Về Các Biện Pháp Quản Lý Và Xử Lý Vi Phạm

nay là theo nghị định 108/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính về chứng khoán và TTCK. Hiện nay theo Nghị định 108/2013/NĐ-CP, hành vi giao dịch nội gián có thể bị phạt tiền từ 800 triệu – 1 tỷ [17, Điều 29, Khoản 1]. Tuy đã được quy định tại nhiều văn bản luật, song trên thực tế, các quy định đó không phát huy được nhiều trên thực tế, và các hành vi giao dịch nội gián vẫn diễn ra phổ biến trên TTCKTT, gây thiệt hại rất lớn cho các nhà đầu tư nghiệp dư. Từ năm 2010 - 2012, UBCKNN và các SGDCK đã ban hành bình quân mỗi năm 173 quyết định xử phạt vi phạm trong hoạt động chứng khoán, với số tiền trên 10 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, trong con số nói trên, đa phần vi phạm thuộc về công bố thông tin không đúng với quy định. Các vụ xác định được và xử lý theo đúng tính chất vi phạm về giao dịch nội gián rất hiếm. Thực tế rằng, giao dịch nội gián không phải ít như trên báo cáo thực tế, mà nếu so sánh với các nước có TTCK phát triển, ở Việt Nam, các hành vi giao dịch nội gián khá nhiều. Có thể ví dụ như vụ việc giao dịch nội gián của công ty VTV. Trong khoảng thời gian từ 01/10/2009 - 21/01/2010 các cổ đông của công ty cổ phần Vật tư và Vận tải Xi măng (mã cổ phiếu VTV) là ông Nguyễn Quang Hưng đã có hành vi thông đồng với bà Nguyễn Kim Phượng, ông Ngô Quốc Đạt và ông Ngô Quang Tài để thực hiện mua, bán cổ phiếu VTV nhằm tạo ra cung cầu giả tạo đối với cổ phiếu này. Hoặc vụ việc thao túng giá chứng khoán như: Ngày 21/5/2008 ủy ban chứng khoán nhà nước đã phạt 100 triệu đồng đối với một nhà đầu tư vì hành vi thao túng giá. Cụ thể từ ngày 28/1/2008 đến 22/2/2008 nhà đầu tư này đã liên tục đặt lệnh mua bán cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (STB) với tần suất và khối lượng lớn, chiếm tỷ trọng lớn trong khối lương giao dịch toàn thị trường. Trong đó từ ngày 20/2 – 22/2 nhà đầu tư đã liên tiếp đặt mua cổ phiếu STB với tổng khối lượng là 1.252.100 cổ phần chiếm tỷ trọng 13.32% khối lượng đặt bán trên toàn thị trường. Tần suất đặt lệnh bán là 107 lượt với mức giá giả dần từ 56000đ/CP xuống 51000d/CP để chuyển từ giao dịch lô lớn theo phương thức thỏa thuận sang phương thức khớp lệnh tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM. Các giao dịch này đã tạo ra mức giá mở cửa và đóng cửa mới cho cổ phần STB trên thị tường, gây biến động giá cổ phiếu STB và chỉ số VN-index.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giao dịch nội gián ngày càng

phát triển và hết sức tinh vi như ở trên TTCKTT hiện nay và một trong những nguyên nhân cơ bản là do kẽ hở của chính sách. Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc công bố thông tin tuy có quy định việc các công ty niêm yết phải lập trang thông tin điện tử, đưa các thông tin công bố thường niên, bất thường lên trang thông tin này [9, Điều 4, Khoản 3], tuy nhiên lại chưa qui định cụ thể nghĩa vụ của tổ chức niêm yết phải công bố những loại thông tin này theo qui định của pháp luật lên trang thông tin điện tử của mình đồng thời với thời điểm gửi các loại báo cáo tài chính cho các Sở giao dịch chứng khoán, trên thực tế tại nhiều doanh nghiệp niêm yết mới chỉ có nghĩa vụ báo cáo thông tin cho các Sở giao dịch chứng khoán và UBCKNN theo đúng thời hạn như qui định của pháp luật, còn việc đăng trên trang thông tin của mình thì có thể đưa tin hoặc không đưa tin, hoặc đưa tin chậm so với thời điểm gửi các loại thông tin cho Sở GDCK. Thực tế đã chứng kiến nhiều trường hợp, cổ phiếu của một số doanh nghiệp biến động tăng bất thường với biên độ lớn trong vài phiên, sau đó thị trường đón nhận những thông tin tốt về cổ phiếu đó được các Sở giao dịch công bố (trong khi tại trang Web của doanh nghiệp không đưa tin hoặc chậm đưa tin so với Sở về những thông tin tốt đó). Trong những trường hợp này đã có việc kinh doanh thông tin nội gián từ 1 số nhân viên tại các Sở giao dịch chứng khoán [21] Như thế, khi thông tin đến được với nhà đầu tư, thì đã qua rất nhiều khâu và nhiều người, vô hình chung đã tạo một khoảng trống giữa thời điểm có thông tin từ công ty niêm yết, đến thời điểm thông tin đến sở giao dịch chứng khoán, hoàn toàn có thời gian để thực hiện việc trục lợi mua bán cổ phiếu của công ty đó. Giữa thời điểm này, vì nhà đầu tư chưa được biết thông tin, nên sẽ là cơ hội của nhân viên công ty niêm yết, nhân viên sở giao dịch tuồn thông tin ra ngoài sau khi nhận được báo cáo, thông tin của công ty niêm yết, nhưng chưa được công bố trên sở giao dịch.

