ Nhiệm Lớp Bao Gồm:
- Các Văn Bản Chỉ Đạo Của Nhà Nước, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Về Vấn Đề Công Tác Chủ Nhiệm Lớp:
- Các Biểu Hiện Về Khuyết Điểm Ở Hs Hiện Nay Thường Vi Phạm
- Mức Độ Thực Hiện Công Việc Của Các Gvcn
- Ý Kiến Gvcn Về Tổ Chức Hoạt Động Gd Cho Hs Trong Sinh Họat
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
* Kết quả
Tốt nghiệp THCS năm học 2010 2011: Tỷ
lệ HS được
công nhận tốt nghiệp THCS đạt 97,45% (tăng 0,18% so năm học trước), trong đó loại giỏi 9,24%; loại khá 35,32%, loại trung bình 54,44%. Còn 38 HS không được công nhận tốt nghiệp.
Năm học 20102011, lần đầu tiên bậc THCS tham gia Olympic Toán tuổi thơ cấp Quốc gia, thành phố Lào Cai có 10/12 HS tham gia giao lưu và có 09 em đạt giải, trong đó có 3 giải vàng, 2 giải Bạc, 4 giải Đồng. Các HS của thành phố đã góp phần quan trọng trong thành tích đạt giải đồng đội của đoàn HS tỉnh Lào Cai.
2.2.4. Giáo dục Trung học phổ thông
Từ năm học 2009 – 2010, thực hiện Luật giáo dục, 02 trường THPT bán công của thành phố Lào Cai đã được chuyển thành trường THPT công lập. Do đó, hiện nay trên địa bàn thành phố Lào Cai có 04 trường THPT công lập, gồm 2 trường (Trường THPT số 2 và trường THPT số 4 thành phố Lào Cai) ở phía Nam Thành phố có số đông HS là con em cán bộ, công nhân mỏ Apatite, con em nông dân các dân tộc ở 02 xã Tả Phời, Hợp Thành; 2 trường (Trường THPT số 1 và trường THPT số 3 thành phố Lào Cai ở phía Bắc Thành phố) có số đông
HS là con em cán bộ, viên chức của các cơ quan Thành phố, Tỉnh và các doanh nghiệp.
Hệ thống 04 trường THPT phân bố
như
vậy đã đủ
đáp
ứng nhu cầu
học tập của con em nhân dân các dân tộc trên địa bàn thành phố và các xã giáp ranh của huyện Bát Xát, huyện Bảo Thắng. Hàng năm có trên 90 % số HS tốt nghiệp THCS của Thành phố được tuyển vào học ở các trường THPT, số ít còn lại học tại các Trung tâm GDTX.
Bảng 2.3. Số lượng lớp, học sinh THPT năm học 2010 2011
Số lớp | Số HS | Số HS tuyển mới | Số HS nữ | Số HS dân tộc | Số HS nữ dân tộc | |
THPT số 1 | 28 | 1135 | 390 | 618 | 110 | 59 |
THPT số 2 | 24 | 1016 | 320 | 604 | 173 | 125 |
THPT số 3 | 21 | 830 | 250 | 456 | 110 | 30 |
THPT số 4 | 15 | 411 | 139 | 166 | 127 | 47 |
Các trường THPT đều đã được nhà nước đầu tư xây dựng kiên cố và
cung cấp trang bị
thiết bị, đồ
dùng dạy học đủ. Mỗi trường có từ
2 đến 4
phòng học bộ môn Tin học (mỗi phòng có 1 máy cho GV và 24 máy cho HS) và kết nối mạng Internet. Bên cạnh đó, cha mẹ HS của các trường cũng đã đóng góp đáng kể vào việc xây dựng CSVC trường học, mua sắm thiết bị dạy
học. Cha mẹ
học sinh trường THPT số
3 đã mua và lắp đặt 21 máy chiếu
Projector cho 21 phòng học, cha mẹ HS trường THPT số 1 thành phố Lào Cai đã mua và lắp đặt 11 máy tính và máy chiếu Projector cho 11 phòng học. Năm 2010 có 2 trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia là trường THPT số
1 thành phố
Lào Cai và trường THPT số
2 thành phố
Lào Cai. Năm 2011
trường THPT số 1 thành phố Lào Cai được công nhận đạt chuẩn Kiểm định chất lượng GD cấp độ 3.