(iii) Bảo vệ quyền được sở hữu tài sản đầu tư

Tài khoản giao dịch chứng khoán do các NĐT không chuyên nghiệp mở tại CTCK là tài sản quan trọng của NĐT không chuyên nghiệp, trong tài khoản có tiền và chứng khoán của NĐT. Các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình giao dịch chứng khoán của NĐT sẽ được CTCK chuyển vào tài khoản này cho NĐT. Tài

khoản giao dịch của NĐT được quản lý bởi CTCK. Cho nên, việc quản lý chặt chẽ tài khoản giao dịch chứng khoán chính là một trong những cách thức đơn giản mà hiệu quả để NĐT bảo vệ tài sản đầu tư của mình. Tuy nhiên, các NĐT không chuyên nghiệp ít ý thức được tầm quan trọng này của việc quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán nên đã tạo ra cơ hội cho các chủ thể khác trên TTCKTT làm thiệt hại đến tiền và chứng khoán của NĐT không chuyên nghiệp.

Thứ nhất, còn thiếu quy định về nghĩa vụ điều hòa bình ổn thị trường của công ty chứng khoán

Để thị trường được tổ chức tốt thì những công ty sống nhờ chứng khoán, đặc biệt là các công ty chứng khoán phải có nghĩa vụ và trách nhiệm nhất định đối với thị trường, có nghĩa là các công ty này phải mua vào khi thị trường ảm đạm để giữ cho thị trường liên tục vì thị trường ổn định tâm lý nhà đầu tư nghiệp dư tốt thì giao dịch tăng và người hưởng lợi đầu tiên là công ty chứng khoán [39]

Tuy nhiên trên thị trường chứng khoán việt nam, các công ty chứng khoán đang đứng ngoài nghĩa vụ này. Hiện nay trên thị tường chứng khoán có hàng trăm công ty chứng khoán với số vốn rất lớn và các công ty này đều có nghiệp vụ tự doanh chứng khoán nhưng thời gian qua nghiệp vụ này ít được sử dụng để mua vào khi VN index mất điểm liên tục. Ngược lại các công ty chứng khoán còn tranh bán với các nhà đầu tư khác. Như thế thay vì ra tay điều hòa thị trường thì các công ty chứng khoán ở Việt nam chỉ làm nhiệm vụ cò chứng khoán để thu phí. Điều này là hạn chế của pháp luật trong việc bảo vệ nhà đầu tư không chuyên nghiệp.

Thứ hai, về vấn đề tách bạch tài khoản của CTCK với nhà đầu tư: Thông tư 210/2012/TT-BTC đã yêu cầu CTCK phải tách bạch tài khoản của CTCK với tài khoản của NĐT. UBCKNN cũng đã gia hạn cuối cùng đến ngày 15/1/2014 CTCK phải thực hiện việc tách bạch tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư. Ngày 16/1/2014, tức là một ngày sau thời hạn cuối đã quy định, đã có 80 công ty chứng khoán đã thực hiện theo quy định, 15 công ty chứng khoán không thực hiện vì không hoạt động môi giới, thì vẫn còn tới 9 công ty chứng khoán chưa tuân thủ quy định, phớt lờ quy định vẫn nhập nhằng để giữ tiền của các nhà đầu tư trong tài khoản tổng của mình. Chính điều này khiến nhà đầu tư có nguy cơ mất tiền rất lớn vì các công ty

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

chứng khoán dễ dàng chiếm dụng tiền của nhà đầu tư mà không gặp phải cản trở nào. Ví dụ như trường hợp của công ty chứng khoán Golden Bright (GBVS) đang bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, từ 5/9/2012, công ty đã ở trong tình trạng mất thanh khoản và không còn dòng tiền vào thực sự [57]. Trong khi đó, tài khoản của công ty lại chưa tách bạch với tài khoản của khách hàng, do vậy nên nhà đầu tư từ trước của công ty cũng không còn tiền trong tài khoản nữa, đồng nghĩa nhà đầu tư không thể rút được số dư trên tài khoản của mình. Trên tài khoản của công ty tại Ngân hàng BIDV hiện đang có khoản nợ rất lớn (gần 130 tỷ), vì vậy khi phát sinh bất kỳ khoản tiền nào về trên tài khoản của Golden Bright tại ngân hàng BIDV là bị ngân hàng thu trừ nợ. Khi tiền cổ tức của khách hàng chuyển về tài khoản tại ngân hàng BIDV theo như vậy cũng bị khấu trừ luôn để trừ nợ cho GBVS. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến quyền lợi của NĐT, thứ nhất là tiền trên tài khoản của NĐT trên thực tế không có, thứ hai là lợi nhuận phát sinh từ tài sản của NĐT cũng không được nhận.

Việc tách bạch tài khoản là cần thiết và để bảo vệ tài sản của nhà đầu tư, tránh việc xâm phạm, lợi dụng từ CTCK, tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc sau

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 11

Một là, biện pháp tách bạch theo tài khoản tiền gửi tại ngân hàng mang tên khách hàng yêu cầu sự phối hợp thường xuyên giữa Ngân hàng và CTCK cho bất kỳ lệnh mua nào của khách hàng. Tuy nhiên, với hệ thống cơ sở vật chất như hiện nay khó có thể đảm bảo sự phối hợp giữa hai đơn vị này và các công nghệ hỗ trợ luôn thông suốt, đảm bảo tốc độ giao dịch cho khách hàng. Đơn cử trường hợp khách hàng đặt lệnh mua mà tài khoản của khách hàng quản lý riêng tại ngân hàng thì theo quy trình, CTCK phải kiểm tra và có được xác nhận của ngân hàng về số dư tiền của tài khoản này trước khi đưa lệnh vào hệ thống chờ khớp. Khâu gửi yêu cầu và chờ xác nhận giữa hai đơn vị này rất dễ có “độ trễ” nhất định trong quá trình đưa lệnh của nhà đầu tư. Hai là, trường hợp quá trình gửi yêu cầu, chờ xác nhận… phát sinh lỗi gây thiệt hại cho nhà đầu tư hoặc cho các bên liên quan cũng sẽ đặt ra thách thức rất lớn cho ngân hàng và công ty chứng khoán trong việc quy trách nhiệm và giải quyết những vấn đề phát sinh này.

Thứ ba, còn tồn tại số lượng quá lớn các công ty chứng khoán yếu kém

Hiện có 106 CTCK, trong đó riêng 10 công ty lớn nhất đã chiếm tới hơn 50% thị phần, thị phần môi giới phần lớn thuộc về các công ty chứng khoán lớn như SSI, HSC, MB,... thị phần 50% còn lai gần như không đổi chia cho 90 công ty chứng khoán khác còn lại. Những công ty này đều là công ty nhỏ, hoạt động không hiệu quả. Nhiều công ty chứng khoán còn hầu như không hoạt động, phát sinh lỗ, làm tiêu hao vốn của cổ đông, gây rủi ro cho những nhà đầu tư chính đáng mở tài khoản giao dịch ở những công ty này. Quá nhiều CTCK nhỏ, hoạt động kém hiệu quả như trên dẫn đến chất lượng công ty kém vì nguồn nhân lực quản lý bị phân tán và vì các CTCK cạnh tranh không lành mạnh, cạnh tranh bằng mọi giá để thu hút nhà đầu tư dẫn tới việc tỷ lệ cho vay cho đầu tư chứng khoán quá lớn (có thời điểm cho nhà đầu tư vay gấp 5 lần vốn tự có), cạnh tranh cho vay nhiều đã biến TTCK trở thành 1 sòng bạc, hậu quả tất yếu là đa phần các nhà đầu tư bám sàn thua lỗ, mất vốn, và cũng dẫn tới nhiều công ty chứng khoán thua lỗ, mất vốn và ở tình trạng giải thể phá sản. Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 2014 của UBCK cho thấy, đến hết quý I/2014, 55 trong tổng số 89 CTCK đang hoạt động, tương đương tỷ lệ trên 60% số CTCK đang còn lỗ lũy kế, 14 công ty bị UBCKNN đặt dưới tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc dừng hoạt động, 3 công ty chứng khoán đang làm thủ tục giải thể [Xem phụ lục 8].