Công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng GD được các trường rất chú trọng. Nhiều biện pháp nâng cao chất lượng GD đã và đang được thực hiện
tích cực như duy trì kỷ cương nền nếp dạy học, nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá và thi cử, bồi dưỡng đội ngũ GV để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng có hiệu quả đồ dùng thiết bị dạy học, đổi mới việc tổ chức các
hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, trong đó chú trọng GD đạo đức và GD
hướng nghiệp cho HS, thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đặc biệt, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GV đã và đang được các trường tích cực thực hiện. Các GV đều được giao nội dung tự bồi dưỡng cụ thể theo từng đợt. Các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tuần chủ yếu thực hiện bồi dưỡng đội ngũ GV. Các trường đều thực hiện kiểm tra, đánh giá kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của GV 02 lần/ năm học. Kết quả kiểm tra đó được đưa vào đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp.
Bảng 2.4. Kết quả đánh giá CBQL, GV trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp năm học 2010 – 2011
Tổng số cán bộ, GV | Xếp loại | ||||||||
Xuất sắc | Khá | Trung bình | Kém | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
THPT số 1 | 68 | 22 | 32,4 | 45 | 66, 2 | 1 | 1,4 | 0 | 0 |
THPT số 2 | 57 | 26 | 45,6 | 31 | 54, 4 | 0 | 0 | 0 | 0 |
THPT số 3 | 51 | 11 | 21,6 | 36 | 70, 6 | 4 | 7,8 | 0 | 0 |
THPT số 4 | 34 | 20 | 58,8 | 14 | 41, 2 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Các trường đã tổ chức thực hiện khá nghiêm túc việc đánh giá CBQL,
GV theo chuẩn, bước đầu có tác dụng thúc đẩy việc tự
học, tự
bồi dưỡng
nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ
của đội ngũ CBQL và GV. Tuy
nhiên, có thể thấy kết quả đánh giá xếp loại trên chưa tương xứng với thực
tế chất lượng GD ở một số trường. Việc vận dụng chuẩn nghề nghiệp GV khi đánh giá chưa đúng, cần được tập huấn kỹ về việc vận dụng; hoặc do nể nang, dễ dãi khi đánh giá, cần chấn chỉnh nghiêm khắc để việc đánh giá được chính xác, thực sự có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và GV.
Do chú trọng và thường xuyên có các biện pháp tích cực nâng cao chất lượng GD nên chất lượng GD các trường đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Số HS vi phạm nội qui trường học đã giảm nhiều ở các trường. Đa số HS tự giác thực hiện nghiêm túc trong kiểm tra và thi cử. Tình HS gây gổ đánh nhau hiện nay rất ít xảy ra. Tỷ lệ HS giỏi, khá, lên lớp, tốt nghiệp đạt khá cao.
Bên cạnh việc đánh giá GV, chúng tôi đánh giá xếp loại HS theo các mặt: Xếp loại về rèn luyện tu dưỡng hạnh kiểm và kết quả học tập của HS, thi HS giỏi, thi tốt nghiệp năm học 2010 2011, thi tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2011.
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá xếp loại HS
THPT số 1 | THPT số 2 | THPT số 3 | THPT số 4 | ||
Xếp loại hạnh kiểm | Tốt | 64,8 % | 66,0 % | 28 % | 37,5 % |
Khá | 33,72 % | 29,0 % | 62,5 % | 43,8 % | |
Trung bình | 1,47 % | 3,9 % | 9,5 % | 15,8 % | |
Yếu | 0 % | 1,5 % | 0 % | 2,9 % | |
Xếp loại học lực | Giỏi | 4,11 % | 9,0 % | 0,84 % | 0,2 % |
Khá | 52,49 % | 48,0 % | 28,03 % | 19,0 % | |
Trung bình | 39,59 % | 37,0 % | 54,05 % | 53,8 % | |
Yếu | 3,81 % | 5,2 % | 13,81 | 26,0 % | |
Kém | 0 % | 0 % | 3,0 | 1,0 % | |
Số học sinh giỏi cấp tỉnh | 72 | 40 | 2 | 3 | |
Số học sinh giỏi Quốc gia | 1 | 0 | 0 | 0 | |
Kết quả thi tốt nghiệp | 98,83 % | 98,57 % | 100 % | 87,40 % | |
Thứ hạng trong kỳ thi tuyển sinh ĐH CĐ | 561/2709 | 1045/2709 | 1957/2709 | 2276/2709 |
Tuy có chuyển biến nhưng chất lượng GD của các trường chưa đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra và chưa tương xứng với các điều kiện hiện có. Ở các trường đều còn một bộ phận khá đông HS chưa có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, thiếu tích cực học tập dẫn đến kết quả còn hạn chế mà một phần nguyên nhân thuộc về nhà trường PT. Điều đó đòi hỏi các trường THPT phải tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp nâng cao chất lượng GD, nhất là
biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới
phương pháp dạy học cho đội ngũ GV và thực hiện GD hướng nghiệp cho HS có hiệu quả hơn.