Con số 106 CTCK hiện nay được xem là quá nhiều so với quy mô, nhu cầu của TTCK Việt Nam. Điều này có thể nhận thấy rõ ràng nếu so sánh với một số TTCK khác trong khu vực. Tổng số tài khoản cá nhân trên TTCK VN chỉ ở mức khoảng 0,7% dân số hiện tại trong khi Trung Quốc có khoảng trên 100 triệu tài khoản, tương đương với khoảng 8% dân số, nhưng số lượng CTCK cũng chỉ bằng Việt Nam; thị trường chứng khoán Thái Lan với quy mô khoảng 100 tỷ USD, giá trị giao dịch bình quân/phiên khoảng 400 triệu USD nhưng chỉ có gần 40 CTCK; Singapore chỉ có 26 CTCK, Malaysia có 33 CTCK…Số lượng lớn CTCK Việt Nam đang hoạt động nhỏ lẻ cho thấy sự phát triển thiếu chuyên nghiệp và chưa có định hướng dài hạn. Điều này chính là tạo những nguy cơ tiềm ẩn và thực tế cho nhà đầu tư, vì việc phải giao dịch thông qua những công ty chứng khoán yếu kém, sẽ làm

tăng mức độ rủi ro cho việc thực hiện các giao dịch, và lưu giữ tài khoản của nhà đầu tư không chuyên.

Với thực trạng này, phải nhanh chóng giảm số lượng CTCK nhằm tập trung, sắp xếp lại nguồn nhân lực, đồng thời bảo vệ được đồng vốn của NĐT nghiệp dư, tạo sự an toàn, lành mạnh cho TTCK.

Thứ tư, thiếu quy trình kiểm soát nội bộ trong Công ty chứng khoán

Thị trường chứng khoán mặc dù đã qua hơn 14 năm hoạt động và phát triển, nhưng vấn đề kiểm soát nội bộ vẫn còn tương đối mới mẻ với các công ty chứng khoán tại Việt Nam, và thực sự vẫn chưa có một quy trình chuẩn đối với công tác kiểm soát nội bộ cho các hoạt động trong công ty chứng khoán. Có thể hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty chứng khoán là tất cả những gì mà một công ty chứng khoán cần làm để ngăn chặn, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chương trình đã được thiết lập. Tại Điều 59, Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 có quy định “các công ty chứng khoán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát ngăn ngừa những xung đột lợi ích có trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người liên quan”. Việc xây dựng các quy trình kiểm soát nội bộ trong công ty chứng khoán cũng được quy định rõ hơn trong Điều 37, Thông tư 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 của Bộ tài chính Hướng dẫn về thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán. Tuy đã được quy định cụ thể ở các văn bản Luật và Thông tư nói trên, nhưng hầu như các công ty chứng khoán đều chưa chú trọng đến công tác xây dựng hệ thống các quy trinh kiểm soát nội bộ trong công ty, dẫn đến các xung đột lợi ích và rủi ro phát sinh trong các giao dịch với khách hàng, đặc biệt là ko ngăn ngừa được các khả năng các nhân viên môi giới xâm phạm quyền và lợi ích của các nhà đầu tư không chuyên nghiệp.

Cụ thể trong thời gian qua, một loạt các công ty chứng khoán đã vi phạm quy trình kiểm soát nội bộ, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Có thể ví dụ như ngày 2/6/2008, UBCKNN đã ra Quyết định xử phạt số 384/QĐ-UBCKNN xử phạt công ty chứng khoán Sài