2.3. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở
các trường THPT thành phố Lào Cai
2.3.1 Mục đích
Tìm hiểu thực trạng về hoạt động chủ nhiệm lớp và QL họat động chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường THPT thành phố Lào Cai để có căn cứ đề ra các biện pháp QL của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thành phố Lào Cai.
2.3.2 Nội dung nghiên cứu
Để xác định đúng thực trạng QL họat động chủ nhiệm lớp của hiệu
trưởng ở các trường THPT thành phố Lào Cai, theo cách tiếp cận thực tiễn, tôi đã nghiên cứu về:
+ Công tác chủ nhiệm lớp hiện nay ở các trường THPT (nội dung công tác chủ nhiệm lớp và biện pháp mà các GVCN đang áp dụng trong thực tiễn)
+ QL công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường THPT
+ Những yếu tố ảnh hưởng, điều kiện thực hiện QL công tác chủ nhiệm
lớp.
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu thực trạng
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động chủ nhiệm lớp của các GVCN
và công tác quản lý của các hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp của GV.
Phương pháp phỏng vấn:
lớp
+ Phỏng vấn HS, cha mẹ HS để làm rõ thực trạng công tác chủ nhiệm
+ Phỏng vấn GV để làm rõ thực trạng công tác quản lý chủ nhiệm lớp
của hiệu trưởng
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
+ Bảng hỏi cha mẹ HS về sự phối hợp giữa GVCN lớp trong quá trình GD học sinh.
+ Bảng hỏi GV làm công tác chủ
nhiệm lớp về
những công việc của
GVCN lớp; những biện pháp QL lớp và làm việc với HS (HS cá biệt, HS học kém, HS học giỏi, những em có hoàn cảnh khó khăn...); những việc làm có hiệu quả...
+ Bảng hỏi hiệu trưởng, phó hiệu trưởng về chủ nhiệm lớp và những biện pháp QL có hiệu quả nhiệm lớp của GV trong trường.
+ Bảng hỏi HS về công tác chủ nhiệm của GV
2.3.4 Địa bàn và khách thể khảo sát
a. Địa bàn:
công tác QL hoạt động đối với họat động chủ
Cai.
Tiến hành khảo sát tại 4 trường THPT ở thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào
b. Khách thể khảo sát:
Giáo viên chủ nhiệm lớp: 78 người
Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng: 13 người
Cha mẹ học sinh của 4 trường: 72 người
Học sinh của 4 trường: 143 em
2.3.5 Cách thức tiến hành khảo sát
Thu thấp thông tin bằng các bảng hỏi
Quan sát một số hoạt động chủ nhiệm lớp của các GVCN và công tác
QL của các hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp của các giáo viên khi sắp kết thúc năm học 2010 2011.
Phỏng vấn trực tiếp nhằm làm sáng tỏ hỏi chưa thể hiện được hết.
2.3.6. Kết quả khảo sát thực trạng:
một số
điểm mà trong bảng
2.3.6.1. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp của GV 4 trường THPT ở
thành phố Lao Cai:
a. Nhận thức của GVCN, CBQL
* Nhận thức về vai trò của GVCN trong việc QLGD học sinh
Biểu đồ số 1. Nhận thức về vai trò của GVCN trong QLGD học sinh
Số liệu ở bảng 2.6 (phụ lục 1) và biểu đồ số 1 trên cho thấy:
CBQL và GV nhận thức rất đúng và đánh giá cao vai trò của GVCN trong QLGD học sinh.
100% CBQL đều đánh giá cao vai trò của GVCN trong QLGD học sinh.
Có 97,44 GV được hỏi đều trả lời vai trò của GVCN trong việc
QLGD học sinh là rất quan trọng, chỉ có 2,56 % GV cho rằng vai trò của GVCN trong việc QLGD học sinh là quan trọng. Có thể nói rằng vai trò của GVCN trong việc QLGD học sinh là rất quan trọng.
* Nhận thức về các nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến việc GD đạo đức cho HS.