Gòn (SSI) do không thiết lập, tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro để một số nhân viên của công ty gồm B.T.C, H.T.X, T.H.H.H thực hiện hành vi chèn lệnh của khách hàng Việc này đã vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 36/2007/NĐ-CP. SSI bị phạt tiền 20 triệu đồng. Hoặc như ngày 18/7/2014, UBCKNN ban hành Quyết định số 541/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính, phạt 85 triệu đồng công ty VNDirect do không giám sát, ngăn ngừa xung đột lợi ích trong nội bộ công ty, để nhân viên công ty mình mượn chứng khoán trên tài khoản khách hàng. Cũng trong ngày 18/7/2014, Ủy ban Chứng khoán ban hành Quyết định số 540/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính 85 triệu đồng đối với ông Nguyễn Sỹ Bình - nhân viên môi giới VNDirect, do cho mượn chứng khoán trên tài khoản của khách hàng. Hoặc vào ngày 11/10/2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt đối với hai nhân viên môi giới của Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) là ông Nguyễn Viết Xuân và bà Phạm Thị Sương. Theo kết luận của Ủy ban Chứng khoán khi đó, ông Nguyễn Viết Xuân và bà Phạm Thị Sương đã cho khách hàng mượn chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khác để bán. Cả hai nhân viên HSC trên đều bị phạt mỗi người 85 triệu đồng, riêng ông Nguyễn Viết Xuân bị rút chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, có thể nói kiểm soát nội bộ với công ty chứng khoán là hết sức quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán còn non trẻ, để nhằm bảo vệ quyền lợi của nhóm nhà đầu tư không chuyên nghiệp, gây dựng niềm tin và tạo động lực phát triển cho thị trường chứng khoán tập trung.

2.2.2.2 Về các biện pháp quản lý và xử lý vi phạm

(i) Về việc quản lý việc chào bán chứng khoán ra công chúng, phát hành riêng lẻ

Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán vừa khởi sắc, thông qua việc chào bán chứng khoán ra công chúng và phát hành riêng lẻ, nhiều doanh nghiệp đã phát hành cổ phiếu tăng vốn, trong đó có không ít doanh nghiệp tăng vốn rất mạnh.

Như trường hợp công ty cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (TCTC). Theo đó, trong năm 2014, TCTC thực hiện việc tăng vốn thông qua chào bán chứng

khoán ra công chúng 2 lần nâng vốn điều lệ từ 32 tỷ lên gần 128 tỷ đồng, tức gấp 4 lần mức vốn đầu năm. Hay như công ty FLC, trong vòng chưa đầy một năm 2014, công ty này đã phát hành chứng khoán ra công chúng và riêng lẻ hơn bốn lần nâng vốn điều lệ từ 771,8 tỷ đồng lên 3.149 tỷ đồng, và dự định đến 4/2015, vốn điều lệ sẽ lên đến hơn 4.500 tỷ đồng.

Việc tăng vốn điều lệ, tăng quy mô hoạt động suy cho cùng là một nhu cầu chính đáng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc huy động vốn qua TTCKTT là phương án được nhiều DN lựa chọn, bởi đây là nguồn vốn dài hạn, doanh nghiệp không chịu áp lực trả lãi và bị siết nợ như vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, việc tăng vốn quá nhanh, và quá nhiều này của nhiều công ty niêm yết tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư không chuyên nghiệp

Một là, việc tăng vốn nên xuất phát từ kết quả kinh doanh bền vững và tích lũy đủ trong quá khứ. Trường hợp doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, sử dụng đúng mục đích đồng vốn huy động được và có tiền trả cổ tức cho cổ đông thì không có gì đáng nói. Với những doanh nghiệp tăng vốn như một biện pháp "chữa cháy" cho những vướng mắc trong hoạt động kinh doanh quá khứ hoặc hiện tại, tăng vốn để lấy tiền trả nợ, bù lỗ, hiệu quả tăng vốn cần được xem xét một cách thận trọng. Việc phát hành cổ phiếu tăng vốn thường được gắn với những kế hoạch phát triển, đầu tư khá hoành tráng, để nhà đầu tư bị hấp dẫn và bỏ tiền mua cổ phiếu. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự từ các dự án đó đến đâu là rất khó kiểm chứng. Thậm chí một số báo cáo tiến độ sử dụng vốn của doanh nghiệp niêm yết vừa công bố còn cho thấy đằng sau mục đích “cơ cấu tình hình tài chính” là nhằm trả nợ. Chẳng hạn, một doanh nghiệp trên HSX ngày 4/5/2014 vừa báo cáo việc sử dụng 145,01 tỷ đồng vốn thu được từ phát hành thêm thì có tới 76% số vốn này được dùng để thanh toán tiền vay và nợ. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư không chuyên nghiệp, có tầm hiểu biết ít và khả năng khai thác các thông tin liên quan đến doanh nghiệp không nhiều, không phải nhà đầu tư nào cũng đánh giá được những rủi ro này khi mua cổ phiếu trong đợt chào bán thêm. Theo quy định, trước khi thực hiện việc chào bán chứng khoán ra công chúng, các doanh nghiệp niêm yết phải lập hồ sơ đăng ký chào bán, gửi Ủy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023